Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2021-2022 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2021-2022 (Chuẩn kiến thức)

Tiết 1: TOÁN

LUYỆN TẬP ( tr33)

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

* Năng lực đặc thù:

a. Năng lực mô hình hoá toán học:

- Ôn tập về thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ .

- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.

b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học:

- Vận dụng giải toán có lời văn.

- Rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng, trừ các số tự nhiên.

* Năng lực chung:

- Năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học

 

docx 54 trang xuanhoa 11/08/2022 2160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2021-2022 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Ngày soạn: 28/9/2021
Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2021
Tiết 1: TOÁN
LUYỆN TẬP ( tr33)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
* Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực mô hình hoá toán học: 
- Ôn tập về thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ .
- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
- Vận dụng giải toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng, trừ các số tự nhiên.
* Năng lực chung: 
- Năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.
2. Phẩm chất: 
- GD HS tính chính xác, độc lập trong toán học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
 - Học sinh: Sách, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động khởi động: (3 phút )
- Học sinh chơi trò chơi thi ai nhanh hơn: Gọi 2 học sinh lên thực hiện phép tính:
 = 39545
 = 52243
- Giáo viên đánh giá phần chơi của học sinh 
- GV giới thiệu vào bài
2. Hoạt động luyện tập:
* Mục tiêu: 
+ Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ
+ Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ .
* Phương pháp: Thực hành, vấn đáp 
* Thời gian: 20 phút 
* Cách tiến hành
* Hoạt động cá nhân:
- GV viết lên bảng phép tính 2416 + 5164
- 1 HS lên bảng thực hiện tính, lớp nháp.
- HS nhận xét bài bạn trên bảng.
+ Vì sao em khẳng định bạn làm đúng (sai)?
+ Muốn kiểm tra một phép tính cộng đã đúng hay chưa ta làm như thế nào?
+ Muốn thử lại phép cộng ta làm như thế nào?
- HS tự làm phần b vào vở, 3 HS lên bảng
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm,
+ Giải thích ?
+ Nhận xét đúng sai. 
+ Đổi vở soát bài.
* Kết luận: Để biết thực hiện phép cộng có đúng không, ta có thể thử lại bằng phép tính trừ.
* Hoạt động cá nhân:
- GV viết lên bảng phép tính 6839 - 482, 
- 1 HS lên bảng thực hiện tính, lớp nháp.
- HS nhận xét bài bạn trên bảng.
+ Vì sao em khẳng định bạn làm đúng (sai)?
+ Muốn kiểm tra một phép tính trừ đã đúng hay chưa ta làm như thế nào?
+ Muốn thử lại phép trừ ta làm như thế nào?
- HS tự làm phần b vào vở, 3 HS lên bảng
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm,
+ giải thích ?
+ Nhận xét đúng sai. 
+ Đổi vở soát bài.
* Kết luận: Để biết thực hiện phép trừ có đúng không, ta có thể thử lại bằng phép tính cộng.
* Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm cá nhân, hai HS làm bảng.
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm,
+ Giải thích
+ Nhận xét đúng sai. 
+ Đổi vở soát bài.
+ Muốn tìm số hạng chưa biết, số bị trừ chưa biết ta làm như thế nào?
* Kết luận: Số hạng = Tổng – số hạng đã biết. Số bị trừ = Hiệu + số trừ
Bài 1: Thử lại phép cộng:
 a. Mẫu: 2416 Thử lại 7680
 + 5164 - 2416
 7580 5164
- Muốn thử lại phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng.
b. Tính rồi thử lại (theo mẫu):
 35462 Thử lại 62981
+ 27519 - 35462
 62981 27519
 69108 Thử lại 67034
 + 2074 - 69108
 67024 2074
Bài 2: Thử lại phép trừ
a. Mẫu: 6839 Thử lại 6357
 - 482 + 482
 6357 6839
- Muốn thử lại phép trừ ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ,nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng.
b. Tính rồi thử lại (theo mẫu):
 4025 Thử lại 3713
- 312 + 312
 3713 4025
 5901 Thử lại 5263
 - 638 + 638
 5263 5901
Bài 3: Tìm x
a. x + 262 = 4848
 x = 4848 - 262
 x = 4586
b. x – 707 = 3535
 x = 3535 + 707
 x = 4242
3. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng giải bài toán có lời văn và tìm số
* Phương pháp: Thực hành, trò chơi 
* Thời gian: 15 phút
* Cách tiến hành: 
* Hoạt động cá nhân:
- HS đọc bài toán
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
+ Núi nào cao hơn? Dựa vào đâu em biết?
+ Số mét cao hơn sẽ được tính như thế nào?
- HS làm bài cá nhân, một HS làm bảng.
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm, 
+ Giải thích cách làm
+ Nhận xét đúng sai, 
+ Thống nhất KQ.
- Một HS đọc bài, cả lớp soát bài.
* Kết luận: Phần hơn = số lớn – số bé
* Hoạt động trò chơi 
- HS đọc yêu cầu. HS làm cá nhân. 
- Chữa bài bằng hình thức trò chơi hỏi đáp
*Kết luận: Hiệu 2 số = Số lớn – số bé
Bài 4: 
Bài giải
Núi Phan–xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh và cao hơn số mét là:
3143 – 2428 = 715 (m)
 Đáp số: 715 m
Bài 5: Tính nhẩm hiệu của số lớn nhất có năm chữ số và số bé nhất có năm chữ số.
Bài giải
Số lớn nhất có năm chữ số là 99999, 
Số bé nhất có năm chữ số là 10000,
Hiệu của hai số này là 89999.
4. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
- Nhắc lại bảng đơn vị đo thời gian
- Nhận xét tiết học, 
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 2: Tập đọc
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I. Yêu cầu cần đạt:
- Hiểu nghĩa môt số từ ngữ trong bài: đon đả, dụ, loa tin, hồn lạc phách bay
- Hiểu ND: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chế tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo (trả lời được các câu hỏi; thuộc được đoạn thơ khoảng 10 dòng).
- Đọc rành mạch, trôi chảy: bước đầu biết đọc một đoạn thơ lục bát với giọng vui tươi, dí dỏm
- GD HS tinh thần cảnh giác với kẻ xấu
- Đọc đúng, trôi chảy văn bản; Cùng bạn trao đổi để giải quyết các câu hỏi trong bài. Phát triển năng lực cảm thụ văn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh hoạ bài tập SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
- GV chuyển ý vào bài mới.
- HS kể chuyện Con cáo và chùm nho
- HS lắng nghe
2. Hướng dẫn luyện đọc
* Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc tha thiết, trìu mến
- GV chốt vị trí các đoạn (4 đoạn)
+ Đoạn 1:Nhác trông.....tỏ bày tình thân.
+ Đoạn 2: Nghe lời Cáo....loan tin này.
+Đoạn 3:Cáo nghe......làm gì được ai.
- GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS, cách ngắt, nghỉ cho HS (M1)
- GV giảng giải thêm nghĩa môt số từ:
+ Em hãy đặt câu với từ vắt vẻo.
+ Em hiểu thế nào là khoái chí?
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS thảo luận nhóm 2, chia đoạn bài tập đọc và chia sẻ trước lớp
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện: Đọc mẫu (M4)-Cá nhân (M1)- Lớp đọc
(nhác, vắt vẻo, lõi đời, đon đả, từ rày, quắp đuôi).
- Đọc đoạn lần 2 giải nghĩa từ khó: đon đả, dụ, loan tin, hồn lạc phách bay.
- Báo cáo việc đọc trong nhóm
- 1 HS đọc toàn bài (M4)
3. Tìm hiểu bài
- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu nội dung 1 đoạn và trả lời các câu hỏi liên quan
- GV phát phiếu học tập in sẵn các câu hỏi tìm hiểu bài cho các nhóm
- TBHT điều hành nhóm trả lời dưới sự hướng dẫn của GV
NHÓM 1
+ Gà Trống và Cáo đứng ở vị trí khác nhau như thế nào?
+ Cáo đã làm gì để Gà Trống xuống đất?
+ Tin tức Cáo đưa ra là thật hay bịa đặt? nhằm mục đích gì?
+ Đoạn 1 cho ta thấy điều gì?
NHÓM 2
+ Vì sao Gà không nghe lời Cáo?
+ Gà tung tin có chó săn đang chạy đến để làm gì?
+ Đoạn 2 nói lên điều gì?
NHÓM 3
+ Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe Gà nói?
+ Thấy Cáo bỏ chạy thái độ của Gà ra sao?
+ Theo em Gà thông minh ở điểm nào?
+ Đoạn cuối bài nói lên điều gì?
- GV kết nối lại các sự việc
+ Bài thơ có ý nghĩa như thế nào?
- GD học sinh tinh thần cảnh giác trong mọi tình huống
- Nhóm trưởng điều hành nhóm trả lời các câu hỏi (5p) theo kĩ thuật Khăn trải bàn. 
- 1HS đọc to các câu hỏi
+ Gà Trống đứng vắt vẻo trên một cành cây cao, Cáo đứng dưới gốc cây.
+ Cáo đon đả mời Gà Trống xuống đất để thông báo một tin mới: Từ rày muôn loài đã kết thân, Gà hãy xuống để Cáo hôn Gà để bày tỏ tình thân.
+ Cáo đưa ra tin bịa đặt để dụ Gà Trống xuống đất để ăn thịt Gà.
1. Âm mưu của Cáo.
+ Gà biết những lời ngon ngọt ấy là ý định xấu xa của Cáo: muốn ăn thịt gà.
+ Vì Cáo rất sợ chó săn, chó săn sẽ ăn thịt cáo. Chó săn chạy đến để loan tin vui, Gà đã làm cho Cáo kiếp sợ, phải bỏ chạy, lộ rõ âm mưu gian giảo đen tối của hắn.
2. Sự thông minh của Gà.
+Cáo khiếp sợ, hồn lạc phách bay, quắp đuôi co cẳng bỏ chạy.
+ Gà khoái chí cười phì vì Cáo đã lộ rõ bản chất, đã không ăn được thịt Gà lại còn cắm đầu chạy vì sợ.
+ Gà không bóc trần âm mưu của Cáo mà giả bộ tin Cáo, mừng vì Cáo nói. Rồi Gà báo cho Cáo biết chó săn đang chạy đến loan tin, đánh vào điểm yếu là Cáo sợ chó săn ăn thịt.
 3. Cáo lộ rõ bản chất gian xảo.
- HS lắng nghe
* Bài thơ khuyên chúng ta hãy cảnh giác, chớ tin những lời kẻ xấu cho dù đó là những lời ngọt ngào.
- HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
4. Luyện đọc diễn cảm
- Yêu cầu nêu lại giọng đọc của bài (giọng vui tươi, dí dỏm)
5. HĐ ứng dụng 
- Em học được điều gì từ chú Gà Tống?
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm 1 đoạn 
- Cử đại diện đọc trước lớp
- Nhận xét, bình chọn
- HS nêu
- Tìm đọc các tác phẩm viết về gà và cáo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 3: Tập làm văn
VIẾT THƯ 
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn đúng thể thức (đủ ba phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư).
 	- Rèn kĩ năng viết văn, trình bày đúng hình thức một lá thư
 	- Tích cực, tự giác học bài
- Hình thành cho học sinh kĩ năng trình bày một bức thư.
II. Đồ dùng dạy học:
 	- GV:- Ghi nhớ trang 34 viết vào bảng phụ. Những mẫu thư 
 	- HS: - Vở viết, phong bì (mua hoặc tự làm).
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
 - HS hát khởi động
+ Một bức thư gồm những phần nào? Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì?
- GV đưa bảng phụ viết sẵn Ghi nhớ để giúp HS hệ thống lại
- TBVN và TBHT điều hành 
+ Mở đầu, phần chính, phần cuối
2. Hoạt động thực hành: 
* Gọi hs nối tiếp đọc 4 đề bài ở sgk.
+Em chọn đề bài nào?
- Nhắc hs trước khi làm bài.
+ Trình bày đúng hình thức 1 bức thư
+Lời lẽ trong thư phải chân thành, bộc lộ được tình cảm của người viết thư
* Viết thư.
- Cho HS tự làm bài cá nhân.
- GV thu bài, chữa và nhận xét một số bài.
3. Hoạt động ứng dụng
- Hs nối tiếp đọc đề bài.
- HS nêu đề bài mình chọn và cách viết nội dung thư theo đề bài đó.
- HS viết thư.
- Ghi nhớ bố cục của lá thư
- Ghi phong bì thư
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
TIẾT 4: LỊCH SỬ
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG
XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT (NĂM 981)
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực:
 1.1. Năng lực đặc thù: 
a. Nhận thức lịch sử:
- HS hiểu đôi nét về Lê Hoàn: Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, Thái hậu họ Dương và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi Hoàng đế (nhà Tiền Lê). Ông đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi. 
- HS nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy.
b. Tìm hiểu lịch sử: 
- Khai thác sách giáo khoa, tranh ảnh, bản đồ hành chính Việt Nam và các tài liệu liên quan.
c. Vận dụng lịch sử: 
- Kể lại một số sự kiện về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất: Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thuỷ, bộ tiến vào xâm lược nước ta. Quân ta chặn đánh địch ở Bạch Đằng (đường thuỷ) và Chi Lăng (đường bộ). Cuộc kháng chiến thắng lợi.
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết tình huống và sáng tạo.
- Năng lực nhận thức khoa học, tìm hiểu lịch sử, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học.
2. Phẩm chất:
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh lòng tự hào dân tộc và lòng biết ơn các anh hùng dân tộc. Tích cực xây dựng bài.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh.
- Học sinh: SGK, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động Khởi động: (3 phút )
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Bắn tên: 
+ Em biết gì về thời thơ ấu của Đinh Bộ Lĩnh?
+ Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì đối với đất nước?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
– Giới thiệu bài.
2. Hoạt động Khám phá: 
*Mục tiêu: Hiểu biết đôi nét về Lê Hoàn. Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
*Phương pháp: Vấn đáp.
*Thời gian: 15 phút. 
*Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS nêu những hiểu biết của mình về Lê Hoàn.
- GV giới thiệu đôi nét về Lê Hoàn. 
- GV cho HS đọc SGK đoạn: “Năm 979 . sử cũ gọi là nhà Tiền Lê”. 
+ Nêu tình hình nước ta trước khi quân Tống sang xâm lược?
GV: Đó chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc quân Tống sang xâm lược nước ta. Thế nước lâm nguy, triều đình họp bàn và tất cả mọi người đặt niềm tin vào Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. 
* GV đặt vấn đề: 
+ Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?
+ Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không?
*Kết luận: Lê Hoàn lên ngôi vua là hợp với bối cảnh lịch sử và hợp với lòng dân
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi: 
+ Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào?
+ Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào?
+ Lê Hoàn chia quân thành mấy cánh và đóng quân ở đâu để đón giặc?
+ Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra như thế nào?
+ Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không?
- GV nhận xét, kết luận.
- Giáo viên vấn đáp : 
+ Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào?
+ Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Tống?
1. Nguyên nhân quân Tống sang xâm lược nước ta và việc Lê Hoàn lên ngôi vua. 
+ Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám hại. Con thứ là Đinh Toàn, mới 6 tuổi lên ngôi vua. 
2. Diễn biến của cuộc kháng chiến: 
+ Năm 981. 
+ Đường thủy, đường bộ.
+ Chia thành 2 cánh, sau đó cho quân chặn đánh giặc ở cửa sông Bạch Đằng và ải Chi Lăng. 
+ Ở Bạch Đằng và Chi Lăng ; Diễn ra ồ ạt và rất ác liệt. 
+ Quân Tống không thực hiện được ý đồ xâm lược của mình. 
- Đầu năm 981, . . . . thắng lợi. (HSNK)
3. Kết quả và ý nghĩa: 
+ Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc bị giết; Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi. 
+ Nền độc lập của nước nhà được giữ vững; Nhân dân ta tự hào, tin tưởng vào sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.
3. Hoạt động luyện tập: 
*Mục tiêu: Học sinh kể lại diễn biến trận đánh.
*Phương pháp: kể chuyện.
*Thời gian: 10 phút.
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên, học sinh thực hành.
- Dựa vào phần chữ kết hợp với lược đồ SGK, em hãy thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống?
- Học sinh kể trước lớp.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
4. Hoạt động vận dụng
*Mục tiêu: Học sinh liên hệ thực tế.
*Phương pháp: trình bày 1 phút.
*Thời gian: 5 phút.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên gợi mở:
+ Để tỏ lòng biết ơn, nhân dân ta đã làm gì để tưởng nhớ ông Lê Hoàn?
+ Kể tên các địa danh mang tên Lê Hoàn.
- Học sinh phát biểu.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
*Kết luận: tổng kết và GD như lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước: Nhờ sức mạnh đoàn kết dân tộc, nhờ tinh thần yêu nước mãnh liệt của các tầng lớp nhân dân ta, Lê Hoàn cùng các tướng sĩ đã đập tan cuộc xâm lược lần thứ nhất của nhà Tống, tiếp tục giữ vững nền độc lập của dân tộc. Chúng ta tự hào sâu sắc với quá khứ đó. 
5. Củng cố, dặn dò: (2 phút) 
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi SGK và chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 5: TOÁN
PHÉP CỘNG
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1. 1. Năng lực đặc thù: 
HS củng cố về:
- Cách thực hiện phép cộng (không nhớ và có nhớ)
- Vận dụng giải các bài tập có liên quan.
- Rèn kĩ năng làm tính cộng.
1. 2. Năng lực chung:
- Năng lực tư duy, năng lực tự chủ - tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ, 
2. Phẩm chất:
- GD học sinh cẩn thận, tỉ mỉ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Phiếu học tập, Thiết bị phòng học thông minh .
- Học sinh: SGK, vở,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- Học sinh chơi trò chơi yêu thích
- Giới thiệu bài.
2. Hoạt động khám phá: 2. Hình thành kiến thức 
* Mục tiêu: Học sinh củng cố cách thực hiện phép cộng (không nhớ và có nhớ)
* Phương pháp: Động não, Hoạt động cả lớp
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
- GV viết lên bảng 2 phép tính cộng , yêu cầu HS đặt tính rồi tính (hai HS làm bảng, lớp nháp)
- Nhận xét bài làm(cách đặt tính và tính kết quả)
+ Hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình?
- GV nhận xét.
+ Khi thực hiện phép cộng các số tự nhiên ta đặt tính như thế nào? Thực hiện phép tính theo thứ tự nào?
* Kết luận: Khi thực hiện phép cộng các số tự nhiên ta đặt tính sao cho các hàng đơn vị thẳng cột với nhau. Thực hiện từ phải sang trái.
a. 48325 + 21026
 48325
 + 21026
 69378
b. 367859 + 541728
- Khi thực hiện phép cộng các số tự nhiên ta đặt tính sao cho các hàng đơn vị thẳng cột với nhau. Thực hiện từ phải sang trái.
3. Hoạt động luyện tập:
* Mục tiêu: Thực hành thực hiện phép cộng (không nhớ và có nhớ) 
* Phương pháp: Hoạt động cá nhân – nhóm – chia sẻ trước lớp
* Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành:
* Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu, 
- HS làm cá nhân, 2 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài:
+ Giải thích cách làm?
+ Nhận xét đúng sai.
+ Đổi chéo vở kiểm tra.
+ Khi đặt tính ta cần lưu ý điều gì?
* Kết luận: Khi thực hiện phép cộng các số tự nhiên ta đặt tính sao cho các hàng đơn vị thẳng cột với nhau. Thực hiện từ phải sang trái.
* Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm cá nhân vào vở ô li, 3 lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 ý.
- Chữa bài: 
+ Nêu cách làm
+ Nhận xét đúng sai, 
+ Cả lớp đổi chéo vở kiểm tra bài của bạn.
* Kết luận: Chú ý các phép tính có nhớ, tránh nhớ nhầm
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a. 4682 5247 
 + 2305 + 2741 
 6987 7988 
b. 2968 3917
 + 6524 + 5267
 9492 9184
Bài 2: Tính:
a. 4685 + 2347 = 7032
 6094 + 8566 = 14660
 57696 + 814 = 58510
b. 186954 + 247436 = 434390
 514625 + 82398 = 597023
 793575 + 6425 = 800000
4. Hoạt động vận dụng: 
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng giải bài toán có lời văn và tìm thành phần chưa biết
* Phương pháp: Quan sát, hoạt động cả lớp 
* Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành: 
* Hoạt động cá nhân:
- HS đọc bài toán
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Một HS tóm tắt bài trên bảng.
- Nhìn tóm tắt đọc lại đề bài.
- HS tự làm, 1 HS làm bảng lớp .
- Chữa bài: 
+ Giải thích cách làm?
+ Nêu cách giải khác?
+ Nhận xét đúng sai.
+ Một HS đọc, cả lớp soát bài.
* Kết luận: Chọn câu trả lời phù hợp khi giải bài toán có lời văn 
* Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu đề bài, tự làm bài, 2 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm, 
+ Giải thích, 
+ Nhận xét đúng, sai, 
+ Thống nhất KQ
+ x là thành nào chưa biết trong phép tính?
+ Nêu lại cách tìm số bị trừ chưa biết?
* Kết luận: Số bị trừ = hiệu + số trừ
Số hạng chưa biết = Tổng – số hạng đã biết
Bài 3: 
Tóm tắt:
Cây lấy gỗ : 325 164 cây
Cây ăn quả : 60830 cây
Tất cả : cây ?
Bài giải
 Huyện đó trồng được tất cả số cây là:
 325164 + 60830 = 385994 (cây)
 Đáp số: 385994 cây
Bài 4: Tìm x:
 a. x – 363 = 975
 x = 975+ 363 
 x = 1338
b. 207 + x = 815
 x = 815 - 207
 x = 608
5. Củng cố, dặn dò: (2 phút)
- HS nêu cách phân tích số liệu trên biểu đồ tranh.
- Nhận xét tiết học, hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 28/9/2021
Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2021
Tiết 3: Luyện từ và câu
DANH TỪ
I. Yêu cầu cần đạt :
- Hiểu danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, hoặc đơn vị).
- Tìm được danh từ theo yêu cầu và đặt câu với danh từ đó
- Tích cực, tự giác học bài.
- Nắm vững kiến thức, hiểu được các yêu cầu, cùng bạn trao đổi để giải quyết các bài tập liên quan 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV:+ Giấy khổ to viết sẵn các nhóm danh từ+ bút dạ.
 +Tranh (ảnh) về con sông, cây dừa, trời mưa, quyển truyện (nếu có)
- HS: Vở BT, bút, ..
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động 
+ Tìm từ trái nghĩa với trung thực và đặt câu với 1 từ vừa tìm được.
+ Tìm từ cùng nghĩa với trung thực và đặt câu với 1 từ vừa tìm được.
- Nhận xét, khen/ động viên.
- Dẫn vào bài mới
- TBHT điề hành lớp trả lời-nhận xét
+Gian dối.
- Gian dối là tính xấu.
+ Thật thà.
- Hương là một người bạn thật thà.
2. Hình thành kiến thưc mới:
a. Nhận xét
 Bài 1: 
- Gọi hs đọc ví dụ ở SGK
- Yêu cầu HS làm việc nhóm 2 tìm các từ chỉ sự vật trong mỗi dòng thơ
- GV nhận xét, chốt và bổ sung các từ HS tìm còn thiếu
Bài 2: (không yêu cầu tìm danh từ chỉ khái niệm)
Xếp các từ em mới tìm được vào nhóm
+Từ chỉ người ;
+Từ chỉ vật ;
+Từ chỉ hiện tượng.
+ Từ chỉ đơn vị
- GV: Các từ chỉ người, chỉ vật, chỉ hiện tượng, chỉ đơn vị gọi là danh từ
b.Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc ghi nhớ ở sgk.
- Kết luận, chuyển hoạt động
- 1 hs đọc ví dụ.
- Nhóm 2 hs thảo luận-chia sẻ lớp
- TBHT lên gạch chân các từ mà các nhóm báo cáo:
+Dòng 1: truyện cổ
+Dòng 2: cuộc sống, tiếng, xưa
+Dòng 3: cơn, nắng. mưa
+Dòng 4:con, sông, rặng, dừa
+Dòng 5: đời, cha, ông
+Dòng 6:con, sông, chân, trời
+Dòng 7:truyện cổ
+Dòng 8: mặt, ông cha
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs làm bài theo nhóm 4, trình bày kết quả trước lớp
+ông cha, cha ông
+sông, dừa, chân trời
+ nắng, mưa
+con, rặng
- HS nhắc lại
- HS đọc ghi nhớ
- Lấy VD về danh từ
3 . Thực hành:
Bài 1: Em hãy tìm:
+2 danh từ chỉ người
+2 danh từ chỉ vật
+ 2 danh từ chỉ hiện tượng
+2 danh từ chỉ đơn vị
- Chốt lại: Thế nào là danh từ?
Bài 2: Đặt câu với 1 danh từ vừa tìm được ở bài 1
+ Khi đặt câu cần lưu ý diều gì?
4. HĐ ứng dụng 
- 1 hs đọc đề bài.
- Nhóm 2 hs thảo luận-Chia sẻ trước lớp
- TBHT điều khiển các nhóm báo cáo
- HS làm cá nhân-Chia sẻ trước lớp
- 3 HS đại diện cho 3 tổ lên bảng đặt câu.
- HS nhận xét, đánh giá
+ Hình thức: Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm
+ Nội dung: Diễn đạt trọn vẹn 1 ý
- Ghi nhớ khái niệm về danh từ
- Tìm hiểu thêm về danh từ chỉ khái niệm qua các bài tập trong SGK
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 2: Tập làm văn
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Yêu cầu cần đạt:
 	- Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện (ND ghi nhớ). 
- Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.
- Tích cực, tự giác học bài.
- HS hiểu yêu cầu, cùng bạn trao đổi xây dựng được đoạn văn trong bài văn kể chuyện. Nâng cao năng lực nói, kể trước đám đông góp phần phát triển ngôn ngữ cho học sinh.
II. Đồ dùng dạy học:
 	- GV: Tranh minh hoạ truyện Hai mẹ con và bà tiên trang 54, SGK (phóng to nếu có điều kiên), Bảng phụ.
 	- HS: Vở BT, sgk.
II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động 
+ Cốt truyện là gì?
+ Cốt truyện gồm những phần nào?
- Nhận xét, khen/ động viên.
- Chuyển ý vào bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện
+ Cốt truyện gồm có ba phần: phần mở đầu, diễn biến, kết thúc.
2. Khám phá
a. Nhận xét
Bài 1:
+ Những sự việc tạo thành cốt truyện:
“Những hạt thóc giống”?
+ Mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào?
Bài 2:
+ Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn?
+ Em có nhận xét gì về dấu hiệu này của đoạn 2?
=>Giáo viên chốt ý:
Bài 3:
+ Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì?
+ Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào?
B .Ghi nhớ:
- GV:Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể một sự việc trong một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. Hết một đoạn văn, cần chấm xuống dòng.
- Đọc lại truyện: “Những hạt thóc giống” và làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp:
+ Sự việc 1: Nhà Vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế: luộc chín thóc giống rồi giao cho dân chúng, giao hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ truyền ngôi cho (đoạn 1)
+ Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nẩy mầm.(đoạn 2)
+ Sự việc 3: Chôm dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người.(đoạn 3)
+Sự việc 4: Nhà Vua khen ngợi Chôm trung thực và dũng cảm đã quyết định truyền ngôi cho Chôm.(đoạn 4)
+ Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô. Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng.
+ Ở đoạn 2 khi kết thúc lời thoại cũng viết xuống dòng nhưng không phải là một đoạn văn.
+ Kể về một sự việc trong một chuỗi sự việc làm cốt truyện của truyện.
+ Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu chấm xuống dòng.
- Hs đọc ghi nhớ
3. Thực hành:
- Cho HS quan sát tranh
- GV đặt câu hỏi 
+ Câu chuyện kể lại chuyện gì?
+ Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh? Đoạn nào còn thiếu?
+ Đoạn 1 kể sự việc gì?
+ Đoạn 2 kể sự việc gì?
+ Đoạn 3 còn thiếu phần nào?
+ Phần thân đoạn theo em kể lại chuyện gì?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá chung
4. Hoạt động ứng dụng 
- HS quan sát 2 bức tranh
- Học sinh đọc nội dung và yêu cầu bài tập
- HS thảo luận nhóm 2- Chia sẻ lớp
+ Câu chuyện kể về một em bé vừa hiếu thảo, vừa trung thực, thật thà.
+ Đoạn 1 và 2 đã hoàn chỉnh, đoạn 3 còn thiếu.
+ Đoạn 1 kể về cuộc sống và tình cảm của 2 mẹ con: Nhà nghèo phải làm lụng vất vả quanh năm.
+ Mẹ cô bé ốm nặng, cô bé đi tìm thầy thuốc.
+ Phần thân đoạn
+ Kể việc cô bé kể lại sự việc cô bé trả lại người đánh rơi túi tiền.
- Học sinh viết vào vở - Chia sẻ đoạn viết trong nhóm 4
- Đọc bài làm của mình trước lớp
- Nhận xét bài của bạn
- Ghi nhớ hình thức đoạn văn
- Kể lại hoàn chỉnh câu chuyện sau khi đã viết hoàn thiện đoạn văn
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 5: Địa lí
TRUNG DU BẮC BỘ
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ: Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du 
 	- Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: trồng cây ăn quả, trồng rừng và cây công nghiệp; quy trình chế biến chè.
 	 - Kĩ năng đọc bảng số liệu để nhận xét về việc trồng rừng.
- Biết trân quý người dân trên mọi miền Tổ quốc
- Biết quan sát và phân tích được tranh ảnh trong bài, hiểu được nội dung bài góp phần phát triển NL tự chủ, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* BVMT: Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ: che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV:	+Bản đồ hành chính Việt Nam.
 	+Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
 	+Tranh, ảnh vùng trung du Bắc Bo 
- HS: Vở, sách GK,...
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: 
+ Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? Nghề nào là nghề chính?
+ Kể tên một số khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn?
- Nhận xét, khen/ động viên.
- GV chốt ý và giới thiệu bài
- TBHT điều hành lớp trả lời và nhận xét:
+ Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề trồng ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả.. Nghề nông lànghề chính của họ
+ Hoàng Liện Sơn có một số khoáng sản: a-pa-tít, đồng, chì, kẽm, 
2. Khám phá
HĐ 1: Nhóm 2-Lớp
Yêu cầu 1 HS đọc mục 1 trong SGK, quan sát tranh, ảnh vùng trung du Bắc Bộ và trả lời các câu hỏi sau: 
+ Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng?
+ Các đồi ở đây như thế nào?
+ Mô tả sơ lược vùng trung du.
+ Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ?
- GV cho HS chỉ trên bản đồ hành chính Việt Nam treo tường các tỉnh thuộc trung du BB: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang 
HĐ2: Nhóm 4- Lớp
-GV cho HS dựa vào kênh chữ và kênh hình ở mục 2 trong SGK và thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý sau: 
+ Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì?
+ Hình 1, 2 cho biết những cây trồng nào có ở Thái Nguyên và Bắc Giang?
- Xác định vị trí hai địa phương này trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
+ Em biết gì về chè Thái Nguyên?
+ Chè ở đây được trồng để làm gì?
+ Trong những năm gần đây, ở trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng loại cây gì?
+ Quan sát hình 3 và nêu quy trình chế biến chè.
- GV tổng kết, nhận xét, chuyển hoạt động
HĐ3: Cả lớp: 
- GV cho HS cả lớp quan sát tranh, ảnh đồi trọc 
+ Vì sao ở vùng trung du Bắc Bộ lại có những nơi đất trống, đồi trọc?
+ Để khắc phục tình trạng này, người dân nơi đây đã trồng những loại cây gì?
+ Dựa vào bảng số liệu, nhận xét về diện tích rừng mới trồng ở Phú Thọ trong những năm gần đây.
- GV liên hệ với thực tế để giáo dục cho HS ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây: Đốt phá rừng bừa bãi làm cho diện tích đất trống, đồi trọc mở rộng tài nguyên rừng bị mất, đất bị xói mòn, lũ lụt tăng; cần phải bảo vệ rừng, trồng thêm rừng ở nơi đất trống .
3. Hoạt động ứng dụng 
1.Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải: 
- HS đọc SGK và quan sát tranh 1,2,4.
- Làm việc nhóm 2-Chia sẻ trước lớp
+ Một vùng đồi 
+ Các đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau.
+ Nằm giữa miền núi và đồng bằng là một vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải, gọi là trung du.
+ Mang những dấu hiệu vừa của đồng bằng vừa của miền núi.
- 1 HS lên chỉ
2.Chè và cây ăn quả ở trung du: 
-HS đọc SGK và quan sát tranh, ảnh.
- Thảo luận theo nhóm 4.
- Báo cáo kết quả.
+ Vùng trung du thuận lợi cho việc phát triển cây ăn quả: cam, chanh, dứa, vải,..
+ Đồi chè ở Thái nguyên, trang trại vải ở Bắc Giang.
- 1HS lên chỉ bản đồ.
+ Thái Nguyên là nơi nổi tiếng có chè thơm ngon.
+ Để phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
+ Trong những năm gần đây, ở trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng cây ăn quả đạt kinh tế cao.
+ Chè được hái ở đồi về người ta đem ra phân loại, rồi vò, sấy khô mang đóng gói hoặc đóng hộp.
3.Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp: 
-HS cả lớp quan sát tranh,ảnh .
+ Vì rừng bị khai thác cạn kiệt do đốt phá rừng làm nương rẫy để trồng trọt và khai thác gỗ bừa bãi, 
+ Trồng cây công nghiệp lâu năm (keo, dầu, sở, ) và cây ăn quả .
+ Diện tích ngày càng tăng.
- Lắng nghe, liên hệ
-2 HS đọc lại phần Ghi nhớ
- Sưu tầm tranh, ảnh về hoạt động trồng và bảo vệ rừng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 1: TOÁN
PHÉP TRỪ 
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực: 
1. 1. Năng lực đặc thù: 
HS củng cố về: 
- Cách thực hiện phép trừ (không nhớ và có nhớ)
- Vận dụng giải các bài tập có liên quan.
- Rèn kĩ năng làm tính trừ.
1. 2. Năng lực chung:
- Năng lực tư duy, năng lực hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.
2. Phẩm chất:
- GD học sinh tự giác, tập trung.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
- Học sinh: Vở BT, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động Khởi động (5 phút)
- Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS lên bảng thực hiện đặt tính rồi tính: 342980+ 2785 ; 56078 + 10965
- GV nhận xét chung
- Giới thiệu bài

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_5_nam_hoc_2021_2022_chuan_kien_th.docx