Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4

MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC Tiết 7.

I. MỤC TIÊU

 - Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc phân biệt lới các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

 - Hiểu ND : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. (trả lời được các CH trong SGK).

 - KNS: Tự nhận thức về bản thân

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

GV : Giấy khổ to viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .

HS : SGK

III . NỘI DUNG,PHƯƠNG PHÁP ,HÌNH THỨC DẠY HỌC:

-Nội dung:

a/Hướng dẫn Luyện đọc

- Bài chia thành 3 đoạn.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến vua Lý Cao Tông.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến thăm Tô Hiến Thành được.

+ Đoạn 3: Còn lại.

-Rèn luyện phát âm: Long Xưởng, Trần Trung Tá, Gián nghị ,Vũ Tán Đường,

 

doc 19 trang xuanhoa 06/08/2022 3120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 . TẬP ĐỌC
	 MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC Tiết 7. 	
I. MỤC TIÊU
	 - Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc phân biệt lới các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.	
 - Hiểu ND : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. (trả lời được các CH trong SGK).
 - KNS: Tự nhận thức về bản thân
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
GV : 	 Giấy khổ to viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
HS : SGK
III . NỘI DUNG,PHƯƠNG PHÁP ,HÌNH THỨC DẠY HỌC:
-Nội dung: 
a/Hướng dẫn Luyện đọc 
- Bài chia thành 3 đoạn. 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến vua Lý Cao Tông.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến thăm Tô Hiến Thành được.
+ Đoạn 3: Còn lại.
-Rèn luyện phát âm: Long Xưởng, Trần Trung Tá, Gián nghị ,Vũ Tán Đường,
b/Tìm hiểu bài:
 Câu hỏi:
1. Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành được thể hiện như thế nào ?(HSCHT)
2..Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ? (HSHT)
3. Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ? (H S HTT).
Luyện đọc diễn cảm đoạn 3. 
+ Đọc mẫu đoạn văn .
-Đọc cá nhân ,nhóm
-Phương pháp : Luyện đọc theo mẫu, rèn phát âm
-Hình thức: cá nhân ,nhóm đôi
-------------------------------------------------------------------------------------------
2
MÔN: TOÁN
Tiết 16. SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I.MỤC TIÊU: 
	- Bước đầu hệ thông hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - SGK
 - Bảng phụ, bảng con.
III . NỘI DUNG,PHƯƠNG PHÁP ,HÌNH THỨC DẠY HỌC:
-Nội dung: 
Hướng dẫn HS nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên 
a.Đặc điểm về sự so sánh được của hai số tự nhiên:
GV đưa từng cặp hai số tự nhiên: 100 – 120, 395 – 412, 95 – 95...
Yêu cầu HS nêu nhận xét số nào lớn hơn, số nào bé hơn, số nào bằng nhau (trong từng cặp số đó)?
b.Nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên:
Trường hợp hai số đó có số chữ số khác nhau: (100 – 99, 77 –115...)
+ số 100 có mấy chữ số?
+ Số 99 có mấy chữ số?
+ Em có nhận xét gì khi so sánh hai số tự nhiên có số chữ số không bằng nhau?
+ GV nêu ví dụ: 145 –245 
+ Yêu cầu HS nêu số chữ số trong hai số đó?
+ Em có nhận xét gì khi so sánh hai số tự nhiên có số chữ số bằng nhau?
+ Muốn so sánh hai số tự nhiên bất kì, ta phải làm như thế nào?
Trường hợp số tự nhiên đã được sắp xếp trong dãy số tự nhiên:
+ Số đứng trước so với số đứng sau như thế nào?
+ Số đứng sau so với số đứng trước như thế nào?
+ Dựa vào vị trí của các số tự nhiên trong dãy số tự nhiên em có nhận xét gì?
- GV vẽ tia số lên bảng, yêu cầu HS quan sát
+ Số ở điểm gốc là số mấy?
Hướng dẫn HS nhận biết về sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định
+Tìm số lớn nhất, số bé nhất của nhóm các số đó?
+Vì sao ta xếp được thứ tự các số tự nhiên?
3. Thực hành
Bài tập 1: . Cá nhân. HSCHT
Bài tập 2a,c: HS HT 
Viết số theo yêu cầu
Bài tập 3a: Cá nhân HS HTT
-Phương pháp : Luyện thực hành, diễn giải
-Hình thức: cá nhân ,nhóm đôi.
-*------------------------------------------------------------------------------------------
 3 KHOA HỌC
Tiết 7.
 TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN ?
I.Mục tiêu: 
	- Biết phân biệt thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng.
	- Biết được để có sức khoả tốt phỉa ăn phối hợ nhiếu loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
- Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói: cần ăn đủ nhóm thức ăn chứa nhiếu chất bột đường, nhóm chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng; ăn vứa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm; ăn có mức độ nhóm chứa nhiều chất béo; ăn ít đường và ăn hạn chế muối.
- KNS: Tự nhận thức về sự cần thiết phối hợp các loại thức ăn
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ trong SGK, tranh ảnh các loại thức ăn.
- Sưu tầm các đồ chơi bằng nhựa như gà, cá, tôm, cua 
III . NỘI DUNG,PHƯƠNG PHÁP ,HÌNH THỨC DẠY HỌC:
-Nội dung:
1: thảo luận về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
+ Tại sao ta phải phối hợp và thường xuyên đổi món? (HS HT)
2.Làm việc với SGK tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối:
+HS hỏi nói tên nhóm thức ăn: cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ? Thức nào nên ăn ít, hoặc ăn hạn chế.? (HSHTT)
3.Học sinh đọc phần bài học (HSCHT)
-Phương pháp : Trực quan,vấn đáp
-Hình thức: cá nhân ,nhóm đôi.
4. LỊCH SỬ
Tiết 4. NƯỚC ÂU LẠC
I MỤC TIÊU: 
	- Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc :Triệu Đà nhiều lần kéo quân xâm lược Âu Lạc. Thời kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi ; nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại.
	- HSHTT:
+ Biết những điểm giống nhau trong cuộc sống của người Lạc Việt & người Âu Việt. 
+ So sánh được sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc. 
+ Biết sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc (nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa).
II Đồ dùng dạy học :
- Hình ảnh minh hoạ
- Phiếu học tập của HS 
III . NỘI DUNG,PHƯƠNG PHÁP ,HÌNH THỨC DẠY HỌC:
-Nội dung:
+ Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? HSCHT
+ So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc? (HSHTT).
+ Thành tựu lớn nhất của người dân Âu Lạc là gì? HSCHT
+ Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại thất bại? HSHT
+ Vì sao năm 179 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc?HSHTT
-Phương pháp :Đàm thoại, phân tích, 
-Hình thức: cá nhân ,nhóm 4
---------------------------------------------------------------------------------------------------
5 LUYỆN TIẾNG VIỆT
 LUYỆN ĐỌC
 BÀI . Một người chính trực
I. MỤC TIÊU:
-Củng cố kiến thức cho học sinh về đọc thành tiếng và đọc thầm.
-Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và đọc hiểu cho học sinh.
. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III . NỘI DUNG,PHƯƠNG PHÁP ,HÌNH THỨC DẠY HỌC:
-Nội dung: +Luyện đọc:
- Rèn HS đọc diễn cảm cả bài.( HS HTT)
- Luyện đọc cá nhân mỗi em 1 đoạn (HSCHT)
- Hướng dẫn HS luyện đọc theo cặp
- Cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp
- HS nhận xét và chọn nhóm đọc tốt.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Yêu cầu HS luyện đọc cả bài.
2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc với nhau à chỉnh sửa các phát âm cho nhau.
- Yêu cầu HS luyện đọc cá nhân, mỗi em đọc 1 đoạn. kết hợp trả lời câu hỏi
-GV sửa cách phát âm.
- Tổ chức cho HS thi đọc, kết hợp trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét.
Phương pháp : Luyện đọc rèn phát âm
Hình thức :cá nhân ,nhóm đôi
------------------------------------------------------------------------------------------
1 TOÁN
Tiết 17. LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU: 
 - Viết và so sánh được các số tự nhiên.
 - Bước đầu làm quen dạng x < 5 , 2 < x < 5 (với x là số tự nhiên).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - SGK
III . NỘI DUNG,PHƯƠNG PHÁP ,HÌNH THỨC DẠY HỌC:
-Nội dung:
Bài tập 1: Cá nhân HS CHT
Bài tập 3: Cá nhân HSCHT
Bài tập 4: Cá nhân 
GV giới thiệu bài tập 
- GV viết x < 5 hướng dẫn đọc là : “ x bé hơn 5 “ . Tìm số tự nhiên x , x bé hơn 5HSCHT
 Các số tự nhiên bé hơn 5 là: 0,1,2,3,4.
 Vậy x là: 0,1,2,3,4.
b) Hương dẫn tương tự HSHT 
 2 < x < 5.
Bài tập 5: 
- Yêu cầu HS làm bài HSHTT
- Đáp án: 70, 80, 90
Phương pháp : Luyện tập thực hành 
Hình thức :cá nhân ,nhóm đôi
2. Chính tả (Nhớ viết)
 TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH Tiết 4
MỤC TIÊU: 
Nhớ - viết đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày bài CT sạch sẽ ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
Làm đúng bài tập 2(b).
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết BT 2a.
- Bảng con.
III . NỘI DUNG,PHƯƠNG PHÁP ,HÌNH THỨC DẠY HỌC:
-Nội dung:
Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được
c) Viết chính tả
- Lưu ý HS trình bày thơ lục bát..
d) Soát lỗi và chấm bài:
- Chấm , chữa 7 – 10 bài .
- Nhận xét bài viết.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2b: Cá nhân.
– Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 2 HS làm xong trước lên làm trên bảng.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Chốt lại lời giải đúng.
* Lời giải: 
+ Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này/ Dân dâng một quả xôi đầy
+ Sáng một vầng trên sân/ Nơi cả nhà tiễn chân
- Gọi HS đọc lại câu văn.
Phương pháp : Luyện tập thưc hành 
Hình thức :cá nhân ,nhóm đôi
---------------------------------------------------------------------------------------
3.
Địa lí
Tiết 4. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
 Ở HOÀNG LIÊN SƠN
 I Mục tiêu: 	
 - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn :
	+ Trồng trọt: trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả,...trên nương rẫy, ruộng bậc thang.
	+ Làm các nghề thủ công : dệt, thêu, đan, rèn, đúc,...
	+ Khai thác khoáng sản: a-pa-tít, đồng, chì, kẽm,...
	+ Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa,...
- Sử dụng tranh , ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân : làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản.
- Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi : đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt, lở vào mùa mưa.
- GD BVMT: Khai thác khoáng sản hợp lý không làm ảnh hưởng đến mội trường (tích hợp ớ phần 3 – Khai thác khoáng sản)
- SDNLTK & HQ: (Liên hệ).Giúp HS thấy được tầm quan trọng của các loại tài nguyên trong bài, từ đó giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên đó.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- SGK
	- Tranh ảnh một số mặt hàng thủ công, khai thác khoáng sản..
	- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
III . NỘI DUNG,PHƯƠNG PHÁP ,HÌNH THỨC DẠY HỌC:
-Nội dung:
1. Trồng trọt trên đất dốc:
+ Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng những cây gì? Ơ đâu? HSHTT
+ Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu? HSCHT
+ Tại sao phải làm ruộng bậc thang? HS HT
+ Người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn trồng gì trên ruộng bậc thang? HSHT
2.Nghề thủ công truyền thống:
+ Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn? HSHT
 3. Khai thác khoáng sản:
+ Kể tên một số khoáng sản có ở Hoàng Liên Sơn? HSCHT
+ Ở vùng núi Hoàng Liên Sơn, hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất? HSHTT
+ Mô tả qui trình sản xuất ra phân lân.? HSHTT
+ Ngoài khai thác khoáng sản, người dân miền núi còn khai thác gì? HSHT
Phương pháp : Quan sát ,phân tích 
Hình thức :cá nhân ,nhóm 4
---------------------------------------------------------------------------------------------------
4. Luyện từ và câu
Tiết 7.	 TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY	
I. MỤC TIÊU: 
	- Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức tiêng1 Việt: ghép những tiêng1 có nghĩa lại với nhau (từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy).
	- Bước đầu biết phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản (BT1) ; tìm được từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ.
Giấy khổ to kẻ khung BT 1 , 2
HS Từ điển, SGK, VBT
III . NỘI DUNG,PHƯƠNG PHÁP ,HÌNH THỨC DẠY HỌC:
-Nội dung
1 . Nhận xét
- GV giúp HS đọc, xác định yêu cầu bài tập.
- Tổ chức phân tích bài a và b . HSHTT
- Hướng dẫn rút ra nhận xét.
+ Có những từ phức do 2 tiếng có nghĩa tạo thành.
+ Có những từ phức do những tiếng có vần hoặc cả âm đầu lẫn vần lặp lại tạo thành.
2: Phần ghi nhớ
- Từ ví dụ ở HĐ 1 GV rút ra ghi nhớ HS CHT
- GV giải thích phần ghi nhớ
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1: Luyện tập phân biệt giữa từ ghép và từ láy. 
+ Xác định các tiếng trong các từ phức có nghĩa hay không? HSHT
Phương pháp : Quan sát ,phân tích 
Hình thức :cá nhân ,nhóm 4
--------------------------------------------------------------------------------------------4. 5 LUYỆN TOÁN
Ôn tập số tự nhiên đến 100 000
I. MỤC TIÊU:
-Củng cố kiến thức cho học sinh về so sánh các số tự nhiên trong phạm vi 100 000.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III . NỘI DUNG,PHƯƠNG PHÁP ,HÌNH THỨC DẠY HỌC:
-Nội dung
Thực hành ôn luyện (20 phút):
Bài 1. 
	19 736 ........ 18 736 	40 425 ........	59 235	
	8999 	 ........	36 902 	96 370 ........ 	9637 
	204 517 ........ 	204 097 	74820 ........	74000 + 800 + 20.
Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) Viết các số 5728; 5287; 5872 theo thứ tự từ lớn đến bé : ............ ...................................
b) Viết các số 36579; 35679; 35769 theo thứ tự từ bé đến lớn : ..... 
Bài 4. Một trường học có số học sinh nữ là 234 học sinh, số học sinh nam nhiều hơn học sinh nữ là 48 học sinh. Hỏi toàn trường có bao nhiêu học sinh?
Phương pháp : Luyện tập thực hành 
Hình thức :cá nhân 
1. TOÁN
Tiết 18. YẾN, TẠ, TẤN
I.MỤC TIÊU: 
- Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn; mối quan hệ của yến, tạ, tấn với kilôgam.
- Biết chuyển đổi đơn vị đo giữa yến, tạ, tấn và ki-lô-gam. 
- Biết thực hiện phép tính với các số đo: tạ, tấn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - SGK
 - Bảng phụ
III . NỘI DUNG,PHƯƠNG PHÁP ,HÌNH THỨC DẠY HỌC:
-Nội dung
a) Ôn lại các đơn vị đo khối lượng đã học (kilôgam, gam)
Các em đã được học các đơn vị đo khối lượng nào?
Gv viết bảng 1 kg = .. g?
b) Giới thiệu đơn vị đo khối lượng yến
GV giới thiệu: Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục kilôgam, người ta còn dùng đơn vị yến
GV viết bảng: 1 yến = 10 kg
Yêu cầu HS đọc theo cả hai chiều
Mua 2 yến gạo tức là mua bao nhiêu kilôgam gạo?
1 tấn = 10 tạ, 1 tạ = 10 yến, 1tấn = .yến?
1 tấn= 100 yến, 1 yến = 10 kg, 1 tấn= kg? 
-Bài tập 1: Cá nhân (HSCHT)
- Viết số đo khối lượng thích hợp
Bài tập 2: Cá nhân (HS HTT)
Đổi đơn vị đo
-Đối với dạng bài 1yến 7 kg = kg,
 Bài tập 3: Cá nhân 
Bài tập 4: nhóm
-Phương pháp : Luyện tập thực hành 
+-Hình thức :cá nhân 
------------------------------------------------------------
2. Tập làm văn
Tiết 7.	 CỐT TRUYỆN
I. MỤC TIÊU: 
- HS nắm được thế nào là cốt truyện và ba phần cơ bản của một cốt truyện: Mở đầu, diễn biến, kết thúc (ND ghi nhớ).
 - Bước đầu biết sắp xếp các sự việc chính cho trước thành cốt truyện Cây khế và luyện tập kể lại truyện đó (BT mục III)
I.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV : - Bảng phụ ghi sẵn, nội dung cần ghi nhớ.
HS : - SGK
III . NỘI DUNG,PHƯƠNG PHÁP ,HÌNH THỨC DẠY HỌC:
-Nội dung
NHẬN XÉT.
Bài 1: Nhóm.
+ Ghi lại những sự việc chính trong truyện: “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” 
* Sự việc 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò đang khóc.
* Sự việc 2: Nhà Trò kể lại tình cảnh.
* Sự việc 3: Dế Mèn phẫn nộ.
* Sự việc 4: Dế Mèn phá vòng vây hãm nhà Trò.
* Sự việc 5: Bọn Nhện sợ hãi phải nghe theo. 
- GV chốt ý theo SGK (ghi nhớ 2).
Hoạt động 2: GHI NHỚ.
- Cho HS đọc ghi nhớ HSCHT
LUYỆN TẬP.
Bài 1: Nhóm cặp.
- Cho HS đọc yêu cầu.
- Tổ chức thảo luận
- GV chốt lại: Thứ tự của truyện là: b – d – a – c – e – g . HSHTT
Bài 2: Cá nhân. 
-Phương pháp : Luyện tập thực hành 
+-Hình thức :cá nhân ,nhóm 4
 -------------------------------------------------------------------------
	3. TẬP ĐỌC	
 TRE VIỆT NAM Tiết 8.
I. MỤC TIÊU: 
 	 - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.
- Hiểu ND : Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.(trả lời được các CH 1,2; thuộc khoảng 8 dòng thơ).
 II. Đ ồ dùng dạy học:
GV : - Bảng phụ viết câu , đoạn thơ cần hướng dẫn đọc.
HS : - SGK
III . NỘI DUNG,PHƯƠNG PHÁP ,HÌNH THỨC DẠY HỌC:
-Nội dung.
Tìm hiểu bài :
1 Tìm những câu thơ nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam ? HSCHT
2. Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam (cần cù, đoàn kết, ngay thẳng)?HSHT
3. Tìm những hình ảnh về cây tre và búp măng non mà em thích ? Giải thích vì sao ? HSHTT
4. Em cho biết nội dung bài nói gì? SH HTT
-Phương pháp : Luyện đọc theo mẫu, rèn phát âm
-Hình thức: cá nhân ,nhóm đôi
--------------------------------------------------------------------------------
4. Kể chuyện
	 MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH Tiết 4
MỤC TIÊU 
Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK) ; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính (do GV kể).
Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, co khí phách cao đẹp, thà chết chứ không khuất phục cường quyền.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh minh họa truyện trong bài. 
 Bảng phụ viết sẵn nội dung yêu cầu 1.
III . NỘI DUNG,PHƯƠNG PHÁP ,HÌNH THỨC DẠY HỌC:
-Nội dung.
GV kể chuyện:
-Lần 1. Lời kể thong thả, rõ ràng, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự bạo ngược của nhà vua, nỗi thống khổ của nhân dân, khí phách của nhà thơ dũng cảm
Giải nghĩa từ:
- tấu: đọc thơ theo lối biểu diễn nghệ thuật
- giàn hỏa thiêu: giàn thiêu người, một hình thức trình phạt dã man các tội phạm thời trung cổ ở các nước phương Tây
- GV kể lần 2. ( Trước khi kể yêu cầu HS đọc thầm yêu cầu 1. Kể đến đọan 3, kết hợp giới thiệu tranh minh họa)
- GV kể lần 3 .
: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
+ GV: Dựa vào câu chuyện đã nghe thầy kể, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
+ Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào? HCCHT
+ Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình? HS HT
+ Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi người như thế nào? HS HT
 + Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ? HSHT
- HS kể từng đọan .HSCHT 
+ Vài em kể tòan bộ câu chuyện trước lớp. Kể xong, nói ý nghĩa câu chuyện. HS HTT
Phương pháp : Luyện tập phát triển ngôn ngữ.
-Hình thức: cá nhân ,nhóm 4.
 ----------------------------------------------------------------
1. Toán
Tiết 19. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I.MỤC TIÊU: 
- Nhận biết được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đê-ca-gam, héc-tô-gam; quan hệ giữa đê-ca-gam, héc-tô-gam và gam.
Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.
Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK
 - Một bảng có kẻ sẵn các dòng, các cột như trong SGK nhưng chưa viết chữ và
III . NỘI DUNG,PHƯƠNG PHÁP ,HÌNH THỨC DẠY HỌC:
-Nội dung.
1.Giới thiệu .
a.Giới thiệu đê-ca-gam:
Đề-ca-gam viết tắt là dag (GV yêu cầu HS đọc)
GV viết tiếp: 1 dag = .g?
Yêu cầu HS đọc vài lần để ghi nhớ cách đọc, kí hiệu, độ lớn của đêcagam.? HSCHT
Độ lớn của dag với kg, với g như thế nào? HSHT
b.Giới thiệu hectôgam:
Giới thiệu tương tự như trên
GV có thể cho HS cầm một số vật cụ thể để HS có thể cảm nhận được độ lớn của các đơn vị đo như: gói chè 100g (1hg), gói cà phê nhỏ 20g (2 dag) 
2.Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng.
- GV hướng dẫn HS lập bảng đơn vị 
đo khối lượng
Yêu cầu HS nêu các đơn vị đo khối lượng đã được học ? HSCHT
GV hỏi : Trong những đơn vị , đơn vị nào lớn nhất? HSHT
- Đơn vị này lớn hơn hay nhỏ hơn đơn vị kg? HSHT
Yêu cầu HS nhận xét: những đơn vị lớn hơn kg nằm ở bên nào cột kg? Những đơn vị nhỏ hơn kg nằm ở bên nào cột kg?
GV chốt lại
Yêu cầu HS đọc bảng đơn vị đo khối lượng HSHT
- GV hướng dẫn HS nhận biết mối 
quan hệ giữa các đơn vị:
1 tấn = tạ? HSCHT
1 tạ = .tấn? HSCHT
Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp mấy lần đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn liền nó? HSHTT
-Yêu cầu HS nhớ được mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng như : 
1 tấn = 1000 kg , 1 tạ = 100 kg , HSHT
1 kg = 1 000 g ‘Tiếp tục cho HS đọc lại bảng đơn vị đo khối lượng để HS ghi nhớ bảng này. HSCHT
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1: HSCHT
Bài tập 2: Cá nhân HSHT
Thực hiện tính số tự nhiên có kèm tên đơn vị.
Bài tập 3: HSHT
- Gọi HS đọc yêu cầu yêu cầu, nội dung
Bài tập 4 : - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 để làm bài –Trình bày . HS HTT.
-Phương pháp : Trực quan,luyện tập thực hành.
-Hình thức: cá nhân ,nhóm 4.
 -------------------------------------------------------
2 KHOA HỌC
 Tiết 8.
 TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ 
ĐẠM THỰC VẬT ?
Mục tiêu: 
Biết được cần phối hợp đạm ĐV và đạm TV để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể.
 -Nêu ích lợi của việc ăn cá: đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm.
Đồ dùng dạy học :
Tranh vẽ SGK 
III . NỘI DUNG,PHƯƠNG PHÁP ,HÌNH THỨC DẠY HỌC:
-Nội dung.1: Thi kể tên các món thức ăn có nhiều chất đạm.
- GV chia lớp thành 2 đội. 
- Mỗi đội cử đội trưởng lên rút thăm nói trước.
- GV hướng dẫn cách chơi.(SGV/49)
-Thực hiện
- GV đánh giá và đưa ra kết quả: đội nào ghi được nhiều tên món ăn là thắng cuộc.
2.Tìm hiểu lí do cần ăn phối hợp đạm Động vật và đạm Thực vật.
+ Tại sao nên ăn phối hợp đạm động vật – thực vật? Giải thích? HS HTT
+ Tại sao chúng ta nên ăn cá trong các bữa ăn? HS HT
+Hãy kể tên một số món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật? HS HT
-Phương pháp : Trực quan,luyện tập thục hành.
-Hình thức: cá nhân ,nhóm 4.
 -------------------------------------------------------------
3. Kĩ thuật
 Tiết 4. KHÂU THƯỜNG (Tiết 1)
MỤC TIÊU: 
HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu. 
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh quy trình khâu thường.
Mẫu khâu thường, vải.
Sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thường.
Chỉ, kim, kéo, thước, phấn.
III . NỘI DUNG,PHƯƠNG PHÁP ,HÌNH THỨC DẠY HỌC:
-Nội dung:
1: Quan sát, nhận xét.
+HS quan sát mặt phải, mặt trái mẫu, quan sát hình 1,2
+ Dựa vào hình 2b em hãy nêu cách xuống kim? HSCHT
 + HS quan sát mặt phải, mặt trái mẫu, quan sát hình 3a, 3b.
 +Đường khâu mũi khâu ở mặt phải và mặt trái như thế nào? (HSHT) (giống nhau, dài bằng nhau, cách đều nhau.)
+GV hỏi: Thế nào là khâu thường ? HSCHT
2: Thao tác kĩ thuật.
+ Quy trình thêu;
+Nêu cách vạch dấu thêu?(H4) HS CHT
HS đọc nội dung mục 2 quan sát hình 5a, 5b, 5c và tranh quy trình để trả lời câu hỏi.
+Dự vào hình 5b,5c ,em hãy nêu cách thực hiện các mũi khâu thuonwgf tiếp the o ? HS HT
Khâu đến cuối đường vạch dấu ta cần phải làm gì? HS HTT
-Phương pháp : Quan sát ,luyện tập theo mẫu
-Hình thức: cá nhân ,nhóm 4.
----------------------------------------------------------------------------
1. TOÁN
Tiết 20. 
 GIÂY – THẾ KỈ 
I.MỤC TIÊU. 
Biết đơn vị giây, thế kỉ
Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỉ và năm.
Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
SGK
Đồng hồ thật có đủ 3 kim chỉ giờ, phút, chỉ giây
Bảng vẽ sẵn trục thời gian (như trong SGK)
III . NỘI DUNG,PHƯƠNG PHÁP ,HÌNH THỨC DẠY HỌC:
-Nội dung.
1: Giới thiệu về giây
GV cho HS quan sát sự chuyển động của kim giờ, kim phút.
Kim chỉ giờ đi từ 1 số đến số tiếp liền nó hết 1 giờ. 
Vậy 1 giờ = phút? HSCHT
Kim hoạt động liên tục trên mặt đồng hồ là kim chỉ giây. 
- GV viết : 1 phút = 60 giây
+ 1giờ = 60 phút
+ 1 phút = 60 giây
2. Giới thiệu về thế kỉ
GV giới thiệu: đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là “thế kỉ”. GV vừa nói vừa viết lên bảng: 1 thế kỉ = 100 năm, yêu cầu vài HS nhắc lại HSCHT
+ Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai. (yêu cầu HS nhắc lại) HSHT
Năm 1975 thuộc thế kỉ nào? HSCHT
Hiện nay chúng ta đang ở thế kỉ thứ mấy? HS HTT
3.Thực hành
Bài tập 1: Cả lớp.
Viết số thích hợp vào chỗ trống (đổi đơn vị đo thời gian) (HS CHT)
Bài tập 2a,b: Cá nhân. HS HT 
Bài tập 3: 
- Yêu cầu HS làm bài HSHTT
- Phương pháp : Quan sát ,luyện tập theo mẫu
-Hình thức: cá nhân ,nhóm 2
----------------------------------------------------------------------------
2. Tập làm văn
	 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN Tiết 8.
I. MỤC TIÊU:
	Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gấn gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV - Bảng phụ viết sẵn đề bài.
HS : - SGK
III . NỘI DUNG,PHƯƠNG PHÁP ,HÌNH THỨC DẠY HỌC:
-Nội dung. 
 1: Cá nhân.
 a) Xác định yêu cầu của đề bài.
- HS đọc đề bài. HSCHT
- HS xác định yêu cầu của đề bài.
 * Đề bài yêu cầu điều gì ? HSHT
* Trong câu chuyện có những nhân vật nào ? (gạch chân yêu cầu đề bài)
Tưởng tượng và kể lại vắn tắt câu chuyện.Bà mẹ ốm , người con , bà tiên.
-1 HS đọc to gợi ý 1, cả lớp đọc thầm. HSHT
- 1 HS đọc to gợi ý 2, cả lớp đọc thầm
 2: Nhóm cặp.
b) Lựa chọn chủ đề của câu chuyện.
- Cho HS dựa vào gợi ý (SGK) để chọn lựa chủ đề. 
3 : Cá nhân, nhóm cặp.
c)Thực hành xây dựng cốt truyện.
- Nhận xét và tính điểm, bình chọn bạn có câu chuyện tưởng tượng sinh động, hấp dẫn nhất. HS HTT
- Phương pháp : luyện tập thực hành
-Hình thức: cá nhân ,nhóm 2
 ------------------------------------------------------------------
3. Luyện từ và câu
	 LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY Tiết 8
 I. MỤC TIÊU: 
	- Qua luyện tập, bước đầu nắm được hai loại từ ghép (có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại) – BT1,BT2.
	- Bước đầu nắm được ba nhóm từ láy (giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần) – BT3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ..
HS : - SGK, V4
III . NỘI DUNG,PHƯƠNG PHÁP ,HÌNH THỨC DẠY HỌC:
-Nội dung. 
Bài tập 1: Học sinh đọc nội dung bài 1 - HSCHT
- hỏi: 
 + Bánh trái nghĩa là gì? HS CHT
 +Bánh rán nghĩa là gì? HS CHT
 + từ ghép nào có nghĩa tổng hợp? HSHT
 +Từ ghép nào có nghĩa phân loại? HSHT
 Bài tập 2. (Nhóm).
+ Từ ghép có nghĩa phân loại (như bánh rán).
+ Từ ghép có nghĩa tổng hợp (như bánh trái)
Bài tập 3. (Cặp)
GV: Muốn làm đúng bài tập này cần xác định các từ láy lặp lại bộ phận nào? (âm đầu, vần, cả âm đầu và vần).
- Cho HS xác định từ láy có trong đoạn văn. (HS HTT)
s Giống nhau âm đầu: nhút nhát.
s Giống nhau ở phần vần: lạt xạt, lao xao
 s Giống nhau cả âm đầu và vần: rào rào
- Phương pháp : luyện tập thực hành
-Hình thức: cá nhân ,nhóm 2
--------------------------------------------------------------------------------------------
4. Đạo đức
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (TIẾT 2)
I - Mục tiêu : 
- Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập.
- Yêu mến, cảm phục và noi theo những tấm gương nghèo vượt khó.
II - Đồ dùng học tập:
GV : - SGK 
 - Những sách, báo trong đó có viết về những tấm gương vượt khó để học tốt.
 - Giấy khổ to
HS : - SGK
III . NỘI DUNG,PHƯƠNG PHÁP ,HÌNH THỨC DẠY HỌC:
-Nội dung. 
 Làm việc nhóm Bài tập 2 HSHT
Thảo luận nhóm đôi Bài tập 3 SGK HSHT
- Giải thích yêu cầu bài tập . HSCHT
- Bài tập 4 SGK . HSHTT
- Phương pháp : luyện tập thực hành
-Hình thức: cá nhân ,nhóm 2
----------------------------------------------------------------------------------------
5. SINH HOẠT LỚP
NẾP TẬP THỂ DỤC GIỮA GIỜ
 LẦN 4
I.MỤC TIÊU:
-HS có ý thức và tự giác ra sân tập thể dục đúng nơi qui định và tuân theo nề nếp, kĩ luật nhà trường.
II. Đồ dùng học tập:
LT Chép kế hoạch trọng tâm
III . NỘI DUNG,PHƯƠNG PHÁP ,HÌNH THỨC DẠY HỌC:
-Nội dung. 
KIỂM ĐIỂM CÔNG TÁC TUẦN QUA
* GV NHẬN XÉT:
+Về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và các hoạt động trọng tâm trong tuần.
+ Về thể dục giữa giờ xếp hàng chưa ngaycòn nói chuyện, động tác thiếu chính xác.
+ Về trật tự: Lớp còn nói chuyện nhiều thiếu-Còn việc thực hiện nếp xếp hàng vào lớp và về đường khá tốt. Tuy nhiên còn vài em chậm tiến. Cô mong rằng các em chậm tiến sẽ sửa đổi để lớp mình được tốt hơn.và về đường khá tốt.
D/ NHIỆM VỤ THỜI GIAN TỚI
- Tuần sau ta sẽ thực hiện “ Nếp chào thầy Cô”.
- Ông bà ta có câu:”tiếng chào cao hơn cổ”
việc chào hỏi là nói lên sự quí trọng giữa mọi người với nhau. Đối với HS các em thì việc
chào thể hiện sự lễ phép.
-Giao việc : Ban cán sự lớp nhận nhiệm vụ
theo dõi ghi nhận để tiết sau báo cáo.
Đ/ NHẬN XÉT TIẾT SINH HOẠT
E/ PHẦN KẾT THÚC
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_4.doc