Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 27 - Bài: Câu khiến
CÂU KHIẾN ( TuẦN 27)
I. Mục tiêu:Sau bài học, học sinh có khả năng:
1.Kiến thức : - Học sinh nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến.
2.Kỹ năng: - Nhận diện được câu khiến trong đoạn trích (BT1, mục III); bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị, với thầy cô (BT3)
3. Thái độ: - Yêu thích môn học. Có ý thức trong việc sử dụng câu khiến.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bài giảng điện tử
2. Học sinh: Xem trước bài.
III. Tổ chức dạy học trên lớp
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 27 - Bài: Câu khiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4 CÂU KHIẾN ( TuẦN 27) I. Mục tiêu:Sau bài học, học sinh có khả năng: 1.Kiến thức : - Học sinh nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến. 2.Kỹ năng: - Nhận diện được câu khiến trong đoạn trích (BT1, mục III); bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị, với thầy cô (BT3) 3. Thái độ: - Yêu thích môn học. Có ý thức trong việc sử dụng câu khiến. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Bài giảng điện tử Học sinh: Xem trước bài. III. Tổ chức dạy học trên lớp Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Bài cũ - Chúng ta đã học những loại câu nào? - Đặt một câu kể - Gọi 2 HS lên bảng đặt 2 câu hỏi. - Nêu tác dụng của 2 câu hỏi đó - Giới thiệu bài. B. Bài mới. 1. Nhận xét. Bài 1. - Gọi HS đọc bài 1 - Yêu cầu HS đọc đoạn văn - GT: Đây là đoạn trích trong câu chuyện “Thánh Gióng”. Yêu cầu HS tìm câu in nghiêng + Đây là lời của ai nói với ai? + Gióng nói với mẹ câu này nhằm mục đích gì? - Chốt kết luận: Câu “Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!” là lời của Thánh Gióng nói với mẹ. Thánh Gióng nói để nhờ mẹ gọi sứ giả vào. - Khi cô muốn các con làm bài tập vào vở cô sẽ nói: “ Các con hãy làm bài tập vào vở!” Theo con, câu này dùng để làm gì? - Khi con muốn xin phép mẹ cho đi chơi, con sẽ nói với mẹ thế nào? - Câu này dùng để làm gì? - Gọi HS đọc 3 câu trên bảng và nêu rõ mục đích của mỗi câu. -> Những câu này được gọi là câu khiến. - Vậy câu khiến dùng để làm gì? YC HS thảo luận nhóm bàn trong 1 phút. - Gọi HS trình bày - Nhận xét, chốt: Câu khiến (hay còn gọi là câu cầu khiến) dùng để thể hiện yêu cầu, đề nghị, mong muốn của người nói người viết với người khác. à ghi bảng ý 1. - Cuối mỗi câu khiến có dấu gì? - Chốt, ghi bảng ý 2 - Có những trường hợp dùng dấu chấm than cuối câu khiến nhưng cũng có trường hợp lại dùng dấu chấm. Dùng dấu chấm than khi đó là lời yêu cầu, đề nghị khẩn cấp, muốn người khác thực hiện ngay, hoặc là mong muốn thiết tha. Dùng dấu chấm khi đó là yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng, mong muốn bình thường. - Con hiểu gì về câu khiến? - Gọi HS nội dung phần ghi nhớ. - Chốt: Khi xác định 1 câu khiến, ta cần dựa vào 2 điều kiện. Điều kiện thứ nhất là về mặt nội dung: Câu khiến phải là câu nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn của người nói, người viết với người khác. Điều kiện thứ hai là về mặt hình thức: Cuối câu khiến có dấu chấm than hoặc dấu chấm Bài 3. - Gọi HS đọc tình huống. - YC HS thảo luân nhóm đôi - Gọi 1 HS lên bảng viết lại câu. - Theo con, đây là câu gì? Những bạn nào cho rằng câu của bạn là câu khiến? Tại sao con khẳng định điều đó 2. Luyện tập. Bài 1. - Gọi HS đọc bài tập 1 - YC HS làm BT1 - Chiếu phần a,b lên máy chiếu hắt - Gọi HS nhận xét - Vì sao con biết câu “Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!” là câu khiến? - Chiếu câu c, d - Hỏi: Câu khiến: “Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!” có tác dụng gì? - Gọi HS đọc lại các câu khiến trong BT1. Qua BT1, cô thấy các con đã biết xác định các câu khiến trong đoạn văn cho trước. Bây giờ các con sẽ đi tìm các câu khiến trong sách giáo khoa Toán và Tiếng Việt của mình qua BT2 Bài 2. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Bt2 yêu cầu gì? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 ghi kết quả vào phiếu BT. - Chiếu Phiếu BT của một vài nhóm lên máy chiếu hắt. - Gọi 2 nhóm trên bảng trình bày. - Gọi HS nhận xét Trong SGK Toán và TV còn rất nhiều câu khiến nữa, về nhà các con tìm thêm. Bây giờ cô trò mình cùng luyện tập đặt câu khiến qua BT3 Bài 3. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Lưu ý: Khi đặt câu khiến, phải chú ý đến đối tượng mình yêu cầu, đề nghị, mong muốn. - Yêu cầu HS đặt các câu khiến theo từng dãy. Lưu ý HS giỏi đặt thêm câu khiến với đối tượng khác. - Nhận xét bài trên bảng. - Trình chiếu bài làm của 2 HS và yêu cầu nhận xét. - GV viết lời nhận xét vào vở HS - Gọi thêm HS đọc câu khiến vừa đặt - Nhận xét 3 Củng cố: - Trò chơi: Ô cửa bí mật + Hướng dẫn chơi + Cho HS chơi trò chơi - Qua bài học ngày hôm nay, con hiểu gì về câu khiến? - Nhận xét tiết học. 4. Định hướng học tập: - Về nhà tìm và đặt thêm câu khiến - Chuẩn bị bài sau: Cách đặt câu khiến. - Câu kể và câu hỏi - Em là học sinh lớp 4I. - Bạn tên là gì? - Bạn có thể cho tớ mượn quyển truyện này được không? - Dùng để hỏi những điều chưa biết. - Dùng để yêu cầu, đề nghị - HS đọc Cả lớp đọc thầm. - Trả lời: + Câu: Mẹ mời sứ giả vào đây cho con! + Câu in nghiêng là lời của Gióng nói với mẹ, nhờ mẹ gọi sứ giả vào. - Câu này dùng để yêu cầu - Vài HS nêu - Thể hiện mong muốn của con đối với mẹ. - HS báo cáo - Cuối câu sử dụng dấu chấm than. - HS TL - 1 HS đọc - HS đọc - 1 HS lên bảng. HS dưới lớp viết ra nháp - Câu khiến Vì: Đây là yêu cầu, mong muốn của bạn và con thấy cuối câu bạn có dấu chấm than - 1 HS đọc yêu cầu. - HS đọc bài khi chiếu - Vì câu đó là lời của hoàng hậu nói với thị nữ, là mệnh lệnh, yêu cầu. Ngoài ra nó còn có dấu chấm than ở cuối câu. - Câu khiến đó nêu yêu cầu, mong muốn của rùa vàng đối với vua. - HS nêu - 1 HS đọc yêu cầu. - Làm việc nhóm 2. - Lắng nghe - 1 HS đọc yêu cầu. - Lắng nghe. - Mỗi HS đặt 1 câu vào vở. 1 HS lên bảng đặt câu. - Lắng nghe. - Theo dõi - Hs chơi trò chơi - Trả lời. - Lắng nghe và ghi nhớ.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_luyen_tu_va_cau_4_tuan_27_bai_cau_khien.docx