Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn kiến thức)

Tập đọc

TIẾT 11: NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA

I.Mục tiêu:

- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện; Hiểu các từ ngữ khó trong bài:dằn vặt.

- Hiểu nội dung:Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

- Bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

II.Chuẩn bị :

- Tranh minh họa ; bảng phụ.

III.Các hoạt động dạy – học:

 

docx 52 trang xuanhoa 05/08/2022 2740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2020
Tập đọc
TIẾT 11: NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
I.Mục tiêu: 
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện; Hiểu các từ ngữ khó trong bài:dằn vặt.
- Hiểu nội dung:Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
- Bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
II.Chuẩn bị :
- Tranh minh họa ; bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy – học:
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
32’
3’
1. KT BC :
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Luyện đọc:
* Mục tiêu :
-HS đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài ; Hiểu các từ ngữ khó trong bài
c) Tìm hiểu bài:
* Mục tiêu :
- HS hiểu nội dung câu truyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
d. Luyện đọc diễn cảm:
* Mục tiêu :
- HS đọc diễn cảm một đoạn trong bài
4. Củng cố - Dặn dò
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài Gà trống và Cáovà trả lời các câu hỏi: Câu truyện khuyên chúng ta điều gì?
- Nhận xét HS.
- Giới thiệu – ghi tựa
- Gọi 2 HS đọc tiếp nối từng đoạn (3 lượt HS đọc)
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS
- 2 HS đọc toàn bài.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- GV đọc mẫu
- Yc HS đọc thầm và TLCH:
+ Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình của em lúc đó ntn?
+ Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của cậu như thế nào?
+ An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
+ Đoạn 1 kể với em chuyện gì?
- Yc HS đọc thầmĐ2 và TL:
+ Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mua thuốc về nhà?
+ Thái độ của An-đrây-ca lúc đó như thế nào?
+ An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
+ Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào?
+ Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
- Ghi nội dung chính của bài.
- Đưa đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
- Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hướng dẫn HS đọc phân vai.
- Thi đọc toàn truyện.
- Nhận xét
- Gọi HS nêu lại ND bài
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe
- Đọc tiếp nối theo trình tự.
+ Đ 1: An-đrây-ca mang về nhà.
+ Đ 2: Tiếp ít năm nữa.
- 2 HS đọc
- Đọc thầm và trả lời.
+ An-đrây-ca lúc đó 9 tuổi. Em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng.
+ An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay.
+ An-đrây-ca mải chơi nên cậu quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra...
Ý1: An-đrây-ca mải chơi quên lời mẹ dặn.
+Ông cậu đã qua đời.
+ Cậu ân hận; Cậu oà khóc, dằn vặt kể cho mẹ nghe.
+ An-đrây-ca oà khóc khi biết ông qua đời, cậu cho rằng đó là lỗi của mình.
+ An-đrây-ca rất trung thực, cậu đã nhận lỗi với mẹ và rất nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
Ý 2: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
- 2 HS nhắc lại.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay.
- 3 đến 5 HS thi đọc.
- 4 HS đọc toàn chuyện (người dẫn chuyện, mẹ, ông, An-đrây-ca)
- 3 đến 5 HS thi đọc.
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 ..
_______________________________________
Toán
TIẾT 26: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Giúp HS: Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
- Rèn tính làm bài cẩn thận
- GD HS thêm yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị :
- Các biểu đồ trong bài học
III. Các hoạt động dạy – học :
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
32’
3’
1. KTBC
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:
* Mục tiêu :
- HS đọc được các thông tin trong biểu đồ
- Rèn tính làm bài cẩn thận
Bài 2:
* Mục tiêu :
- HS đọc được các thông tin trong biểu đồ
4. Củng cố – Dặn dò
- GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 25, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
- GV chữa bài, nhận xét.
-Nêu, ghi tựa
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Đây là biểu đồ biểu diễn gì ?
 - GV yêu cầu HS đọc kĩ biểu đồ và tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp.
 - Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sai? Vì sao?
 - Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải, đúng hay sai? Vì sao?
 - Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải nhất, đúng hay sai? Vì sao ?
- Số mét vải hoa tuần 2 cửa hàng bán nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét ?
- Vậy điền đúng hay sai vào ý thứ tư?
- Nêu ý kiến của em về ý thứ năm?
- Nhận xét và chốt.
- GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ trong SGK và hỏi: Biểu đồ biểu diễn gì ? 
- Các tháng được biểu diễn là những tháng nào?
- GV yêu cầu HS tiếp tục làm bài.
 - GV gọi HS đọc bài làm trước lớp, sau đó nhận xét HS.
- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 2HS lên bảng thực hiện.
- HS nghe giới thiệu.
- Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9.
- HS dùng bút chì làm vào SGK.
- Sai. Vì tuần 1 bán 200m vải hoa và 100m vải trắng.
- Đúng vì : 100m x 4 = 400m
- Đúng, vì : tuần 1 bán được 300m, tuần 2 bán 300m, tuần 3 bán 400m, tuần 4 bán 200m. So sánh ta có: 400m > 300m > 200m.
- Tuần 2 bán được 100m x 3 = 300m vải hoa. Tuần 1 bán được 100m x 2 = 200m vải hoa, vậy tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 1 là
300m – 200m = 100m vải hoa.
- Điền đúng.
- Sai, vì tuần 4 bán được 100m vải hoa, vậy tuần 4 bán ít hơn tuần 2 là 300m – 100m = 200m vải hoa.
- HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- Biểu diễn số ngày có mưa trong ba tháng của năm 2004.
- Tháng 7, 8, 9.
- HS làm bài vào VBT.
- HS theo dõi bài làm của bạn để nhận xét.
- HS cả lớp.
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy:
_______________________________________
Chính tả (nghe-viết)
TIẾT 6: NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I. Mục tiêu: HS:
- Nghe – viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong câu chuyện vui Người viết truyện thật thà.
- Tự phát hiện ra lỗi sai và sửa lỗi chính tả. Làm đúng BT 2, BT 3b.
- GD HS rèn chữ viết và cách cầm bút, đặt vở cho đúng.
II. Chuẩn bị:
- máy chiếu
III. Các hoạt động dạy- học :
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
32’
4’
1. KTBC
2. Bài mới :
a) Giới thiệu bài:
b) HD nghe- viết
* Mục tiêu:
- Nghe- viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ, đúng quy định.
c) HD làm bài .
Bài 1
* Mục tiêu:
- HS tự phát hiện ra lỗi sai và sửa lỗi chính tả.
Bài 2
* Mục tiêu:
- HS viết đúng các từláy chứa am s/x
4. Củng cố -Dặn dò
- Gọi 1 HS lên bảng đọc các từ ngữ cho 3 HS viết.
- Nhận xét chữ viết của HS
- Giới thiệu – ghi tựa
* Tìm hiểu nội dung truyện:
- Gọi HS đọc truyện.
? Nhà văn Ban-dắc có tài gì?
? Trong cuộc sống ông là người như thế nào?
* Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm các từ khó viết.
- Yêu cầu HS đọc và luyện viết các từ vừa tìn được.
*Hướng dẫn trình bày:
- Gọi HS nhắc lại cách trình bày lời thoại.
* Nghe-viết;
* Thu nhận xét bài
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS ghi lỗi và chữa lỗi vào vở nháp hoặc vở bài tập
- Chấm một số bài
- Nhận xét.
Bài 2:
a/. Gọi HS đọc.
? từ láy có tiếng chứa âm s hoặc âm x là từ như thế nào?
- Phát giấy và bút dạ cho HS.
- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm (có thể dùng từ điển)
- Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để có 1 phiếu hoàn chỉnh.
- Kết luận về phiếu đúng đầy đủ nhất.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ các lỗi chính tả, các từ láy vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
- Đọc và viết các từ.
+ lẫn lộn, nức nở, nồng nàn, lo lắng, làm nên, nên non 
- 2 HS đọc thành tiếng.
+ Ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài.
+ Ông là người rất thật thà, nói dối là thẹn đỏ mặt vàấp úng.
- Các từ: Ban-dắc, truyện dài, truyện ngắn 
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu và mẫu.
- Tự ghi lỗi và chữa lỗi.
- Nêu yêu cầu.
- Cả lớp thực hiện yêu cầu.
- Chữa bài
- Đọc yêu cầu
+ Từ láy có tiếng lặp lại âm đầ s/x
- Hoạt động trong nhóm.
- Nhận xét, bổ sung.
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy:
_______________________________________
Hướng dẫn học Toán
LUYỆN TẬP CHUNG. PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ
I. Mục tiêu:
- Đọc được biểu đồ và điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- Đọc được số có nhiều chữ số và nêu giá trị của một chữ số trong một số.
- Xác định được số liền trước và liền sau của số có nhiều chữ số; củng cố thế kỉ.
- Rèn tính làm bài cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị:
- Sách Cùng em học toán 4 – tập 1
III. Các HĐ dạy – học chủ yếu:
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
30’
3’
1. Ổn định
2. Bài mới
* Giới thiệu bài
* HĐ 1: HS chữa bài 1:
* Mục tiêu:
- Đọc được biểu đồ và điền số thích hợp vào chỗ chấm.
* HĐ 2: HS chữa bài 2:
* Mục tiêu:
- Đọc được số có nhiều chữ số và nêu giá trị của một chữ số trong một số.
* HĐ 3: HS chữa bài 3:
* Mục tiêu:
- Xác định được số liền trước và liền sau của số có nhiều chữ số; củng cố thế kỉ.
3. Củng cố - Dặn dò
- Gọi HS đọc số 45 323 123
- Nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài – ghi bảng.
Bài 1: Dựa vào biểu đồ dưới đây, viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- Gọi HS nêu tên biểu đồ
- Hỏi: Biểu đồ cho biết điều gì?
- YCHS làm bài cá nhân
- Gọi HS trình bày
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét và chốt
Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 
- YCHS làm bài cá nhân
- Gọi HS trình bày
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét và chốt
Bài 3:Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- YCHS làm bài cá nhân
- Gọi HS trình bày
- Gọi HS nhận xét, chữa bài
- Nhận xét và chốt
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về ôn lại bài
- Đọc 
- Đọc yêu cầu bài
- Nêu tên biểu đồ
- Biều đồ cho biết số sách toán trong thư viện trường tiểu học Duy Tân từ lớp 4 – 5.
- Làm bài
- Trình bày: 
a) Sách Toán 2 có 200 quyển
b) Sách Toán 4 có 180 quyển
- Chữa bài
- Đọc đề bài
- Làm bài cá nhân
- Trình bày: 
a) Số gồm năm mươi triệu, năm mươi nghìn và năm mươi viết: D. 50 050 050
b) Giá trị của chữ số 3 trong số 783 201: B. 3000
- Nhận xét, chữa bài.
- Đọc đề bài
- Làm bài cá nhân
- Trình bày:
a) Số 7 021 502 đọc là: bảy triệu không trăm hai mươi mốt nghìn năm trăm linh hai.
b) Số liền sau của 5 512 309 là: 5 512 310
Số liền trước của 1 432 570 là: 1 432 569
c) Năm 1930 thuộc thế kỉ: XX
- Nhận xét, chữa bài.
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy:
_______________________________________
	Hoạt động tập thể
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG: BÀI 6
AN TOÀN KHI ĐI TRÊN 
CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG
I. Mục tiêu:
- HS biết các nhà ga, bến tàu, bến xe, bến phà, bến đò là nơi các phương tiện giao thông công cộng (GTCC) đỗ, đậu để đón khách lên, xuống tàu, xe, thuyền , đò 
- HS biết cách lên xuống tàu, xe, thuyền một cách an toàn.
- HS biết quy định khi ngồi ô tô con, xe khách, trên tàu 
- Có kĩ năng và các hành vi đúng khi đi trên các PTGTCC như: xếp hàng khi lên xuống, bám chặt tay vịn, thắt dây an toàn 
- Có ý thức thực hiện đúng các quy định khi đi trên các PTGTCC để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người .
II. Chuẩn bị:
- máy chiếu
III. Các HĐ dạy – học :
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
32’
3’
1. KTBC
2. Bài mới
* Giới thiệu bài
* HĐ 1: Giới thiệu nhà ga, bến tàu, bến xe
* Mục tiêu:
- HS biết các nhà ga, bến tàu, bến xe, bến phà, bến đò là nơi các phương tiện giao thông công cộng (GTCC) đỗ, đậu để đón khách lên, xuống tàu, xe, thuyền , đò 
* HĐ 2: Lên xuống tàu xe
* Mục tiêu:
- HS biết cách lên xuống tàu, xe, thuyền một cách an toàn.
* HĐ 3: Ngồi trên tàu xe.
* Mục tiêu:
- HS biết quy định khi ngồi ô tô con, xe khách, trên tàu 
3. Củng cố - Dặn dò
- GV cho HS kể tên các loại phương tiện GTĐT 
- Cho HS kể tên các biển báo hiệu GTĐT
- GV nhận xét
- GV giới thiệu bài
- Trong lớp ta, những ai được bố mẹ cho đi chơi xa, được đi ô tô khách, tàu hoả hay tàu thuỷ ?
- Bố mẹ đã đưa em đến đâu để mua vé lên tàu hay lên ô tô?
- Người ta gọi những nơi ấy là gì?
- Cho HS liên hệ kể tên các nhà ga, bến tàu, bến xe mà HS biết.
- Ở những nơi đó có những có chỗ dành cho những người chờ đợi tàu xe, người ta gọi đó là gì?
- Chỗ bán vé cho người đi tàu gọi là gì?
- GV: Khi ở phòng chờ mọi người ngồi ở ghế, không nên đi lại lộn xộn, không làm ồn, nói to làm ảnh hưởng đến người khác.
- GV gọi HS đã được bố mẹ cho đi chơi xa, gợi ý để cho các em kể lại chi tiết cách lên xuống và ngồi trên các phương tiện GTCC.
- GV cho HS nêu cách lên xuống xe khi đi các phương tiện GTCC như: đi xe ô tô con, xe buýt, xe khách, tàu hoả, đi thuyền, ca nô 
- Khi lên xuống xe chúng ta phải làm như thế nào?
- GV gọi HS kể về việc ngồi trên tàu, trên xe, GV gợi ý:
- Có ngồi trên ghế không?
- Có được đi lại không?
- Có được quan sát cảnh vật không?
- Mọi người ngồi hay đứng?
- GV cùng HS hệ thống bài 
- GV dặn dò, nhận xét
- HS trả lời
- HS trả lời theo thực tế của mình.
- Bến tàu, bến xe, sân ga 
- HS liên hệ và kể.
- Phòng chờ
- Phòng bán vé.
- HS kể.
- HS nêu: lên xuống xe ở phía tay phải 
- Chỉ lên xuống tàu, xe đã dừng hẳn.
- Khi lên xuống phải tuần tự không chen lấn, xô đẩy.
- HS kể 
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy:
____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2020
Toán
TIẾT 27: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị chữ số trong một số.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ hình cột.
- Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào.
II.Chuẩn bị:
-Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy – học :
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
34’
3’
1. KTBC
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. HD HS làm bài tập
Bài 1
* Mục tiêu:
- HS củng cố về số tự nhiên
Bài 2
* Mục tiêu:
- HS củng cố so sánh 
Bài 3
* Mục tiêu:
- HS đọc được các thông tin trong biểu đồ
Bài 4
* Mục tiêu:
- HS củng cố về đơn vị đo thời gian: thế kỉ.
4. Củng cố – dặn dò:
- Củng cố kiến thức cũ về biểu đồ, đơn vị đo thời gian.
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài - ghi bảng.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV chữa bài và yêu cầu HS 2 nêu lại cách tìm số liền trước, số liền sau của một số tự nhiên.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách điền trong từng ý.
 - GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ và hỏi: Biểu đồ biểu diễn gì ?
 - GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó chữa bài.
+ Khối lớp Ba có bao nhiêu lớp ? Đó là các lớp nào ?
+ Nêu số học sinh giỏi toán của từng lớp ?
+ Trong khối lớp Ba, lớp nào có nhiều học sinh giỏi toán nhất ? Lớp nào có ít học sinh giỏi toán nhất ?
+TB mỗi lớp Ba có bao nhiêu học sinh giỏi toán?
- Nhận xét và chốt.
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào VBT.
- GV gọi HS nêu ý kiến của mình, sau đó nhận xét.
- Nhận xét và chốt
- GV tổng kết giờ học.
 - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS thực hiện
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- 4 HS trả lời về cách điền số của mình.
 475 0 36 > 475836	
 5 tấn 175 kg > 5 0 75 kg
- Biểu đồ biểu diễn Số học sinh giỏi toán khối lớp Ba Trường tiểu học Lê Quý Đôn năm học 2004 – 2005.
- HS làm bài.
+ Có 3 lớp đó là các lớp 3A, 3B, 3C.
+ Lớp 3A có 18 học sinh, lớp 3B có 27 học sinh, lớp 3C có 21 học sinh.
+ Lớp 3B có nhiều học sinh giỏi toán nhất, lớp 3A có ít học sinh giỏi toán nhất.
+ Trung bình mỗi lớp có số học sinh giỏi toán là:
(18 + 27 + 21) : 3 = 22 (học sinh)
- Nhận xét, chữa bài.
- HS làm bài, sau đóđổi chéo vởđể kiểm tra bài của nhau.
a) Thế kỉ XX.
b) Thế kỉ XXI.
- Nhận xét, chữa bài
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy:
______________________________
Khoa học
TIẾT 11: MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp...
- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà. 
- GD HS biết tiết kiệm đúng cách. 
II.Chuẩn bị:
- Máy chiếu
III.Các hoạt động dạy – học :
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
30’
3’
1. KTBC: 
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài
HĐ1:Các cách bảo quản thức ăn
* Mục tiêu:
- HS kể tên các cách bảo quản thức ăn
HĐ2:Những lưu ý trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn
* Mục tiêu:
- HS giải thích được cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn.
HĐ3:Trò chơi: 
“Ai đảm đang nhất ?”
* Mục tiêu:
- HS liên hệ thực tế về cách bảo quản một số thức ăn mà gia đình mình áp dụng.
3. Củng cố - Dặn dò: 
-Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn ?
-Vì sao hàng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín ?
- Nhận xét
- Giới thiệu – ghi tựa
- GV chia HS thành các nhóm và tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ trang 24, 25 / SGK và thảo luận:
+ Hãy kể tên các cách bảo quản thức ăn trong các hình minh hoạ ?
+ Gia đình các em thường sử dụng những cách nào để bảo quản thức ăn ?
+ Các cách bảo quản thức ăn đó có lợi ích gì?
 - GV nhận xét các ý kiến của HS và kết luận
- GV chia lớp thành nhóm, đặt tên cho các nhóm theo thứ tự.
 + Nhóm: Phơi khô.
 + Nhóm: Ướp muối.
 + Nhóm: Ướp lạnh.
 + Nhóm: Đóng hộp.
 + Nhóm: Cô đặc với đường.
- Yêu cầu HS thảo luận và trình bày theo các câu hỏi sau vào giấy:
+Hãy kể tên một số loại thức ăn được bảo quản theo tên của nhóm ?
+ Chúng ta cần lưu ý điều gì trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn theo cách đã nêu ở tên của nhóm ?
- Mang các loại rau thật, đồ khô đã chuẩn bị và chậu nước.
- Yc mỗi tổ cử 2 bạn tham gia cuộc thi: Ai đảm đang nhất ? và 1 HS làm trọng tài.
- Trong 7 phút các HS phải thực hiện nhặt rau, rửa sạch để bảo quản hay rửa đồ khô để sử dụng.
- GV nhận xét 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 3 HS trả lời.HS dưới lớp nhận xét câu trả lời của bạn.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ Phơi khô, đóng hộp, ngâm nước mắm, ướp lạnh bằng tủ lạnh.
+ Phơi khô vàướp bằng tủ lạnh, 
+ Giúp cho thức ăn đểđược lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu.
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận và các nhóm có cùng tên bổ sung.
- HS trả lời: Ví dụ:
* Nhóm: Phơi khô.
+ Tên thức ăn: Cá, tôm, mực, củ cải, măng, miến, bánh đa, mộc nhĩ, 
+ Trước khi bảo quản cá, tôm, mực cần rửa sạch, bỏ phần ruột; Các loại rau cần chọn loại còn tươi, bỏ phần giập nát, úa, rửa sạch để ráo nước và trước khi sử dụng cần rửa lại.
* Nhóm: Ướp muối.
* Nhóm: Ướp lạnh. 
* Nhóm: Đóng hộp.
* Nhóm: Cô đặc với đường
- Tiến hành trò chơi.
- Cử thành viên theo yêu cầu của GV.
- Tham gia thi.
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy:
_______________________________________
Kĩ thuật
TIẾT 6: KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG (TIẾT 2)
I. Mục tiêu: 
- Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường .
- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khu có thể bị dúm. 
II. Chuẩn bị:
- Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường
- Sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải (áo, quần).
- Len ( sợi ), chỉ khâu
- Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn ghạch 
III. Các hoạt động dạy – học :
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
32’
3’
1. KTBC:
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: 
HĐ1: Hướng dẫn thực hành khâu thường
* Mục tiêu:
- HS khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường . Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khu có thể bị dúm.
HĐ2: Đánh giá kết quả học tập của HS
* Mục tiêu:
- HS khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường . Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khu có thể bị dúm
4. Củng cố - Dặn dò
- Nêu các chi tiết cần lưu ý khi khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
- GV nhận xét 
- Ghi tựa bài 
- Giới thiệu mẫu khâu thường và giải thích khâu thường còn được gọi là gì ? 
- Nhắc lại về kĩ thuật khâu thường ? 
- GV + lớp nhận xét thao tác của HS và sử dụng tranh minh họa nhắc lại kĩ thuật khâu thường . 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nêu thời gian và yêu cầu thực hành các mũi khâu thường từ đầu đến cuối đường vạch dấu .
- GV quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng hướng dẫn những em cón lúng túng .
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá.
- Khâu ghép 2 mép vải theo cạnh dài của mảnh vải. Đường khâu cách đều mảnh vải.
- Đường khâu ở mặt trái của 2 mảnh vải tương đối thẳng.
- Các mũi khâu tương đối bằng nhau và cách đều nhau.
- Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh .
- GV nhận xét sự chuẩn bị tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của Hs 
- Hướng dẫn về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu
- HS nhắc lại quy trình khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
- Khâu thường còn được gọi là khâu tới, khâu luôn.
- 1- 2 ( HS khéo tay ) lên bảng thực hiện khâu vài mũi khâu thường .
- Các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
+ Bước 1: Vạch dấu đường khâu
+ Bước 2: Khâu lược.
+ Bước 3: Khâu ghép 2 mép vải.
- HS trưng bày sản phẫm đã làm xong của mình 
- Không yêu cầu bằng nhau và cách đều đối với HS nam .
- HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chí trên
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy:
_______________________________________
Hướng dẫn học Tiếng Việt
ÔN TẬP
I. Mục tiêu: HS: 
- Rèn kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được câu hỏi và hiểu được nội dung bài Ý nghĩa của cuộc sống.
- HS phân biệt được danh từ chung và danh từ riêng.
- HS điền được các từ cho sẵn vào chỗ chấm để tạo thành câu tục ngữ, thành ngữ nói về tính trung thực, tự trọng.
II. Chuẩn bị:
- Cùng em học tiếng Việt lớp 4, tập 1; Bài tập
III. Các hoạt động dạy – học :
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
32’
5’
1. Ổn định
2. Bài mới
* Giới thiệu bài
* HĐ 1: HS chữa bài 1:
* Mục tiêu:
- HS rèn kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được câu hỏi và hiểu được nội dung bài Ý nghĩa của cuộc sống
* HĐ 2: HS chữa bài 2:
* Mục tiêu:
- HS phân biệt được danh từ chung và danh từ riêng.
* HĐ 3: HS chữa bài 3:
* Mục tiêu:
- HS điền được các từ cho sẵn vào chỗ chấm để tạo thành câu tục ngữ, thành ngữ nói về tính trung thực, tự trọng.
3. Củng cố - Dặn dò
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài Ý nghĩa của cuộc sống
- Chia đoạn: 3 đoạn
- Gọi HS đọc nối tiếp
- YC HS trao đổi nhóm 2 trả lời các câu hỏi 
a. Tại sao ba người đàn ông lại tìm đến nhà hiền triết?
b. Sau khi ba người trình bày mong muốn của mình, nhà hiền triết đã nói gì?
c. Qua câu chuyện trên, theo em để cuộc sống của mình luôn vui vẻ thì nên làm gì?
- GV nhận xét, chốt 
Bài 2:Hãy tìm và viết lại danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau vào bảng
- Gọi HS đọc đề bài
- Gọi HS nêu lại dt chung và dt riêng.
- YC HS làm bàinhóm 2
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét và chốt
Bài 3:Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện các câu thành ngữ, tục ngữ nói đến tính trung thực và lòng tự trọng.
(thẳng, rách, ngay, chết, đắng, đói)
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- YCHS làm bài nhóm 2
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét, sửa bài
- Chốt, giải nghĩa
+ Ăn ngay ở thẳng: Ăn ở ngay thẳng, thật thà
+ Thẳng như ruột ngựa: nói không phải e dè, thẳng thắn, đúng theo những gì mình nghĩ
+ Thuốc đắng dã tật: thuốc tuy đắng nhưng chóng khỏi bệnh, cũng như lời nói thẳng tuy khó nghe nhưng bổ ích.
- GV nhận xét, tuyên dương 
- Dặn HS ôn lại bài học.
- Đọc bài
- Đánh dấu đoạn
- Đọc nối tiếp 2 lần
- Đọc thầm và trao đổi nhóm 2 làm bài
a)Vì họ muốn hỏi nhà hiền triết làm thế nào để bản thân sống được vui vẻ.
b) Nhà hiền triết đã nói họ sống không được vui vẻ vì họ sống chỉ vì sợ hãi, chờ đợi, trách nhiệm bất đắc dĩ chứ không vì lí tưởng.
c) Chúng ta nên sống vui vẻ, lạc quan, sống có lí tưởng.
- Đọc đề
- Làm bài nhóm đôi
- Trình bày:
Danh từ chung
Danh từ riêng
Người, loài cây, bao báp, châu lục, loài, đảo, đồn điền, hạt, loại, bơ.
Châu Phi, Ma-đa-ga-xca, Ấn Độ Dương.
- Nhận xét, chữa bài
- Đọc đề bài
- Nêu
- Trao đổi và làm bài nhóm 2
- Trình bày: 
a. Ăn ngay ở thẳng.
b. Thẳng như ruột ngựa.
c. Thuốc đắng dã tật.
d. Cây ngay không sợ chết đứng.
e. Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Nhận xét, chữa bài.
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy:
_______________________________________
 Hoạt động thư viện
HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC SÁCH, BÁO
 I. Mục tiêu:
- Giúp các em chọn được sách truyện theo chủ điểm nói về lòng tự trọng phù hợp với yêu cầu và khả năng đọc hiểu của mình.
- Rèn luyện kỹ năng khai thác sách vở thông tin trong thư viện.
- Giúp HS ham đọc sách, có thói quen đọc sách theo chủ đề trên và vận dụng kiến thức đã đọc vào thực hành tiết kể chuyện.	
II. Chuẩn bị:
* Kệ trưng bày sách truyện cổ tích Việt Nam.
* Từ điển Tiếng Việt. 
* Sổ tay đọc sách.
III. Các HĐ dạy – học :
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2’
5’
25’
8’
1. Ổn định
2. Bài mới
a. Trước khi đọc
HĐ1: Giới thiệu những câu chuyện kể về tính Tự trọng
HĐ2: Giải nghĩa từ: Tự trọng, trung thực
b. Trong khi đọc
HĐ 1: Đọc truyện Mai An Tiêm
* Mục tiêu: 
- Biết chọn đúng sách theo trình độ, theo chủ đề & thảo luận sách tóm tắt được câu truyện.
c. Sau khi đọc
HĐ 2: Tổng kết
Mục tiêu: 
- Báo cáo kết quả trước lớp lưu lốt, hấp dẫn
- Hỏi: Em hãy nêu những câu truyện em được đọc nói về lòng trung thực và tự trọng?
- Tóm tắt ý HS, giới thiệu danh mục sách truyện về lòng tự trọng.
+ Thế nào l lòng tự trọng và trung thực?
- Đặt câu với hai từ vừa giải nghĩa.
- Hướng dẫn học sinh tra từ điển giải nghĩa hai từ trên
- Nhận xét, chốt lại
- Giáo viên đọc câu chuyện Mai An Tiêm. 
- Nêu câu hỏi sau khi đọc xong.
+ Mai An Tim l ai?
+ Vì sao ông bị đày ra đảo hoang?
+ Ông và vợ đã sống ra sao suốt thời gian ở đảo?
+ Những chi tiết nào trong truyện làm em thích/ cảm động? Vì sao?
+ Bài học rút ra từ câu truyện là gì?
- Nhận xét và chốt lại: nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- Liên hệ giáo dục học sinh về đức tính Trung thực – Tự trọng.
- Nhận xét - giờ học
- Dặn HS về nhà ôn lại bài và đọc những cuốn sách có liên quan đến chủ điểm.
- Nêu những truyện đã đọc.
- HĐ nhóm: tra từ điển Tiếng Việt và đặt câu theo yêu cầu . Ghi vào bảng nhóm.
+ Tự trọng là tôn trọng bản thân, giữ gìn phẩm giá và không để ai coi thường mình.
- Ví dụ: An Tiêm là người biết tự trọng 
+ Trung thực: ngay thẳng, thật thà
* Cả lớp ngồi gần lại thầy cô để nghe kể.
- Nghe câu chuyện Mai An Tiêm
- Đôi bạn: Trao đổi nội dung các câu hỏi trả lời.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________________________________
 Thứ tư ngày 14 tháng 10 năm 2020
Toán
TIẾT 28: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: HS củng cố về:
- Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của mỗi chữ số trong trong một số.
- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thời gian.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ hình cột.
- Tìm được số trung bình cộng.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy – học :
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
32’
2’
1. KTBC:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. HD HS làm bài
* Mục tiêu:
- HS củng cố về viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên, nêu được giá trị của mỗi chữ số trong trong một số.
- HS giải được bài toán có lời văn liên quan đến TBC.
4. Củng cố – Dặn dò:
 - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 27.
 - GV chữa bài, nhận xét.
- Giới thiệu – ghi tựa
1.
a) Số gồm năm mươi triệu, năm mươi nghìn và năm mươi viết là:
A. 505050 B. 5050050 C. 5005050 D. 50 050050
b) Giá trị của chữ số 8 trong số 548762 là:
A.80000 B. 8000 C. 800 D. 8 
c) Số lớn nhất trong các số 684257, 684275, 684752, 684725 là:
A. 684257 B. 684275 C. 684752 D. 684725
d) 4 tấn 85 kg = kg
Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:
A. 485 B. 4850 C.4085 D. 4058
đ) 2 phút 10 giây = giây
Số thích hợp viết vào chỗ chấm là:
A. 30 B. 210 C. 130 D. 70
2. Dựa vào biểu đồ em hãy cho biết:
a. Hiền đọc được bao nhiêu cuốn sách?
b. Hòa đọc hơn thực bao nhiêu cuốn sách?
3.
Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 120 m vải. Ngày thứ hai bán được bằng ½ số vải ngày thứ nhất bán được. Ngày thứ ba bán được gấp đôi ngày thứ nhất. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu mét vải?
- GV nhận xét 
- Dặn HS về nhà ôn tập các kiến thức đã học trong chương I
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
1.
- HS làm bài, sau đóđổi chéo vở để kiểm tra và nhận xét nhau.
a. D. 50 050050
b. B. 8000
c. C. 684752
d. C.4085
đ. C. 130
2. 
 a) Hiền đã đọc được 33 quyển sách.
b) Số quyển sách Hòa đọc nhiều hơn Thục là:
 40 – 25 = 15 (quyển sách)
3.
Bài giải
Số mét vải ngày thứ hai cửa hàng bàn là:
120 : 2 = 60 (m)
Số mét vải ngày thứ ba cửa hàng bán là:
120 x 2 = 240 (m)
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được là:
(120 + 60 + 240) : 3 = 140 (m)
Đáp số: 140 m
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy:
_______________________________________
 Luyện từ và câu
TIẾT 11:DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
	 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng
- Nhận biết được DT chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng. Nắm được quy tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế. 
II.Chuẩn bị:
-Máy chiếu
III. Các hoạt động dạy - học :
TG
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
34’
3’
1. KTBC
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b.Tìm hiểu bài
* Mục tiêu:
- HS hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng
c.Luyện tập
Bài 1:
* Mục tiêu:
- HS nhận biết được DT chung và danh từ riêng
Bài 2:
* Mục tiêu:
- HS nêu được quy tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế
4. Củng cố – dặn dò:
- Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi : Danh từ là gì? Cho ví dụ.
- Nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi tựa.
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đội và tìm từđúng.
- Nhận xét, chốt
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi v

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_6_nam_hoc_2020_2021_chuan_kien_th.docx