Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 (Bản 2 cột)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 (Bản 2 cột)

Hoạt động 1: NGHI LỄ CHÀO CỜ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG

(Nội dung do TPT Đội soạn)

Hoạt động 2: SINH HOẠT: VUI TRUNG THU

I. MỤC TIÊU

- HS hiểu: Trong ngày Tết Trung thu, đèn ông sao là một trong những loại đồ chơi phổ biến nhất để trẻ em dự hội rước đèn.

- HS biết cách làm đèn ông sao.

- Rèn luyện cho HS tính khéo léo và ý thức tôn trọng, giữ gìn các đồ chơi truyền thống.

II. CHUẨN BỊ

- Một chiếc đèn ông sao làm mẫu.

- Các nguyên liệu để làm đèn ông sao: thanh tre, giây thép nhỏ, giấy bóng kính (hoặc giấy màu), que làm cán, kéo, keo dán,

- Ảnh rước đèn ông sao đêm Trung thu.

- Đĩa nhạc có bài hát “Chiếc đèn ông sao” (Phạm Tuyên), “Rước đèn Tháng tám”

 

doc 43 trang xuanhoa 03/08/2022 2520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
	Ngày soạn: Ngày 25 tháng 9 năm 2020
	Ngày dạy: Thứ hai, ngày 28 tháng 9 năm 2020
 	 Buổi sáng
Tiết 1: 
GDTT: 
Hoạt động 1: NGHI LỄ CHÀO CỜ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG
(Nội dung do TPT Đội soạn)
Hoạt động 2: SINH HOẠT: VUI TRUNG THU
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu: Trong ngày Tết Trung thu, đèn ông sao là một trong những loại đồ chơi phổ biến nhất để trẻ em dự hội rước đèn.
- HS biết cách làm đèn ông sao.
- Rèn luyện cho HS tính khéo léo và ý thức tôn trọng, giữ gìn các đồ chơi truyền thống.
II. CHUẨN BỊ
- Một chiếc đèn ông sao làm mẫu.
- Các nguyên liệu để làm đèn ông sao: thanh tre, giây thép nhỏ, giấy bóng kính (hoặc giấy màu), que làm cán, kéo, keo dán, 
- Ảnh rước đèn ông sao đêm Trung thu.
- Đĩa nhạc có bài hát “Chiếc đèn ông sao” (Phạm Tuyên), “Rước đèn Tháng tám” 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bước 1: Chuẩn bị
Trước 1 tuần, GV phổ biến cho HS nắm được:
- Người xưa quan niệm mọi thứ trong đêm Rằm Trung thu đều phải sáng. Vì thế, đèn là một đồ chơi không thể thiếu trong đêm Trung Thu. Có nhiều loại đèn: đèn lồng, đén kéo quân, đén cá chép, đèn ông sao, 
- Ngày nay, điều kiện kinh tế của nhiều gia đình đã khá lên rất nhiều, cha mẹ dễ dàng mua cho con chiếc đèn. Để giúp các em có đôi bàn tay khéo léo và giữ gìn truyền thống làm đồ chơi dân gian, cả lớp sẽ tự làm đèn ông sao để rước trong đêm Rằm Trung thu của toàn trường.
- Một chiếc đèn cần: 10 thanh tre cật, 1 thanh tre dài uống thành vòng tròn bao quanh ông sao, giây thép nhỏ để buộc, giấy bóng kính nhiều màu (giấy màu loại mỏng), một cái que làm cán, kéo, keo dán 
- Hướng dẫn HS học hai bài hát “Chiếc đèn ông sao” (Phạm Tuyên), “Rước đèn Tháng tám” (Đồng Sơn). Khuyến khích HS tìm băng nhạc để hát theo.
Bước 2: Hướng dẫn HS làm đèn ông sao
1) Làm khung đèn ông sao
- Tùy theo kích thước to nhỏ của ông sao, cắt 10 thanh tre cật dài bằng nhau.
- Mỗi mặt của đèn là một ông sao năm cánh, cần làm hai ông sao bằng nhau để khi buộc vào mới cân đối. Cách làm ông sao:
+ Lấy 5 thanh tre, Ở đầu thanh tre khía các rãnh nhỏ để có chỗ buộc dây thép.
+ Xếp 5 thanh tre thành hình ngôi sao, đan lại với nhau thật cân đối.
- Buộc hai ngôi sao vào với nhau bằng dây thép nhỏ ở 5 góc ngôi sao để tạo thành 2 mặt sao của đèn.
- Cắt 4 khúc tre nhỏ bằng nhau làm thành chống tạo độ dày cho đèn, một khúc cắt to bản hơn chống ở chỗ hai đường chéo cắt nhau (phía đáy ngôi sao) để đặt nến.
2) Dán đèn
- Dùng giấy bóng kính màu (hoặc giấy màu) dán kín các mặt của hình ông sao. Càng nhiều màu sắc, đèn càng đẹp. Nhớ để chừa 2 lỗ hổng hình tam giác ở mặt dưới và mặt trên để bỏ nến vào và luồn cán sao.
- Trang trí các đường viền ngôi sao bằng giấy màu, chọn màu nổi bật với màu ngôi sao. Cắt các hình họa tiết, hoa, con giống tùy thích để dán lên các mặt sao.
- Dùng một que làm cán đèn sao cho cái que ấy có thể xuyên qua một que chống nhỏ giữ cho cán không tuột khỏi đèn. Có thể buộc dây trên đỉnh đèn, treo cái dây đó vào cái que để rước.
- Uốn một thanh tre nhỏ, dài làm thành một vòng tròn bao quanh ngôi sao. Cắt giấy nhiều màu sắc khac nhau thành những tua nhỏ, dán bao quanh viền vòng tròn.
- Thắp nến bên trong, ánh sáng phát ra làm cho đèn sáng lung linh nhiều màu sắc.
Bước 3: Hoàn thành sản phẩm
- Các tổ giúp nhau hoàn thành chiếc đèn đúng thời gian quy định. Dán tên vào cán đèn.
- Chăng dây quanh lớp để treo những đèn đã làm xong theo từng khu vực tổ.
Bước 4: Nhận xét – Đánh giá
- GV nhận xét, khen ngợi những đôi bàn tay khéo đã tự làm ra đồ chơi dân gian có ý nghĩa. Có những chiếc đèn đẹp, có những chiếc đèn chưa thật đẹp, tất cả đều đáng được nâng niu và sử dụng nó trong đêm hội rước đèn, vì nó là sản phẩm do chính các em làm ra.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS hát 
- HS theo dõi
- HS thực hiện
- HS thắp nến bên trong, ánh sáng phát ra làm cho đèn sáng lung linh nhiều màu sắc.
- HS chăng dây quanh lớp để treo những đèn đã làm xong theo từng khu vực tổ.
- Cả lớp cùng hát hai bài hát “Chiếc đèn ông sao” (Phạm Tuyên), “Rước đèn Tháng tám” (Đồng Sơn) theo băng nhạc.
-----------------------------------------
Tiết 2: 
Tập đọc: MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài
 - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - Vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. 
2. Kĩ năng: Đọc đúng dấu thanh bài đọc và hiểu nội dung bài
3. Giáo dục HS có lòng biết ơn, tự hào về những danh nhân nổi tiếng trong nền văn học nước nhà.
* KNS : - Xác định giá trị , tự nhận thức về bản thân, tư duy phê phán 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 36
- Bảng viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quan sát, động não, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Em hiểu nội dung ý nghĩa của bài như thế nào ? 
+ Theo em, cậu bé đã nhận được gì?
- Nhận xét từng HS.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: 
 GV? + Chủ điểm của tuần này là gì ?
 + Tên chủ điểm nói lên điều gì?.
 -GV giớ thiệu bài mới.Ghi bảng.
3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm trả lời câu hỏi:
+ Bài văn được chia làm mấy đoạn? Tìm giới hạn từng đoạn
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó: giường bệnh, danh lợi.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp tìm hiểu từ chú giải
GV chữa lỗi phát âm ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi 1 HS đọc phần Chú giải trong SGK.
- HS luyện đọc theo nhóm 3
- Thi đọc giữa các nhóm
- GV nhận xét đánh giá
-GV đọc mẫu . Chú ý giọng đọc.
b. Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : 
+ Tô Hiến Thành làm quan triều nào ?
+ Mọi người đánh giá ông là người như thế 
nào ?
+ Trong việc lập ngôi vua , sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
- Gọi HS đọc đoạn 2.
+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông ?
+ Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá thì 
sao ?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 3:
+ Đỗ thái hậu hỏi ông điều gì ?
+ Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ?
+ Vì sao thái hậu lại ngạc nhiên khi ông tiến cử Trần Trung Tá ?
+ Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
c. Luyện đọc diễn cảm: KN Đọc diễn cảm 
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.
- GV đọc mẫu.
- HS luyện đọc và tìm ra cách đọc hay (phân vai )
- HS luyện đọc theo cặp
- Nhận xét, HS.
4. Củng cố:
+ Nêu nội dung bài:
+ Vì sao nhân dân ngợi ca những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ? 
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
HS về nhà luyện đọc. 
Chuẩn bị bài: Tre Việt Nam.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
+ Măng mọc thẳng.
+ Tên chủ điểm nói lên sự ngay thẳng 
- Lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe.
- 3 đọan 
+ Đ1: Đoạn: Tô Hiến Thành Lý Cao Tông.
+ Đ2: Đoạn 2: Phò tá... Tô Hiến Thành được.
+ Đ3: Đoạn 3 Một hôm... Trần Trung Tá.
- 2 HS tiếp nối đọc toàn bài.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS đọc
- HS luyện đọc theo nhóm 3
- HS thi đọc
- Lắng nghe
- Đọc thầm , tiếp nối nhau trả lời.
+ Tô Hiến Thành làm quan triều Lý.
+ Ông là người nổi tiếng chính trực.
+ Tô Hiến Thành không chịu nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán.
- 1 HS đọc.
+ Quan tham tri chính sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh.
+ Do bận quá nhiều việc nên không đến thăm ông được.
- 1 HS đọc.
+ . ai sẽ thay ông làm quan nếu ông mất.
+ Ông tiến cử quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
+ Vì bà thấy Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh, tận tình chăm sóc lại không được ông tiến cử. Còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít tới thăm ông lại được ông tiến cử.
+ Ông cử người tài ba giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình.
+ Vì ông quan tâm đến triều đình, tìm người tài giỏi để giúp nước giúp dân.
+ Vì ông không màng danh lợi, vì tình riêng mà giúp đỡ, tiến cử Trần Trung Tá 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc.
- Lắng nghe.
- Luyện đọc và tìm ra cách đọc hay.
- 1 lượt 3 HS tham gia thi đọc.
 Chú ý : Lời Tô Hiến Thành cương trực, thẳng thắn. Lời Thái hậu ngạc nhiên.
+ Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - Vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. 
- 1 HS nêu 
- HS chú ý lắng nghe.
Tiết 3: 
Toán: SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Làm bài tập 1 (cột 1), bài 2 (a,c), bài 3 (a) SGK
2. Kĩ năng: So sánh, sắp xếp thứ tự hai số tự nhiên.
Bước đầu biết so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự hai số tự nhiên
3. Giáo dục: Yêu thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, SGK
iII. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quan sát, động não, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân.
Iv. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: 
- GV: Gọi 2 HS lên bảng làm lại BT3,4 tiết trước. 
 - GV chữa bài, nhận xét.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.So sánh số tự nhiên: 
 * Cách so sánh hai số tự nhiên bất kì:
 - GV ghi bảng hai số 100 và 99, yêu cầu HS so sánh.
- Mời 1 HS lên bảng thực hiện
 - Yêu cầu HS nêu cách so sánh.
 - GV viết lên bảng các cặp số: 123 và 456; 7891 và 7578; 
 - Mỗi 1HS lên bảng thực hiện
 - Yêu cầu HS nêu cách so sánh.
- Tổ chức tương tự cho HS so sánh: 
 123 với 456 ; 7891 với 7578.
+ Trường hợp hai số có cùng số các chữ số, tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì như thế nào với nhau ?
 - GV yêu cầu HS nêu lại kết luận về cách so sánh hai số tự nhiên với nhau.
 * So sánh hai số trong dãy số tự nhiên và trên tia số:
 - GV: Hãy nêu dãy số tự nhiên.
 - Hãy so sánh 5 và 7.
 - Trong dãy số tự nhiên, số đứng trước bé hơn hay lớn hơn số đứng sau ?
 - GV yêu cầu HS vẽ tia số biểu diễn các số tự nhiên.
 - GV yêu cầu HS so sánh 4 và 10.
 - Trên tia số, 4 và 10 số nào gần gốc 0 hơn, số nào xa gốc 0 hơn ?
 - Số gần gốc 0 là số lớn hơn hay bé hơn ?
 -Số xa gốc 0 là số lớn hơn hay bé hơn ?
 c..Xếp thứ tự các số tự nhiên:
 - GV nêu các số tự nhiên 7698, 7968, 7896, 7869 và yêu cầu:
+ Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn.
+ Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ lớn đến bé.
 d.Luyện tập, thực hành:
 Bài 1
 - GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét chữa bài .
 Bài 2 (a,c)
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét bài làm của HS.
 Bài 3 (a)
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Thu vở 1số em, nhận xét chữa bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Thu vở một số em nhận xét
4.Củng cố: 
 Nhắc HS cách sắp xếp các số tự nhiên.
5. Dặn dò:
 - Về nhà xem lại các bài tập đã làm và chuẩn bị bài luyện tập. 
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe giới thiệu bài.
- 100 > 99 hay 99 < 100 vì số 99 có ít chữ số hơn, số 100 có nhiều chữ số hơn.
- Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
- Thảo luận theo cặp
- 2HS lên bảng thực hiện., lớp NX bổ sung:
 123 7578.
- So sánh hàng trăm 1 < 4 nên 123 < 456 
- Ta có 8 > 5 nên 7891 > 
- Thì hai số đó bằng nhau.
- HS nêu phần KL.
- HS nêu: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 
- 5 bé hơn 7, 7 lớn hơn 5.
- Số đứng trước bé hơn số đứng sau.
- 1 HS lên bảng vẽ.
- 4 4.
- Số 4 gần gốc 0 hơn, số 10 xa gốc 0 hơn.
- Là số bé hơn.
- Là số lớn hơn.
- 2HS lên bảng thực hiện yêu cầu, cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ 7689, 7869, 7896, 7968.
+ 7986, 7896, 7869, 7689.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- Chữa bài: 1234 > 999; 92501 > 92410.
- 1HS đọc yêu cầu BT: Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Chữa bài.
a) 8136, 8316, 8361
c) 63841, 64813, 64831
- 1 HS đọc yêu cầu BT: Xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Cả lớp làm bài vào VBT. Chữa bài..
a) 1984, 1978, 1952, 1942.
- HS lắng nghe
-----------------------------------------
Tiết 4: 
Chính tả: (Nhớ - viết) TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nhớ - viết đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày bài CT sạch đẹp ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng BT( 2) a 
2. Kĩ năng: Viết đúng, viết đẹp bài chính tả
3. Giáo dục: HS ý thức tự giác học bài và viết bài cẩn thận, sạch sẽ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
- Bài tập 2a hoặc 2b viết sẵn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
+Viết tên đồ đạc trong nhà có dấu hỏi / dấu ngã.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm, từ có nhiều từ đúng, nhanh.
GV nhận xét đánh giá HS.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- GV đọc bài thơ.
+ Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà ?
+ Qua những câu chuyện cổ, cha ông ta muốn khuyên con cháu điều gì ?
 * Hướng dẫn viết từ khó 
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
 * Viết chính tả 
Lưu ý HS trình bày bài thơ lục bát.
 * Thu và nhận xét bài.
b. Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2 a
a) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài, 2 HS làm xong trước lên làm trên bảng.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Chốt lại lời giải đúng.
- Gọi HS đọc lại câu văn.
4. Củng cố:
+ Nêu cách trình bày một bài chính tả.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
HS về nhà chuẩn bị bài: Ng-v: Những hạt thóc giống.
- HS viết vào bảng con.
+ chổi, chảo, cửa sổ, thước kẻ, khung ảnh, bể cá, chậu cảnh, mũ, đĩa, hộp sữa, 
- 3 đến 5 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
+ Vì những câu chuyện cổ rất sâu sắc, nhân hậu.
+ Cha ông ta muốn khuyên con cháu hãy biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, ở hiền sẽ gặp nhiều điều may mắn, hạnh phúc.
- Các từ : truyện cổ, sâu xa, nghiêng soi, vàng cơn nắng 
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu.
- HS dùng bút chì viết vào vở.
- Nhận xét, bổ sung bài của bạn.
- Chữa bài :
Lời giải : gió thổi – gió đưa – gió nâng cánh diều.
- HS nêu
- Lớp lắng nghe, thực hiện.
--------------------------------------
	Ngày soạn: Ngày 25 tháng 9 năm 2020
	Ngày dạy: Thứ ba, ngày 29 tháng 9 năm 2020
 	 Buổi sáng
Tiết 3:
Toán: 	 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Viết và so sánh được các số tự nhiên.
- Bước đầu làm quen dạng x<5, 2< x <5 với x là số tự nhiên.
- Rèn kĩ năng so sánh số thành thạo ,chính xác
- Làm bài tập 1,3,4 SGK
2. Kĩ năng: Kĩ năng viết và so sánh được các số tự nhiên.
 Nắm được cách viết và so sánh các số tự nhiên.
3. Giáo dục: Yêu thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Bảng phụ BT 3
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quan sát, động não, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân.
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi HS lên bảng làm bài tập 1 ở VBT,
kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
- GV chữa bài, nhận xét HS.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ thực hiện một số bài tập để củng cố kĩ năng viết và so sánh các STN, bước đầu làm quen với bài tập tìm x.
b.Giảng bài: 
* Bài 1: GV cho HS đọc đề bài.
- Hỏi: 
+ Nêu số nhỏ nhất có 4, 5, 6 chữ số?
+ Nêu số lớn nhất có 4, 5, 6 chữ số?
-GV yêu cầu HS đọc các số vừa tìm được.
Nhận xét , chữa bài.
* Bài 3 :
 Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS giải thích cách điền số của mình.
-Nhận xét chữa bài.
 Bài 4 
 -GV yêu cầu HS đọc bài mẫu a
 -GV chữa bài 
4. Củng cố:
+ Muốn so sánh 2 STN ta làm sao?
5.Dặn dò:
- Dặn dò HS học bài
- Chuẩn bị bài sau: Yến, tạ, tấn.
-2 HS lên bảng làm bài
HS nghe 
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
a) 0, 10, 100. b) 9, 99, 999
- 1 000, 10 000, 100 000
- 9 999, 99 999, 999 999
-2 HS nêu y/c
- 4 HS làm bài và giải thích 
a) 859 067 < 859 167
b) 492 037 > 482 037
c) 609 608 < 609 609
d) 264 309 = 264 309
-HS nêu y/c và đọc bài mẫu. 
1 HS làm
b) 2 < x < 5
Các số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn 5 là 3, 4. Vậy x là 3, 4.
- HS lắng nghe.
-------------------------------
Tiết 4:
Luyện từ và câu: TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức tiếng Việt : ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép) ; phối hợp những tiếng có âm hây vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy).
- Bước đầu phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản (BT1) ; tìm được từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho (BT2).
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tìm từ láy , từ ghép và đặt câu thành thạo.
- Bước đầu nhận biết từ láy , từ ghép và tìm được vài từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho.
3. Giáo dục HS: Góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
- Bảng lớp viết sẵn ví dụ của Phần nhận xét.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quan sát, động não, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân.
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- HS1: Từ đơn và từ phức khác nhau ở điểm nào ? Lấy ví dụ.
- Gọi 2HS đọc thuộc cá thành ngữ, tục ngữ ở BT3,4 tiết trước
- GV nhận xét chung.
3. Bài mới 
 a. Giới thiệu bài -ghi bảng. 
 b. Tìm hiểu ví dụ 
- Gọi HS đọc ví dụ và gợi ý.
- Yêu cầu HS suy nghĩ, thảo luận cặp đôi.
+ Từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành ?
+ Từ truyện, cổ có nghĩa là gì ?
+ Từ phức nào do những tiếng có vần, âm lặp lại nhau tạo thành ?
Kết luận : 
+ Những từ do các tiếng có nghĩa ghép lại với nhau gọi là từ ghép.
+ Những từ có tiếng phối hợp với nhau có phần âm đầu hoặc phần vần giống nhau gọi là từ láy 
c. Ghi nhớ 
- Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ.
+ Thế nào là từ ghép, từ láy ? Cho ví dụ.
 d. Luyện tập 
 Bài 1 : Hãy xếp những từ phức được in nghiêng trong các câu dưới đây thành hai loại: từ ghép và từ láy. Biết rằng những tiếng in đậm là những tiếng có nghĩa
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Yêu cầu HS trao đổi, làm bài theo nhóm 
- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận lời giải đúng 
+ Từ đơn là từ có 1 tiếng : xe, ăn, uống, áo.
+ Từ phức là từ có 2 hay nhiều tiếng trở lên : xe đạp, uống bia, hợp tác xã, 
-HS trả lời.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc. 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ Từ phức : truyện cổ, ông cha, đời sau, lặng im do các tiếng : truyện + cổ, ông + cha, đời + sau tạo thành. Các tiếng này đều có nghĩa.
+ Từ truyện : tác phẩm văn học miêu tả nhân vật hay diễn biến của sự kiện.
Cổ : có từ xa xưa, lâu đời.
Truyện cổ : sáng tác văn học có từ thời cổ.
+ Từ phức : thầm thì, chầm chậm, cheo leo, se sẽ 
- Lắng nghe.
- 2 đến 3 HS đọc ghi nhớ
+ Nhắc lại ghi nhớ , sau đó nêu ví dụ 
- 2 HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Nhận đồ dùng học tập.
- Hoạt động trong nhóm.
- Dán phiếu, nhận xét, bổ sung.
- Chữa bài.
Câu
Từ ghép
Từ láy
a
ghi nhớ, đền thờ, bờ bãi,...
 nô nức
b
dẻo dai, vững chắc, thanhcao.. 
mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp,..
- Tại sao em xếp từ bờ bãi vào trong từ ghép ?
Bài 2: Tìm từ ghép, từ láy trong những tiếng sau đây - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm. HS trao đổi, tìm từ và viết vào phiếu.
- Gọi các nhóm dán phiếu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 KL đã có1 phiếu đầy đủ nhất trên bảng
4. Củng cố: 
+ Từ ghép là gì ? Lấy ví dụ.
+ Từ láy là gì ? Lấy ví dụ.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
HS về nhà học bài, chuẩn bị bài mới.
- Vì tiếng “bờ” tiếng “bãi” đều có nghĩa.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Hoạt động trong nhóm 4.
- Dán phiếu, nhận xét, bổ sung.
Câu
Từ ghép
Từ láy
a
Ngay thẳng, ngay lưng, ngay thật, ngay đơ 
Ngay ngắn, ngay ngay
 ..
b
Thẳng cánh, thắng cẳng, thẳng đuột 
Thẳng thắn
c
Thành thật, chân thật, thật lũng 
Thật thà
- Đọc lại các từ trên bảng.
- 1 HS nêu 
- 1 HS nêu
- HS lắng nghe, thực hiện.
--------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 2: 
Kể chuyện:	 MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý ( SGK ); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính ( do GV kể ).
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền)
2. Kĩ năng: Kể sơ lược nội dung chính của từng đoạn .
- Kĩ năng lắng nghe tích cực và thể hiện sự tự tin.
 3. Giáo dục HS lòng chính trực, khí phách cao đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh họa truyện trong SGK
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung yêu cầu 1 
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quan sát, động não, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. 
- Nhận xét, đánh giá
3. Bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
- Treo tranh: Tranh vẽ cảnh gì?
- Người đang bị thiêu là ai? Các em sẽ cùng tìm hiểu câu chuyện dân gian Nga về một nhà thơ chân chính của vương quốc Đa-ghét-xtan.
2) Bài mới:
a. GV kể chuyện:
- Kể lần 1 kết hợp giải nghĩa từ: tấu, giàn hỏa thiêu.
- Y/c HS đọc thầm y/c 1
- Gv kể lần 2, kể đến đoạn 3 kết hợp giới thiệu tranh minh họa.
b. HD học sinh kể chuyện, trao đổi ý nghĩa về câu chuyện
- Gọi HS đọc y/c 1
- Hỏi lần lượt từng câu, HS trả lời.
+ Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào?
+ Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?
+ Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi người thế nào?
+ Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?
c. HD kể chuyện và tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
- Y/c HS dựa vào câu hỏi và tranh minh họa kể nhau nghe trong nhóm 4 và nói nhau nghe ý nghĩa của chuyện.
- Gọi từng nhóm lần lượt kể.
- Vì sao nhà vua hung bạo thế lại đột ngột thay đổi thái độ?
- Nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ mà thay đổi hay chỉ hay chỉ muốn đưa các nhà thơ lên giàn hỏa thiêu để thử thách?
- Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Gọi 2,3 HS nhắc lại ý nghĩa chuyện
- Thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp và nêu ý nghĩa câu chuyện
- Tuyên dương bạn kể hay, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất.
4. Củng cố:
- Giáo dục: Chúng ta cần phải trung thực, không vì sợ sệt mà nói sai sự thật.
5.Dặn dò:
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe, sưu tầm các câu chuyện về tính trung thực để chuẩn bị bài sau
Nhận xét tiết học.
- 2 HS kể chuyện 
- Bức tranh vẽ cảnh một người đang bị thiêu trên giàn lửa, xung quanh mọi người la ó, một số người đang dội nước dập lửa.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm y/c 1
- HS quan sát tranh + lắng nghe
- 2 HS nối tiếp nhau đọc y/c 1
+ Truyền nhau hát một bài hát lên án thói hống hách bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân.
+ Nhà vua ra lệnh bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Vì không thể tìm được ai là tác giả bài hát, nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong.
+ Các nhà thơ, các nghệ lần lượt khuất phục. Họ hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có 1 nhà thơ trước sau vẫn im lặng.
+ Nhà vua thay đổi thái độ vì thật sự khâm phục, kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ thà bị lửa thiêu cháy, nhất định không chịu nói sai sự thật.
- HS hoạt động nhóm 4
- 4 HS của nhóm kể chuyện tiếp nối nhau (mỗi HS tương ứng với 1 câu hỏi) - kể 2 lượt
- Vì nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ.
- Nhà vua thật sự khâm phục lòng trung thực của nhà thơ, dù chết cũng không chịu nói sai sự thật.
- Ca ngợi nhà thơ chân chính thà chết trên giàn lửa thiêu chứ không ca tụng ông vua tàn bạo. Khí phách đó đã khiến nhà khiến nhà vua khâm phục, kính trọng và thay đổi thái độ.
 - 2,3 HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện
- 2 HS thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện
- Bình chọn bạn kể hay nhất
- Lớp lắng nghe, thực hiện.
-------------------------------
Tiết 3:
Lịch sử:	NƯỚC ÂU LẠC
I. Mục tiêu:Giúp học sinh 
- Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc 
- Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Au Lạc . Thời kì đầu do đoàn kết , có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi; nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến Thất bại.
- Tự hào về truyền thống giữ nước của dân tộc
- GDKN: KN hợp tác, KN ra kiên định
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trong SGK. Lược đồ Bắc bộ và Bắc trung bộ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
+ Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào và khu vực nào trên đất nước ta ? 
+ Em hãy tả một số nét về đời sống thời đó ?
- GV nhận xét .
3. Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu, ghi đầu bài
b) Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: làm việc cá nhân
- Em hãy điền dấu + vào ô vuông sau những điểm giống nhau về cuộc sống ngừời Lạc Việt và âu Lạc . 
+ Sống cùng trên một địa bàn 
+ Đều biết chế tạo đồ dùng 
+ Đều biết rèn sắt
+ Đều trồng lúa và chăn nuôi .
+Tục lệ có điểm giống nhau .
- GV kết luận: Cuộc sống của người Âu Lạc và Lạc Việt có nhiều điểm giống nhau họ sống hoà nhập với nhau. 
Hoạt động 2: làm việc cả lớp 
- Xác địmh trên lược đồ hình nơi đóng đô của nước Âu Lạc.
- So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô nước Văn Lang và nước Âu Lạc .
- GV nêu tác dụng của nỏ thần và thành cổ Loa
qua sơ đồ .
Hát vui
- 2-3 HS trả lời câu hỏi 
- 2 HS nhắc lại 
- ( HS khá , giỏi ) 
- HS đọc SGK và dựa vào làm BT
- Sai
- Đúng
- Đúng
- Đúng
- Đúng
- HS lần lượt đánh dấu vào ô đúng và trả lời kết quả .
- HS nhắc lại.
- 2 –3 HS lên xác định
- (HS khá , giỏi) 
- Khác nhau: Thành cổ Loa được xây dựng vững chắc là thành tựu đặc sắc.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp 
- GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn: từ năm 207 TCN .. phương Bắc 
+ Kể lại cuộc kháng chiến của Triệu Đà và của nhân dân Âu Lạc chống quân xâm lược ? 
- Cả lớp đọc thầm 
- (HS khá , giỏi ) 
- 2 – 3 HS kể lại 
+ GV đặt câu hỏi lớp thảo luận 
- Vì sao cuộc xâm lược của Triệu Đà lại thất bại?
- Vì sao năm 197 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc ?
- GV chốt ý chính của bài .
4. Củng cố:
+ Nước Âu Lac ra đời trong hoàn cảch nào?
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà học thuộc bài xem bài sau.
+ Người Âu Lạc đoàn kết một lòng .thành luỹ kiên cố vũ khí tốt.
+ Do mưu kế của Triệu Đà đưa con sang làm rể, điều tra cách bố trí lực lượng và chia rẻ nội bộ.
- HS trả lời câu hỏi 
- HS nêu 
- HS nhận xét 
------------------------------------
	Ngày soạn: Ngày 25 tháng 9 năm 2020
	Ngày dạy: Thứ tư, ngày 30 tháng 9 năm 2020
 	 Buổi sáng
Tiết 2:
Toán: YẾN, TẠ, TẤN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS: 
- Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn. Nắm được mối quan hệ 
của yến, tạ, tấn với ki-lô-gam. 
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo giữa tạ, tấn và ki lô gam. 
- Biết thực hiện phép tính với các số đo tạ tấn.
 - Bài tập cần làm BT1, BT2 BT3(cột 2). ( chọn 2 trong 4 phép tính).
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng vận dụng mối quan hệ giữa tạ, tấn với ki-lô-gam vào thực tế cuộc sống.
- Bước đầu nắm mối quan hệ giữa tạ, tấn với ki-lô-gam, thực hiện phép tính với tạ, tấn.
3. Giáo dục: Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK, bảng
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quan sát, động não, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân.
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 2HS lên bảng so sánh các số: 
715 638 và 71 386; 3867 và 5689
- GV thu vở 1 số HS, nhận xét chữa bài ở bảng và nhận xét chung.
3. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài,ghi bảng.
b.Giới thiệu yến, tạ, tấn: 
 * Giới thiệu yến:
 - GV: Các em đã được học các đơn vị đo khối lượng nào ?
 - GV: Để đo khối lượng các vật nặng đến hàng chục ki-lô-gam người ta còn dùng đơn vị là yến.
 - 10 kg tạo thành 1 yến, 1 yến bằng 10 kg.
 -GV ghi bảng 1 yến = 10 kg.
 * Giới thiệu tạ:
 -Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục yến, người ta còn dùng đơn vị đo là tạ.
 - 10 yến tạo thành 1 tạ, 1 tạ bằng 10 yến.
 - 1 yến bằng 10 kg, vậy 1 tạ bằng bao nhiêu ki-lô-gam ?
 -Bao nhiêu ki-lô-gam thì bằng 1 tạ ?
 -GV ghi bảng 1 tạ = 10 yến = 100 kg.
 -1 con bê nặng 1 tạ, nghĩa là con bê nặng bao nhiêu yến, bao nhiêu ki-lô-gam ?
 -1 bao xi măng nặng 10 yến, tức là nặng bao nhiêu tạ, bao nhiêu ki-lô-gam ?
 * Giới thiệu tấn:
 -Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục tạ người ta còn dùng đơn vị là tấn.
 -10 tạ thì tạo thành 1 tấn, 1 tấn bằng 10 tạ. (Ghi bảng 10 tạ = 1 tấn)
 -Biết 1 tạ bằng 10 yến, vậy 1 tấn bằng bao nhiêu yến ?
 -1 tấn bằng bao nhiêu ki-lô-gam ?
 -GV ghi bảng:
1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000 kg
 -Một con voi nặng 2000kg, hỏi con voi nặng bao nhiêu tấn, bao nhiêu tạ ?
 -Một xe chở hàng chở được 3 tấn hàng, vậy xe đó chở được bao nhiêu ki-lô-gam hàng ?
c. Luyện tập, thực hành :
 Bài 1: Viết 2 "kg" hoặc 2 "tạ", hoặc 2 "tấn "vào chỗ chấm cho thích hợp.
 -GV cho HS làm bài, sau đó gọi 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài. GV gợi ý HS hình dung về 3 con vật xem con nào nhỏ nhất, con nào lớn nhất.
 Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
 -GV viết lên bảng câu a, yêu cầu cả lớp suy nghĩ để làm bài.
 - Giải thích vì sao 5 yến = 50 kg ?
 - Em thực hiện thế nào để tìm được 
1 yến 7 kg = 17 kg ?
 -GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
 - GV sửa chữa, nhận xét.
 Bài 3 ( cột 2):
 -GV viết lên bảng : 18 yến + 26 yến, sau đó yêu cầu HS tính.
 -GV yêu cầu HS giải thích cách tính của mình
4.Củng cố:
- Gọi HS đọc lại bảng đo khối lượng.
- GV tổng kết tiết học.
5. Dặn dò: 
HS về nhà chuẩn bị bài sau: Bảng đơn vi đo khối lượng.
- Cả lớp làm vào giấy nháp và nhận xét.
 Đáp số 
715 638 > 71 386; 3867 < 5689
- Gam, ki-lô-gam.
-HS nghe và ghi nhớ: 10 yến = 1 tạ
-1tạ = 10 kg x 10 = 100 kg.
-100 kg = 1 tạ.
- 10 yến hay 100kg.
-1 tạ hay 100 kg.
+ 1 tấn bằng 10 tạ.
+ 1 tấn = 100 yến
+ 1 tấn = 1000 kg.
- 1 tấn = 100 yến.
- 1 tấn 1000 kg.
-2 tấn hay nặng 20 tạ.
-Xe đó chở được 3000 kg hàng.
-HS đọc:
a) Con bò nặng 2 tạ.
b) Con gà nặng 2 kg.
c) Con voi nặng 2 tấn..
-HS làm.
-Vì 1 yến = 10 kg nên 5 yến = 10 x 5 = 50 kg.
-Có 1 yến = 10 kg , 
vậy 1 yến 7 kg = 10 +7 = 17kg.
-2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào VBT.
-HS tính.
-Lấy 18 + 26 = 44, sau đó

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_4_nam_hoc_2020_2021_ban_2_cot.doc