Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6, Thứ 2 - Năm học 2012-2013
TOÁN
Tiết 26: Luyện tập
(trang 26)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Giúp HS củng cố kĩ năng đọc, phân tích và xử lý số liệu trên hai loại biểu đồ.
- Thực hành lập biểu đồ.
2. Kĩ năng: Làm được các bài tập thực hành.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập 1, 2.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng con
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6, Thứ 2 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ bảy ngày 6 tháng 10 năm 2012 Ngày dạy: Thứ hai ngày 8 tháng 10 năm 2012 TOÁN Tiết 26: Luyện tập (trang 26) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Giúp HS củng cố kĩ năng đọc, phân tích và xử lý số liệu trên hai loại biểu đồ. - Thực hành lập biểu đồ. 2. Kĩ năng: Làm được các bài tập thực hành. 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập 1, 2. II. Đồ dùng dạy học - Bảng con III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm - Trò chơi: Đố bạn - Kể tên một số loại biểu đồ mà em biết. - Sử dụng biểu đồ thuận tiện như thế nào? - Nhân xét – ghi điểm HS. 2. Hoạt động cơ bản Bài 1 MT: Củng cố cách đọc biểu đồ tranh vẽ PP: động não, đàm thoại, thực hành. + GV yêu cầu HS đọc kỹ biểu đồ và tự làm bài, sau đó sửa chữa bài trước lớp. Bài 2 MT: Củng cố cách đọc biểu đồ cột PP: động não, đàm thoại, thực hành. + GV yêu cầu HS đọc kỹ biểu đồ và tự làm bài, sau đó sửa chữa bài trước lớp. 3. Hoạt động nối tiếp + So sánh 2 loại biểu đồ : - Biểu đồ tranh và biểu đồ cột - 1 2 HS trả lời (Phương Trinh, Quỳnh Sương), cả lớp theo dõi. HT: cá nhân, lớp - HS đọc đề - Tự làm bài rồi chữa bài lần lượt từng câu HT: cá nhân, nhóm, lớp - HS đọc đề - Tự làm bài rồi chữa bài lần lượt từng câu - Biểu đồ tranh: dễ nhìn, khi thực hiện (do phải vẽ hình), chỉ làm với số lượng nội dung ít - Biểu đồ cột: dễ thực hiện, chính xác, có thể làm với số lượng nội dung nhiều LƯỢNG GIÁ ..& .. TẬP ĐỌC Tiết 11: Những hạt thóc giống (trang 46 - 47 ) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. - Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân 2. Kĩ năng - Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm buồn, xúc động thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông. - Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. 3. Thái độ - HS yêu thương người thân trong gia đình, biết sửa sai lầm khi phạm lỗi. * GDKNS: Ứng xử lịch sự trong giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa nội dung bài đọc SGK. - Bảng phụ viết câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm - Khởi động: Cho cả lớp hát một bài. * Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi trong SGK.. Nhận xét tính cách của Gà Trống và Cáo? - Hành động của Cáo có trung thực không? + NhËn xÐt, cho ®iểm. - Giới thiệu bài. 2. Hoạt động cơ bản * Luyện đọc. MT: giúp HS đọc đúng bài văn. PP: trực quan, giảng giải, thực hành. + Gọi 1 HS đọc cả bài. - Hướng dẫn phân đoạn : 2 đoạn . + Đoạn 1 : từ đầu mang về nhà. + Đoạn 2 : phần còn lại + Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn. + Ghi bảng + hướng dẫn HS luyện đọc từ khó + giải thích từ khó (SGK). + Luyện đọc trong nhóm, đọc trước lớp + Đọc cả bài. GV đọc mẫu. * Tìm hiểu bài MT: Giúp HS cảm thụ bài văn. PP: Đàm thoại, giảng giải, thực hành. Đoạn 1: - Khi câu chuyện xảy ra, An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào? - Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của An-đrây-ca thế nào? - An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông? Đoạn 2: - Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà? - An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào? - Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào? GV chốt NDC: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân * Hướng dẫn đọc diễn cảm MT: Giúp HS đọc diễn cảm bài văn. PP: Làm mẫu, thực hành. + Hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn “Bước vào phòng ra khỏi nhà” + Hướng dẫn HS tìm giọng đọc =>GV đọc mẫu + Theo dõi, sữa chữa, uốn nắn. 3.Hoạt động nối tiếp -Yêu cầu HS tìm giọng đọc hay cho toàn bài và tiếp tục luyện đọc diễn cảm. - Cả lớp hát - 2 HS thực hiện (Nhật Khang, Gia Khánh) HT: cá nhân, nhóm, lớp - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Đọc 2 – 3 lượt . - HS luyện đọc trong nhóm - 2 HS đọc cả bài HT: cá nhân, nhóm, lớp -HS đọc thầm, đọc lướt từng đoạn và trả lời câu hỏi. HT: cá nhân,lớp. - HS luyện đọc diễn cảm. - Thi đọc diễn cảm theo cách phân vai. - Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ. LƯỢNG GIÁ Đọc đúng: .. Hiểu nội dung bài: . Đọc diễn cảm: ... ..& .. CHÍNH TẢ Tiết 6: Người viết truyện thật thà (trang 56 - 57) I. Mục tiêu - Nghe - viết đúng, đẹp câu chuyện vui Người viết truyện thật thà - Tự phát hiện ra lỗi sai và sữa lỗi chính tả. - Tìm và viết đúng các từ láy có chứa âm s/ x hoặc thanh hỏi/ thanh ngã. - Giáo dục tính cẩn thận, sạch sẽ. II. Đồ dùng dạy học - Tự điển HS ( nếu có ), bảng nhóm . III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm - Trò chơi: Đố bạn + GV đọc cho 3 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết nháp các từ bắt đầu bằng r/d/gi hoặc ân/âng + Nhận xét. - Giới thiệu bài 2. Hoạt động cơ bản * Hướng dẫn HS nghe – viết. MT: giúp HS nghe để viết đúng đoạn văn. PP: trực quan, đàm thoại, thực hành. Tìm hiểu về nội dung đoạn văn: + Gọi HS đọc đoạn văn. - Nhà văn Ban-dắc có tài gì? - Trong cuộc sống ông là người như thế nào? Hướng dẫn viết từ khó: + Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn. + Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được. + Nhắc HS viết lời nói trực tiếp sau dấu hai chấm phối hợp với dấu gạch đầu dòng. Viết chính tả: + GV đọc cho HS viết với tốc độ vừa phải. Mỗi câu hoặc cụm từ được đọc 2 – 3 lần. + Đọc lại toàn bài 1 lượt . Chấm, chữa bài: - Chấm, chữa 7 – 10 bài. - GV nhận xét chung bài viết của HS * Hướng dẫn làm bài tập MT: Giúp HS làm đúng các bài tập . PP: Động não, đàm thoại, thực hành Bài 2: + GV yêu cầu HS đọc bài tập 2 + Yêu cầu HS ghi lỗi và chữa lỗi vào vở nháp hoặc vở BT (nếu có). +Chấm một số bài chữa của HS. => Nhận xét. Bài 3: + Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung. - Từ láy có tiếng chứa s hoặc x là từ láy như thế nào? + Tổ chức cho HS thi làm bài theo nhóm. + Sửa bài, kết luận về phiếu đúng, đầy đủ nhất. - Từ láy có tiếng chứa âm s: san sát, sẳn sàng, săn sóc, sáng suốt, se sẽ, song song, sốt sắng, suôn sẻ, su su,.. - Từ láy có tiếng chứa âm x: xa xa, xám xịt, xa xôi, xào xạc, xao xuyến, xót xa, xôn xao, . 3. Hoạt động nối tiếp + Yêu cầu HS viết lại các từ sai trong bài chính tả. HS sai 3 lỗi trở lên thì viết lại bài. - Chơi trò chơi. - Viết bảng con. - Theo dõi. HT: cá nhân, lớp -1 HS đọc lại bài, cả lớp đọc thầm nội dung bài. - HS trả lời. - Luyện viết từ khó: Ban-dắc, nói dối, tưởng tượng - Nghe GV đọc và viết bài. - Soát lại bài . - Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài. HT: cá nhân, nhóm, lớp - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu và mẫu. - Tự ghi lỗi và chữa lỗi. - Hoạt động nhóm, ghi vào bảng nhóm, trình bày - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ. LƯỢNG GIÁ HS viết sai dưới 3 lỗi: HS viết sai trên 3 lỗi: HS làm đúng các bài tập: ..& .. LỊCH SỬ Tiết 6: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40) ( Trang ) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS biết - Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa? - Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. 2. Kĩ năng: Tường thuật trên bản đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa. 3. Thái độ Bồi dưỡng lòng tự hào về người anh hùng dân tộc và truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta . II. Đồ dùng dạy học - SGK, lược đồ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Cho lớp hát bài : Cho ước mơ bay cao * Kiểm tra bài cũ: - Nhân dân ta đã bị chính quyền đô hộ phương Bắc cai trị như thế nào? - Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta? + GV nhận xét, ghi điểm. - Giới thiệu bài 2. Hoạt động cơ bản 2.1. Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa MT: giúp HS nắm được nguyên nhân của cuộc KN PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải + Giải thích khái niệm quận Giao Chỉ : Thời nhà Hán đô hộ nước ta , vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ . + GV nêu vấn đề để các nhóm thảo luận: Khi tìm nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có hai ý kiến sau: + Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặc biệt là Thái thú Tô Định. + Do Thi Sách, chồng của bà Trưng Trắc, bị Tô Định giết hại. - Theo em, ý kiến nào đúng? Tại sao? + GV hướng dẫn HS kết luận : Thi Sách bị giết hại chỉ là cái cớ để cuộc khởi nghĩa nổ ra, nguyên nhân sâu xa là do lòng yêu nước, căm thù giặc của hai bà Trưng 2.2. Diễn biến của cuộc khởi nghĩa MT: giúp HS nắm được diễn biến của cuộc khởi nghĩa PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải. + GV treo lược đồ . + GV giải thích : Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra trên phạm vi rất rộng, lược đồ chỉ phản ánh khu vực chính diễn ra cuộc khởi nghĩa . + GV trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa kết hợp chỉ trên lược đồ. + Yêu cầu HS nêu lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa +GV nhận xét, kết luận. 2.3. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa MT: giúp HS hiểu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải. - Khởi nghĩa HBT kết quả như thế nào? - Thắng lợi đó có ý nghĩa gì? - Sự thắng lợi của cuộc KN HBT nói lên điều gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta? GV kết luận: Sau hơn 200 năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ, lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập. Sự kiện đó chứng tỏ nhân dân ta vẫn duy trì và phát huy được truyền thống bất khuất chống ngoại xâm. 3. Hoạt động nối tiếp - Cho HS đi tham quan bằng hình ảnh về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - Cả lớp cùng hát - 2 HS nối tiếp trả lời (Hải Đăng, Anh Khoa) - Nhận xét, bổ sung. HT: nhóm, lớp - Tìm hiểu nội dung SGK - Thảo luận nhóm. - Báo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp . HT: cá nhân, nhóm, lớp - HS làm việc với SGK. - Theo dõi GV trình bày - HS quan sát lược đồ & dựa vào nội dung của bài để tường thuật lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa HT: cá nhân, nhóm, lớp - Làm việc với SGK - Trả lời câu hỏi. - Thảo luận nhóm đôi trả lời. - Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ. LƯỢNG GIÁ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_6_thu_2_nam_hoc_2012_2013.doc