Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)

Toán

LUYỆN TẬP (Trang 46)

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

* Năng lực đặc thù:

a. Năng lực mô hình hoá toán học:

- Củng cố tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.

- Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ; tính chu vi hình chữ nhật; giải toán có lời văn.

b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học:

- Vận dụng giải toán có lời văn.

 * Năng lực chung:

- Năng lực tư duy, năng lực tự chủ - tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học.

2. Phẩm chất:

- GD HS tính chính xác, độc lập trong toán học.

 

docx 50 trang xuanhoa 05/08/2022 1380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8:
Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2020
Toán
LUYỆN TẬP (Trang 46)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
* Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực mô hình hoá toán học: 
- Củng cố tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
- Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ; tính chu vi hình chữ nhật; giải toán có lời văn.
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
- Vận dụng giải toán có lời văn.
 * Năng lực chung: 
- Năng lực tư duy, năng lực tự chủ - tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học.
2. Phẩm chất: 
- GD HS tính chính xác, độc lập trong toán học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
 - Học sinh: Sách, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động khởi động: (3 phút )
- Học sinh chơi trò chơi Truyền điện: 
+ Nêu lại tính chất kết hợp của phép cộng?
(Khi cộng một tổng 2 số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ 2 và số thứ ba)
+Nêu lại tính chất giao hoán của phép cộng?
( Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi)
- Giáo viên đánh giá phần chơi của học sinh 
- GV giới thiệu vào bài
2. Hoạt động luyện tập:
* Mục tiêu: - Củng cố tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
* Phương pháp: thực hành, vấn đáp 
* Thời gian: 20 phút 
* Cách tiến hành:
* Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm cá nhân, hai HS làm bảng.
- Chữa bài:
+ Đọc bài làm,
+ giải thích cách làm 
+ Khi đặt tính ta cần lưu ý điều gì?
- Nhận xét đúng sai, thống nhất bài làm
- Đổi chéo vở soát bài.
 - HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính nhiều số hạng.
*Kết luận: Chú ý đặt tính thẳng hàng để tính cho chính xác.
* Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm cá nhân, 2 HS làm bảng.
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm
+ giải thích cách làm?
+ Em đã áp dụng tính chất nào để làm bài?
+ Khi kết hợp các số em cần chú ý gì?
+ Nhận xét đúng sai.
+ GV chốt kết quả đúng, HS chấm bài chéo, báo cáo kết quả.
*Kết luận: Để tính nhanh giá trị biểu thức, em cần xác định các phép tính có kết quả tròn chục, tròn trăm để tính trước.
* Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm cá nhân, 2 HS làm bảng.
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm, 
+ giải thích cách làm, 
+ nhận xét, 
+ đổi chéo vở kiểm tra.
*Kết luận: Ghi nhớ cách tìm thành phần chưa biết của phép tính
Bài 1: Đặt tính rồi tính tổng:
b. 26387+14075+9210
 2814 26387 
+ 1429 + 14075
 3046 9210
 7289 49672
c. 3925 + 618 + 535 = 5078
d. 54293 + 61934 + 7652 = 123879
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
 a. 96 + 78 + 4 = ( 96 + 4 ) + 78
 = 100 + 78 = 178
 67 + 21+ 79 = 67 + (21 + 79)
 = 67 +100 = 167
408 + 85 + 92 
= (408 + 92) + 85
= 500 + 85 = 585
b. 789 + 285 + 15
 = 789 + ( 285 + 15)
= 789 + 300 = 1089
448 + 594 + 52 
= (448 + 52) + 594
= 500 + 594 = 1094
Bài 3: Tìm x:
a. x – 306 = 504 
 x = 504 + 306 
 x = 810 
b. x + 254 = 680
x = 680 - 254
x = 426
3. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng giải bài toán có lời văn
* Phương pháp: thực hành, trò chơi 
* Thời gian: 15 phút
* Cách tiến hành: 
* Hoạt động cá nhân:
- HS đọc bài toán
+ Bài toán cho biết gì; Bài toán hỏi gì?
- HS làm vào vở, một HS làm bảng.
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm, 
+ Giải thích cách làm, 
+ nhận xét đúng sai, 
+ thống nhất bài giải đúng.
- Một HS đọc bài, cả lớp soát bài. 
*Kết luận: Cách giải toán có lời văn, chú ý cách trình bày 
* Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu.
- HS nhắc lại công thức tính chu vi hình chữ nhật
- Tổ chức cho Học sinh chơi trò chơi Ai tính nhanh hơn
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
*Kết luận: Chu vị hình chữ nhật = (chiều dài + chiều rộng) x 2
Bài 4:
Xã có: 5256 người
Sau 1năm tăng thêm: 79 người
Sau một năm nữa tăng thêm: 71 người.
Sau hai năm tăng thêm: ..người?
Sau hai năm số dân của xã đó có: người?
Bài giải
Số dân tăng thêm sau hai năm là:
79 + 71 = 150 (người)
Số dân của xã sau hai năm là:
5256 + 150 = 5400 (người)
 Đáp số: 5400 người
Bài 5: 
Hình chữ nhật có:
Chiều dài: a
Chiều rộng: b
Chu vi HCN là p
Công thức tính chu vi HCN là: 
p = ( a + b) x 2 (a,b cùng một đơn vị đo)
Tính chu vi hình chữ nhật, biết:
a. a = 16 cm, b = 12 cm
 p = (16 + 12) x 2 = 56 (cm)
b. a = 45 m, b = 15 m
 p = (45 + 15) x 2 = 120 (m) 
4. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
- Nhận xét tiết học, 
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Thể dục
Đ/c Hòa – Giáo viên bộ môn dạy
-------------------------------------------------------
Kĩ thuật
Đ/c Hòa – Giáo viên bộ môn dạy
-------------------------------------------------------
Lịch sử
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực:
 1.1. Năng lực đặc thù: 
a. Nhận thức lịch sử:
- Học sinh củng cố lại kiến thức từ bài 1 đến bài 5 về 2 giai đoạn lịch sử: buổi đầu dựng nước và giữ nước; hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập.
- Học sinh kể tên lại những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai giai đoạn lịch sử: buổi đầu dựng nước và giữ nước; hơn 1000 năm đấu tranh gianh độc lập và biểu diễn trên trục thời gian.
b. Tìm hiểu lịch sử: 
- Khai thác sách giáo khoa, tranh ảnh, bản đồ hành chính Việt Nam và các tài liệu liên quan
c. Vận dụng lịch sử: 
Hiểu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa đối với lịch sử. Biết di tích lịch sử.
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết tình huống và sáng tạo.
- Năng lực nhận thức khoa học, tìm hiểu lịch sử, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học.
2. Phẩm chất:
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh ung tự hào dân tộc và ung biết ơn các anh ung dân tộc. Tích cực xây dựng bài.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
- Học sinh: SGK, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động Khởi động: (3 phút )
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Bắn tên: 
+ Em hãy nêu vài nét về con người Ngô Quyền?
+ Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc?
+Kết quả trận đánh ra sao?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá 
– Giới thiệu bài 
2. Hoạt động luyện tập: 
*Mục tiêu: - Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5
*Phương pháp: vấn đáp 
*Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
 - GV treo băng thời gian (theo SGK) lên bảng và phát cho mỗi nhóm một bản yêu cầu HS ghi (hoặc gắn) nội dung của mỗi giai đoạn. 
 +Chúng ta đã học những giai đoạn lịch sử nào của lịch sử dân tộc, nêu những thời gian của từng giai đoạn?
*Kết luận: Đó là hai giai đoạn “Buổi đầu dựng nước và giữ nước (khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN) và Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập ( từ năm 179 TCN đến năm 938)
Nước Văn Lang ra đời 
 Nước ÂL rơi vào tay TĐn Chiến thắng BĐ
Khoảng 700 năm
Năm 179
CN
Năm 938
3. Hoạt động vận dụng:
*Mục tiêu: Học sinh kể tên lại những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai giai đoạn lịch sử: buổi đầu dựng nước và giữ nước; hơn 1000 năm đấu tranh gianh độc lập và biểu diễn trên trục thời gian.
 *Phương pháp: trình bày 1 phút 
*Thời gian: 20 phút 
*Cách tiến hành:
*Hoạt động3: Nhóm: 
- GV chia lớp thành 3 nhóm, cho HS bốc thăm chọn nội dung hùng biện.
-Yêu cầu bài nói : Đầy đủ đúng, trôi chảy, có hình ảnh minh hoạ càng tốt, kể các sự kiện và nói về ý nghĩa của các sự kiện đó
- GV nhận xét, khen/ động viên.
*Kết luận: Dân tộc ta có hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Chúng ta tự hào về truyền thống bất khuất đó
*Nhóm 1: kể về đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang. 
*Nhóm 2: kể về khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 
*Nhóm 3: kể về chiến thắng Bạch Đằng. 
4. Củng cố, dặn dò: (2 phút) 
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi SGK và chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................--------------------------------------------------------------------------------------------------
Khoa học
Đ/c Hằng – Giáo viên bộ môn dạy
------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
* Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực ngôn ngữ.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ đúng theo ý thơ.
- Học thuộc lòng khổ thơ, bài thơ.
b. Năng lực văn học: 
- Hiểu nội dung bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm thế giới trở nên tốt hơn.
- Biết đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung bài thơ.
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học
- Năng lực văn học.
2. Phẩm chất: 
- Yêu quí, kính trọng những ước mơ cao đẹp thể hiện tính nhân đạo.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động khởi động: (4 phút )
- HS hát bài "Trái đất này là của chúng mình"
- Tổ chức cho học sinh nói về ước mơ của em trong thế giới tương lai
- Giới thiệu bài 
2. Hoạt động khám phá: 
Hoạt động 1. 1. Luyện đọc: 
*Mục tiêu: Nhận diện đoạn thơ, đọc đúng, đọc rành mạch, trôi chảy và giải nghĩa được một số từ ngữ. 
*Phương pháp: Làm mẫu, động não, thực hành 
*Thời gian: 10 phút
* Cách tiến hành: 
 - 1HS đọc toàn bài, chia đoạn
- 3HS đọc nối tiếp lần 1, sửa lỗi phát âm.
- 3HS đọc nối tiếp lần 2 , giải nghĩa từ.
+Em hiểu thế nào là phép lạ?
+Em hiểu trái bom có nghĩa là như thế nào?
+Em hiểu thế nào là thuốc nổ?
- 3HS đọc nối tiếp lần 3 + ngắt câu
- Hs luyện đọc nối tiếp theo nhóm bàn.
- Gv đọc mẫu.
- Chia đoạn:
+ Đoạn 1: Khổ thơ 1.
+Đoạn 2: Khổ thơ 2
+Đoạn 3: Khổ thơ 3
+Đoạn 4: Khổ thơ 4
- Đọc đúng: lặn xuống, phép lạ, nảy mầm.
- Từ ngữ: Chú giải/ SGK
+Phép lạ: Phép màu nhiệm của thần thánh.
+ Trái bom: To và nặng khoảng hơn một tấn bên trong là một chất hoá học gây cháy nổ bên ngoài được bao bọc bằng sắt.
+ Thuốc nổ: Chất hoá học gây cháy nổ.
- Ngắt câu:
 Nếu chúng mình có phép lạ
Bắt hạt giống nảy mầm nhanh
 Chớp mắt/ thành cây đầy quả
 Tha hồ/ hái chén ngọt lành 
Hoạt động 2 2. Tìm hiểu bài: 
* Mục tiêu: HS hiểu những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ, bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp, nêu được nội dung từng khổ, nội dung bài.
*Phương pháp: động não, thảo luận nhóm 
*Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
* Hoạt động cả lớp:
- Đọc thầm toàn bài- trả lời câu hỏi:
+ Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
+ Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
+Khổ 1 nói nên điều ước gì của các bạn?
+Ước mơ đó được thể hiện qua từ ngữ nào?
- Yêu cầu HS đọc thầm khổ 2 và cho biết các bạn nhỏ ước gì?
+Khổ 2 nói nên điều ước gì của các bạn nhỏ?
+Ước mơ đó được thể hiện qua từ ngữ nào?
-Yêu cầu HS đọc thầm khổ 3 và trả lời câu hỏi
+Khổ 3 nói nên điều ước gì của các bạn nhỏ?
+Ước mơ đó được thể hiện qua từ ngữ nào?
+ Em hiểu câu thơ: “Mãi mãi không còn mùa đông” ý nói gì? 
-Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ còn lại và trả lời câu hỏi.
+ Khổ thơ cuối nói lên điều ước gì của các bạn nhỏ? 
+Ước mơ đó được thể hiện qua chi tiết nào?
+ Câu thơ “ Hoá trái bom thành trái ngon” có nghĩa là mong ước điều gì?
GV: Đó là những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp, ước mơ về một cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc, ước không còn thiên tai, thế giới chung sống trong hòa bình.
 + Em thích ước mơ nào của các bạn nhỏ trong bài thơ? Vì sao? 
+ Nêu ND chính của bài thơ ?
- Nếu chúng mình có phép lạ
- Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.
1. Ước muốn cho cây mau lớn để cho quả ngọt.
+ Chớp mắt thành cây đầy quả
+ Bắt hạt giống nảy mầm nhanh
2. Ước muốn trở thành người lớn ngay để làm việc.
+ Thành người lớn ngay
+ Lặn xuống đáy biển
+ Lái máy bay
3. Ước trái đất không còn mùa đông
+ Đúc thành ông mặt trời mới
+ Ước không còn mùa đông lạnh giá.Thời tiết dễ chịu, không còn thiên tai, bão lũ, hay bất cứ tai hoạ nào đe doạ con người. 
4.Ước trái đất không còn chiến tranh 
+ Hoá trái bom thành trái ngon
+ Mong không có chiến tranh, con người luôn sống hoà bình, không còn bom đạn.
-VD: Em thích ước mơ biến trái bom thành trái ngon bên trong chứa toàn kẹo. Vì trẻ em ai cũng thích được ăn kẹo, vui chơi...
- Em thích ước mơ hạt vừa gieo chỉ chớp mắt đã thành cây đầy quả, ăn được ngay vì em rất thích ăn hoa quả, thích cái gì cũng ăn được ngay.
- Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về mơ ước của các bạn nhỏ muốn phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
3. Hoạt động luyện tập 3. Luyện đọc diễn cảm
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm với giọng vui tươi.
*Phương pháp: thực hành, làm mẫu
*Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
* Hoạt động nhóm:
- 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài, HS cả lớp đọc thầm theo và nêu giọng đọc hay toàn bài.
- GV đưa đoạn hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Một Hs đọc và HS khác nêu giọng đọc hay của đoạn.
- Một HS đọc thể hiện lại.
+ HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
+ HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ Bình chọn HS đọc hay nhất theo tiêu chí 
- Học sinh nhẩm HTL bài thơ.
- Thi đọc thuộc lòng, nhận xét, đánh giá
+ Toàn bài đọc với giọng vui tươi, hồn nhiên, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của thiếu nhi khi mơ ước về một thế giới tốt đẹp hơn.
+ Khổ thơ 2,3 
Nếu chúng mình có phép lạ
Bắt hạt giống nảy mầm nhanh
Chớp mắt thành cây đầy quả
Tha hồ hái chén ngọt lành.
Nếu chúng mình có phép lạ
Hóa trái bom thành trái ngon
Trong ruột không còn thuốc nổ
Chỉ toàn kẹo với bi tròn
4. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: HS biết liên hệ, mở rộng nội dung bài học vào thực tế.
*Phương pháp: Nêu vấn đề
*Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
- Giáo viên gợi mở: 
+ Em có ước mơ gì? Hãy chia sẻ ước mơ của em với các bạn
- Học sinh phát biểu
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
*Kết luận: GD KNS: GD HS có những ước mơ cao đẹp, thể hiện tính nhân đạo trong cuộc sống.
5. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Nhận xét tiết học, hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 27 tháng 10 năm 2020
Chính tả
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
* Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Nghe-viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc (3) a/b hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn.
b. Năng lực văn học: 
- Hiểu nội dung bài viết
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ- tự học.
- Năng lực ngôn ngữ.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng tính sự tích cực, chủ động trong học tập.
* GDBVMT:
- Giáo dục tình cảm yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
 - Học sinh:Vở, bút,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động khởi động: (3 phút )
- TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ
- 2 HS lên bảng thi viết các từ: vũ trụ, chinh phục, ý chí, trí tuệ.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá 
- GV dẫn vào bài mới: Trong giờ chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết một đoạn bài Trung thu độc lập, làm một số bài tập chính tả.
2. Hoạt động khám phá: 1. Chuẩn bị viết chính tả: 
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết theo đoạn văn.
*Phương pháp: vấn đáp, động não
*Thời gian: 5 phút 
* Cách tiến hành: 
- Một HS đọc đoạn cần viết, cả lớp đọc thầm.
++ Anh chiến sĩ mơ ước gì trong đêm trung thu độc lập?
+ Đất nước ta hiện nay đã thực hiện được ước mơ của anh chiến sĩ chưa?
Giáo viên: Ước mơ của anh chiến sĩ đã thành hiện thực: những nhà máy, khu công nghiệp to lớn mọc lên, ... làm ảnh hưởng tới môi trường. Vì vậy chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường...
- HS luyện viết từ dễ sai
- Anh mơ ước về tương lai tươi đẹp của đất nước.
- Đất nước ta hiện nay dã có được những điều mà anh chiến sĩ mơ ước, thành tựu kinh tế đạt được rất to lớn: chúng ta có những nhà máy thủy điện lớn, những khu công nghiệp, đô thị to lớn,...
- Từ khó: mươi mười lăm năm, phấp phới, nông trường.
3. Hoạt động luyện tập: 2. Viết bài chính tả: 
* Mục tiêu: Hs nghe - viết tốt bài chính tả theo hình thức đoạn văn, tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai
* Phương pháp: thực hành 
*Thời gian: 18 phút 
* Cách tiến hành:
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình .
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
4. Hoạt động vận dụng: 3. Làm bài tập chính tả: 
* Mục tiêu: HS tìm được các tiếng bắt đầu bằng "r/d/gi. Phân biệt được r/d/gi 
*Phương pháp: thảo luận nhóm, thực hành, động não 
*Thời gian: 8 phút 
* Cách tiến hành: 
* Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu, 1 HS lên bảng làm
- HS làm bài /VBT - trình bày bài làm.
- Nhận xét- chữa bài.
- HS đọc lại truyện vui
+ Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào?
+ Theo em phải đánh dấu ở đâu để có thể tìm lại được kiếm?
* Hoạt động cặp đôi:
- HS nêu yêu cầu, HS làm bài theo cặp.
- HS các nhóm trình bày ý kiến, nhận xét, bổ sung..
- Nhận xét, đánh giá, kết luận đáp án đúng.
Bài tập 2: Điền từ chứa tiếng r/d/gi:
kiếm giắt - kiếm rơi - đánh dấu - kiếm rơi - làm gì - đánh dấu- kiếm rơi - đánh dấu.
+ Anh ngốc lại tưởng đánh dấu mạn thuyền chỗ rơi kiếm là mò được kiếm, không biết rằng thuyền đi trên sông nên việc đánh dấu mạn thuyền chẳng có ích gì.
+ Phải đánh dấu chỗ kiếm rơi chứ không phải đánh dấu mạn thuyền.
Bài tập 3: Tìm từ:
rẻ- danh nhân- giường.
5. Củng cố, dặn dò:(2 phút) 
- Nhận xét tiết học, hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
1.1. Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Nắm được qui tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài (ND Ghi nhớ).
- Biết vận dụng qui tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các BT 1, 2 (mục III).
- Rèn kĩ năng viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài
b. Năng lực văn học: 
- Rèn viết hoa danh từ riêng 
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học.
2. Phẩm chất:
- yêu thích môn học, có ý thức đọc, viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, từ điển 
- Học sinh: Từ điển, vở BT, bút, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động (5 phút)
- TBVN điều hành chơi trò chơi: Tiếp sức
+ Viết tên các phường xã của thành phố Hạ Long
- Giới thiệu bài: Khi viết, ta cần phải viết hoa trong những trường hợp nào?
Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm vững và vận dụng quy tắc viết hoa khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài
2. Hoạt động Khám phá: 
* Mục tiêu: 	HS nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài
*Phương pháp: động não, làm mẫu
*Thời gian: 10 phút
* Cách tiến hành: 
* Hoạt động cả lớp:
- GV đọc mẫu tên người và tên địa lí trên
- HS đọc cá nhân, nhóm đôi tên người và tên địa lí trên bảng .
- 1 em nêu yêu cầu trong SGK.
- HS trao đổi trong nhóm đôi, trả lời câu hỏi:
+ Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng?
* Hoạt động cặp đôi:
+ Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết như thế nào?
+ Cách viết các tiếng trong cùng 1 BP như thế nào?
GV: Các tên riêng nước ngoài trên được phiên âm theo tiếng La tinh (Phiên âm quốc tế).
*Kết luận: Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu mỗi bộ phận có nhiều tiếng thì dùng gạch nối giữa các tiếng 
* Hoạt động cặp đôi:
- 1 em nêu yêu cầu trong SGK.
- HS đọc các tên riêng trong bài
- HS trao đổi trong nhóm đôi, trả lời câu hỏi:
+ Cách viết một số tên người, tên địa lí nước ngoài đã cho có gì đặc biệt?
GV: Những tên người, tên địa lí nước ngoài trên là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt. VD: Hi Mã Lạp Sơn là tên một ngọn núi được phiên âm theo âm Hán Việt, còn Hi-ma-lay-a là tên quốc tế được phiên âm từ tiếng Tây Tạng
- HS đọc ghi nhớ
1. Nhận xét:
Bài 1: Phân tích từng tên người, tên địa lí nước ngoài và ghi vào bảng:
- Tên người: Lép Tôn- xtôi, ...
- Tên địa lí: Hi- ma- lay- a, Đa- nuýp...
- Tên người:
+ Lép Tôn-xtôi gồm 2 bộ phận: 
Lép và Tôn-xtôi
 BP2
(2 tiếng)
BP1
(1 tiếng)
- Tên địa lý:
+ Hi-ma-lay-a (1 BP- 4 tiếng)
+ Lốt Ăng-giơ-lét (2 BP- 4 tiếng)
Bài 2: Ghi cách viết mỗi bộ phận trong từng tên riêng đó:
- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận
- Giữa các tiếng cùng 1 BP có 1gạch nối 
Bài 3: Cách viết các tên người, tên địa lí nước ngoài nói trên có gì đặc biệt?
- Khổng Tử, Bắc Kinh, Thích Ca Mâu Ni
- Viết giống tên riêng Việt Nam- tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng đều viết hoa: Thích Ca Mâu Ni, Hi Mã Lạp Sơn.
2. Ghi nhớ: SGK
2. Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu: 	HS biết cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài trong thực tế.
*Phương pháp: thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi 
*Thời gian: 20 phút
* Cách tiến hành: 
* Hoạt động nhóm:
- HS nêu yêu cầu và nội dung.
+ Trong bài có những tên riêng nào?
- HS làm bài nhóm 4 -1 nhóm làm bảng.
- Chữa bài:
 +Nhận xét cách viết, 
+ Giải thích cách viết
+ bổ sung, 
+ kết luận lời giải đúng.
+ Đoạn văn viết về ai?
+ Các tên riêng nước ngoài trong đoạn văn được phiên âm theo âm nào?
*Kết luận: chú ý xác định từng bộ phân của tên riêng nước ngoài để viết hoa cho đúng
* Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu và nội dung
- HS làm VBT, 3 em làm bài trên phiếu
- Chữa bài:
+ Nhận xét
+ chữa bài bạn trên bảng
+ Nêu cách viết
+ Các tên riêng trên có mấy bộ phận?
- GV giải thích thêm tên người, tên địa danh.
3. Luyện tập:
Bài 1: Viết lại cho đúng các tên riêng:
-Ác-boa, Lu-i Pa-xtơ, Ác-boa, Quy-dăng-xơ.
- Viết về nơi gia đình Lu-i Pa-xtơ sống thời còn nhỏ. Lu-i Pa-xtơ (1822-1895) nhà bác học nổi tiếng thế giới đã tự chế ra các loại vác-xin trị bệnh, trong đó có bệnh than, bệnh dại.
Bài 2: Viết lại cho đúng các tên riêng:
Tên người
- An-be Anh-xtanh
- Crít-xti-an An-đéc-xen
- I-iu-ri Ga-ga-rin 
Tên địa lí
- Tô-ki-ô, A-ma-dôn, Ni-a-ga-ra
3. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng rèn kĩ năng viết tên địa lí nước ngoài
*Phương pháp: trò chơi 
*Thời gian: 8 phút 
* Cách tiến hành:
* Hoạt động nhóm:
- Hướng dẫn HS làm dưới hình thức chơi trò du lịch.
- HS nêu yêu cầu - quan sát tranh minh hoạ.
- Chia làm 4 nhóm - thi tiếp sức. Nhận xét, bình chọn nhóm đi du lịch tới nhiều nước nhất.
+ Các tên riêng nước ngoài trên được phiên âm theo cách nào?
+Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài cần viết như thế nào ? 
*Kết luận: Ta viết hoa chữ cái đầu, của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.
- Một số tên riêng nước ngoài viết giống cách viết tên riêng Việt Nam. Đó là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt
Bài 3: Ghi lại tên 3 nước ứng với tên thủ đô của 3 nước.
STT
Tên nước
Tên thủ đô
1
Nga
Mát-xcơ-va
2
Ấn Độ
Niu Đê- li
3
Nhật Bản
Tô-ki-ô
4
Mĩ
Oa- sinh- tơn
5
Đức
Béc-lin
4. Củng cố, dặn dò (2 phút)
- Nhận xét tiết học, 
- Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................
Âm nhạc
Đ/c Thủy – Giáo viên bộ môn dạy
------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
1. 1. Năng lực đặc thù: HS ôn tập, củng cố về: 
a. Năng lực mô hình hoá toán học: 
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
- Vận dụng cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó giải các bài tập có liên quan.
1. 2. Năng lực chung:
- Năng lực tư duy, năng lực tự chủ - tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học.
2. Phẩm chất:
- Qua bài học, bồi dưỡng tính tích cực, tự giác trong tiếp thu, phát hiện và chiếm lĩnh tri thức.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
 - HS: SGK, vở viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động khởi động: (5 phút )
- Tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn 
+ Tính tổng và hiệu của 2 số sau:
Số lớn: 20 Tổng : 20 + 5 = 25
Số bé: 5 Hiệu: 20 - 5 = 15
- Giáo viên nhận xét 
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động Khám phá: 
* Mục tiêu: 
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
*Phương pháp: động não, vấn đáp, thảo luận nhóm 
*Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành:
* Hoạt động cả lớp:
- GV nêu bài toán ví dụ trong SGK.
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
GV: Vì bài toán cho biết tổng và hiệu của hai số, yêu cầu chúng ta tìm hai số đó nên đây gọi là dạng toán: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ bài toán.
- GV che phần lớn hơn của số lớn cho HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Nếu bớt đi hiệu thì được gì ?
+ Hãy tính hai lần số bé?
+ Tìm số bé? Tìm số lớn?
- HS trình bày cách giải bài toán.
- GV viết cách tìm số bé lên bảng, HS ghi nhớ.
- GV vẽ thêm đoạn còn thiếu của số bé cho bằng số lớn.
+ Nếu thêm hiệu vào số bé thì được gì?
+ Hai lần số lớn là bao nhiêu?
+Tìm số lớn? Tìm số bé?
- HS trình bày cách giải bài toán.
- GV viết cách tìm số lớn lên bảng, HS nhẩm thuộc
GV: Vậy tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó có hai cách giải, em có thể giải một trong hai cách đó
1. Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
a. Bài toán: Tổng của hai số là 70, hiệu của hai số là 10. Tìm hai số đó.
- Tổng hai số: 70, hiệu hai số là: 10
- Tìm hai số đó?
b. Hướng dẫn vẽ sơ đồ bài toán:
 ?
Số lớn:
 10 70
Số bé:
 ?
c. Hướng dẫn giải bài toán (Cách 1)
 Hai lần số bé là: 70 – 10 = 60
 Số bé là: 60 : 2 = 30
 Số lớn là: 30 + 10 = 40
Bài giải
Số bé là :
(70 -10 ) : 2 = 30
Số lớn là : 30 + 10 = 40
Đáp số : 30, 40
 Nhận xét: Số bé = (tổng – hiệu ) : 2
 d. Hướng dẫn giải toán (cách 2)
 Hai lần số lớn là: 70 + 10 = 80.
 Số lớn là: 80 : 2 = 40
 Số bé là: 40 – 10 = 30
Bài giải
Số lớn là : (70 + 10 ) : 2 = 40
Số lớn là : 40 - 10 = 30
Đáp số : 40, 30
Nhận xét: Số lớn = (tổng + hiệu ) : 2
Số bé = Tổng – Số lớn
 Số bé = Số lớn - Hiệu
 Số lớn + Số bé = Tổng
 Số lớn – Số bé = Hiệu
3. Hoạt động luyện tập: 
* Mục tiêu: HS thực hành tính tìm hai số khi biết tổng và hiệu.
* Phương pháp: thực hành, làm mẫu 
*Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành:
* Hoạt động cá nhân:
- HS đọc bài toán
+Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Một HS tóm tắt bài trên bảng.
- Nhìn tóm tắt đọc lại đề bài.
- HS làm bài cá nhân, hai HS làm bảng theo hai cách.
- Chữa bài:
+ Đọc bài làm,
+ giải thích cách làm
+ Vì sao khi tính tuổi con, em lại lấy .?
+ nhận xét đúng sai.
+ Một HS đọc bài, cả lớp soát bài.
*Kết luận: Nêu cách giải bài toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của nó theo hai cách.
Chú ý: Sơ đồ không thuộc bài giải. HS có thể vẽ sơ đồ vào vở hoặc vào nháp
* Hoạt động cá nhân:
- HS đọc bài toán
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Một HS tóm tắt bài trên bảng.
- Nhìn tóm tắt đọc lại đề bài.
- HS làm bài cá nhân, một HS làm bảng. 
- Chữa bài: 
+ Giải thích cách làm, 
+ nhận xét đ/s.
+ Nêu cách giải khác
- Đổi chéo vở kiểm tra.
*Kết luận: HS nhắc lại cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của nó theo 2 cách.
2. Thực hành:
Bài 1: ? tuổi
Tuổi bố:
 38 tuổi 58 tuổi
Tuổi con:
 ?tuổi
Bài giải
Tuổi con là:
(58 – 38 ) : 2 = 10 (tuổi)
Tuổi bố là:
10 + 38 = 48 (tuổi)
 Đáp số: con: 10 tuổi
 bố: 48 tuổi
Bài 2: (ĐC đề bài: Một lớp học có 36 học sinh...)
 ? em
 Trai:
 4em 36 em
 Gái:
 ? em
Bài giải
Số học sinh trai là:
(36 + 4 ) : 2 = 20 (HS)
Số học sinh gái là:
20 - 4 =

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_8_nam_hoc_2020_2021_ban_chuan_kie.docx