Giáo án Luyện từ và câu 4 - Tuần 13 - Mở rộng vốn từ: Ý chí-Nghị lực
MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người;
2. Kĩ năng: Bước đầu biết tìm từ (BT1), đặt câu (BT2), viết đoạn văn ngắn (BT3) có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học.
3. Phẩm chất: HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mỹ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: máy tính, giáo án điện tử.
- Học sinh: máy tính( Điện thoại, ) SGK, Vở ghi.
* Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: Kỹ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức: Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người; 2. Kĩ năng: Bước đầu biết tìm từ (BT1), đặt câu (BT2), viết đoạn văn ngắn (BT3) có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học. 3. Phẩm chất: HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mỹ. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: máy tính, giáo án điện tử. - Học sinh: máy tính( Điện thoại, ) SGK, Vở ghi. * Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm. - KT: Kỹ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (3p) + Có mấy cách để biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất? + Tìm các từ ngữ miêu tả mức độ của các đặc điểm, tính chất sau: trắng, xấu. - GV nhận xét, đánh giá chung, giới thiệu và dẫn vào bài mới - TBHT điều hành lớp nhận xét, trả lời + Có 3 cách: thêm vào trước tính từ các từ: rất, quá ,lắm; tạo từ ghép, từ láy từ tính từ đã cho; sử dụng phép so sánh. + rất trắng, quá xấu, trăng trắng, xấu xí, xấu như ma, trắng như vôi,.... 2. Hoạt động thực hành:(30p) * Mục tiêu: Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người; Bước đầu biết tìm từ, đặt câu, viết đoạn văn ngắn có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học. * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp Bài 1: Bài 1: Tìm các từ: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2 hoàn thành bt1 - Gọi các nhóm trình bày - Kết luận, chốt đáp án, cùng HS giải nghĩa một số từ: quyết chí, kiên nhẫn, gian truân, thách thức (sử dụng từ điển) * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, sửa sai, khen/ động viên. * Giúp đỡ hs M1+M2 đặt câu hoàn chỉnh. - Chốt lại hình thức và nội dung của câu Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. + Đoạn văn yêu cầu viết về nội dung gì? + Bằng cách nào em biết được người đó? - Gọi HS trình bày đoạn văn. - GV nhận xét, chữa lỗi dùng từ, đặt câu (nếu có) cho từng HS. 3. Hoạt động vận dụng (1p) - Ghi nhớ các từ ngữ trong chủ điểm và vận dụng nói, viết đúng trong cuộc sống hàng ngày. 4. Hoạt động sáng tạo (1p) - Dặn dò học sinh: Tìm thêm các thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm, giải nghĩa đặt câu với các câu thành ngữ, tục ngữ Nhóm 2-Chia sẻ lớp - 1 HS đọc Đ/a: a. Nói lên ý chí, nghị lực của con người: Quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền chí, bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì, kiên nghị, kiên tâm, kiên cường, kiên quyết, vững tâm, vững chí, vững dạ, vững lòng, b. Các từ nói lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người. Khó khăn, gian khó, gian khổ, gian nan, gian lao, gian truân, thử thách, thách thức, chông gai, Cá nhân –Chia sẻ lớp - Thực hiện theo yêu cầu của GV - Hs tự hoàn thành bài tập sau đó đọc từng câu.- HS khác nhận xét VD: + Người thành đạt đều là người rất biết bền chí trong sự nghiệp của mình. + Mỗi lần vượt qua được gian khó là mỗi lần con người được trưởng thành. Cá nhân-Lớp - HS đọc thành tiếng yêu cầu: Viết về một người do có ý chí nghị lực vươn lên để vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công. +Một người do có ý chí nghị lực vươn lên để vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công. * Đó là bác hàng xóm nhà em. *Đó chính là ông nội em. *Em biết khi xem ti vi. *Em biết ở báo Thiếu niên Tiền phong. - HS viết bài và đọc trước lớp - Lớp nhận xét, chữa bài. - Ghi nhớ các từ ngữ thuộc chủ điểm - Tìm thêm các thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm IV. Điều chỉnh bổ sung:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_luyen_tu_va_cau_4_tuan_13_mo_rong_von_tu_y_chi_nghi.docx