Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8, Thứ 3 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8, Thứ 3 - Năm học 2012-2013

TOÁN

Tiết 37: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó

(trang 47)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Biết cách tìm hai số khi biết tổng & hiệu của hai số đó.

2. Kĩ năng: : Giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập

II. Đồ dùng dạy học

- Trình chiếu nội dung đề toán, tấm bìa, thẻ A, B, C; nhóm con vật

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 6 trang xuanhoa 11/08/2022 2040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8, Thứ 3 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Chủ nhật ngày 21 tháng 10 năm 2012
Ngày dạy: Thứ ba ngày 23 tháng 10 năm 2012
TOÁN
Tiết 37: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
(trang 47)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết cách tìm hai số khi biết tổng & hiệu của hai số đó.
2. Kĩ năng: : Giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập 
II. Đồ dùng dạy học
Trình chiếu nội dung đề toán, tấm bìa, thẻ A, B, C; nhóm con vật 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Khởi động: Mời cả lớp chơi trò Ong tìm mật
* Kiểm tra bài cũ.
- 1 HS giỏi lên điều khiển lớp làm bài tập làm thêm ở tiết trước.
- Nhận xét.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Hướng dẫn HS tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
MT: HS biết tìm 2 số khi biết tổng, hiệu của 2 số đó
PP: trực quan, đàm thoại, giảng giải
+ GV yêu cầu HS đọc đề toán.
+ GV trình chiếu tóm tắt.
a.Tìm hiểu cách giải thứ nhất:
Nếu bớt 10 ở số lớn thì tổng như thế nào? (GV vừa nói vừa trình chiếu tấm bìa che bớt đoạn dư ở số lớn)
Khi tổng đã giảm đi 10 thì hai số này như thế nào? Và bằng số nào?
Vậy 70 – 10 = 60 là gì? (Khi HS nêu, GV trình chiếu: hai lần số bé: 70 – 10 = 60)
Hai lần số bé bằng 60, vậy muốn tìm một số bé thì ta làm như thế nào? (Khi HS nêu, GV trình chiếu: Số bé là: 60 : 2 = 30)
- Số bé bằng 30, vậy muốn tìm số lớn ta làm như thế nào? (HS nêu nhiều cách khác nhau, GV trình chiếu )
Yêu cầu HS làm gộp lời giải 1 và 2 
GV hỏi 70 là gì?, 10 là gì?
GV hình thành công thức tìm số bé, và gắn tấm bìa lên bảng. GV hỏi thêm cách tìm số lớn.
 Số bé = (tổng – hiệu) : 2 
 Số lớn = tổng – số bé (hoặc số bé + hiệu)
- GV goi HS nhắc lại quy tắc
b.Tìm hiểu cách giải thứ hai:
Nếu tăng 10 ở số bé thì tổng như thế nào? (GV vừa nói vừa trình chiếu thêm vào số bé cho bằng số lớn).
Khi tổng đã tăng thêm 10 thì hai số này như thế nào? Và bằng số nào?
Vậy 70 + 10 = 80 là gì? (Khi HS nêu, GV trình chiếu: hai lần số lớn: 70 + 10 = 80)
Hai lần số lớn bằng 80, vậy muốn tìm một số lớn thì ta làm như thế nào? (Khi HS nêu, GV trình chiếu: Số lớn là: 80 : 2 = 40)
Số lớn bằng 40, muốn tìm số bé ta làm như thế nào? (HS có thể nêu nhiều cách khác nhau, GV trình chiếu)
Yêu cầu HS làm gộp lời giải 1 và 2 
Yêu cầu HS nhận xét cách giải thứ hai. GV hình thành công thức tìm số lớn và gắn tấm bìa lên bảng. GV hỏi thêm cách tìm số bé.
 Số lớn = (tổng + hiệu) : 2
 Số bé = tổng – số lớn (hoặc số lớn - hiệu)
=> Lưu ý HS chỉ chọn 1 trong 2 cách để thể hiện bài làm. HS nhắc lại quy tắc
* Thực hành
MT: giúp HS làm các bài tập.
PP: động não, đàm thoại, thực hành.
Bài tập 1:
+ GV cho HS đọc yêu cầu bài tập. GV HD cho HS khai thác đề. 
+ Yêu cầu HS ứng dụng quy tắc để giải 
GV chỉnh sửa, nhận xét
Bài tập 2:
+ GV cho HS đọc yêu cầu bài tập, khai thác đề (cá thể hóa) – 1 HS lên bảng trình bày
+ GV chỉnh sửa và trình chiếu đáp án đúng. GV yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. - GV chấm một số vở của HS.
Bài tập 3:
+ GV cho HS đọc yêu cầu bài tập. GV HD cho HS khai thác đề. 
+ Yêu cầu HS ứng dụng quy tắc để giải 
GV chỉnh sửa, nhận xét.
3. Hoạt động nối tiếp
Bài tập 4: Yêu cầu HS tính nhẩm.
- Trò chơi: Ai nhanh hơn
+ Gv cho di chuyển nhóm, và chia thánh 3 đội chơi. HS sử dụng thẻ A, B, C để trả lòi các câu hỏi trắc nghiệm.
+ GV tổ chức cho HS chơi và tổng kết đội thắng.
- Thực hiện bảng con.
HT: cá nhân, lớp
HS đọc đề bài toán
HS nêu và theo dõi cách tóm tắt của GV.
-Tổng sẽ giảm: 
Hai số này bằng nhau và bằng số bé.
Hai lần số bé.
Số bé bằng: 60 : 2 = 30
HS nêu
Số bé là:
(70-10) : 2 = 30
-HS trả lời
- HS trả lời
- HS nêu tự do theo suy nghĩ.
- HS nêu
- Tổng sẽ tăng: 70 + 10 = 80
Hai số này bằng nhau & bằng số lớn.
Hai lần số lớn.
- Số lớn bằng: 80 : 2 = 40
HS nêu
HS nêu tự do theo suy nghĩ.
Số lớn là:
(70 +10) : 2 = 40
HS nêu
- Vài HS nhắc lại quy tắc 2
- HS trả lời
HS tóm tắt và làm bài theo nhóm 6 vào bảng nhóm
2 nhóm treo bài lên bảng, các nhóm khác nhận xét, chỉnh sửa. Đối chiếu đáp án đúng 
- HS thực hiện
HS làm bài vào vở.
HS sửa
- HS làm bài.
- HS nhẩm, nêu kết quả.
- Tham gia chơi.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 15: Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài
( trang 78 - 79)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài
2. Kĩ năng: Biết vận dụng quy tắc đã học đã viết tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc đối với HS khá, giỏi.
3. Thái độ: HS yêu thích học TV.
II. Đồ dùng dạy học
- Giấy khổ to ghi nội dung bài tập 1, 2
- 20 lá thăm để HS chơi trò chơi du lịch (10 thăm ghi tên nước – 10 thăm ghi tên thủ đô), SGK, VBT 
, 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Mời HS thi tìm từ tiếp sức
* KTBC:
+ Yêu cầu 2 HS lên bảng viết các tỉnh, thành phố và tên danh lam thắng cảnh.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
*Nhận xét
MT: giúp HS biết cách viết tên người, tên địa lý nước ngoài.
PP: động não, đàm thoại, thực hành.
Bài tập 1:
+ GV đọc mẫu các tên riêng nước ngoài. 
+ Hướng dẫn HS cách đọc
Bài tập 2:
+ Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
 - Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận?
 - Mỗi bộ phận gồm mấy tiếng?
+ GV làm mẫu tên: Lep Tôn-xtôi
+ Lưu ý HS phân biệt bộ phận và tiếng
- Chữ cái đầu của mỗi bộ phận được viết như thế nào?
- Cách viết các tiếng trong cùng 1 bộ phận như thế nào?
Bài tập 3:
- Cách viết 1 số tên người, tên địa lí nước ngoài đã có ý gì đặc biệt?
* Ghi nhớ 
MT: Giúp HS rút ra được ghi nhớ.
PP: Động não, đàm thoại, giảng giải.
+ Yêu cầu HS cho ví dụ minh họa.
* Luyện tập .
MT: Giúp HS làm được các bài tập.
PP: Động não, đàm thoại, thực hành.
Bài tập 1:
+ Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi: tìm những tên riêng viết sai chính tả và sửa lại cho đúng
+ GV nhận xét, chốt lời giải đúng
+ Yêu cầu HS tìm nội dung đoạn văn
+ GV giới thiệu sơ nét về Lu-i Pa-xtơ
Bài tập 2:
+ GV nhận xét – kiểm tra.
Bài tập 3:
+ Phổ biến trò chơi “ Du lịch thế giới ”: tìm tên thủ đô ứng với tên nước
+ Chia nhóm – thực hiện chơi tiếp sức
+ GV nhận xét, chấm điểm thi đua
3. Hoạt động nối tiếp
+ Thi đua viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Thi đua tìm từ.
- 4 HS lên bảng làm bài (Nhật Khang, Hải Triều, Phương Nhã, Bảo Ngọc), lớp viết bảng con.
HT: cá nhân, nhóm, lớp.
- 1 HS đọc đề bài
- HS đọc cá nhân, đồng thanh
- HS thảo luận
- Trả lời miệng từng tên người,tên địa lý.
- Viết hoa.
- Giữa các tiếng trong cùng 1 bộ phận có dấu gạch nối
- Viết giống như tên riêng VN – tất cả các tiếng đều viết hoa.
HT: cá nhân, lớp.
- 2, 3 HS nội dung phần ghi nhớ.
- Cả lớp đọc thầm.
HT: cá nhân, nhóm, lớp.
- Đọc đề
- Thảo luận nhóm làm bài
- Đại diện các nhóm đọc kết quả.
- Viết về nơi gia đình Lu-i Pa-xtơ sống thời ông còn nhỏ
- HS đọc yêu cầu bài
- Làm việc cá nhân, viết lại những tên riêng cho đúng quy tắc.
- HS tham gia trò chơi
- Tham gia thi.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
KỂ CHUYỆN
Tiết 8: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
(trang 80)
I. Mục tiêu
1. Rèn kĩ năng nói: 
- Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông, phi lý.
- Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn truyện )
2. Rèn kĩ năng nghe: HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn 
3. Thái độ: Có những ước mơ đẹp để phấn đấu.
II. Đồ dùng dạy học
- Một số báo, sách, truyện viết về những ước mơ đẹp mà GV và HS sưu tầm được.
- Bảng phụ viết sẵn đề bài.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
- Cho lớp chơi trò chơi: Gọi bạn
+ Gọi 2 HS kể câu chuyện Lời ước dưới trăng
+ NX, cho điểm 
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động cơ bản
* Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài 
MT: Giúp HS nắm được những nội dung chính của một câu chuyện
PP: Làm mẫu, đàm thoại, thảo luận
+ GV yêu cầu HS gạch dưới những chữ quan trọng của đề bài để không kể chuyện lạc đề.
 Hãy kể một câu chuyện đã được đọc hoặc được nghe về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông, phi lí.
+ Yêu cầu HS nêu gợi ý các ước mơ trong SGK
+ Khuyến khích HS kể các câu chuyện đã sưu tầm được ngoài SGK.
+ GV gợi ý cách kể chuyện:
- Giới thiệu câu chuyện: nêu tên, cho biết đã nghe hoặc đọc ở đâu.
- Kể chuyện phải có mở đầu, diễn biến, kết thúc (với chuyện dài có thể kể một, hai đoạn chính có sự kiện, ý nghĩa )
- Rút ra ý nghĩa câu chuyện. 
* HS thực hành kể chuyện
MT: Giúp HS kể được truyện, nêu được ý nghĩa truyện
PP: Động não, đàm thoại, thực hành
+ Kể chuyện nhóm đôi
+ Thi kể trước lớp
GV nhận xét, tính điểm theo tiêu chuẩn sau:
 - Nội dung câu chuyện có hay, có mới không?
 - Cách kể (giọng điệu, cử chỉ)
 - Khả năng hiểu chuyện của người kể
+ GV theo dõi HS kể chuyện, gợi ý thêm cho những HS còn lúng túng
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chơi trò chơi
- 2 HS kể lại truyện (Kim Trâm, Tường Vy)
HT: cá nhân, nhóm, lớp.
- Đọc đề bài
- Gạch dưới từ quan trọng
- Đọc gợi ý 1
- HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện của mình, nói rõ đó là ước mơ đẹp hay ước mơ viển vông phi lý.
- HS lắng nghe.
- Theo dõi sự hướng dẫn của GV.
HT: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS kể chuyện theo nhóm đôi – trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể chuyện trước lớp
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất.
-HS nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
 LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_8_thu_3_nam_hoc_2012_2013.doc