Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021 (Bản mới)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021 (Bản mới)

TẬP ĐỌC

VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

* Năng lực đặc thù:

a. Năng lực ngôn ngữ.

- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- Hiểu các từ ngữ trong bài: nguy cơ, thân hành, du học, .

b. Năng lực văn học:

- Hiểu nội dung truyện (phần đầu): Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự buồn chán, âu sầu của vương quốc nọ vì thiếu tiếng cười. Đoạn cuối đọc với giọng nhanh hơn, háo hức, hi vọng. Đọc phân biệt lời các nhân vật (người dẫn chuyện, vị đại thần, viên thị vệ, nhà vua).

 

doc 58 trang xuanhoa 06/08/2022 1510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021 (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 17 tháng 4 năm 2021
TẬP ĐỌC
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
* Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực ngôn ngữ.
- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu các từ ngữ trong bài: nguy cơ, thân hành, du học, ...
b. Năng lực văn học: 
- Hiểu nội dung truyện (phần đầu): Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán. 
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự buồn chán, âu sầu của vương quốc nọ vì thiếu tiếng cười. Đoạn cuối đọc với giọng nhanh hơn, háo hức, hi vọng. Đọc phân biệt lời các nhân vật (người dẫn chuyện, vị đại thần, viên thị vệ, nhà vua).
* Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. 
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh cảm hứng vui vẻ và thái độ học tập tích cực 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: SGK, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động: (5 phút )
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Bắn tên”:
+ Đọc thuộc lòng bài tập đọc “Con chuồn chuồn nước”
+Chú chuồn chuồn nước được tác giả miêu tả đẹp như thế nào?
+Nội dung bài nói lên điều gì?
- GV nhận xét chung, 
- Giới thiệu bài:
- Chủ điểm tuần này là gì? tên chủ điểm và tranh minh họa chủ điểm gợi cho em điều gì?
- HS quan sát tranh minh họa bài tập đọc và mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh. GV vào bài.
 - Giáo viên ghi bảng 
- Cánh: mỏng như giấy bóng
- Mắt : long lanh như thuỷ tinh
- Thân: nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.
- Bốn cánh: khẽ rung rung như còn đang phân vân.
- Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước, cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước. Qua đó bộc lộ tình yêu quê hương, đất nước của tác giả.
2. Hoạt động khám phá: 
Hoạt động 1. 
*Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch, biết đọc với giọng đọc rành mạch, dứt khoát; Hiểu các từ ngữ trong bài
 *Phương pháp: Làm mẫu, động não, thực hành 
*Thời gian: 10 phút
* Cách tiến hành: 
* Hoạt động cả lớp:
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn, 
- HS đọc nối tiếp:
+ Lần 1: Sửa lỗi phát âm.
+ Lần 2: Giải nghĩa từ.
+ Lần 3: Luyện đọc câu 
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- GV đọc mẫu.
1. Luyện đọc:
* Chia đoạn: 
+ Đoạn 1: Ngày xửa ngày xưa..môn cười" 
+ Đoạn 2: Một năm,..không vào". 
+ Đoạn 3: Còn lại. 
* Đọc đúng từ ngữ: là nơi, ảo não, tâu lạy, 
* Chú giải: 
- Luyện đọc câu:
Hoạt động 2 2. Tìm hiểu bài: 
* Mục tiêu: Học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán 
*Phương pháp: động não, thảo luận nhóm 
*Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
Hoạt động cả lớp 
- HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH: 
+ Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn?
+ Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy?
+ Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình?
+ Đoạn cho ta biết điều gì?
*Kết luận : Đoạn 1 vẽ lên trước mắt ta một vương quốc buồn chán, tẻ nhạt đến mức chim không muốn hót, hoa chưa nở đã tàn, Không khí ảo não lại bao trùm 
- HS đọc tiếp đoạn 2, đoạn 3. 
+ Sau 1 năm viên đại thần đi du học trở về kết quả ra sao? 
+ Điều gì xảy ra ở phần cuối đoạn này?
+ Thái độ của nhà vua như thế nào khi nghe tin đó?
- HS nêu ý đoạn 2, 3?
a. Vương quốc kỳ lạ không ai biết cười. 
+ Mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn, gương mặt mọi người rầu rĩ, héo hon 
+ Vì cư dân ở đó không ai biết cười. 
+ Vua cử 1 viên đại thần đi du học nước ngoài chuyên về môn cười.
b. Nhà vua cử người đi du học thất bại và hi vọng mới của triều đình.
+ Sau 1 năm, viên đại thần trở về xin chịu tội vì đã gắng hết sức mà học không vào. Các quan ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài. Không khí triều đình thật ảo não. 
 + Thị vệ bắt một kẻ đang cười sằng sặc ở ngoài đường.
+ Nhà vua phấn khởi ra lệnh dẫn người đó vào.
ND: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng buồn tẻ.
3. Hoạt động luyện tập 3. Luyện đọc diễn cảm
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn 1 của bài với giọng chậm rãi, trầm buồn, phù hợp nội dung miêu tả.
 *Phương pháp: thực hành, làm mẫu
*Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
* Hoạt động nhóm:
- HS đọc bài, nêu cách đọc
- Luyện đọc diễn cảm 1 đoạn: 
+ GV giới thiệu đoạn luyện đọc diễn cảm.
+ Đoạn văn sau đọc như thế nào cho hay?
+ HS nêu cách đọc hay, đọc thể hiện
+ HS luyện đọc theo cặp,
- 1 số em đọc thi
+ Lớp nhận xét, đánh giá, bình chọn.
+ GV nhận xét, đánh giá.
+ Toàn bài đọc với giọng diễn cảm, chậm rãi. Đoạn cuối đọc với giọng nhanh hơn, háo hức, hi vọng. Giọng viên đại thần ảo não. Giọng viên thị vệ: hớt hải,vui mừng.Giọng nhà vua khấn khởi.
- Đoạn 1: 
 Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn. Ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ, héo hon. Ngay kinh đô là nơi nhộn nhịp cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà... Nhà vua, may sao, vẫn còn tỉnh táo để nhận ra mối nguy cơ đó. Ngài họp triều đình và cử ngay một viên đại thần đi du học, chuyên về môn cười.
* Tiêu chí:
+ Đọc đã trôi chảy chưa?
+ Cách ngắt nghỉ đã đúng, hợp lý chưa, đọc phân biệt giọng chưa?
+ Đã đọc diễn cảm chưa, có kèm điệu bộ không?
4. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: HS biết liên hệ, mở rộng.
 *Phương pháp: nêu vấn đề, trình bày 1 phút 
*Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
- Giáo viên gợi mở: 
+ Theo em, thiếu tiếng cười cuộc sống sẽ như thế nào? 
+ Trong cuộc sống hàng ngày ta cần phải làm gì để có cuộc sống luôn vui vẻ và có ý nghĩa?
- Học sinh trả lời
*Kết luận: Giáo dục học sinh sống lạc quan, vui vẻ
- Cuộc sống rất buồn tẻ 
- Ta luôn sống vui vẻ, lạc quan và yêu đời, yêu cuộc sống.
5. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS về ôn bài. Chuẩn bị bài sau 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
Tiết 156: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN 
 (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
* Năng lực đặc thù: Học sinh: củng cố: 
a. Năng lực mô hình hoá toán học: 
- Ôn tập các phép nhân, phép chia các số tự nhiên, Tính chất, mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. 
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
- Vận dụng giải các tập có liên quan đến phép nhân và phép chia số tự nhiên. 
- Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân, chia STN.
 * Năng lực chung: 
- Năng lực tư duy, năng lực tự chủ - tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh tích cực học tập; 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, Thước đo 
 - Học sinh: Sách, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động: (5 phút )
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Bắn tên:
+ Nêu tính chất giao hoán(kết hợp, một số nhân với một tổng) của phép nhân?
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?
+ Muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào?
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- GV giới thiệu vào bài
- Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích đó không thay đổi . 
- Tính chất kết hợp của phép nhân: Khi thực hiện nhân một tích 2 thừa số với thừa số thứ 3 ta có thể lấy số thứ nhất nhân với tích của số thứ 2 và số thứ 3.
- Tính chất một số nhân với 1 tổng: Khi nhân một số với một tổng ta có thể lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả đó lại.
2. Hoạt động thực hành 
* Mục tiêu: Học sinh:
- Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không quá ba chữ số (tích không quá sáu chữ số).
- Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số có không quá hai chữ số.
- Biết so sánh số tự nhiên.
*Phương pháp: làm mẫu 
*Thời gian: 25 phút 
* Cách tiến hành
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc đề bài và làm bài vào vở. 
- 3 HS lên bảng làm bài tập. 
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ HS tự kiểm tra kết quả và chữa bài
+Trong phép chia có dư ta cần chú ý điều gì?
*Kết luận: HS nhắc lại cách đặt tính, thực hiện phép nhân, chia các số tự nhiên. 
Bài 1/163: Đặt tính rồi tính. 
a. 2057 x 13 = 26741 
 428 x 125 = 53500
 3167 x 204 = 646068
b. 7368 : 24 = 307 
 13498 : 32 = 421 (dư 26) 
 285120 : 216 = 1320
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS tự làm bài. 2 HS lên bảng làm bài.
- Hướng dẫn HS còn lúng túng : 
+ Tìm x là tìm thành phần nào của phép tính? 
+ Muốn tìm thừa số chưa biết em làm như thế nào? 
+ Muốn tìm số bị chia em làm như thế nào?
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ Học sinh đổi chéo vở kiểm tra bài.
*Kết luận: xác định thành phần cần tìm trong phép nhân, chia, cách tìm?
Bài 2/163: Tìm x: 
a. 40 x x = 1400
	 x = 1400 : 30
	 x = 35
b. x : 13 = 205 
 x = 205 x 13 
 x = 2665
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc đề bài và tự làm bài, 1 HS lên bảng làm bài. 
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm	
+ Giải thích cách làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ 1 HS đọc, cả lớp soát bài
+ Em dựa vào tính chất nào để viết được ( a b) c = a ( b c)? Hãy phát biểu tính chất đó? 
+ Em dựa vào tính chất nào để viết được a (b + c ) = a b + a c?
 Hãy phát biểu tính chất đó? 
- Hỏi tương tự với các trường hợp còn lại
+ Ta áp dụng các tính chất trên để làm gì?
Bài 3/163: Viết chữ và số vào " .". 
a x b = b x a -> Tính chất giao hoán. 
(a x b) x c = a x (b x c) => t/c kết hợp.
a x 1 = 1 x a = a => nhân 1 số với 1. 
a x (b + c) = a x b + a x c => nhân 1 số với 1 tổng. 
a : 1 = a. 
a : a = 1 ( a # 0). 
0 : a = 0 (a # 0)
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS tự làm bài , 3 HS lên bảng làm bài. 
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm	
+ Nêu cách làm
+ Em hãy giải thích vì sao ở phép tính 320 : ( 16 2 ) 320 : 16 : 2 em lại điền dấu bằng?
+Vì sao ở phép tính 257 8762 0 em lại điền 257 lớn hơn 8762 0?
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ 1 HS đọc, cả lớp soát bài
*Kết luận: Để so sánh hai biểu thức với nhau cần áp dụng tính nhẩm hoặc các tính chất đã học của phép nhân, chia để kiểm tra giá trị biểu thức. 
Bài 4/163: (>; <; =)
13500 = 135 x 100 
257 > 8762 x 0
26 x 11 > 280 
320 : (16 x 2) = 320 : 16 : 2
1600 : 10 <1006; 
15 x 8 x 37 = 37 x 15 x 8
*Hoạt động cá nhân:
* Điều chỉnh giá xăng cho phù hợp thực tế 17 650 đồng
- HS đọc đề và tóm tắt. 
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- HS làm bài. 1 HS lên bảng thực hiện. 
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ Học sinh đổi chéo vở kiểm tra bài.
*Kết luận: giải bài toán liên qua đến phép nhân, chia số tự nhiên 
Bài 5/163: Bài giải
Số lít xăng cần tiêu hao để xe ô tô đi được quãng đường dài 180 km là:
180 : 12 = 15 (l).
Số tiền phải mua xăng để ô tô đi được quãng đường dài 180 km là:
17 650 x 15 = 263 750 (đồng).
Đ/số: 263 750 đồng
3. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: Học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng 
 *Phương pháp: trò chơi 
*Thời gian: 5 phút
*Cách tiến hành: 
*Hoạt động cả lớp:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi « Ai nhanh hơn »
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
+ Tính:
25 x12
125 x8
19 x3
4. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
+ Nêu lại tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân? 
- Nhận xét tiết học, 
- Chuẩn bị bài sau
- Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích đó không thay đổi. 
- Tính chất kết hợp của phép nhân: Khi thực hiện nhân một tích 2 thừa số với thừa số thứ 3 ta có thể lấy số thứ nhất nhân với tích của số thứ 2 và số thứ 3.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CHÍNH TẢ (Nghe - viết)
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
* Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Nghe-viết đúng bài CT; biết trình bày đúng đoạn văn trích.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc BT do GV soạn.
- Rèn kĩ năng viết chữ, tư thế ngồi viết; Kĩ năng trình bày vở sạch đẹp, sáng sủa.
b. Năng lực văn học: 
- Hiểu nội dung bài viết
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng phẩm chất tích cực, chủ động trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
 - Học sinh:Vở, bút,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động khởi động: (3 phút )
- TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ
- 2 HS lên bảng thi viết các từ: núi lớn, lẳng lặng, nong kén
- Giáo viên nhận xét, đánh giá 
- GV dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động khám phá: 1. Chuẩn bị viết chính tả: 
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn văn
*Phương pháp: vấn đáp, động não
*Thời gian: 5 phút 
* Cách tiến hành: 
- 2 HS đọc thuộc lòng đoạn văn cần nhớ viết.
+ Đoạn văn kể cho chúng ta nghe chuyện gì?
+ Những chi tiết nào cho thấy cuộc sống ở đây rất tẻ nhạt và buồn chán?
- HS tìm và luyện viết từ khó trong bài.
*Kết luận: Chú ý khoảng cách chữ cần đều nhau để bài viết được đẹp
+ Đoạn văn kể về một vương quốc rất buồn chán và tẻ nhạt vì người dân ở đó không ai biết cười.
+ Mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa chưa nở đã tàn, 
- Viết đúng: Kinh khủng, rầu rĩ, héo hon, nhộn nhịp, lạo xạo. 
3. Hoạt động luyện tập: 2. Viết bài chính tả: 
* Mục tiêu: Học sinh nhớ -viết tốt bài chính tả theo cách viết đoạn văn, tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai
* Phương pháp: thực hành 
*Thời gian: 18 phút 
* Cách tiến hành:
- GV đọc chậm từng cụm từ cho học sinh viết
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
4. Hoạt động vận dụng: 3. Làm bài tập chính tả: 
* Mục tiêu: Học sinh phân biệt chính tả các tiếng có âm đầu s/x
*Phương pháp: thực hành, trò chơi 
*Thời gian: 8 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động nhóm 4:
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. 
- HS làm theo nhóm 4 , trao đổi hoàn thành bài tập/VBT, 1 nhóm làm phiếu.
- Dán phiếu, đọc bài làm, HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 
- 2 HS đọc lại ND bài hoàn chỉnh. 
2. Luyện tập:
Bài 2(a). Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện: Chữ bắt đầu bằng s/x. 
"Chúc mừng năm mới sau một thế kỷ? 
+ Sao; sau; xứ sở; sức; xin; sự
5. Củng cố, dặn dò:(2 phút) 
+Em hãy nêu lại cách trình bày bài viết?
- Nhận xét tiết học, hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
LỊCH SỬ 
NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực:
 1.1. Năng lực đặc thù: 
a. Nhận thức lịch sử: Học xong bài này HS biết: 
- Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào, kinh đô đóng ở đâu và một số ông vua đầu thời Nguyễn.
- Nhà Nguyễn thiết lập một chế độ quân chủ rất hà khắc và chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình.
b. Tìm hiểu lịch sử: 
- Rèn cho kĩ năng quan sát, chọn lọc thông tin, kĩ năng phân tích, tổng hợp, kĩ năng diễn đạt.
Giảm tải: Không yêu cầu học sinh nắm nội dung của bộ Luật, chỉ cần biết Bộ luật Gia Long do triều Nguyễn ban hành.
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết tình huống và sáng tạo.
2. Phẩm chất:
- Giáo dục học sinh tự hào về lịch sử nước nhà.
I. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
- Học sinh: SGK, VBT...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động Khởi động: (3 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Bắn tên”: 
+ Bạn hãy kể lại những chính sách về kinh tế, văn hóa, giáo dục của vua Quang Trung?
- Giới thiệu bài: Nhà Nguyễn thành lập
- Ghi đầu bài
+ Kinh tế: ban bố “chiếu khuyến nông”
+ Văn hoá, giáo dục; dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm và coi chữ Nôm là chữ chính thức 
2. Hoạt động Khám phá: 
*Mục tiêu: Học sinh: - Nắm được đôi nét về sự thành lập nhà Nguyễn: 
- Nêu một vài chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị
*Phương pháp: động não, thảo luận nhóm 
*Thời gian: 20 phút 
*Cách tiến hành: 
Làm việc ở lớp
- HS đọc thông tin trong SGK (65). 
+ Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? 
GV kết luận: Sau khi vua Quang Trung mất, lợi dụng bối cảnh triều đình đang suy yếu, Nguyễn Ánh đã đem quân tấn công, lật đổ nhà Tây Sơn 
+ Sau khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là gì? 
+ Kinh đô đặt ở đâu? 
+ Từ năm 1802-1858 triều Nguyễn trải qua các đời vua nào?
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. 
- GV yêu cầu các nhóm đọc SGK và cung cấp cho các em một số điểm trong Bộ luật Gia Long để HS chọn dẫn chứng minh họa cho lời nhận xét: nhà Nguyễn đã dùng nhiều chính sách hà khắc để bảo vệ ngai vàng của vua.
+ Lấy VD chứng minh các vua nhà Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai? 
+ Quân đội nhà Nguyễn được tổ chức như thế nào? 
+ Nhà Nguyễn đã bảo vệ ngai vàng bằng những chính sách hà khắc nào? 
- HS báo cáo kết qua. HS khác bổ sung. 
*Kết luận: Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành vào tay và bảo vệ ngai vàng của mình.Vì vậy nhà Nguyễn không được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân.
1. Nhà Nguyễn thành lập:
+ Nhà Tây Sơn suy yếu, Nguyễn ánh huy động lực lượng, tấn công nhà Tây Sơn, lật đổ triều đại Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế. 
+ Định đô ở Phú Xuân (Huế), niên hiệu là Gia Long.
+ Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, 
+ Chọn Huế làm kinh đô.
+Từ năm 1802 đến 1858, nhà Nguyễn trải qua các đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
2. Sự thống trị của nhà Nguyễn:
+ Nhà Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình điều hành mọi việc; đặt luật pháp, thay đổi chức quan, điều động quân,.. 
+ Thành trì vững chắc. 
+ xây dựng nhiều trạm ngựa nối cực Bắc -> cực Nam. 
+ Gồm nhiều thứ quân (bộ binh, thuỷ binh, tượng binh 
+ Luật Gia Long (SGK - 66)
3. Hoạt động luyện tập: 
*Mục tiêu: - Học sinh củng cố bài học
*Phương pháp: thực hành 
*Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
- Học sinh làm bài vở bài tập
- Giáo viên tổ chức chữa bài.
4. Hoạt động vận dụng
*Mục tiêu: Học sinh mở rộng kiến thức
 *Phương pháp: vấn đáp 
*Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành:
- Giáo viên gợi mở
+Theo em, với cách thống trị hà khắc của các vua thời Nguyễn, cuộc sống của nhân dân ta sẽ như thế nào?
- Học sinh phát biểu
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
*Kết luận: Dưới thời Nguyễn, vua quan bóc lột thậm tệ, người giàu có công khai sát hại người nghèo. Pháp luật dung túng cho người giàu. Chính vì thế mà nhân dân ta có câu: 
 "Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
+ Cuộc sống của nhân dân ta vô cùng cực khổ
5. Củng cố, dặn dò: (2 phút) 
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi SGK và chuẩn bị bài sau: "Kinh thành Huế".
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thứ ba ngày 27 tháng 4 năm 2021
TOÁN
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
1. 1. Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực mô hình hoá toán học: 
HS ôn tập về: 
- Ôn tập các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số tự nhiên; Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số tự nhiên.
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
- Vận dụng giải các bài tập có liên quan.
1. 2. Năng lực chung:
- Năng lực tư duy, năng lực tự chủ - tự học.
2. Phẩm chất:
- Qua bài học, bồi dưỡng tính cẩn thận, chính xác, khoa học trong tính toán, tích cực học tập..
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
 - HS: SGK, vở viết, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động (3 phút )
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”: 
- Học sinh chơi
- Nhận xét 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Giới thiệu bài: ''Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên ''(tiếp theo)
+ Tính: : 3167 x 204
 7368 : 24	7368 : 24
2. Hoạt động Luyện tập 
* Mục tiêu: Học sinh:
 - Tính được giá trị của biểu thức chứa hai chữ.
- Thực hiện được bốn phép tính với số tự nhiên trong tính giá trị biểu thức
- Biết giải bài toán liên quan đến các phép tính với số tự nhiên.
*Phương pháp: thực hành 
*Thời gian: 25 phút 
* Cách tiến hành:
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu BT
+Muốn tính giá trị biểu thức có chứa chữ làm như thế nào?
- 2 HS lên bảng, HS dưới lớp tự làm bài.
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ HS tự kiểm tra kết quả và chữa bài
*Kết luận :Tính giá trị của biểu thức chứa chữ em cần lưu ý điều gì?
Bài 1/164: Tính giá trị biểu thức: 
m + n; m – n; m x n; m : n, với:
a. Với m = 952, n = 28 thì:
 m + n = 952 + 28 = 980
 m – n = 952 – 28 = 924
 m x n = 952 x 28 = 26656
 m: n = 952 : 28 = 34
b. Với m = 2006; n = 17 thì:
 m + n = 2006 + 17 = 2023
 m – n = 206 – 17 = 1989
 m x n = 2006 x 17 = 34102
 m: n = 2006 : 17= 118
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS làm bài , 2 HS làm bảng.
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ Học sinh đổi chéo vở kiểm tra bài *Kết luận: Thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức có các dấu tính cộng, trừ, nhân, chia, biểu thức có dấu ngoặc..
Bài 2/164: Tính
a. 12054 : (15 + 67) 
= 12054 : 82
= 147
29150 – 136 x 201 
= 29150 – 27336
= 1814
b. 9700 : 100 + 36 x 12 
= 97 + 432
= 529
(160 x 5 – 25 x 4 ) : 4 
= (800 – 100) : 4
= 700 : 7 = 175
*Hoạt động cá nhân:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS làm bài, 2 HS làm bảng.
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm	
+ Giải thích cách làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ 1 HS đọc, cả lớp soát bài
+ Em đã áp dụng tính chất nào để thực hiện tính giá trị của từng biểu thức trong bài? 
*Kết luận: Sử dụng tính chất đã học để tính giá trị biểu thức được thuận tiện. 
Bài 3/164: Tính bằng cách thuận tiện nhất: 
a. 36 x 25 x 4 = 36 x (25 x 4) 
 = 36 x 100 = 3600
18 x 24 : 9 = (18 : 9 ) x 24
 = 2 x 24 = 48
41 x 2 x8 x 5 = (41 x 8) x (2 x 5)
 = 328 x 10 = 3280
b. 108 x (23 +7 ) = 108 x 30
 = 3240 
 215 x 86 + 215 x 14 
= 215 x (86 + 14) 
 = 215 x 100 = 21500
53 x 128 – 43 x 128 
= 128 x (53 - 43)
= 128 x 10 = 1280 
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc bài toán và tóm tắt: 
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? 
- Cả lớp làm bài. 1 HS lên bảng giải bài tập 
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm	
+ Giải thích cách làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ 1 HS đọc, cả lớp soát bài
+ HS nhắc lại cách tìm số trung bình cộng của nhiều số? 
Bài 4/164: Bài giải
Tuần sau cửa hàng bán được số m vải là: 319 + 76 = 395 (m)
Cả 2 tuần cửa hàng bán được số m vải là: 
 319 + 359 = 714 (m)
Số ngày của hàng mở của trong 2 tuần là: 7 x 2 = 14 (ngày)
TB mỗi ngày cửa hàng bán được số m vải là: 
 714 : 14 = 51 (m)
 Đ/số: 51 m
3. Hoạt động vận dụng: 
*Mục tiêu: - Học sinh củng cố kiến thức 
 *Phương pháp: trò chơi 
*Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- Giáo viên hướng dẫn điều chỉnh :
Điều chỉnh giá tiền cho phù hợp.
1 hộp bánh: 245 000 đồng
1 chai sữa: 35 500 đồng. 
Sau khi mua 2 hộp bánh và 6 chai sữa, mẹ còn lại 293 000 đồng.
- HS đọc đề bài tập, 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi « Ai nhanh hơn »
- Nhận xét, thống nhất kết quả.
Bài 5/ 164:
Bài giải
Số tiền mẹ mua bánh là:
245 000 x 2 = 490 000 (đồng)
Số tiền mẹ mua sữa là:
35 500 x 6 = 213 000 (đồng)
Số tiền mẹ đã mua cả bánh và sữa là:
490 000 + 213 000 = 703 000 (đồng)
Số tiền mẹ có lúc đầu là:
703 000 + 293 000 = 1 000 000 (đồng)
Đáp số: 1 000 000 đồng
4. Củng cố, dặn dò: (3 phút) 
+ Trong một biểu thức có dấu tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện như thế nào?
+Trong biểu thức có dấu ngoặc đơn ta thực hiện như thế nào?
- Nhận xét tiết học, 
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhân chia trước cộng trừ sau.
- Ta thực hiện trong ngoặc đơn trước. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KỂ CHUYỆN
KHÁT VỌNG SỐNG
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
 1.1. Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Khát vọng sống rõ ràng, đủ ý (BT1); bước đầu biết kể lại nối tiếp được toàn bộ câu chuyện (BT2).
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện (BT3).
- Biết lắng nghe, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
- Rèn kỹ năng nghe: HS nghe chăm chú, nhận xét đúng, kể tiếp được lời bạn.
b. Năng lực văn học: 
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện Ca ngợi niềm tin, ý chí quyết tâm của con người cố gắng vượt qua số phận, khó khăn để giành lại sự sống. 
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
2. Phẩm chất:
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh có ý chí, nghị lực vươn lên chiến thắng mọi hoàn cảnh.
3. Nội dung tích hợp: 
* BVMT: GD HS ý chí vượt qua mọi khó khăn , khắc phục những trở ngại trong môi trường thiên nhiên.
*GDKNS:
+ Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân.
+ Tư duy sáng tạo, bình luận, nhận xét.
+ Làm chủ bản thân; đảm nhận trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
- Học sinh: SGK, sách truyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động: (5 phút )
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi « Bắn tên ». 
+ Kể lại câu chuyện đã học ở tiết trước « Đôi cánh của Ngựa Trắng »
+ Nêu nội dung, ý nghĩa câu chuyện 
- Giới thiệu bài
- Giáo viên ghi đầu bài
2. Hoạt động khám phá: 
* Mục tiêu: Học sinh nghe và nắm được diễn biến chính của câu chuyện
 *Phương pháp: quan sát, làm mẫu 
*Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cả lớp:
- HS quan sát tranh minh họa, đọc nội dung mỗi bức tranh.
- GV kể chuyện thật chi tiết, rõ ràng, truyền cảm lần 1. 
- Kể lần 2 và kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
- GV giúp HS nhớ nội dung chính của câu chuyện
+Giôn bị bỏ rơi trong hoàn cảnh nào?
+ Chi tiết nào cho biết Giôn rất cần sự giúp đỡ?
+ Giôn đã cố gắng như thế nào khi bị bỏ lại một mình như vậy?
+Anh phải chịu những đau đớn, khổ cực như thế nào?
+Anh đã phải làm gì khi gấu tấn công?
+Tại sao anh không bị sói ăn thịt?
+Nhờ đâu Giôn đã chiến thắng được con sói?
+Anh được cứu sống trong tình cảnh như thế nào?
+ Theo em nhờ đâu mà Giôn có thể sống sót?
*Kết luận: (KĨ NĂNG SỐNG) Trong cuộc sống, chúng ta có thể gặp rất nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng mỗi chúng ta cần có ý chí, nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, khắc phục những trở ngại mà ta gặp phải,...
1. Nghe kể chuyện:
Tranh 1: Giôn bị bỏ rơi giữa lúc bị thương
Tranh 2: Suốt 1 tuần anh chỉ ăn cỏ dại và vài con cá nhỏ.
Tranh 3: Một lần anh bị gấu tấn công.
Tranh 4: một con sói cũng đói lả như anh theo sát anh từng bước.
Tranh 5: Cuối cùng, con sói phải chịu quy hàng.
Tranh 6: Khát vọng sống của Giôn đã chiến thắng cái chết.
+ Giữa lúc bị thương, anh mệt mỏi vì những ngày gian khổ đã qua.
+ Giôn gọi bạn như một người tuyệt vọng.
+ Anh ăn quả dại, cá sống để sống qua ngày.
+ Anh bị con chim đâm vào mặt, đói xé ruột gan làm cho đầu óc mụ mẫm. Anh phải ăn cá sống.
+ Anh không chạy mà đứng im vì biết rằng nếu chạy gấu sẽ đuổi theo và ăn thịt nên anh đã thoát chết.
+ Vì nó cũng đói lả, bị bệnh và yếu ớt.
+ Nhờ nỗ lực, anh dùng chút sức lực còn lại của mình để bóp lấy hàm con sói.
+ Anh được cứu sống khi chỉ có thể bò trên mặt đất như một con sâu.
+ Nhờ khát vọng sống, yêu cuộc sống mà Giôn đã cố gắng vượt qua mọi khó khăn để tìm được cuộc sống.
3. Hoạt động luyện tập: 
* Mục tiêu: Học sinh kể lại từng đoạn truyện, toàn bộ câu chuyện. Nêu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện
*Phương pháp: thảo luận nhóm, kể chuyện
*Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động nhóm:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS tiếp nối kể từng đoạn của câu chuyện.
- GV giúp đỡ nhóm gặp khó khăn.
*Hoạt động cả lớp:
- 2 lượt HS thi kể trước lớp.
- 3 HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện
- Gv gợi ý, khuyến khích HS dưới lớp đặt câu hỏi cho bạn kể chuyện.
- Nhận xét HS k

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_32_nam_hoc_2020_2021_ban_moi.doc