Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)

Toán

Tiết 16: SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN

(Trang 21)

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

1.1. Năng lực chung:

- Tự chủ, tự học: Bộc lộ rõ sở thích, khả năng của bản thân qua làm bài tập về so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Có thói quen hợp tác, giúp đỡ nhau trong học tập. Hiểu được nhiệm vụ, yêu cầu của nhóm và hoàn thành niệm vụ của nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS sáng tạo khi làm bài tập.

1.2. Năng lực đặc thù:

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Biết cách so sánh hai số tự nhiên.

- Năng lực tư duy - lập luận logic toán học: Xếp thứ tự các số tự nhiên.

- Năng lực giao tiếp toán học: Biết nêu ý tưởng và giải pháp khi thảo luận nhóm làm bài tập.

2. Phẩm chất: Chăm học, rèn sự cẩn thận, chính xác khi so sánh các số tự nhiên.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Bảng phụ

2. Học sinh:Vở Bài tập Toán đã làm bài về nhà.

 

docx 61 trang xuanhoa 05/08/2022 3210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4:
Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2020
Toán
Tiết 16: SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
(Trang 21)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực chung:
- Tự chủ, tự học: Bộc lộ rõ sở thích, khả năng của bản thân qua làm bài tập về so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Có thói quen hợp tác, giúp đỡ nhau trong học tập. Hiểu được nhiệm vụ, yêu cầu của nhóm và hoàn thành niệm vụ của nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS sáng tạo khi làm bài tập.
1.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Biết cách so sánh hai số tự nhiên. 
- Năng lực tư duy - lập luận logic toán học: Xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Năng lực giao tiếp toán học: Biết nêu ý tưởng và giải pháp khi thảo luận nhóm làm bài tập.
2. Phẩm chất: Chăm học, rèn sự cẩn thận, chính xác khi so sánh các số tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh:Vở Bài tập Toán đã làm bài về nhà.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh 
1. Khởi động (3p)
- Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?
- GV đọc số, 4 tổ cử đại diện lên bảng viết số.
? Hệ thập phân có bao nhiêu chữ số?
- Tổng kết trò chơi. Dẫn vào bài mới.
- HS tham gia chơi
- Tổ nào viết đúng và nhanh là tổ chiến thắng.
- Hệ thập phân có 10 chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
2. Khám phá: (10p)
a. HĐ1: So sánh các số tự nhiên (5p)
* Mục tiêu: HS hệ thống hóa một số kiến thức ban đầu về so sánh hai số tự nhiên.
* Phương pháp: Hỏi đáp
* Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
+ Gv nêu ví dụ a lên bảng.
 So sánh: 100 và 99 ?
- Hướng dẫn học sinh so sánh:
? Số 100 có bao nhiêu chữ số? 
? Số 99 có bao nhiêu chữ số?
? Số 100 và số 99, số nào có nhiều chữ số hơn? Số nào có ít chữ số hơn?
? Số 100 và số 99 số nào lớn hơn, số nào bé hơn?
- GV: Trong hai số tự nhiên, số nào có nhiều chữ số thì lớn hơn và ngược lại.
+ GV ghi VD lên bảng:
So sánh: 29869 ... 30005
 25136 ... 23136
? Nhận xét số các chữ số của từng cặp số?
? Làm thế nào ta so sánh được các số trên?
? Vận dụng cách so sánh số có 3; 4 chữ số đã học hãy so sánh các số trên?
- GV: Cũng giống như cách so sánh số có 3; 4 chữ số đã học, nếu hai số có số chữ số bằng nhau thì ta so sánh từng cặp chữ số ở cùng 1 hàng kể từ trái sang phải.
? Nếu hai số có số chữ số bằng nhau và từng từng cặp chữ số ở cùng hàng đều bằng nhau thì ta so sánh thế nào?
+ Hướng dẫn HS so sánh hai số tự nhiên trong dãy số tự nhiên và trên tia số.
? Trong dãy số tự nhiên thì giá trị của các chữ số đó như thế nào?
- Gv vẽ lên bảng tia số
 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
? Nhận xét dãy số đã sắp xếp trên tia số?
=> GV: Bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên, nghĩa là xác định được số này lớn hơn, hoặc bé hơn, hoặc bằng số kia.
- HS quan sát, lắng nghe.
- Số 100 có ba chữ số
- Số 99 có hai chữ số.
- Số 100 có nhiều chữ số hơn, số 99 có ít chữ số hơn.
 > 99 hay 99 < 100
- HS lắng nghe và 2 HS nhắc lại.
- HS quan sát, lắng nghe.
- 29869 và 30005 đều có năm chữ số, ở hàng chục nghìn có 2 < 3. 
Vậy: 29869 < 30005
- 25136 và 23136 đều có năm chữ số, các chữ số ở hàng chục nghìn đều là 2, ở hàng nghìn có 5 > 3. 
Vậy: 25136 > 23136 
- HS lắng nghe.
- Nếu hai số có số chữ số bằng nhau và từng từng cặp chữ số ở cùng hàng đều bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.
- Trong dãy số tự nhiên 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; ... Số đứng trước bé hơn số đứng sau, số đứng sau lớn hơn số đứng trước.
- HS quan sát.
- Số 0 (gốc) là số bé nhất, số càng xa số 0 thì càng lớn và ngược lại.
- HS lắng nghe.
b. HĐ2: Xếp thứ tự các số tự nhiên(5p)
* Mục tiêu: Biết được đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên.
* Phương pháp: Hỏi đáp
* Cách tiến hành: 
- GV đưa ra ví dụ.
7698; 7668; 7896; 7869.
? Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại?
? Muốn xếp được thứ tự các số tự nhiên trên dựa vào đâu?
? Đâu là số lớn nhất? bé nhất?
- GV kết luận: Bao giờ cũng so sánh được các số tự nhiên nên bao giờ cũng xếp thứ tự được các số tự nhiên.
- HS làm vào nháp, 1 HS làm bảng - Chia sẻ - Nhận xét.
- Từ bé đến lớn: 7698; 7869; 7896; 7968.
- Từ lớn đến bé: 7968; 7896; 7869; 7698.
- Dựa vào dãy số thự nhiên đã cho.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
3. Luyện tập – Thực hành (18p)
Bài 1: Điền dấu >, <, = ? (6p) 
* Mục tiêu: HS biết áp dụng so sánh các số tự nhiên.
* Cách tiến hành: 
- GV gọi HS đọc yêu cầu và xác định yêu cầu.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài: 
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV: Vận dụng quy tắc so sánh hai số tự nhiên để so sánh.
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm bài. Giải thích cách làm - nhận xét.
 1234 > 999
 8754 < 87 540
 39 680 = 39 000 + 680
Bài 2: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn(5p)
* Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên để viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
? Muốn xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì?
- Gv hướng dẫn làm bài. 
- GV nhận xét, chữa bài.
- HS nêu yêu cầu, xác định yêu cầu
- Chúng ta phải so sánh các số với nhau.
- HS làm bài vào vở, bảng lớp - chia sẻ cách xếp - nhận xét.
Đáp án:
a) 8316; 8136; 8361.
Thứ tự từ bé đến lớn: 8136; 8316; 8361.
c) 64 831; 64 813; 63 814.
Từ bé đén lớn: 63 814; 64 813; 64 831.
Bài 3a.Viết các số sau theo thứ tự từ lớnđến bé (6p)
* Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên để viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé.
* Cách tiến hành: 
- Gọi HS nêu yêu cầu, GV hướng dẫn như bài 3.
- GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV chốt bài 2,3: Cách xếp thứ tự các số tự nhiên.
- HS nêu yêu cầu, xác định yêu cầu
- HS thảo luận nhóm làm bài - Đại diện nhóm lên bảng làm bài. Giải thích cách làm.
Đáp án.
- Ta có: 1984; 1978; 1952; 1942.
- Lắng nghe.
3. Hoạt động Vận dụng: (3p)
* Mục tiêu: HS biết vận dụng cách so sánh và xếp số tự nhiênđể làm bài tập ngoài SGK.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm bài sau: Tìm số tự nhiên x, biết 145 <x<150
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò: (2p)
? Nêu cách so sánh 2 số tự nhiên?
- GV nhận xét giờ học. 
- Về ôn lại bài, chuẩn bị bài sau “Bảng đơn vị đo khối lượng”
- 2 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào vở nháp - Chia sẻ - Nhận xét.
- Nêu cách làm: Các số tự nhiên lớn hơn 145 và nhỏ hơn 150 là 146, 147, 148, 149. Vậy x là 146, 147, 148, 149.
- HS lắng nghe
- 2 HS nhắc lại cách só sánh.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
V. RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------------------------------------
Thể dục
Đ/c Hòa – Giáo viên bộ môn dạy
------------------------------------------------------------------------
Kĩ thuật
Đ/c Hòa – Giáo viên bộ môn dạy
------------------------------------------------------------------------
Lịch sử
NƯỚC ÂU LẠC
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
1.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: HS biết trả lời các câu hỏi liên quan đến phần lích sử “Nước Âu lạc”.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Có thói quen hợp tác, giúp đỡ nhau trong học tập. Hiểu được nhiệm vụ, yêu cầu của nhóm và hoàn thành niệm vụ của nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS biết cách so sánh với nhà nước Văn Lang.
1.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức về LS-ĐL: Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc: Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc. Thời kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi; nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại.
- Năng lực tìm hiểu LS - ĐL:Biết những điểm giống nhau của người Lạc Việt và Âu Việt. Biết sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc (nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa).
- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế :So sánh được điểm giống và khác nhau trong đời sống của người Lạc Việt và người Âu Việt.
2. Phẩm chất: 
- Yêu nước, biết giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử của dân tộc, không chủ quan, lơ là trong mọi tình huống
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Phòng học thông minh.
- Phiếu học tập của HS.
2. Học sinh: SGK,vở ghi, bút,..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
- GV tổ chức cho HS trò chơi “Hái hoa dân chủ”
- Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?
- Ở khu vực nào trên đất nước ta?
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV giới thiệu ghi đầu bài.
- HS tham gia chơi.
- Ra đời khoảng năm 700 TCN.
- Sông Cả, sông Mã và sông Hồng.
- HS lắng nghe.
- 3 HS nhắc lại tên đầu bài.
2. Hoạt động khám phá: (28p)
a. HĐ1: So sánh cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt (6p)
* Mục tiêu: Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc: Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc.
* Phương pháp: Thảo luận nhóm bàn.
* Cách tiến hành:
+ Yêu cầu HS đọc trong SGK làm bài tập
GV phát phiếu bài tập HS điền dấu vào ô trống.
 + Sống cùng trên địa bàn. 
+ Đều biết chế tạo đồ đồng.
+ Đều biết rèn sắt. 
+ Đều trồng lúa và chăn nuôi. 
+ Tục lệ có nhiều điểm giống nhau. 
* GV: Cuộc sống của người Lạc Việt và Âu Việt có nhiều điểm tương đồng và họ sống hoà hợp với nhau.
-1HS đọc to đoạn “Từ đầu ngày nay”
- Làm bài vào bảng phụ và làm vào VBT theo nhóm.
- Cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt có nhiều điểm tương đồng và họ sống hoà hợp với nhau. Chính vì thế năm 218 TCN, quân Tần (ở Trung Quốc ngày nay) tràn xuống xâm lược các nước phương Nam. Thục Phán đã lãnh đạo người Âu Lạc và người Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm, rồi sau đó dựng nước Âu Lạc.
- HS nghe.
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự ra đời của nước Âu Lạc (8p)
* Mục tiêu: Biết được sự ra đời của nước Âu Lạc.
* Phương pháp: Thảo luận nhóm 4.
* Cách tiến hành:
- GV treo lược đồ lên bảng 
- Cho HS xác định trên lược đồ hình 1 nơi đóng đô của nước Âu Lạc.
- Cho HS thảo luận nhóm 4: 
+ So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc?
+ Người Âu Lạc đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống? (Về xây dựng, sản xuất, làm vũ khí?)
- Vì sao người Âu Việt và người Lạc Việt lại hợp nhất với nhau tạo thành một nước?
- Ai là người có công hợp nhất đất nước của người Âu Việt và người Lạc Việt?
- Nhà nước của người Âu Việt và người Lạc Việt có tên là gì? đóng đô ở đâu?
- GV: Nước Văn Lang đóng đô ở Phong châu là vùng rừng núi, nước Âu Lạc đóng đô ở vùng đồng bằng.Xây thành cổ Loa, sử dụng rộng rãi lưỡi cày bằng đồng, biết rèn sắt, chế tạo nỏ thần.
- HS quan sát.
- HS chỉ vị trí của nước Âu Lạc trên lược đồ.
- HS làm việc nhóm 4- Chia sẻ lớp.
- TBHT điều khiển các nhóm lên báo cáo kết quả.
- Vì họ có chung một kẻ thù ngoại xâm.
- Thục Phán - An Dương Vương
- Tên nước Âu Lạc. Đóng đô Cổ Loa – Đông Anh (Hà Nội ngày nay)
- HS lắng nghe
c. Hoạt động 3: Những thành tựu của người dân Âu Lạc (6p)
* Mục tiêu: Biết được nhữngthành tựu của người dân Âu Lạc.
* Phương pháp: Hỏi đáp
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc SGK và quan sát hình minh hoạ và cho biết người Âu Lạc đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống (Về xây dựng, sản xuất, làm vũ khí)
- Cho HS quan sát hình mũi tên đồng (trình chiếu)
? So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc?
- GV: Trong cuộc sống, người Âu Lạc đã đạt được những thành tựu đáng kể ...
- HS đọc kênh chữ SGK thảo luận nhóm bàn chia sẻ, nhận xét.
- Về xây dựng: đã xây dựng được thành Cổ Loa có kiến trúc ba vòng hình ốc.
- Về sản xuất: Họ sử dụng rộng rãi các lưỡi cày bằng đồng, biết kỹ thuật rèn sắt.
- Về làm vũ khí: Chế tạo được nỏ một lần bắn được nhiều mũi tên.
- HS quan sát hình mũi tên đồng.
- Nước Văn Lang đóng đô ở Phong Châu là vùng rừng núi còn người Âu Lạc đóng đô ở vùng đồng bằng.
- Lắng nghe.
d. Hoạt động 3: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc (10p)
* Mục tiêu: Nắm được cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.
* Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc Và quan sát tranh trong SGK 
Cho HS thảo luận , suy nghĩ trả lời 
- Thuật lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.
- GV tổ chức HS thảo luận nhóm 4 theo phiếu.
1. Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại thất bại?
2. Vì sao năm 179 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc?
- 1HS đọc to từ “Từ năm 207 TCN phương Bắc”
- 1HS thuật lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.
- Các nhóm thảo luận.
- Báo cáo, bổ sung
- Vì người dân Âu Lạc đoàn kết một lòng. Có tuớng chỉ huy giỏi. Vũ khí ( nỏ thần) tốt thành luỹ kiên cố.
-Vì Triệu Đà dùng kế hoãn binh cho con trai là Trọng Thuỷ sang làm rể An Dương Vương để điều tra cách bố trí lực lượng và chia rẽ nội bộ những người đứng đầu nhà nước Âu Lạc.
3. Vận dụng - Mở rộng: (5p)
* Mục tiêu: Tìm hiểu về thành Cổ Loa
* Phương pháp: Hỏi đáp
* Cách tiến hành
- Thành Cổ Loa được xây dựng ở đâu?
- GV nhận xét, khen ngợi.
- Thành được xây dựng vào thời gian nào
- An Dương Vương xây thành Cổ Loa nhằm mục đích gì?
- GV: Vị trí thành rất hiểm trở. Bên trong thành đường đi lối lại rất quanh co ...
4. Củng cố, dặn dò: (3p)
- Nêu sự ra đời và những thành tựu của nước Âu Lạc?
- HS đọc phần bài học SGK
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS: Về ôn bài; chuẩn bị bài mới “Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc”
- Đông Anh- Hà Nội.
- Thế kỉ 3 trước công nghuyên.
- Thành là căn cứ bộ binh, thủy binh.
- HS trả lời
- 2, 3 HS đọc phần bài học SGK.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
V. RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------
Khoa học
Đ/c Hằng – Giáo viên bộ môn dạy
--------------------------------------------------------
Tập đọc
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân khi học xong bài “ Một người chính trực”.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Có thói quen hợp tác, giúp đỡ nhau trong học tập. Hiểu được nhiệm vụ, yêu cầu của nhóm và hoàn thành niệm vụ của nhóm.
1.2. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực ngôn ngữ: Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
- Năng lực văn học: Đọc hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. (Trả lời được các câu hỏi SGK).
2. Phẩm chất:
- Trung thực, thật thà, ngay thẳng trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày.
* KNS: 
- Thể hiện sự cảm thông.
- Xác định giá trị.
- Tự nhận thức về bản thân.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Phòng học thông minh
2. Học sinh: Vở soạn bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh 
1. Hoạt động khởi động: (3p)
- GV và HS cùng hát bài: Đội ca
- GV giới thiệu chủ điểm Măng mọc thẳng và bài học.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Bắn tên - Gọi tên”
- Cách chơi: Quản trò hô “Bắn tên, bắn tên”, cả lớp đáp lại: “Tên gì, tên gì”. Sau đó, quản trò sẽ gọi tên bạn đọc bài Người ăn xin và trả lời câu hỏi. Nếu trả lời đúng thì cả lớp sẽ vỗ tay hoan hô.
? Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
? Nêu nội dung chính của bài?
- GV nhận xét, khen những HS đọc tốt.
- Yêu cầu HS mở sách trang chủ điểm.
? Tranh vẽ gì
? Tên chủ điểm nói lên điều gì
- GV giới thiệu tranh chủ điểm: Tranh minh hoạ các bạn đội viên Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ...
- GV đưa bức tranh bài học và hỏi:
? Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài.
- HS cùng hát
- HS lắng nghe
- HS mở sách quan sát và trả lời câu hỏi.
- Các bạn đang diễu hành nghi thức đội
- Măng mọc thẳng
- Bức tranh vẽ cảnh hai người đàn ông đang đưa đi đưa lại một gói quà 
- 3 HS nhắc tên bài.
2. Hoạt động Khám phá: (18p)
a. HĐ1: Luyện đọc: (10p)
* Mục tiêu: Đọc với giọng trôi chảy, mạch lạc với giọng kể chậm rãi, phát âm đúng, hiểu nghĩa một số từ ngữ.
* Cách tiến hành:
- 1 HS đọc toàn bài.
? Bài chia làm mấy đoạn.
- GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc:
+ Lần 1: GV sửa lỗi phát âm (đút lót, di chiếu, giường gián nghị, ngạc nhiên...)
+ Lần 2: Gv hướng dẫn Hs giải nghĩa các từ: Chính trực, Thái tử, Thái hậu, phò tá.
+ Lần 3: Nhận xét HS.
- GV yêu cầu HS đọc bài theo nhóm bàn, báo cáo kết quả đọc.
- GV đọc diễn cảm toàn bài và nêu cách đọc của bài
- Cả lớp đọc thầm theo.
- Bài chia làm 3 đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu ... Lý Cao Tông.
+ Đoạn 2: Tiếp ... Tô Hiến Thành. 
+ Đoạn 3: Còn lại.
- HS đọc các từ GV ghi trên bảng.
- HS đọc thầm phần chú giải SGK
- HS đọc, nhận xét, luyện đọc câu dài.
- HS luyện đọc theo cặp, báo cáo.
- HS lắng nghe.
b. HĐ2: Tìm hiểu bài: (10p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài học, nêu được nội dung đoạn, bài.
* Cách tiến hành:
* Đoạn 1
 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1
- HS đọc thầm đoạn 1, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi:
? Tô Hiến Thành là ai.
? Thế nào là chính trực.
? Trong việc lập ngôi vua sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
- GV giải nghĩa từ di chiếu: Lệnh viết của vua truyền lại khi mất
-> Đoạn này kể chuyện gì.
* Đoạn 2
- HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Tô Hiến Thành ốm nặng ai thường xuyên chăm sóc ông?
-> Nêu ý chính đoạn 2
* Đoạn 3: 
- HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
+ Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình? (Chọn ý trả lời đúng)
a. Quan tham chi chính sự Vũ Tán Đường
b. Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
c. Thái tử Long Cán.
+ Vì sao thái hậu lại ngạc nhiên khi nghe Tô Hiến Thành tiến cử?
? Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành được thể hiện như thế nào? (Chọn ý trả lời đúng)
a. Tiến cử người ngày đêm chăm sóc mình
b. Cử người biếu quà cho mình.
c. Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình.
- Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như Tô Hiến Thành?
- Tô Hiến Thành và Thái hậu, ai là người đáng phê phán?
-> Nội dung đoạn 3 là gì?
- Em học tập được gì từ ông Tô Hiến Thành?
- Trong cuộc sống thẳng thắn giúp chúng ta làm tốt mọi công việc hơn.
+ Nêu nội dung chính của bài?
- HS đọc thầm
- HS thảo luận báo cáo:
- Là vị quan triều Lý, nổi tiếng là người chính trực.
- Vị quan ngay thẳng 
- Không nhận đút lót để làm sai di chiếu.
- HS nghe
1. Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua:
- HS đọc và trả lời:
+ Quan tham chi chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên ông.
2. Sự chăm sóc của Vũ Tán Đường với Tô Hiến Thành:
- HS đọc và suy nghĩ một phút trả lời bằng hình thức giơ thẻ.
b. Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
- Vì Vũ Tán Đường tận tình chăm sóc Tô Hiến Thành lúc ông ốm mà ông không tiến cử lại tiến cử Trần Trung Tá, người luôn bận không đến thăm ông máy.
- HS giơ thẻ chọn đáp án đúng.
c. Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình.
- Vì những người đó luôn đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích của mình.
- HS chia sẻ ý kiến
3. Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành trong việc tìm người giúpnước:
- Thẳng thắn trong cuộc sống.
- Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
3. Luyện đọc diễn cảm (5P)
* Mục tiêu: HSđọc diễn cảm và đọc phân vai bài tập đọc.
* Cách tiến hành: 
- GV gọi 3 HS đọc nối tiếp.
? Nêu cách đọc toàn bài?
- GV đưa đoạn hướng dẫn đọc (trình chiếu) và gọi 1HS đọc.
? Nêu cách đọc đoạn?
- GV gọi HS thể hiện lại, GV nhận xét.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm theo vai.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm (tổ) thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét và tuyên dương.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp.
- Giọng thong thả, rõ ràng. Lời của Tô Hiến Thành điềm đạm, dứt khoát, thể hiện thái độ kiên định....
- Lời Thái hậu: ngạc nhiên...
- 1 HS đọc đoạn trên máy chiếu.
“Một hôm Đỗ thái hậu ... thần xin cử Trần Trung Tá”
- 1 HS nêu cách đọc và các từ cần nhấn giọng.
+2HS đọc thể hiện - Lớp nhận xét.
- Đại diện 3 tổ thi đọc diễn cảm- Nhận xét.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.
+ Phân vai trong nhóm.
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.
- Lớp nhận xét, bình chọn.
4. Hoạt động Vận dụng: (3p)
* Mục tiêu: Khơi gợi và giáo dục lòng yêu thương, tấm lòng hào hiệp giúp đỡ người khác (GDKNS)
* Cách tiến hành:
? Qua bài đọc giúp các em học được điều gì ?
- Hãy kể về sự trung thực học tập của em trong lớp?
- GV: Trung thực, thật thà là đức tính tốt chính vì vậy .
4. Củng cố, dặn dò (3p)
- Gọi 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài.
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn dò:
+ Đọc và tìm hiểu nội dung bài thơ Tre Việt Nam.
+ Tìm đọc các câu chuyện cùng chủ đề trong sách Truyện đọc 4. 
- HS nêu bài học của mình (phải trung thực, thật thà, ngay thẳng trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày,...)
- HS lắng nghe.
- HS kể
Ví dụ; Không chép bài của bạn, không nói dối cô,các bạn,...
- 2 HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
V. RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2020
Chính tả: (Nhớ - viết)
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân khi viết 14 dòng đầu bài “Truyện cổ nước mình”.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Có thói quen hợp tác, giúp đỡ nhau trong học tập. Hiểu được nhiệm vụ, yêu cầu của nhóm và hoàn thành niệm vụ của nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS sáng tạo khi viết bài.
1.2. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực ngôn ngữ: Nhớ - viết đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng dòng thơ lục bát; không mắc quá 5 lỗi trong bài. Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ (BT 2/a).Tiếp tục nâng cao kĩ năng viết đúng các từ có âm đầu r/d/ gi hoặc vần ân/ âng.
- Năng lực thẩm mĩ: Biết trình bày đúng, đẹp, sáng tạo.
2. Phẩm chất: Chăm chỉ, giáo dục HS tính cẩn thận, kiên trì và ý thức rèn chữ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Bảng phụ.
2. Học sinh:
- Vở luyện viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh 
1. Hoạt động Khởi động: (3p)
- GV mời TBVN điều hành cho lớp hát và vận động tại chỗ.
- GV đọc, gọi 2 HS viết các từ lên bảng, lớp viết ra giấy nháp: Chó, trâu, chuồn chuồn, 
- GV nhận xét, chữa bài.
- GV giới thiệu bài học.
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.
- 2 HS viết các từ lên bảng, lớp viết ra giấy nháp.
2. Hoạt độngKhám phá: (25p)
a. HĐ1: Hướng dẫn chính tả (5p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài chính tả, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, biết cách trình bày thơ lục bát.
* Phương pháp: Hỏi đáp
* Cách tiến hành: 
- GV gọi HS đọc thuộc lòng 10 dòng thơ đầu.
? Nêu nội dung đoạn viết?
- Yêu cầu cả lớp nhẩm thuộc lòng và tìm những từ hay viết sai, viết hoa có trong bài.
? Trong bài có những từ nào viết hoa, hay viết sai?
- GV gọi HS viết từ khó trên bảng, lớp viết nháp.
- Gv nhận xét, tuyên dương HS.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Truyện cổ nước nhà khuyên chúng ta phải biết sống nhân hậu.
- HS nhẩm thuộc lòng và tìm những từ hay viết sai, viết hoa có trong bài.
- Viết từ: Truyện cổ, sâu xa, rặng dừa, nghiêng soi 
- 2HS viết từ khó trên bảng, lớp viết nháp, nhận xét chữa bài trên bảng.
b.HĐ2: HS viết bài (12p)
* Mục tiêu: Hs nhớ - viết tốt bài chính tả, trình bày đúng hình thức thơ lục bát. Không mắc quá 5 lỗi trong bài viết.
* Phương pháp: Làm việc cá nhân
* Cách tiến hành: 
- GV lưu ý với HS trước khi viết (ngồi, cầm bút, ...) và cách viết bài (Chữ đầu tiên lùi 1 ô và viết hoa)
- Yêu cầu HS viết, lưu ý HS đọc nhẩm các cụm từ để viết cho chính xác.
- GV yêu cầu HS soát lỗi chính tả (nếu viết xong)
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS nhớ - viết bài vào vở
- HS soát lỗi. 
c. HĐ3: Nhận xét, chữa bài (5p)
* Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và biết cách sửa sai.
* Phương pháp: Kiểm tra
* Cách tiến hành: 
- GV nhận xét 3-5 bài viết của HS.
- GV yêu cầu HS đổi chéo vở soát lỗi cho nhau.
- GV nhận xét nhanh về bài viết của HS.
- HS xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau.
- HS lắng nghe.
3. Hoạt động Luyện tập: (5p)
a. HĐ1: Bài 2a: Điền vào ô trống r/d/gi?
* Mục tiêu: Giúp HS chọn được cách viết đúng tiếng có âm đầu r/d/gi.
* Cách tiến hành: 
- Gọi HS nêu yêu cầu, xác định yêu cầu. 
- Giáo viên hướng dẫn HS làm bài.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 2 HS nêu yêu cầu - xác định yêu cầu
- HS lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân, 1 HS làm bảng. Nhận xét chữa bài.
- 1 HS đọc lại các câu vừa hoàn chỉnh
Kết quả:
- Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi.
- gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.
4. Hoạt động Vận dụng: (3p)
* Mục tiêu: HS biết liên hệ, mở rộng nội dung bài học vào thực tế.
* Phương pháp: Trò chơi
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS tìm các từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gicó nghĩa như sau:
+ Máy thu thanh, thường dùng để nghe tin tức.
+ Người chuyên nghiên cứu, bào chế thuốc chữa bệnh.
+ Đơn vị thời gian nhr hơn phút.
- Gv nhận xét, tuyên dương HS tìm nhanh.
5. Củng cố, dặn dò: (2p)
? Nêu lại cách trình bày bài
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS về ôn lại bài; chuẩn bị bài sau “Những hạt thóc giống”
- HS tham gia trò chơi: tìm đúngcho tiếng: 
- Ra đi ô
- Dược sĩ
- Giây.
- HS trả lời.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
V. RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Âm nhạc
Đ/c Thủy – Giáo viên bộ môn dạy
-----------------------------------------------------------------
Luyên từ và câu
TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
1.1. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Có thói quen hợp tác, giúp đỡ nhau trong học tập. Hiểu được nhiệm vụ, yêu cầu của nhóm và hoàn thành niệm vụ của nhóm.
1.2. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực ngôn ngữ: Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức của tiếng Việt; ghép nhiều tiếng có nghĩa lại với nhau (Từ ghép); phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần giống nhau hoặc cả âm đầu và vần giống nhau (Từ láy).
- Năng lực văn học: Bước đầu phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản. Tìm đươc từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho.
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Phòng học thông minh.
2. Học sinh: Vở bài tập, SGK. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh 
1. Hoạt động Khởi động (5p)
- GV yêu cầu TBHT tổ chức học sinh chơi trò chơi: Hái hoa dân chủ
? Từ đơn và từ phức khác nhau ở điểm nào?
- Yêu cầu học sinh xác định từ đơn, từ phức trong câu thơ sau:
 Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay.
- GV nhận xét rồi dẫn vào bài. 
 - TBHT điều hành lớp chơi.
 - Từ đơn là từ chỉ có 1 tiếng, từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng.
- HS xác định từ đơn, từ phức.
2. Hoạt độngKhám phá: (15p)
a. HĐ1: Nhận xét
* Mục tiêu: HS hiểu được từ láy và từ ghép là 2 cách cấu tạo từ phức tiếng Việt.
* Cách tiến hành: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi :
? Từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành ?
? Từ truyện, cổ có nghĩa là gì?
? Từ phức nào do những tiếng có âm đầu hoặc vầnlặp lại nhau tạo thành?
- GV: Những từ do các tiếng có nghĩa ghép lại với nhau gọi là từ ghép. Những từ có tiếng phối hợp với nhau có âm đầu hay phần vần giống nhau gọi là từ láy.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Từ phứ: truyện cổ, ông cha, đời sau, lặng im do các tiếng: truyện + cổ; ông + cha; đời + sau tạo thành. Các tiếng này đều có nghĩa.
- Từ truyện: Tác phẩm văn học miêu tả nhân vật hay diễn biến của sự kiện.
- Từ cổ: Có từ xa xưa, lâu đời.
- Từ phức thầm thì, chầm chậm, cheo leo, se sẽ.
+ Thầm thì: lặp lại âm đầu th.
+ Cheo leo: lặp lại vần eo.
+ Chầm chậm: lặp lại cả âm đầu ch, vần âm.
+ Se sẽ: lặp lại âm đầu s và vần e.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
b. HĐ2: Ghi nhớ
* Mục tiêu: HSnắm được ghi nhớ bài học và biết lấy ví dụ chứng minh.
* Cách tiến hành: 
? Có mấy cách để tạo ra từ phức?
? Thế nào là từ ghép, từ láy? Cho ví dụ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Có 2 cách để tạo từ phức đó là: 
- HS nêu:
VD: Từ ghép: bạn bè, thầy giáo, ..
 Từ láy: chăm chỉ, cần cù, 
- 2,3 HS đọc ghi nhớ SGK trang 39.
3. Hoạt động Luyện tập - Thực hành (15p)
Bài 1. Hãy xếp các từ phức được in nghiêng trong các câu dưới đây thành hai loại: từ ghép và từ láy. Biết rằng những tiếng in đậm là tiếng có nghĩa. 
* Mục tiêu: HS bước đầu phân biệt được từ ghép từ láy.
* Phương pháp: Làm việc cá nhân
* Cách tiến hành: 
- Gọi HS đọc yêu cầu, xác định yêu cầu.
- Gọi HS đọc đoạn văn, nêu từ in nghiêng.
- GV hướng dẫn làm bài.
? Vì sao em xếp từ bờ bãi vào từ ghép ?
- GV chú ý với HS: từ bờ bãi là từ ghép 
- Gv chốt nội dung bài học. 
- 1 HS đọc yêu cầu: Hãy xếp các từ phức được in nghiêng trong các câu dưới đây thành hai loại từ ghép và từ láy.
- HS đọc bài và nêu các từ in nghiêng.
- HS làm bài cá nhân/ phiếu khổ to dán bài trình bày, nhận xét.
Câu
Từ g

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_4_nam_hoc_2020_2021_ban_chuan_kie.docx