Giáo án Tập đọc 4 - Tuần 8 - Bài: Nếu chúng mình có phép lạ - Năm học 2021-2022
TẬP ĐỌC
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu ND bài: Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài).
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên
3. Phẩm chất
- GD HS lòng yêu nước, yêu con người.
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: +Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 76, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
+ Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ 4.
- HS: SGK, vở viết
TUẦN 8 Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2021 TẬP ĐỌC NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Hiểu ND bài: Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài). 2. Kĩ năng - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên 3. Phẩm chất - GD HS lòng yêu nước, yêu con người. 4. Góp phần phát triển năng lực - Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: +Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 76, SGK (phóng to nếu có điều kiện). + Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ 4. - HS: SGK, vở viết 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (3p) - HS hát bài "Trái đất này là của chúng mình" - GV dẫn vào bài mới - TBVN điều hành 2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Đọc với giọng trôi chảy, mạch lạc, phát âm đúng. * Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng vui tươi, hồn nhiên, thể hiện niềm vui, niềm khác khao của thiếu nhi khi mơ ước về một thế giới tốt đẹp. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện ước mơ, niềm vui thích của trẻ em: (nảy mầm nhanh, chớp mắt, đầy quả, tha hồ, trái bom, trái ngon, toàn kẹo, bi tròn,...) - GV chốt vị trí các đoạn: - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài chia làm 4 đoạn: (Mỗi khổ thơ là 1 đoạn) - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (nảy mầm, phép lạ, thuốc nổ,....) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) 3.Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: HS hiểu những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ, bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp, nêu được nội dung từng khổ, nội dung bài. * Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp - GV yêu cầu đọc các câu hỏi cuối bài + Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? + Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì? + Mỗi khổ thơ là một điều ước của các bạn nhỏ? Điều ước ấy nói gì? + Em hiểu câu thơ Mãi mãi không có mùa đông ý nói gì? + Câu thơ: Hoá trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì? + Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ? Vì sao? + Bài thơ muốn nói điều gì? - 1 HS đọc - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p) - TBHT điều hành việc báo cáo, nhận xét + Câu thơ: Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ và 2 lần trước khi kết thúc bài thơ. + Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết. Các bạn luôn mong mỏi một thế giới hoà bình, tốt đẹp, trẻ em được sống đầy đủ và hạnh phúc. +Khổ 1: Các bạn ước muốn cây mau lớn để cho quả. + Khổ 2: Các bạn ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc. + Khổ 3: Các bạn ước mơ trái đất không còn mùa đông giá rét. + Khổ 4: Các bạn ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn. + Câu thơ nói lên ước muốn của các bạn thiếu nhi: Ước không còn mùa đông giá lạnh, thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai gây bão lũ, hay bất cứ tai hoạ nào đe doạ con người. + Các bạn thiếu nhi mong ước không có chiến tranh, con người luôn sống trong hoà bình, không còn bom đạn. + Em thích hạt giống vừa gieo chỉ trong chớp mắt đã thành cây đầy quả và ăn được ngay vì em rất thích ăn hoa quả và cây lớn nhanh như vậy để bố mẹ, ông bà không mất nhiều công sứ chăm bón. + Em thích ước mơ ngủ dậy mình thành người lớn ngay để chinh phục đại dương, bầu trời vì em rất thích khám phá thế giới và làm việc để giúp đỡ bố mẹ Ý nghĩa: Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn. - HS nêu, ghi nội dung bài 3. Luyện đọc diễn cảm- Đọc thuộc lòng (8-10p) * Mục tiêu: HS biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui tươi. * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp - Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài. -Gọi 4 em đọc tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài, cả lớp theo dõi, nêu giọng đọc của bài. - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 1, 2. - YC HS đọc thuộc lòng và thi đọc thuộc lòng bài thơ. 4. Hoạt động vận dụng (1 phút) + Em có ước mơ gì? Hãy chia sẻ ước mơ của em với các bạn 5. Hoạt động sáng tạo (1 phút) - HS nêu lại giọng đọc cả bài - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài -4 em đọc tiếp nối nhau 4 đoạn của bài, cả lớp theo dõi, nêu giọng đọc của bài. - Nhóm trưởng điều hành: + Luyện đọc theo nhóm + Vài nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp. - Bình chọn nhóm đọc hay. - Thi học thuộc lòng tại lớp. - HS nêu - Hãy vẽ về ước mơ của em ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TOÁN Tiết 36: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Tính được tổng của 3 số. 2. Kĩ năng - Vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất. 3. Phẩm chất - HS có Phẩm chất học tập tích cực. 4. Góp phần phát triển năng lực: - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. *Bài tập cần làm: Bài 1 (b), bài 2 (dòng 1, 2), bài 4 (a) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: - Phiếu nhóm, bảng phụ - HS: Vở BT, SGK, 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC; Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5p) - GV giới thiệu vào bài - TBVN điều hành lớp khởi động bằng bài hát vui nhộn tại chỗ 2. Hoạt động thực hành:(30p) * Mục tiêu: - Tính được tổng của 3 số. - Vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp Bài 1: Bài 1(b): Đặt tính rồi tính tổng HSNK làm cả bài - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài - GV chốt đáp án, lưu ý cách đặt tính Bài 2(dòng 1,2): Tính bằng cách thuận tiện nhất. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. + Muốn tính thuận tiện ta cần chú ý gì? - Gọi đại diện 2 cặp lên bảng làm bài. - GV chốt đáp án. - Củng cố cách tính thuận tiện. Bài 4:(a)HSNK làm hết bài - GV gọi 1 HS đọc đề bài. - GV chốt đáp án. Bài 3 + Bài 5 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) - Củng cố cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính - Củng cố cách tính chu vi hình CN, cách tính giá trị của BT có chứa 2 chữ 3. Hoạt động vận dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) Cá nhân - Nhóm 2-Lớp - HS đọc yêu cầu bài - HS làm bài cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - 2 HS lên bảng - HS lên đánh giá đúng, sai.. Đ/a: 26 387 54 293 + 14 075 + 61 934 9 210 7 652 49 672 123 879 Nhóm 2- Lớp - HS đọc yêu cầu bài: - HS (M3, M4) nêu cách tính thuận tiện với phép tính mẫu 96+78+4 +Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng. - HS làm bài theo cặp đôi. - Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài Đ/a: a. 96 + 78 + 4 = ( 96 + 4) + 78 = 100 + 78 = 178 67 + 21 + 79 = 67 + ( 21 + 79) = 67 + 100 = 16 b. 789 + 285 + 15 = 789 + ( 285 + 15) = 789 + 300 = 1 089 + 448 + 594 + 52 = ( 448 + 52 ) + 594 = 500 + 594 = 1094 - HS đọc đề, phân tích bài toán. - HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau. - Gọi 1 HS lên bảng làm bài. Bài giải a. Số dân tăng thêm sau hai năm là: 79 + 71 = 150 (người) b. Sau 2 năm, dân số xã đó là: 5256 + 150 = 5 406 (người) Đáp số: a. 150 người b. 5 406 người - Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài - HS làm vào vở Tự học Bài 3: Tìm x a. x- 306 = 504 b. x+254 = 680 x = 504+306 x = 680-254 x = 810 x = 426 Bài 5: a. P= (16+12)x2 = 56 cm b. P= (45+15)x2 = 120cm - Ghi nhớ KT ôn tập - Tìm các bài tập tương tự trong sách Toán buổi 2 và giải. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... KHOA HỌC (VNEN) BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH? ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... KHOA HỌC ( CT HIỆN HÀNH) BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH? I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt, 2. Kĩ năng - Biết nói với cha mẹ, người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường. - Phân biệt được lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh. 3. Phẩm chất - Tự nhận thức bản thân để nhận biết một số dấu hiệu không bình thường của cơ thể 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác. * KNS:-Tìm kiếm sự giúp đỡ khi có những dấu hiệu khi bị bệnh -Tự nhận thức về chế độ ăn, uống khi bị bệnh thông thường -Vận xử phù hợp khi bị bệnh * BVMT:-Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: + Các hình minh hoạ trang 32, 33 / SGK (phóng to nếu có điều kiện). + Bảng lớp chép sẵn các câu hỏi. + Phiếu ghi các tình huống. - HS: SGK 2.Phương pháp, kĩ thuật - PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập. - KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt đông của giáo viên Hoạt đông của của học sinh 1, Khởi động (4p) + Em hãy kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá và nguyên nhân gây ra các bệnh đó? + Em đã làm gì để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá cho mình và mọi người? - GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới. - HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT + Các bệnh lây qua đường tiêu hoá là: bệnh tiêu chảy, bệnh lị, bệnh tả,.. Nguyên nhân là do ăn uống không hợp vệ sinh, ăn các loại thức ăn ôi thiu, không giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ + Giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở của gia đình, 3.Khám phá: (30p) * Mục tiêu: - Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt, * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp Hoạt động 1: Biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh. - Yêu cầu từng HS quan sát các hình minh họa trang 32 / SGK, thảo luận và trình bày theo nội dung sau: + Sắp xếp các hình có liên quan với nhau thành 3 câu chuyện. Mỗi câu chuyện gồm 3 tranh thể hiện Hùng lúc khỏe, Hùng lúc bị bệnh, Hùng lúc được chữa bệnh. + Kể lại câu chuyện cho mọi người nghe với nội dung mô tả những dấu hiệu cho em biết khi Hùng khoẻ và khi Hùng bị bệnh. - GV nhận xét, tổng hợp các ý kiến của HS. - Nhận xét khen các nhóm trình bày tốt. - GV tiến hành hoạt động cả lớp theo định hướng: Yêu cầu HS đọc, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi: + Em đã từng bị mắc bệnh gì? + Khi bị bệnh đó em cảm thấy trong người như thế nào? + Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh em phải làm gì? Tại sao phải làm như vậy? *GV: Khi khoẻ mạnh thì ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Khi có các dấu hiệu bị bệnh các em phải báo ngay cho bố mẹ hoặc người lớn biết. Nếu bệnh được phát hiện sớm thì sẽ dễ chữa và mau khỏ HĐ2: Trò chơi: “Mẹ ơi, con bị ốm !” - GV chia HS thành các nhóm nhỏ và phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy ghi tình huống. Sau đó nêu yêu cầu. - Các nhóm đóng vai các nhân vật trong tình huống. - Người con phải nói với người lớn những biểu hiện của bệnh. + Nhóm 1: Tình huống 1: Ở trường Nam bị đau bụng và đi ngoài nhiều lần. + Nhóm 2: Tình huống 2: Đi học về, Bắc thấy hắt hơi, sổ mũi và cổ họng hơi đau. Bắc định nói với mẹ nhưng mẹ đang nấu cơm. Theo em Bắc sẽ nói gì với mẹ? + Nhóm 3: Tình huống 3: Sáng dậy Nga đánh răng thấy chảy máu răng và hơi đau, buốt. + Nhóm 4: Tình huống 4: Em đang chơi với em bé ở nhà. Bỗng em bé khóc ré lên, mồ hôi ra nhiều, người và tay chân rất nóng. Bố mẹ đi làm chưa về. Lúc đó em sẽ làm gì? - GV nhận xét, khen/ động viên. 3. HĐ vận dụng (1p) GDBVMT: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường. Vì vậy môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? 4. HĐ sáng tạo (1p) Nhóm - Lớp Kể chuyện theo tranh: - Tiến hành thảo luận nhóm 6 - Mỗi nhóm sẽ kể 1 câu chuyện trước lớp: + Câu chuyện 1: gồm các tranh 1, 4, 8. Hùng đi học về, thấy có mấy khúc mía mẹ vừa mua để trên bàn. Cậu ta dùng răng để xước mía vì cậu thấy răng mình rất khỏe, không bị sâu. Ngày hôm sau, cậu thấy răng đau, lợi sưng phồng lên, không ăn hoặc nói được. Hùng bảo với mẹ và mẹ đưa cậu đến nha sĩ để chữa. + Câu chuyện 2: gồm các tranh 6, 7, 9. Hùng đang tập nặn ô tô bằng đất ở sân thì bác Nga đi chợ về. Bác cho Hùng quả ổi. Không ngần ngại cậu ta xin và ăn luôn. Tối đến Hùng thấy bụng đau dữ dội và bị tiêu chảy. Cậu liền bảo với mẹ. Mẹ Hùng đưa thuốc cho Hùng uống. +Câu chuyện 3: gồm các tranh 2, 3, 5. Chiều mùa hè oi bức, Hùng vừa đá bóng xong liền đi bơi cho khỏe. Tối đến cậu hắt hơi, sổ mũi. Mẹ cậu cặp nhiệt độ thấy cậu sốt rất cao. Hùng được mẹ đưa đến bác sĩ để tiêm thuốc, chữa bệnh. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS suy nghĩ trả lời. + Cảm thấy mệt mỏi, + Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh em phải báo ngay cho bố mẹ hoặc người lớn biết để kịp thời phát hiện và chữa trị. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - Tiến hành thảo luận nhóm sau đó đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm tập đóng vai trong tình huống, các thành viên góp ý kiến cho nhau. Ví dụ: + Nhóm 1: HS 1: Mẹ ơi, con bị ốm! HS 2: Con thấy trong người thế nào? HS 1: Con bị đau bụng, đi ngoài nhiều lần, người mệt lắm. HS 2: Con bị tiêu chảy rồi, để mẹ lấy thuốc cho con uống. + Nhóm 2: Bắc nói: Mẹ ơi, con thấy mình bị sổ mũi, hắt hơi và hơi đau ở cổ họng. Con bị cảm cúm hay sao mẹ ạ. + Nhóm 3: Mẹ ơi, con bị sâu răng rồi. Con đánh răng thấy chảy máu và hơi đau, buốt trong kẽ răng mẹ ạ. + Nhóm 4: Gọi điện cho bố mẹ và nói em bị sốt cao, tay chân nóng, mồ hôi ra nhiều, em không chịu chơi và hay khóc. Hoặc sang nhờ bác hàng xóm giúp đỡ và nói: “Em cháu bị sốt, nó không chịu chơi, toàn thân nóng và ra nhiều mồ hôi.” - HS nêu. - HS liên hệ - Hãy nói về một số loại thuốc em phải dùng khi bị bệnh. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG :.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Thứ ba ngày 23 tháng 10 năm 2021 CHÍNH TẢ TRUNG THU ĐỘC LẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - HS nghe - viết và trình bày bài chính tả sạch sẽ từ "Ngày mai các em có quyền ....nông trường to lớn, vui tươi" . Hiểu nội dung đoạn viết. - Làm đúng BT(2) a, (3)a phân biệt r/d/gi 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả. 3. Phẩm chất: - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết 4. Góp phần phát triển năng lực: - NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. * GD BVMT: -Tình cảm yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ, phiếu học tập. - HS: Vở, bút,... 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (2p) - GV dẫn vào bài mới - TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ 2. HĐ luyện tập: Chuẩn bị viết chính tả: (6p) * Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT,viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn văn xuôi * Cách tiến hành: a. Trao đổi về nội dung đoạn nhơ-viết - Gọi HS bài viết. - Yêu cầu thảo luận nhóm 2: + Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ ước tươi đẹp như thế nào? - Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, từ cần viết hoa sau đó GV đọc cho HS luyện viết. - GDMT: Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cần yêu quý, trân trọng và bảo tồn những vẻ đẹp ấy - 2 HS đọc- HS lớp đọc thầm + Anh mơ đến đất nước tươi đẹp với dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện. Ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên những con tàu lớn, những nhà máy chi chít, cao thẳm, những cánh đồng lúa bát ngát, những nông trường to lớn, vui tươi. -1 HS lên bảng, lớp viết nháp quyền mơ tưởng, mươi mười lăm, thác nước, phấp phới, bát ngát, nông trường, to lớn, - Lắng nghe, liên hệ 3. Viết bài chính tả: (15p) * Mục tiêu: Hs nghe-viết tốt bài chính tả theo hình thức đoạn văn * Cách tiến hành: - GV đọc cho HS viết bài. - GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt. - HS nghe - viết bài vào vở 4. Đánh giá và nhận xét bài: (5p) * Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai * Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi - Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo. - GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài - Nhận xét nhanh về bài viết của HS - Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực - Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau - Lắng nghe. 5. Làm bài tập chính tả: (5p) * Mục tiêu: Giúp HS tìm được các tiếng bắt đầu bằng "r/d/gi. Phân biệt được r/d/gi * Cách tiến hành: Cá nhân-Cặp đôi- Chia sẻ trước lớp Bài 2a: Điền vào chỗ trống những chữ bắt đầu bằng tr/ch + Câu chuyện hài hước ở điểm nào? Bài 3a 5. Hoạt động vận dụng (1p) 6. Hoạt động sáng tạo (1p) Cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Lớp Đáp án : giắt bên hông - rơi xuống nước - đánh dấu – kiếm rơi – làm gì – đánh dấu . - 1 hs đọc to đoạn văn đã điền hoàn chỉnh. + Hành động đánh dấu lên mạn thuyền vì thuyền di chuyển nên việc đánh dấu của anh ngốc không có ý nghĩa gì (đáng lẽ cần đánh dấu ở đoạn sông rơi kiếm) Cá nhân- Lớp Đáp án: a. rẻ b. danh nhân c. giường - Viết 5 tiếng, từ chứa r/d/gi - Sưu tầm các câu đố về vật có chứa r/d/gi ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TOÁN Tiết 37: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 2. Kĩ năng - Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 3. Phẩm chất - HS tích cực, chăm chỉ, sáng tạo 4. Góp phần phát huy các năng lực - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. * BT cần làm: Bài 1, bài 2 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: + Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy. -HS: VBT, vở nháp 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (5p) - GV dẫn vào bài mới - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 2. Hình thành kiến thức mới (15p) * Mục tiêu: - Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm 2– Lớp - GV gọi HS đọc bài toán ví dụ trong SGK GV: Vì bài toán cho biết tổng và hiệu của hai số, yêu cầu ta tìm hai số nên dạng toán này được gọi là bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó a. Hướng dẫn vẽ sơ đồ bài toán. ? 70 10 Số lớn Số bé: b. Hướng dẫn giải bài toán (cách 1) - Che phần hơn của số lớn nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn như thế nào so với số bé? + Phần hơn của số lớn so với số bé chính là gì của hai số? + Khi bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì tổng của chúng thay đổi thế nào? + Tổng mới là bao nhiêu? + Tổng mới lại chính là hai lần của số bé, vậy ta có hai lần số bé là bao nhiêu? - Hãy tìm số bé - Hãy tìm số lớn c. Hướng dẫn giải bài toán (cách 2 ) + Nếu thêm vào số bé một phần bằng đúng với phần hơn của số lớn so với số bé thì số bé như thế nào so với số lớn? + Phần hơn của số lớn so với số bé chính là gì của hai số? + Khi thêm vào số bé phần hơn của số lớn so với số bé thì tổng của chúng thay đổi thế nào + Tổng mới là bao nhiêu ? + Tổng mới lại chính là hai lần của số lớn, vậy ta có hai lần số lớn là bao nhiêu ? - Hãy tìm số lớn? - Hãy tìm số bé ? - Lưu ý HS khi làm bài có thể giải bằng 2 cách - HS đọc đề - Hỏi đáp nhóm 2 về bài toán + Bài toán cho biết gì ? (Tổng của hai số đó là 70. Hiệu của hai số đó là 10) + Bài toán hỏi gì ? (Tìm hai số đó) -HS quan sát. + Nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn sẽ bằng số bé. + Hiệu của hai số + Tổng của chúng giảm đi đúng bằng phần hơn của số lớn so với các số bé + Tổng mới : 70 – 10 = 60 + Hai lần của số bé : 70 – 10 = 60 + Số bé là : 60 : 2 = 30 + Số lớn là: 30 + 10 = 40 (hoặc 70 – 30 = 40) Số bé = (Tổng - hiệu ) : 2 + Nếu thêm cho số bé một phần đúng bằng phần hơn của số lớn so với số bé thì số bé sẽ bằng số lớn + Là hiệu của hai số + Tổng của chúng sẽ tăng thêm đúng bằng phần hơn của số lớn so với số bé + Tổng mới : 70 + 10 = 70 + Hai lần của số bé : 70 + 10 = 80 - Số lớn : 80 : 2 = 40 - Số bé: 40 -10 = 30 ( hoặc 70 – 40 = 30) Số lớn = (Tổng + hiệu ) : 2 - HS nêu cách tìm số lớn, số bé 3. Hoạt động thực hành (18p) * Mục tiêu: Vận dụng cách tìm số lớn, số bé để giải các bài toán liên quan * Cách tiến hành Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề bài + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? +Bài toán thuộc dạng toán gì ? Vì sao em biết điều đó ? -GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm theo 2 cách. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. - Nhận xét, chốt cách giải. VD: Cách 1: ta có sơ đồ: 38 Tuổi 58 Tuổi ? tuổi Bố: Con: ? Tuổi Bài 2: - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài toán. - Nhắc HS: chỉ cần làm 1 trong 2 cách. - GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS (5-7 bài) - Chốt lời giải đúng. Cách 1: Ta có sơ đồ: 4 HS 28 HS ?HS Trai Gái ? HS - Củng cố các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu ... Bài 3 + Bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) 4. Hoạt động vận dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) Cá nhân-Nhóm 2- Lớp - Đọc và xác định đề bài. +Tuổi bố cộng với tuổi con là 58 tuổi tuổi bố hơn tuổi con là 38 tuổi. +Tìm tuổi của mỗi người. + Bài toán thuộc dạng toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Cách 1 : Hai lần tuổi con là : 58 – 38 = 20 (tuổi) Tuổi của con là : 20 : 2 = 10 (tuổi) Tuổi của bố là: 10 + 38 = 48 (tuổi) Đáp số : Con : 10 tuổi Bố : 48 tuổi Cách 2 : Hai lần tuổi bố là: 58 + 38 = 96 (tuổi) Tuổi của bố là : 96 : 2 = 48 (tuổi) Tuổi của con là : 48 – 38 = 10 (tuổi) (hoặc : 58 – 48 = 10 (tuổi)) Đáp số : Bố : 48 tuổi Con : 10 tuổi - Thực hiện theo yêu cầu của GV - HS làm bài vào vở- 1 HS lên bản Bài giải Hai lần số học sinh gái là: 28 – 4 = 24 (học sinh) Số học sinh gái là: 24 : 2 = 12 (học sinh ) Số học sinh trai là: 12 + 4 = 16 (học sinh ) Đáp số : 16 HS trai 12 HS gái - HS tự làm bài vào vở Tự học - Đổi chéo tự chữa bài cho bạn Bài 3: Bài giải Lớp 4A trồng được số cây là: (600-50) : 2 = 275 (cây) Lớp 4B trồng được số cây là: 600-275 = 325 (cây) Đáp số: 4A: 275 cây 4B: 325 cây Bài 4: Hai số đó là 8 và 0 vì tổng và hiệu của 0 với bất kì số nào cũng bằng chính số đó - Ghi nhớ cách tìm số lớn, số bé trong bài toán T-H - Tìm và giải các bài toán cùng dạng trong sách toán buổi 2 ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... LỊCH SỬ (VNEN) HƠN 1000 NĂM ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP (T3) .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... LỊCH SỬ (CT HIỆN HÀNH) ÔN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5: + Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN: Buổi đầu dựng nước và giữ nước. + Năm 179 TCN đến năm 938: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại nền độc lập. 2. Kĩ năng - Kể lại một số sự kiện tiêu biểu về: + Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang. + Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. + Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng. 3. Phẩm chất - Nêu cao lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước. 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: + Băng và hình vẽ trục thời gian. + Một số tranh ảnh, bản đồ. - HS: SGK, vở ghi, bút,.. 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động: (4p) + Em hãy nêu vài nét về con người Ngô Quyền? + Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc? +Kết quả trận đánh ra sao? -GV nhận xét, khen/động viên, dẫn vào bài mới - TBHT điều hành các bạn trả lời và nhận xét, bổ sung + Ngô Quyền là người Đường Lâm + Ngô Quyền đã dùng kế lợi dụng thuỷ triều lên xuống của dòng Bạch Đằng + Quân giặc đã that bại hoàn toàn còn quân và dân ta đẫ thu được thắng lợi 2.Khám phá: (30p) * Mục tiêu - Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5: - Kể lại một số sự kiện tiêu biểu về trong giai đoạn lịch sử này. * Cách tiến hành:Cá nhân-Nhóm-Lớp *Hoạt động1: Nhóm: - GV yêu cầu HS đọc SGK / 24 - GV treo băng thời gian (theo SGK) lên bảng và phát cho mỗi nhóm một bản yêu cầu HS ghi (hoặc gắn) nội dung của mỗi giai đoạn. +Chúng ta đã học những giai đoạn lịch sử nào của lịch sử dân tộc, nêu những thời gian của từng giai đoạn? * GV: Đó là hai giai đoạn “Buổi đầu dựng nước và giữ nước (khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN) và Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập ( từ năm 179 TCN đến năm 938) *Hoạt động2: Cả lớp: - GV treo trục thời gian (theo SGK) lên bảng hoặc phát phiếu học tập cho HS và yêu cầu HS ghi các sự kiện tương vận với thời gian có trên trục: khoảng 700 năm TCN, 179 năm TCN, 938. Nước Văn Lang Nước Au Lạc rơi Chiến thắng ra đời vào tay Triệu Đà Bạch Đằng Khoảng 700 năm Năm 179 CN Năm 1938 *Hoạt động3: Nhóm: - GV chia lớp thành 3 nhóm, cho HS bốc thăm chọn nội dung hùng biện. -Yêu cầu bài nói : Đầy đủ đúng, trôi chảy, có hình ảnh minh hoạ càng tốt -GV nhận xét, khen/ động viên. 3. Hoạt động vận dụng (1p). - GV tổng kết và GD như lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước 4. Hoạt động sáng tạo (1p) - HS đọc. - HS các nhóm thảo luận và đại diện lên điền hoặc báo cáo kết quả - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lên chỉ băng thời gian và trả lời. - Lắng nghe - HS nhớ lại các sự kiện lịch sử và lên điền vào bảng. - HS khác nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh. - HS đọc nội dung câu hỏi và trả lời theo yêu cầu. + HS thảo luận theo nhóm. *Nhóm 1: kể về đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang. *Nhóm 2: kể về khởi nghĩa Hai Bà Trưng. *Nhóm 3: kể về chiến thắng Bạch Đằng. - Kể chuyện lịch sử v
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tap_doc_4_tuan_8_bai_neu_chung_minh_co_phep_la_nam_h.doc