Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6, Thứ 4 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6, Thứ 4 - Năm học 2012-2013

TOÁN

Tiết 28: Luyện tập chung

(trang 36 - 37)

I. Mục tiêu

Giúp HS ôn tập, củng cố hoặc kiểm tra về:

- Viết số, xác định giá trị của chữ số theo vị trí của chữ số đó trong một số, xác định số lớn nhất (hoặc bé nhất) trong một nhóm các số.

- Mối quan hệ giữa một số đơn vị đo khối lượng hoặc đo thời gian.

- Thu thập và xử lí một số thông tin trên biểu đồ.

- Giải bài toán về tìm số trung bình cộng của nhiều số. làm các BT 1, 2

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 5 trang xuanhoa 11/08/2022 1480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6, Thứ 4 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ hai ngày 8 tháng 10 năm 2012
Ngày dạy: Thứ tư ngày 10 tháng 10 năm 2012
TOÁN
Tiết 28: Luyện tập chung
(trang 36 - 37)
I. Mục tiêu
Giúp HS ôn tập, củng cố hoặc kiểm tra về:
- Viết số, xác định giá trị của chữ số theo vị trí của chữ số đó trong một số, xác định số lớn nhất (hoặc bé nhất) trong một nhóm các số.
- Mối quan hệ giữa một số đơn vị đo khối lượng hoặc đo thời gian.
- Thu thập và xử lí một số thông tin trên biểu đồ.
- Giải bài toán về tìm số trung bình cộng của nhiều số. làm các BT 1, 2
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Trò chơi: Đố bạn
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
+ GV nhận xét và ghi điểm .
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Hướng dẫn luyện tập
MT: giúp HS làm được các bài tập
PP: động não, đàm thoại, thực hành
Bài tập 1:
+ Gọi HS đọc yêu cầu đề bài trang 36: Khoanh tròn trước những câu trả lời đúng.
+ Gọi HS nêu miệng , giải thích cách chọn nếu cần
+ GV nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2:
+ Yêu cầu HS đọc đề
+ GV treo bảng phụ vẽ sẵn biểu đồ
+ Hỏi đáp tìm hiểu bài
+ GV sửa bài.
Bài tập 2:
+ Yêu cầu HS đọc đề
+ Hỏi đáp tìm hiểu bài
+ GV sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp
Bài tập làm thêm:
Trung bình cộng của hai số là 56. Biết một trong hai số là 72. Tìm số kia.
- Tham gia chơi.
- 3 HS thực hiện (Hải Triều, Hải Đăng, Bảo Trường)
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS làm bài 
- HS nhắc lại quy tắc
- HS tự làm bài
- Sửa bài
- HS tự làm bài
- Sửa bài
 LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
TẬP ĐỌC
Tiết 12: Chị em tôi
(trang 59 - 60)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung truyện: Cô chị hay nói dối đã tỉnh ngộ nhờ sự giúp đỡ của cô em. 
- Hiểu ý nghĩa truyện: Câu chuyện là lời khuyên HS không được nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người đối với mình.
2. Kĩ năng
- Đọc trơn cả bài. Chú ý các từ dễ mắc lỗi phát âm.
- Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh phù hợp với việc thể hiện tính cách, cảm xúc của các nhân vật.
3. Thái độ: - HS không nói dối, hiểu rằng nói dối là một tật xấu.
* GDKNS: tự nhận thức về bản thân, thể hiện sự cảm thông, giá trị, lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa nội dung bài đọc SGK. 
- Bảng phụ viết câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Cả lớp hát 1 bài.
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét và cho điểm HS.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Luyện đọc 
MT: giúp HS đọc đúng bài văn
PP: trực quan, giảng giải, thực hành.
+ Gọi 1 HS đọc cả bài.
+ Hướng dẫn phân đoạn : 3 đoạn .
 - Đoạn 1 : từ đầu tặc lưỡi cho qua.
 - Đoạn 2 : tiếp theo ..cho nên người ( chia thành 2 đoạn nhỏ )
 - Đoạn 3 : còn lại
+ Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn.
+ Ghi bảng + hướng dẫn HS luyện đọc từ khó + giải thích từ khó (SGK)
+ Luyện đọc trong nhóm, đọc trước lớp
+ Đọc cả bài. GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài
MT: Giúp HS cảm thụ bài thơ.
PP: Đàm thoại, giảng giải, thực hành.
Đoạn 1:
- Cô chị xin phép ba để đi đâu?
- Cô có đi học nhóm thật không? Em đoán xem cô đi đâu?
- Cô nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa? Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy?
Đoạn 2:
- Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
Đoạn 3:
 -Vì sao cách làm của cô em giúp chị được tỉnh ngộ?
- Cô chị đã thay đổi như thế nào ?
- Câu chuyện muốn nói với các em điều gì ?
- Hãy đặt tên cho cô chị và cô em theo đặc điểm tính cách nhân vật.
GV chốt NDC: Cô chị hay nói dối đã tỉnh ngộ nhờ sự giúp đỡ của cô em. 
* Hướng dẫn đọc diễn cảm
MT: Giúp HS đọc diễn cảm bài văn.
PP: Làm mẫu, thực hành.
 + Hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn : “ Hai chị em .....cho nên người.”
+ GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc, đọc mẫu.
+ Theo dõi, sữa chữa, uốn nắn.
3. Hoạt động nối tiếp
Yêu cầu HS tìm giọng đọc hay cho toàn bài.Luyện đọc diễn cảm.
-4 HS đọc nối tiếp và trả lời (Nhật Khang, Tường Vy, Thiên An, Bảo Ngọc)
- Nhận xét, cho điểm bạn.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Đọc 2 – 3 lượt .
- HS luyện đọc trong nhóm
- 2 HS đọc cả bài 
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- HS đọc thầm, đọc lướt từng đoạn và trả lời câu hỏi.
- Không được nói dối 
- Nói dối là tính xấu sẽ làm ra mất lòng tin của cha mẹ, anh em, bạn bè .
- Anh chị mà nói dối sẽ là tấm gương xấu cho các em .
HT: cá nhân, lớp.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- Thi đọc diễn cảm theo cách phân vai: người dẫn truyện, chị, em và cha.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
	LƯỢNG GIÁ
Đọc đúng: ..
Hiểu nội dung bài: .
Đọc diễn cảm: ...
 ..›&š ..
TẬP LÀM VĂN
Tiết 11: Trả bài văn viết thư
I. Mục tiêu
- Nhận thức đúng về lỗi trong bài viết của bạn và của mình khi đã được thầy (cô) giáo chỉ rõ.
- Biết tham gia cùng các bạn trong lớp chữa những lỗi chung về ý, bố cục bài, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả, biết tự chữa những lỗi thầy (cô) yêu cầu.
- Nhận thức được cái hay của bài được thầy (cô) khen.
II. Đồ dùng dạy học
- Giấy khổ to viết các đề bài TLV
- Phiếu học tập để HS thống kê các lỗi trong bài làm của mình theo từng loại và sửa lỗi (phiếu phát cho từng HS).
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Trò chơi: Gửi thư cho các chú bộ đội.
* Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
* Giới thiệu bài.
2. Hoạt động cơ bản
* GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
MT: giúp HS biết được những ưu khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải
+ GV viết đề bài văn của tuần 5 lên bảng.
+ Nhận xét về kết quả làm bài.
+ Thông báo số điểm cụ thể.
* Hướng dẫn HS chữa bài
MT: giúp HS phát hiện và biết sữa lỗi trong bài làm của mình
PP: Thực hành, giảng giải.
+ GV trả bài cho từng HS.
Hướng dẫn từng HS sửa lỗi.
GV phát phiếu học tập cho từng HS làm việc cá nhân. GV giao nhiệm vụ:
+ GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
Hướng dẫn chữa lỗi chung
+ GV chép các HS thường sai nhiều lên bảng lớp.
+ GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai)
* Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay.
+ GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của một số HS trong lớp.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS viết thư chưa đạt về viết lại để bài hay hơn.
- HS chơi.
- Lắng nghe.
HT: cá nhân, lớp
- Đọc lỗi phê của thầy (cô) giáo.
- Đọc những chỗ thầy (cô) giáo chỉ lỗi trong bài.
HT: cá nhân, nhóm, lớp
- Viết vào phiếu các lỗi trong bài làm theo từng loại (lỗi chính tả, từ, câu, diẽn đạt ý) và sửa lỗi
- Đổi phiếu cho bạn để soát lỗi còn sót, soát lại việc sữa lỗi.
- 1, 2 HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. 
- HS trao đổi về bài chữa trên bảng.
- HS chép bài chữa vào vở.
- HS trao đổi dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đẹp của đoạn văn, bài văn, từ đó rút kinh nghiệm cho mình.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_6_thu_4_nam_hoc_2012_2013.doc