Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 02 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 02 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn kiến thức)

TOÁN

Các số có sáu chữ số

I. MỤC TIÊU

- Giúp HS biết mối quan hệ giữa đơn vị và các hàng liền kề. Biết viết và đọc các số có đến sáu chữ số. Rèn kĩ năng đọc và viết số có đến sáu chữ số.

- Hình thành cho HS khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân, làm việc trong nhóm, lớp; biết tự học; tự thực hiện đúng nhiệm vụ học tập; chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm; tự đánh giá kết quả học tập và báo cáo kết quả trong nhóm hoặc với giáo viên.

- Rèn HS chăm học thường xuyên trao đổi nội dung học tập với bạn và cô giáo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

- Kẻ sẵn bảng ( trang 8 )

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc 22 trang xuanhoa 12/08/2022 1230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 02 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 02
Thứ Hai ngày 21 tháng 9 năm 2020
SÁNG 
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
TOÁN
Các số có sáu chữ số
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS biết mối quan hệ giữa đơn vị và các hàng liền kề. Biết viết và đọc các số có đến sáu chữ số. Rèn kĩ năng đọc và viết số có đến sáu chữ số.
- Hình thành cho HS khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân, làm việc trong nhóm, lớp; biết tự học; tự thực hiện đúng nhiệm vụ học tập; chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm; tự đánh giá kết quả học tập và báo cáo kết quả trong nhóm hoặc với giáo viên.
- Rèn HS chăm học thường xuyên trao đổi nội dung học tập với bạn và cô giáo. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Kẻ sẵn bảng ( trang 8 ) 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
1. Hoạt động 1 : Khởi động
- HS viết ra nháp: 345608, 670 952
- HS đếm xem có bao nhiêu trăm nghìn, chục nghìn, nghìn... trong các số đó.
- HS tự lấy VD về số có 6 chữ số.
- HS nêu KQ cần viết vào ô trống: 523453
2. Hoạt động 2: Đọc và viết số có sáu chữ
+ Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm nghìn và chục nghìn
+ Viết và đọc số có nhiều chữ số
- HS đọc và phân tích cấu tạo số theo nhóm cộng tác
- HS quan sát bảng phụ nêu cách đọc, cách viết số có nhiều chữ số (đọc từ trái sang phải, viết từ hàng cao tới hàng thấp)
3. Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1: - HS làm bài cá nhân (nháp)
- HS đọc bài làm trước lớp: 513 453
(Viết: 513 453 - Đọc: Năm trăm mười ba nghìn bốn trăm năm mươi ba)
Bài tập 2: Viết theo mẫu 
- HS làm bài bằng chì ra sách.
- Đổi chéo bài kiểm tra bạn.
- 2 em tạo cặp: 1 HS viết số - 1 HS đọc số vừa viết 
Bài tập 3: - HS tự giác làm bài. 1 HS chữa bài trước lớp 
Bài tập 4: HS làm vở, chữa bài trước lớp.
4. Hoạt động 4. Củng cố 
- 3 HS nêu và tự lấy VD 
- GV đọc 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết ra nháp.
- GV treo bảng phụ cho HS quan sát các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn và khắc sâu cách đọc, cách viết 
- GV giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét đánh giá HS.
* GV cho HS liên hệ đọc các số trên tiền VN
TẬP ĐỌC 
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp)
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS rèn giọng đọc phù hợp với tính cách mạnh mẽ của Dế Mèn. HS đọc đúng và diễn cảm toàn bài. 
- Hình thành và phát triển năng lực tự học, trao đổi với bạn cách đọc để rèn kĩ năng đọc thành tiếng, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc hiểu nội dung bài. phát triển năng lực giao tiếp, chia sẻ trước lớp.
- Rèn HS chăm học thường xuyên trao đổi nội dung học tập với bạn và cô giáo. HS có tấm lòng nghĩa hiệp, học tập gương Dế Mèn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
Tranh minh hoạ ; bảng phụ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
1. Hoạt động 1. Luyện đọc
- HS quan sát tranh và lắng nghe yêu cầu của GV.- HS chia đoạn: 4 dòng đầu - 6 dòng sau - đoạn còn lại.
- HS trong nhom đọc nối tiếp theo đoạn 
- Phát âm từ khó: lủng củng, chóp bu...
- HS đọc nhóm cộng tác & 2 nhóm đọc trước lớp 
2. Hoạt động 2. Tìm hiểu bài - HS đọc thầm và TLCH SGK kết hợp tìm ND từng đoạn 
Đoạn 1: Trận địa mai phục của Nhện
Đoạn 2: Cách giải quyết của Dế Mèn
Đoạn 3: Dế Mèn - chàng hiệp sĩ
- HS nêu ý kiến cá nhân 
*Liên hệ: Học tập được điều gì ở Dế Mèn? 
3. Hoạt động 3. Luyện đọc diễn cảm
- HS nêu cách đọc.
- HS thảo luận nhóm tìm cách đọc 
- 3 HS thi đọc diễn cảm 
- Lớp bình chọn bạn đọc hay
 4. Hoạt động 4. Củng cố 
- HS nêu nhận xét về nhân vật Dế Mèn? 
- Chuẩn bị bài sau: Truyện cổ nước mình.
- GV yêu cầu HS đọc thầm và chia đoạn 
- Tổ chức cho HS đọc cá nhân, nhóm và trước lớp; GV đọc diễn cảm toàn bài
- GV yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và TLCH tìm hiểu nội dung đoạn đó 
Câu 1, 2 : Đàm thoại cá nhân 
Câu 3, 4 : Học nhóm cộng tác
- Nội dung chính của bài là gì?
- Gv hướng dẫn HS liên hệ
- GV gắn bảng phụ đoạn 3 của bài 
- Yêu cầu HS nêu cách đọc diễn cảm 
- Tổ chức thi đọc diễn cảm
CHIỀU ĐỊA LÍ
Dãy Hoàng Liên Sơn
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS biết và chỉ được vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam; Nêu được một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn: Là dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu: Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm; Mô tả được đỉnh núi Phan-xi-păng.
- Hình thành và phát triển cho HS năng lực tự học và mạnh dạn khi giao tiếp; trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói đúng nội dung cần trao đổi.
- Yêu quê hương, đất nước, tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên đất nước Việt Nam.
* Giáo dục An ninh quốc phòng: HS nêu được ý nghĩa và tầm quan trọng của dãy Hoàng Liên Sơn trong cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
 - GV: BĐ địa lí tự nhiên Việt Nam, lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ, tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn.
- Máy tính, ti vi
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
1.Hoạt động 1. Tìm hiểu Hoàng Liên Sơn - dãy núi cao và đồ sộ nhất VN
- HS quan sát và TL
- HS lên chỉ BĐ
- HS thảo luận nhóm bàn và TLCH về độ cao, vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn.
- HS nêu
2. Hoạt động 2. Tìm hiểu Đỉnh Phan-xi-păng “Nóc nhà” của Tổ quốc
- HS tìm hiểu đặc điểm của dãy Pan-xi-păng về độ cao, vị trí.
3. Hoạt động 3. Tìm hiểu Khí hậu Sa Pa
- HS đọc thầm Sgk và TL
- HS quan sát, 1 HS chỉ BĐ
- HS đọc bảng số liệu về nhiệt độ TB ở Sa Pa.
- HS kết luận : Sa Pa có khí hậu mát mẻ quanh năm.
4. Hoạt động 4. Củng cố 
 - HS nêu đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn, nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của dãy Hoàng Liên Sơn trong cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm.
- GV treo lược đồ, yêu cầu HS quan sát và kể tên các dãy núi chính ở Bắc Bộ?
- GV treo BĐ Địa lí tự nhiênVN, yêu cầu HS tìm dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ?
- GV hướng dẫn HS kết luận về các đặc điểm của dãy HLS.
- GV treo H2 (Trang 71, Sgk)
- GV hướng dẫn HS kết luận về khia hậu của Sa Pa.
CHÍNH TẢ
Mười năm cõng bạn đi học
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ, đúng quy định. Làm đúng bài tập 2 bài tập (3) a.
- Hình thành và phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, biết hợp tác chia sẻ với bạn để có kĩ năng viêt chữ đúng, đẹp và nhanh.
- Bồi dưỡng cho học sinh phẩm chất chăm học, tích cực rèn chữ viết
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Chép sẵn BT 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
1. Hoạt động1: HS nghe - viết chính tả
- HS đọc đoạn văn
- HS nêu các từ khó, dễ lẫn chính tả khi viết.
- HS đọc, viết các từ vừa tìm được.
- HS viết bài.
- 2 HS đổi chéo vở soát lỗi.
2. Hoạt động 2. Làm BT chính tả
Bài 2a. HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài vào SGK.
- 1 HS đọc to, cả lớp theo dõi.
- HS đọc truyện vui Tìm chỗ ngồi.
Bài 3a. HS đọc yêu cầu
- HS tự làm bài.
- HS giải thích câu đố.
3. Hoạt động 3. Củng cố 
 - HS viết lại các chữ viết sai
- GV đọc cho HS viết.
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- GV nhận xét một số bài.
- GV hỏi:
+ Truyện đáng cười ở chi tiết nào?
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. MỤC TIÊU
- Hiểu câu chuyện thơ Nàng Tiên Ốc, kể lại đủ ý bằng lời của mình. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
- HS có năng lực giao tiếp hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến.
- HS biết yêu quý bạn bè, người thân, giàu lòng nhân ái với mọi người.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
GV: Tranh minh hoạ SGK.
HS: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
	Hoạt động của học sinh	
Hỗ trợ của giáo viên
1. Hoạt động 1. Nghe kể chuyện - tìm hiểu nội dung câu chuyện 
- Đọc diễn cảm bài thơ.	
- Cả lớp đọc thầm từng đoạn thơ 1 em nêu câu hỏi 1 em trả lời.
- HS trả lời các câu hỏi, thảo luận theo cặp đối với câu hỏi khó. 
2. Hoạt động 2. Kể chuyện 
- HS kể lại câu chuyện bằng lời của mình theo nhóm 2 và trao đổi nội dung, ý nghĩa câu chuyện.) 
- Kiểm tra đại diện một số nhóm kể lại.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS xung phong thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp nhận xét và bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
*HS liên hệ: quan tâm giúp đỡ và phải biết thương yêu nhau trong cuộc sống.
3. Hoạt động 3. Củng cố 
- HS nêu ý nghĩa của câu chuyện
 - HS quan sát giúp đỡ HS
- GV nhận xét, bổ sung. 
- GV liên hệ giáo dục HS: Biết quan tâm giúp đỡ và phải biết thương yêu nhau trong cuộc sống sẽ có hạnh phúc. 
Thứ Ba ngày 22 tháng 9 năm 2020
SÁNG TOÁN
Luyện tập
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS viết và đọc được các số có tới 6 chữ số (BT 1, 2, 3, 4 a, b).
- Hình thành và phát triển cho HS có năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp, làm việc trong nhóm, lớp; khả năng tự học.
- Rèn HS chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động học tập.Mạnh dạn chia sẻ kết quả học tập của mình.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- GV: Bảng phụ.
- HS: Bảng con.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
1. Hoạt động 1 : Khởi động
- HS viết bảng con các số có nhiều chữ sô do GV đọc.
2. Hoạt động 2. Đọc và viết các số có nhiều chữ số
- HS viết : 345608, 670 952
- HS đếm xem có bao nhiêu trăm nghìn, chục nghìn, nghìn ....trong các số đó.
- HS tự lấy VD về số có 6 chữ số.
- HS nêu KQ cần viết vào ô trống: 523453
3. Hoạt động 3. Thực hành
Bài tập 1: - HS đọc và phân tích cấu tạo số - HS quan sát bảng phụ nêu cách đọc, cách viết số có nhiều chữ số (đọc từ trái sang phải, viết từ hàng cao tới hàng thấp)
Bài tập 2: Viết theo mẫu 
- HS làm bài cá nhân (nháp)
1 HS chữa bài trước lớp : 513 453
(Viết: 513 453 - Đọc: Năm trăm mười ba nghìn bốn trăm năm mươi ba)
 Bài tập 3: 
- HS làm bài bằng chì ra sách - Đổi chéo bài kiểm tra bạn.
- 2 em tạo cặp: 1 HS viết số - 1 HS đọc số vừa viết 
Bài tập 4: HS làm vở
- HS tự giác làm bài, 1 HS chữa bài trước lớp. - 3 HS nêu và tự lấy VD
4. Hoạt động 4. Củng cố 
- Nêu cách đọc viết số có nhiều chữ số?
- GV hướng dẫn HS ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm nghìn và chục nghìn.
- GV treo bảng phụ cho HS quan sát các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn và khắc sâu cách đọc, cách viết.
- GV cho HS phân tích mẫu 1a và yêu cầu HS làm miệng 1b.
- GV giúp đỡ HS , chữa bài.
- GV quan sát giúp đỡ HS.
- GV quan sát đánh giá HS.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Nhân hậu-Đoàn kết
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Thương người như thể thương thân (BT1, BT4) ; HS nắm được cách dùng các từ có tiếng “nhân” theo hai nghĩa khác nhau: người, lòng thương người.
- Hình thành và phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, trao đổi với bạn để hoàn thành bài biết sử dụng từ ngữ thuộc chủ điểm nhân hâu – đoàn kết
- Rèn HS tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm: mạnh dạn khi trình bày ý kiến cá nhân. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
Bảng phụ 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
1. Hoạt động1. Bài 1 
- HS sử dụng từ điển tra các từ và ghi ra giấy. 
- Từng nhóm HS trao đổi và làm bài tập vào giấy.
- 2 nhóm dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
2. Hoạt động 2. Bài 2 
- HS tự làm bài cá nhân.
- Trao đổi theo cặp.
- Gọi nhóm xong trước dán bài lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
3. Hoạt động 3. Bài 3 
- HS thực hiện cá nhân vào vở, 2 HS làm trên bảng.
4. Hoạt động 4. Bài 4 
- HS suy nghĩ làm bài cá nhân.
- Từng nhóm 3 em trao đổi nhanh về các câu tục ngữ với nội dung khuyên bảo hay chê bai.
 - HS nêu tình huống sử dụng các thành ngữ, tục ngữ trên.
5. Hoạt động 5. Củng cố 
 - HS nêu một số từ ngữ thuộc chủ điiểm vừa học.
- GV hướng dẫn cách tra từ điển.
- Phát bảng nhóm + bút dạ cho từng nhóm.
- Tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng.
- Giúp HS giải nghĩa một số từ ngữ.
- GV hướng dẫn chữa bài, chốt lại lời giải đúng.
- GV lưu ý kĩ năng trình bày câu văn
- GV giúp HS hiểu nghĩa các câu tục ngữ.
TẬP LÀM VĂN
Kể lại hành động của nhân vật
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS hiểu hành động của nhân vật thể hiện tính cách nhân vật; nắm được cách kể hành động của nhân vật (ND ghi nhớ). Biết dựa vào tính cách để xác định hành động của nhân vật ( Chim Sẻ, Chim Chích), Bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước - sau để thành câu chuyện.
- Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, chia sẻ trước lớp để rèn kĩ năng nói và kể lại hành động của nhân vật.
- Rèn HS tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm: mạnh dạn khi trình bày ý kiến cá nhân. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Bảng phụ 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
1. Hoạt động 1. Nhận xét 
Bài 1: - HS đọc truyện.	
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
- HS thảo luận nhóm hoàn thành bài. 
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bài 2: HS làm việc theo nhóm.
- HS tập trung tìm hiểu hành động của cậu bé bị điểm không. 
2. Hoạt động 2. Rút ra ghi nhớ 
- HS đọcghi nhớ. 
- Lấy ví dụ minh họa?
3. Hoạt động 3. Luyện tập 
- HS đọc đề và nêu yêu cầu của bài. 
- HS thảo luận theo nhóm 2 sắp xếp các hành động thành một câu chuyện. 
- HS kể lại câu chuyện theo dàn ý đã sắp xếp. 
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, góp ý.
4. Hoạt động 4. Củng cố 
- HS đọc lại ghi nhớ
- GV đọc diễn cảm, phân biệt lời kể của các nhân vật.
+H: Trong truyện gồm mấy nhân vật, là những nhân vật nào? 
+H: Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý điều gì? 
- GV liên hệ giáo dục HS: biết giúp đỡ bạn, tích cực tham gia hoạt động tập thể.
CHIỀU KHOA HỌC
Trao đổi chất ở người (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS biết được vai trò của các cơ quan hô hấp, tiêu hoá, tuần hoàn, bài tiết trong quá trình trao đổi chất ở người. Hiểu và giải thích được sơ đồ của quá trình trao đổi chất. Hiểu và trình bày sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong việc thực hiện trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
- Phát triển năng lực giao tiếp hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề để hiểu được quá trình trao đổi chất ở người.
- HS luôn chăm học, chăm làm, có ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Hình minh hoạ trang 8 Sgk, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
1. Hoạt động 1. Khởi động 
- HS nêu: Quá trình trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn , nước uống từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa , cặn bã. 
2. Hoạt động 2. Chức năng của các cơ quan trực tiếp tham gia quá trình trao đổi chất ở người.
+ Bước 1: Nhận ra vấn đề : Các cơ quan nào thực hiện quán trình trao đổi chất.
+ Bước 2: HS suy đoán cách giải quyết vấn đề.
+ Bước 3,4: HS tìm cách và tiến hành giải quyết vấn đề.
- HS quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV. 
- Nêu tên và chức năng của từng cơ quan của hình 1, 2, 3, 4.
+ Bước 5: HS khẳng định giải pháp và nêu kết quả
- HS trao đổi trong nhóm
- HS chia sẻ kết quả trước lớp.
3. Hoạt động 3. Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người.
- Các nhóm thi nhau lựa chọn các phiếu cho trước để ghép vào chỗ ở sơ đồ cho phù hợp.
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình
- HS thảo luận nhóm.
- Các nhóm trình bày về mối quan hệ giữa các cơ quan trong cơ thể trong quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường.
4. Hoạt động 4. Củng cố
- Tìm hiểu các cơ quan trên cơ thể người SGK T8 với mối liên hệ về trao đổi chất.
- Chuẩn bị bài: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn vai trò của chất bột đường.
- GV hỏi : Thế nào là quá trình 
trao đổi chất ?
- Những cơ quan nào thực hiện quá trình trao đổi chất 
- GV giao nhiêm vụ
- GV kiểm tra và giúp đỡ HS
- GV ghi tóm tắt lên bảng.
- Gv quan sát đánh giá HS.
- GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ đồ chơi 
- Tổ chức trao đổi: Điều gì sẽ xảy ra nếu 1 trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động.
LỊCH SỬ
Làm quen với bản đồ (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS biết trình tự các bước sử dụng bản đồ; xác định được 4 hướng chính trên bản đồ theo quy ước. Tìm 1 số đối tượng địa lí dựa vào bảng chú giải của bản đồ.
- Phát triển năng lực giao tiếp hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
- Phát triển phẩm chất chăm học, yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.
* Giáo dục an ninh quốc phòng: Giới thiệu Bản đồ hành chính Việt Nam và khẳng định hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- GV: Bản đồ hành chính VN, máy tính, ti vi
- HS: Vở BT sử
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
	Hoạt động của học sinh	
Hỗ trợ của giáo viên
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu cách sử dụng bản đồ
- HS trả lời câu hỏi:
+Tên bản đồ cho ta biết điều gì ?
+Đọc các kí hiệu của 1 số đối tượng địa lí ở h.3 
- Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam.
- Nêu các bước sử dụng bản đồ (SGK)
2. Hoạt động 2. Luyện tập xem bản đồ 
- HS lần lượt làm các phần a, b (Cá nhân)
- HS trao đổi trong nhóm
- HS chia sẻ trước lớp
+Các nước láng giềng: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
+Quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa.
+1 số đảo: Phú Quốc, Côn Đảo, 
+1 số sông: sông Hồng, sông Thái Bình 
- 1HS đọc tên bản đồ, chỉ các hướng: Bắc, Nam, Đông, Tây.
- HS chỉ Bản đồ hành chính Việt Nam và khẳng định hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
- 1 HS chỉ vị trí tỉnh mình đang sống.
- 1 HS nêu tên những tỉnh (TP) giáp với tỉnh Bắc Giang.
4. Hoạt động 4. Củng cố 
- HS nêu cách xem bản đồ
- GV quan sát, nhận xét, giúp đỡ HS.
- Treo bản đồ hành chính VN; GV hướng dẫn cách chỉ bản đồ.
- Nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát đánh giá HS
- GV hướng dẫn HS liên hệ và khẳng định chủ quyền của nước Việt Nam và khẳng định hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam
Thứ Tư ngày 23 tháng 9 năm 2020
SÁNG TOÁN
Hàng và lớp
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS nhận biết được các hàng thuộc lớp đơn vị, lớp nghìn. Biết giá trị của từng chữ số theo vị trí của từng chữ số đó trong mỗi số. Biết viết số thành tổng theo hàng.
- Hình thành và phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, trao đổi với bạn để hoàn thành bài tập về hàng và lớp.
- Rèn HS chăm học thường xuyên trao đổi nội dung học tập với bạn và cô giáo. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Kẻ sẵn khung bảng ( SGK ) ; kẻ sẵn BT 1 .nháp ,vở toán
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
1. Hoạt động 1. Tìm hiểu lớp đơn vị, lớp nghìn
- HS trả lời câu hỏi.
- Viết số 321 vào cột số và HS đọc.
- HS lên bảng viết số
- Làm tương tự với số: 654000; 654321
2. Hoạt động 2. Luyện tập, thực hành
Bài 1: - HS nêu nội dung các cột
- Nêu các chữ số ở các hàng của số 54321?
Bài 2: - 1 HS lên bảng và đọc HS viết các số trong bài tập và TLCH.
- HS đọc bảng thống kê trong bài tập 2b và trả lời câu hỏi.
Bài 3: - HS lên bảng làm bài HS cả lớp làm bài vào vở bài tập
- Đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau
 Bài 4, Bài 5: Dành cho HS khá, giỏi.
- HS viết từng số trong bài.
3. Hoạt động 3. Củng cố 
- HS nêu tên các hàng của lớp đơn vị và lớp nghìn.
- GV nêu câu hỏi:
+Hãy nêu tên các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn?
+Lớp đơn vị gồm mấy hàng đó là những hàng nào?
+Lớp nghìn gồm mấy hàng? 
- Gv nhận xét.
- GV viết lên bảng số 52314 và hỏi: số 52314 gồm mấy trăm, mấy nghìn, mấy chục, mấy đơn vị?
TẬP ĐỌC
Truyện cổ nước mình
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS đọc đúng các tiếng khó trong bài: độ trì, rặng dừa, nghiêng soi, Đọc lưu loát toàn bài, phù hợp với âm điệu thơ lục bát. Hiểu các từ ngữ: độ trì, độ lượng, đa tình. Hiểu nội dung: Ca ngîi kho tµng truyÖn cæ cña ®Êt n­íc chứa ®ùng kinh nghiÖm quý b¸u cña d©n téc.
- Phát triển năng lực giao tiếp hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề, mạnh dạn tự tin trao đổi ý kiến.
- HS yêu quê hương, đất nước, tự hào về những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, yêu quý và giữ gìn nhũng câu chuyện cổ của dân tộc.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Bảng phụ đoạn cần đọc diễn cảm
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
1.Hoạt động 1: Luyện đọc
- HS chia đoạn: 5 đoạn 
- HS đọc nối tiếp câu.
- Tìm hiểu nghĩa phần chú giải SGK
- HS luyện đọc theo cặp 
- 2 cặp đọc trước lớp
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm và TLCH SGK.
- Liên hệ: Những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
3. Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm và học thuộc lòng
- HS nêu cách đọc diễn cảm.
- Thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng trước lớp.
- Cả lớp bình chọn bạn đọc hay.
4. Hoạt động 4. Củng cố 
- Tìm nhanh những câu chuyện thể hiện sự nhân hậu của ông cha ta ?
- GV hướng dẫn HS cách đọc: giọng chậm rãi, ngắt nhịp đúng.
- GV tổ chức cho HS đọc thầm và TLCH (SGK)
- Yêu cầu HS nêu ND chính của bài.
- GV treo bảng phụ đoạn thơ cần luyện đọc “Tôi yêu...rặng dừa nghiêng soi”
- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm
THỂ DỤC
Động tác quay sau 
Trò chơi: Nhảy đúng, nhảy nhanh
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS ôn quay phải, quay trái. đi đều. Yêu cầu động tác đều, đúng với khẩu lệnh. Học kĩ thuật động tác quay sau: Yêu cầu nhận biết đúng hướng xoay người, làm quen với động tác quay sau. Thực hiện chơi Trò chơi: “ Nhảy đúng, nhảy nhanh”: Yêu cầu hs biết chơi đúng luật, trật tự, nhanh nhẹn, hào hứng trong khi chơi.
-Phát triển năng lực tự học, biết hợp tác với bạn để tập đúng, tập đẹp các động tác về đội hình đội ngũ.
- Rèn luyện tính nhanh nhẹn, tính đoàn kết, tính kỷ luật cho học sinh.
II. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN
 1. Địa điểm: Sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
 2. Phương tiện:
 - Giáo viên: Giáo án, còi, kẻ sân
 - Học sinh : Đi giầy, quần áo gọn gàng, ghế gv
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
A. Hoạt động 1: Mở đầu: 
Cán sự lớp tập trung lớp, điểm danh, báo cáo sĩ số, hô “chúc gv”, cả lớp hô “ khỏe” cho Gv
Lắng nghe
- HS tập các động tác khởi động:
+ Chạy nhẹ nhàng 1 vòng 
+ Đứng tại chỗ xoay các khớp: Cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối.
- 2 hs lên thực hiện cả lớp quan sát nhận xét
B. Hoạt động 2: Cơ bản: 
1 . ĐHĐN 
* Ôn quay phải, trái, đi đều
- HS quan sát GV
- HS tập luyện theo tổ 
* Học quay đằng sau
- HS tập hợp theo hàng dọc.
- HS lắng nghe, quan sát các bạn thực hiện mẫu
- HS tập theo nhóm, cán sự lớp giúp đỡ bạn, sửa tại chỗ. 
2. Trò chơi: “ Nhảy đúng, nhảy nhanh”
- Lắng nghe, quan sát các bạn thực hiện mẫu và chơi thử
- HS tham gia chơi đúng luật
Nhật xét và tư vấn cho bạn nếu bạn chơi sai.
HS chủ động cộng tác nhóm để tìm cách chơi đúng.
C. Hoạt động 3: Kết thúc 
Tập hợp theo 4 hàng ngang
- Cả lớp thực hiện hồi tĩnh 
- Tập giậm chân tại chỗ
 Thực hiện các bài tập do gv giao
-Xuống lớp
 Cả lớp hô “khỏe”
- Kiểm tra sĩ số và nhận lớp.
Gv chúc cả lớp “khỏe”
- Phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- GV hướng dẫn HS tập các động tác khởi động:
- Kiểm tra đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, quay trái
- GV nêu tên động tác, sau đó vừa làm mẫu, vừa nhắc lại động tác để hs nắm chắc.
- GV quan sát, sửa sai.
- Gọi 2 hs lên thực hiện mẫu cho cả lớp xem ( có giải thích, bổ sung) 
- Gv điều khiển 1-2 lần, sau đó gv chia nhóm cho hs tập.
Gv quan sát sửa sai
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và lật chơi.
 Gọi 2 em lên thực hiện mẫu cho các hs khác xem ( có giải thích, bổ sung)
 - Cho cả lớp thực hiện chính thức
 Gv hướng dẫn và quan sát sửa sai
Gv hô “thể dục”
CHIỀU TẬP LÀM VĂN
Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS hiểu trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (ND Ghi nhớ). Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật (BT1, mucIII); kể lại một số đoạn câu chuyện Nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên (BT2).
- Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, chia sẻ trước lớp để rèn kĩ năng nói và viết được văn tả ngoại hình của nhân vật.
- Rèn HS chăm học thường xuyên trao đổi nội dung học tập với bạn và cô giáo. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Bảng phụ 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
	Hoạt động của học sinh	
Hỗ trợ của giáo viên
1. Hoạt động 1. Tìm hiểu phần nhận xét
- HS nêu: Tính cách của nhân vật thường được biểu hiện qua hình dáng, hành động, lời nói, ý nghĩ,...
+ Bước 1: HS nhận ra vấn đề: “Tại sao phải miêu tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện?”
+ Bước 2: HS suy đoán
Tả cho đẹp
Tả cho hay
Tả cho bài văn dài,....
Bước 3,4: HS tìm cách và tiến hành giải quyết vấn đề
- HS đọc đoạn văn.
- Nêu yêu cầu (BT1) làm bài cá nhân.
- HS trao đổi với bạn trong nhóm
+ Bước 5: Khẳng định kết quả
- HS chia sẻ kết quả trước lớp
- Rút ra ghi nhớ (sgk)
- HS đọc ghi nhớ.
2. Hoạt động 2. Luyện tập
 Bài 1: - HS cả lớp đọc thầm đoạn văn, dùng bút chì gạch trong VBT theo yêu cầu.
 Bài 2: - HS quan sát tranh minh họa truyện thơ “Nàng tiên Ốc” và yêu cầu: Kể một đoạn có kết hợp tả ngoại hình của nhân vật.
- HS kể chuyện theo cặp.
- Kể chuyện trước lớp.
3. Hoạt động 3. Củng cố 
- HS nêu: Khi tả ngoại hình nhân vật cần chú ý tả những gì?
- GV hỏi: Tính cách của nhân vật thường được biểu hiện qua những đặc điểm nào?
- Giúp HS nhận ra vấn đề
- GV lắng nghe các suy đoán của HS
- GV kết luận: Những đặc điểm về ngoại hình có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật đó.
- GV quan sát giúp đơc HS
- GV khắc sâu thêm cho HS thấy được: Ngoại hình của nhân vật có thể nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật.
GV quan sát giúp đỡ HS
- GV nhận xét đánh giá HS
ÂM NHẠC
Học bài hát: Em yêu hòa bình
	Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn
I. MỤC TIÊU
- Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn.
+ Biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách của bài hát.
- Phát triển năng lực tự học, mạnh dạn khi thể hiện bài hát, biết chia sẻ, hợp tác với bạn.
- HS chăm học, yêu quý trường lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Máy tính, ti vi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
1. Hoạt động 1: Học hát: Em yêu hoà bình
- HS trả lời các câu hỏi
- HS quan sát đọc bài hát
- HS lắng nghe
2. Hoạt động 2: Nghe bài hát
- HS nghe bài hát qua băng đĩa hoặc cảm nhận.
3. Hoạt động 3: Đọc lời ca theo tiết tấu lời ca
- HS đọc lời ca.
4. Hoạt động 4: Luyện thanh
- HS luyện thanh.
5. Hoạt động 5: Tập hát từng câu 
- HS tập hát.
- HS nghe và tập hát.
- HS hát câu 1-4.
- HS tập câu 5- 8.
- HS hát cả bài.
- Trình bày bài hát
- Hát cả bài. 
- HS hát và gõ đệm.
- HS hát và vận động.
6. Hoạt động 6: Củng cố 
- HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách.
+ GV đưa tranh, đặt câu hỏi về bức tranh, liên hệ với bài hát Em yêu hoà bình.
+ GV đưa nội dung bài hát
+ GV giới thiệu tác giả Nguyễn Đức Toàn.
- GV mở bài hát cho HS nghe
- GV cho HS luyện thanh.
- GV dạy HS hát từng câu kết hợp giữa sử dụng nhạc cụ, hát mẫu, chỉ định HS hát và chỉnh sửa chỗ các em hát chưa đúng
Những câu có dấu luyến, GV có thể hát mẫu để hướng dẫn HS thực hiện cho đúng
- GV hướng dẫn HS trình bày bài Em yêu hoà bình theo trình tự.
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Chủ đề: Mái trường thân yêu của em
Hoạt động 2: Ca hát mừng năm học mới
I. MỤC TIÊU
- HS biết lựa chọn, sưu tầm và trình bày các bài thơ, bài hát về chủ đề: Chào mừng năm học mới. ca ngợi thầy cô giáo, bạn bè và mái trường yêu dấu.
- Hình thành và phát triển năng lực tự học, biết hợp tác với bạn để tham gia các tiết mục hát múa chào mừng năm học mới.
- GD các em lòng biết ơn đối với công lao to lớn của thầy cô giáo; tự hào về truyền thống vẻ vang của mái trường mà mình đang học tập.
II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG
Tổ chức theo quy mô lớp 
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Tuyển tập các bài hát, bài thơ, tiểu phẩm, điệu múa với chủ đề ca ngợi thầy cô và mái trường.
- Một số hình ảnh hoạt động của nhà trường; các sự kiện lớn, các phong trào thi đua học tập của GV và HS.
- Âm thanh, loa, trang phục biểu diễn (nếu có điều kiện)
IV. CÁCH TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
- GVCN họp với cán bộ lớp để thống nhất về nội dung chương trình biểu diễn văn nghệ và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ, nhóm.
- Công bố danh sách ban tổ chức (gồm: GVCN, chủ tịch và phó chủ tịch HĐTQ, trưởng ban văn nghệ).
- Các nhóm, cá nhân đăng kí tiết mục dự thi với Ban tổ chức.
- Các lớp, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và tiến hành tập luyện các tiết mục văn nghệ.
- Yêu cầu của buổi biểu diễn:
+ Hình thức: Trang phục đẹp.
+ Nội dung: Bài hát có chủ đề về “Thầy cô và mái trường”.
- Phân công trang trí lớp, kê bàn ghế.
- Mời đại biểu dự chương trình văn nghệ.
- Cử (chọn) người dẫn chương trình (MC).
- Thống kê thứ tự các tiết mục biểu diễn ra bảng.
Bước 2: Liên hoan văn nghệ
- MC tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu (nếu có).
- Trưởng ban tổ chức khai mạc cuộc thi, giới thiệu về chủ đề và ý nghĩa buổi liên hoan văn nghệ. 
- Các đội thi tự giới thiệu về đội mình.
- MC công bố chương trình biểu diễn.
- Trình diễn các tiết mục theo chương trình đã định.
Bước 3: Tổng kết – Đánh giá
- Khán giả bình chọn các tiết mục và diễn viên yêu thích nhất.
- Trưởng ban tổ chức tổng kết đánh giá buổi liên hoan văn nghệ; khen ngợi và cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của các lớp, nhóm, cá nhân HS.
- Tuyên bố kết thúc buổi liên hoan văn nghệ.
V. TƯ LIỆU THAM KHẢO
Giới thiệu một số bài hát về mái trường:
- Đi tới trường (Nhạc: Đức Bằng);
- Trên con đường đến trường (Sáng tác: Ngô Mạnh Thu);
- Bài ca đi học (Sáng tác: Phan Trần Bảng);
- Lớp chúng ta đoàn kết (Sáng tác: Mộng Lân);
- Em yêu trường em (Sáng tác: Hoàng Vân);
- Mái trường mến yêu (Sáng tác: Lê Quốc Thắng);
- Mùa thu ngày khai trường (Sáng tác: Vũ trọng Trường);
- Ngày đầu tiên đi học (Sáng tác: Nguyễn Ngọc Thiện);
- Đi học (Sáng tác: Bùi Đình Thảo);
- Lá thuyền ước mơ (Sáng tác: Thảo Linh);
- Vui đến trường (Sáng tác: Lê Quốc Thắng);
- Cô giáo (Sáng tác: Đỗ Mạnh Thường – Nguyễn Hữu Thắng).
Thứ Năm ngày 24 tháng 9 năm 2020
SÁNG TOÁN
So sánh các số có nhiều chữ số
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS biết so sánh các số có nhiều chữ số. Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá sáu chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn. Rèn cho HS có kĩ năng so sánh các số tự nhiên. 
- Hình thành và phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, trao đổi với bạn để hoàn thành các bài tập so sánh các số có nhiều chữ số.
- Rèn HS chăm học thường xuyên trao đổi nội dung học tập với bạn và cô giáo. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
1. Hoạt động 1. Tìm hiểu cách so sánh các số có nhiều chữ số 
- HS so sánh hai số này với nhau. Giải thích vì sao?
2. Hoạt động 2. Luyện tập 
Bài 1: 
- HS so sánh: 99 578 < 100 000
 Giải thích?
- HS nêu kết quả so sánh của mình 
- HS nhắc lại

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_02_nam_hoc_2020_2021_chuan_kien_t.doc