Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 9, Thứ 6 - Năm học 2012-2013
TẬP LÀM VĂN
Tiết 18: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
(trang 95)
I. Mục tiêu
Kiến thức :Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi.
Kĩ năng : Lập được dàn ý (nội dung) của bài trao đổi đạt mục đích.
Thái độ : Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đặt ra.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn đề bài TLV
- SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 9, Thứ 6 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ tư ngày 31 tháng 10 năm 2012 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 2 tháng 11 năm 2012 TOÁN Tiết 45: Thực hành vẽ hình vuông (trang 55) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Củng cố biểu tượng về hình vuông 2. Kĩ năng: Biết sử dụng thước kẻ và ê ke để vẽ một hình vuông theo độ dài cạnh cho trước. 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập. II. Đồ dùng dạy học Ê – ke , thước thẳng (cho GV & HS), III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Trò chơi:Tìm số * Kiểm tra bài cũ. - Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước. - Nhận xét, cho điểm. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản Hướng dẫn vẽ hình vuông MT: HS biết vẽ hình vuông PP : trực quan, đàm thoại, giảng giải GV nêu đề bài. GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng theo các bước sau: Bước 1: Vẽ đoạn thẳng DC = 4 cm Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D , lấy đoạn thẳng DA = 4 cm. Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C , lấy đoạn thẳng CB = 4 cm. Bước 4: Nối A với D . Ta được hình chữ nhật ABCD. * Thực hành MT: giúp HS vẽ được hình vuông PP: động não, đàm thoại, thực hành. Bài tập 1: + Cho HS thực hành vẽ hình vuông. Bài tập 3: + Cho HS thực hành vẽ hình vuông. + Yêu cầu HS dùng ê – ke kiểm tra. 3. Hoạt động nối tiếp Bài tập 2: + Yêu cầu HS vẽ hình vuông ở trong hình tròn rồi tô màu hình vuông. + GV yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. - 2 HS thực hiện trên bảng lớp (Hải Triều, Trung Hiếu), lớp chú ý sửa bài. - Nhận xét. HT: cá nhân, lớp HS quan sát và vẽ theo GV vào vở nháp. Vài HS nhắc lại các thao tác vẽ hình vuông. HT: cá nhân. HS làm bài. GV kiểm tra, chấm điểm. - HS làm bài. - Sửa bài. HS làm bài HS sửa bài LƯỢNG GIÁ ..& .. TẬP LÀM VĂN Tiết 18: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân (trang 95) I. Mục tiêu Kiến thức :Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi. Kĩ năng : Lập được dàn ý (nội dung) của bài trao đổi đạt mục đích. Thái độ : Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đặt ra. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết sẵn đề bài TLV - SGK, VBT III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Cho cả lớp hát một bài. * Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu 2 HS đọc bức thư đã viết ( tiết TLV trước ) * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản * Hướng dẫn HS phân tích đề bài MT : Giúp HS nắm được nội dung sẽ trao đổi PP : Làm mẫu, đàm thoại, thảo luận + GV yêu cầu HS gạch dưới những chữ quan trọng của đề bài: Em có nguyên vọng học thêm một môn năng khiếu (hoạ, nhạc, võ thuật ) . Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em. Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi. - Nội dung trao đổi là gì? - Đối tượng trao đổi là ai? - Mục đích trao đổi để làm gì? - Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì? + GV làm mẫu + Lưu ý khi trao đổi - Nắm vững mục đích trao đổi. - Xác định đúng vai. - Nội dung trao đổi rõ ràng, lôi cuốn. - Thái độ chân thật, cử chỉ tự nhiên * HS thực hành trao đổi ý kiến MT : HS biết cách trao đổi ý kiến để đạt mục đích PP : Động não , đàm thoại , thực hành + HS thảo luận nhóm đôi xây dựng nội dung theo hướng dẫn của GV + Thi trình bày trước lớp + GV theo dõi, nhận xét + Bình chọn nội dung hay nhất 3. Hoạt động nối tiếp - Yêu cầu HS tập trao đổi lại với người than. - Hát - 2 HS thực hiện (Tấn Hoàng, Quang Khải) HT: cá nhân, nhóm, lớp - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm - HS đọc yêu cầu của bài - HS nhìn bảng, phát biểu ý kiến HT: cá nhân, nhóm, lớp - HS chọn bạn (đóng vai người thân) cùng tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp (viết ra nháp). - Trình bày => nhận xét - Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ. LƯỢNG GIÁ ..& .. ĐỊA LÍ Tiết 9: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên ( tt) (trang 90 - 93 ) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS nắm được một số đặc điểm tiêu biểu về họat động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (khai thác sức nước, khai thác rừng) 2. Kĩ năng: Nêu qui trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ. Dựa vào lược đồ, bản đồ, tranh ảnh để tìm ra kiến thức 3. Thái độ: Có ý thức tôn trọng, bảo vệ thành quả lao động của người dân. II. Đồ dùng dạy học - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. - Tranh ảnh nhà máy thủy điện và rừng ở Tây Nguyên. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Khởi động: Cho cả lớp hát một bài. * KTBC Kể tên những loại cây trồng & vật nuôi chính ở Tây Nguyên? - Việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên có thuận lợi & khó khăn gì? * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản 2.1. Khai thác sức nước MT: giúp HS nắm được các con sông và ích lợi PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên? Những con sông này bắt nguồn từ đâu & chảy ra đâu? (dành cho HS khá, giỏi) Tại sao sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh? Người dân TN khai thác sức nước để làm gì? Các hồ chứa nước do nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì? Chỉ vị trí nhà máy thủy điện Ya-li trên lược đồ hình 4 & cho biết nó nằm trên con sông nào? GV gọi HS chỉ 3 con sông ( Xê Xan, Ba, Đồng Nai) và nhà máy thủy điện Y- a – li trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. + GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. 2.2. Phân biệt các loại rừng ở Tây Nguyên MT: giúp HS phân biệt các loại rừng ở TN. PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải. Tây Nguyên có những loại rừng nào? Vì sao ở TN lại có các loại rừng khác nhau? Mô tả rừng rậm nhiệt đới & rừng khộp Lập bảng so sánh 2 loại rừng: rừng rậm nhiệt đới & rừng khộp (theo môi trường sống và đặc điểm) + GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. + GV kết luận: Nơi có lượng mưa khá thì rừng rậm nhiệt đới phát triển. Nơi mùa khô kéo dài thì xuất hiện loại rừng rụng lá mùa khô gọi là rừng khộp. 2.3. Giá trị của rừng. MT: giúp HS nắm được giá trị của việc trồng rừng PP: Giảng giải, đàm thoại, trực quan Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì Gỗ được dùng làm gì? Kể các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ? Nêu nguyên nhân & hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên? Thế nào là du canh, du cư? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng? 3. Hoạt động nối tiếp - Yêu cầu HS sưu tầm tranh ảnh về các hoạt động sản xuất ở Tây Nguyên. - Cả lớp hát một bài. - 2 HS trả lời (Phú Quý, Thanh Bình) HT: cá nhân, nhóm, lớp HS trong nhóm thảo luận theo câu hỏi gợi ý Đọc mục SGK Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp Nhận xét, bổ sung HT: cá nhân, nhóm, lớp HS trong nhóm thảo luận theo câu hỏi gợi ý Đọc mục SGK Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. HT: cá nhân, nhóm, lớp - HS tìm hiểu SGK. - HS trả lời. - Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ. LƯỢNG GIÁ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_9_thu_6_nam_hoc_2012_2013.doc