Giáo án Tiếng Việt Khối 4 - Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?

Giáo án Tiếng Việt Khối 4 - Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu được ý nghĩa trong câu kể Ai là gì?

- Hiểu được vị ngữ trong câu kể Ai là gì? thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.

2. Kĩ năng

- Xác định được vị ngữ trong câu kể Ai là gì? trong đoạn văn, đoạn thơ.

- Đặt được nội dung câu kể Ai là gì? từ những vị ngữ đã cho.

3. Thái độ

- Có tinh thần tham gia xây dựng bài.

- Tích cực phát biểu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

Giáo viên: - Bảng phụ.

 - Ảnh các con: sư tử, gà trống, đại bàng, chim công.

 Học sinh: - Sách giáo khoa.

 

docx 4 trang cuckoo782 3460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Khối 4 - Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tên bài dạy: VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
MỤC TIÊU
Kiến thức
Hiểu được ý nghĩa trong câu kể Ai là gì?
Hiểu được vị ngữ trong câu kể Ai là gì? thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.
Kĩ năng
Xác định được vị ngữ trong câu kể Ai là gì? trong đoạn văn, đoạn thơ.
Đặt được nội dung câu kể Ai là gì? từ những vị ngữ đã cho.
Thái độ
Có tinh thần tham gia xây dựng bài.
Tích cực phát biểu.
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Giáo viên: - Bảng phụ.
 - Ảnh các con: sư tử, gà trống, đại bàng, chim công.
 Học sinh: - Sách giáo khoa.
 CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 phút
2 phút
1 phút
12 phút
17 phút
2 phút
Ổn định tổ chức
Củng cố kiến thức
Câu kể Ai là gì? được dùng để làm gì? Cho ví dụ.
GV nhận xét
Bài mới
Giới thiệu
Trong tiết học trước các em đã hiểu được cấu tạo và tác dụng của câu kể Ai là gì? Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu kĩ về bộ phận vị ngữ của kiểu câu này.
Hoạt động 1: 
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1,2,3,4.
Đoạn văn có mấy câu?
Cho HS thảo luận nhóm đôi: Trước khi cho HS thảo luận GV lặp lại từng yêu cầu của bài tập (lưu ý HS câu: Em là con thế này? là câu hỏi)
+ Câu nào có dạng Ai là gì? (Vì sao em biết)
+ Trong câu này, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi là gì?
+ Bộ phận đó gọi là gì?
+ Những từ ngữ nào có thể làm vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
+ Cho HS nhận xét.
+ GV nhận xét.
 GV hỏi HS:
+ Vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng từ nào?
+ Vị ngữ thường do những từ nào tạo thành?
Ghi nhớ: Trong câu kể Ai là gì? vị ngữ được nối với chr ngữ bằng từ là. Vị ngữ thường do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
Yêu cầu 2,3 HS đọc lại ghi nhớ và cho ví dụ.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1:
Cho HS nêu yêu cầu của bài tập.
GV nhắc nhở yêu cầu chính của bài cho HS nắm rõ đề bài hơn.
Cả lớp dùng bút chì làm vào SGK.
Trong các câu thơ đó câu nào có dạng câu kể Ai là gì?
Gọi 1 HS lên bảng xác định vị ngữ trong các câu vừa tìm được.
HS nhận xét.
GV nhận xét. (lưu ý HS: từ là từ nối chủ ngữ với vị ngữ, nó được nằm ở bộ phận vị ngữ).
GDMT: Hai câu thơ trên nói về tình cảm của tác giả đối với quê hương mình. Vậy quê hương các em có gì đẹp? Chúng ta phải giữ gìn vẻ đẹp đó bằng những việc làm đúng, việc tốt khi đến đó.
Bài 2:
Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
GV nêu lại yêu cầu của bài.
Cho HS thảo luận nhóm đôi.
GV cho HS chơi trò chơi “tiếp sức”.
+ GV chia lớp thành 2 đội. Thành viên các đội thay nhau lên gắn mảnh bìa ở cột A và cột B để tạo thành câu có dạng câu kể Ai là gì? Đội nào có số điểm cao nhất sẽ là đội chiến thắng.
Lưu ý: 1 người chỉ được phép lên 1 lần, đội nào có thành viên vi phạm sẽ trừ 2 điểm. Đội nào hoàn thành sớm nhất sẽ được cộng 2 điểm. Mỗi câu đúng là 2 điểm.
HS nhận xét bài làm của 2 đội.
GV nhận xét và khen thưởng.
Bài 3:
Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
Cho HS làm bài vào vở.
Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài.
HS nhận xét bài.
GV nhận xét và hỏi HS còn ai làm bài khác bạn không.
Củng cố- dặn dò
Hôm nay chúng ta học bài gì?
Vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng từ gì? Cho ví dụ.
Sử dụng câu kể Ai là gì? để giới thiệu tên gia đình mình Sử dụng câu đúng nơi, đúng chỗ, đúng mục đích.
Nhận xét tiết học.
Về nhà học bài hôm nay và xem trước bài từ và câu tiếp theo.
Hát
Câu kể Ai là gì? được dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người, một vật nào đó.
VD: Minh là học sinh giỏi.
HS lắng nghe
HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài.
1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
1 HS đọc yêu cầu 2,3,4.
Gồm có 4 câu.
HS theo dõi và trả lời các câu hỏi.
+ Câu: Em là cháu bác Tự.
+ Là cháu bác Tự
+ Vị ngữ.
+ Vị ngữ là do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.
+ HS nhận xét.
+ HS lắng nghe.
HS trả lời.
+ Vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng từ là.
+ Vị ngữ là do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.
2,3 HS đọc lại ghi nhớ và cho ví dụ.
1 HS nêu yêu cầu, cả lớp theo dõi.
HS lắng nghe.
HS làm bài.
HS trả lời.
Người là Cha, là Bác, là Anh.
Quê hương là chùm khế ngọt.
Quê hương là đường đi học.
Người /là Cha, là Bác, là Anh.
Quê hương /là chùm khế ngọt.
Quê hương /là đường đi học.
HS nhận xét.
HS lắng nghe.
1 HS nêu, cả lớp theo dõi.
HS lắng nghe.
HS thảo luận nhóm đôi.
HS thay phiên nhau chơi trò chơi.
Chim công
là nghệ sĩ múa tài ba
Đại bàng
là dũng sĩ của rừng xanh
Sư tử
là chúa sơn lâm
Gà trống
là sứ giả của hòa bình
HS nhận xét.
HS lắng nghe.
1 HS nêu, cả lớp theo dõi.
 Lớp làm bài vào vở
HS lên bảng làm bài.
HS nhận xét.
HS lắng nghe.
Hs đọc bài làm của mình.
HS trả lời
HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_khoi_4_luyen_tu_va_cau_vi_ngu_trong_cau_k.docx