Giáo án Toán học 4 - Bài: Chia cho số có hai chữ số

Giáo án Toán học 4 - Bài: Chia cho số có hai chữ số

Toán

CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức:

- Biết cách thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).

3. Thái độ:

- Cẩn thận, chính xác trong tính toán

* Bài tập cần làm bài 1, bài 2.

II. Chuẩn bị.

- GV: BGĐT

- HS: sách, vở môn học.

III. Tổ chức hoạt động dạy - học

 

docx 5 trang xuanhoa 12/08/2022 1360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 4 - Bài: Chia cho số có hai chữ số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức: 
- Biết cách thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
2. Kĩ năng: 
- Rèn kỹ năng thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
3. Thái độ:
- Cẩn thận, chính xác trong tính toán
* Bài tập cần làm bài 1, bài 2.
II. Chuẩn bị. 
- GV: BGĐT
- HS: sách, vở môn học.
III. Tổ chức hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi hs chữa miệng bài tập luyện thêm tiết trước.
- Gv nhận xét .
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Giờ học toán hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
2. Hướng dẫn thực hiện phép chia cho số có hai chữ số. 
a) Phép chia 672 : 21
- Gv chiếu phép chia lên và yêu cầu hs áp dụng tính chất một số chia cho một tích để tìm kết quả.
- Hỏi: Vậy 672 : 21 bằng bao nhiêu?
- GV giới thiệu: Với cách làm trên chúng ta đã tìm được kết quả của 672 : 21, tuy nhiên cách làm này rất mất thời gian, vì vậy để tính 672 : 21 người ta tìm ra cách đặt tính và thực hiện tính tương tự như với phép chia cho số có một chữ số.
- Gv hướng dẫn đặt tính và tính.
- Dựa vào cách đặt tính chia cho số có một chữ số để đặt tính 672 : 21
- Hỏi: Chúng ta thực hiện chia theo thứ tự nào?
- Số chia trong phép chia này là bao nhiêu?
- Vậy khi thực hiện phép chia các em nhớ lấy 672 : 21 chứ không phải chia cho 2 rồi chia cho 1, vì 2 và 1 chỉ là các chữ số của số 21.
- Yêu cầu hs thực hiện phép tính. 
( Nếu hs không thực hiện được Gv hướng dẫn hs cách ước lượng thương và cách thực hiện phép chia như SGK đã hướng dẫn.)
- Yc hs nêu cách tính
- Hỏi: Đây là phép chia hết hay phép chia có dư?
b) Phép chia 779 : 18
- Gv y/c hs đặt tính và thực hiện phép chia.
- Y/c trình bày các bước chia như SGK.
- Phép chia 789 : 18 là phép chia hết hay phép chia có dư?
- Trong các phép chia có dư, số dư như thế nào với số chia?
c) Tập ước lượng thương
- Khi thực hiện các phép chia cho số có hai chữ số, để tính toán nhanh, chúng ta cần biết cách ước lượng thương.
- GV chiếu các phép chia sau: 
75 : 23; 89 : 22; 68 : 21
+ Để ước lượng thương của các phép chia trên được nhanh chúng ta lấy hàng chục chia cho hàng chục.
+ GV cho HS ứng dụng thực hành ước lượng thương của các phép chia trên
+ Cho HS lần lượt nêu cách nhẩm của từng phép tính trên trước lớp
- GV chiếu phép tính 75 : 17 và yêu cầu HS nhẩm.
- GV hướng dẫn thêm: Khi đó chúng ta giảm dần thương xuống còn 6, 5, 4 và tiến hành nhân và trừ nhẩm.
- Để tránh phải thử nhiều, chúng ta có thể làm tròn số trong phép chia 75 : 17 như sau : 75 làm tròn đến số tròn chục gần nhất là 80; 17 làm tròn đến số tròn chục gần nhất là 20, sau đó lấy 8 chia cho 2 được 4, ta tìm thương là 4, ta nhân và trừ ngược lại.
- Nguyên tắt làm tròn là ta làm tròn đến số tròn chục gần nhất, VD các số 75, 76, 87, 88, 89 có hàng đơn vị lớn hơn 5 ta làm lên đến số tròn chục 80, 90. Các số 41, 42, 53, 64 có hàng đơn vị nhỏ hơn 5 ta làm tròn xuống thành 40, 50, 60, 
- GV cho cả lớp ước lượng với các phép chia khác 79 : 28; 81 : 19; 72 : 18
3. Luyện tập thực hành.
Bài 1: Đặt tính rồi tính
a) 288 : 24 b) 469 : 67 
 740 : 45 397 : 56
- Gọi hs đọc đề bài
- Bài yêu cầu gì?
- Yc hs làm bài.
- Yc hs nêu cách tính.
- Gv chữa bài .
* Chốt: BT 1 giúp củng cố cho HS về cách chia cho số có hai chữ số
Bài 2: Người ta xếp đều 240 bộ bàn ghế vào 15 phòng học. Hỏi mỗi phồng xếp được bao nhiêu bộ bàn ghế?
- Gọi hs đọc đề bài.
+ Nêu BT cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì
- Gọi 1 hs tóm tắt đề bài.
- Hỏi: Muốn biết mỗi phòng xếp được bao nhiêu bộ bàn ghế ta làm ntn?
- Yc hs làm bài
- Gv nhận xét
4. Củng cố 
- Nhắc lại ND bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Hs lắng nghe. 
- Hs lắng nghe. 
- 1 hs thực hiện
672 : 21 = 672 : (3 x 7)
 = 672 : 3 : 7
 = 224 : 7 = 32
- 672 : 21 = 32
- Hs lắng nghe
- Hs theo dõi
- Cả lớp đặt tính vào giấy nháp.
- Thực hiện chia theo thứ tự từ trái sang phải.
- Số chia là 21.
- Hs lắng nghe.
-Cả lớp làm vào vở nháp.
 672 21
 63 32
 42
 42
 0 
Vậy 672 : 21 = 32
- 1 – 2 hs nêu cách tính
- Là phép chia hết vì có số dư bằng 0.
- 1 hs làm miệng, còn lại làm vào nháp 
 779 18
 72 43 
 59
 54
 5 
Vậy 779 : 18 = 43 dư 5
- Hs nêu
- Là phép chia có số dư bằng 5
- Số dư luôn nhỏ hơn số chia.
- HS theo dõi.
- HS đọc các phép chia trên.
+ Hs lắng nghe
+ HS nhẩm để tìm thương sau đó kiểm tra lại.
+ HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS có thể nhân nhẩm theo cách.
7 : 1 = 7; 7 x 17 = 119 ; 119 > 75
- HS thử với các thương 6, 5, 4 và tìm ra 
- Hs lắng nghe và thực hiện : 
17 x 4 = 68; 75 - 68 = 7. Vậy 4 là thương thích hợp.
- HS lắng nghe.
- Nối tiếp thực hiện ước lượng
- 1 hs đọc thành tiếng
- Đặt tính rồi tính
- HS làm vào vở
- 4 hs nêu
- Hs lắng nghe
- 1 hs đọc thành tiếng
+ Người ta xếp đều 240 bộ bàn ghế vào 15 phòng học
+ Mỗi phồng xếp được bao nhiêu bộ bàn ghế
- 1 Hs tóm tắt,miệng, còn lại làm vào vở.
Tóm tắt
15 phòng: 240 bộ bàn ghế
1 phòng: ... bộ bàn ghế
- Muốn biết mỗi phòng xếp được bao nhiêu bộ bàn ghế ta lấy TS bộ bàn ghế chia cho số phòng.
- 1 hs lên bảng làm, còn lại làm vào vở
 Bài giải
 Mỗi phòng có số bộ bàn ghế là:
 240 : 15 = 16 (bộ)
 Đáp số: 16 bộ bàn ghế
- Hs lắng nghe
- Hs nhắc lại
- Hs lắng nghe
IV. Định hướng học tập tiếp theo	
- Dặn hs về nhà làm lại các bài tập và chuẩn bị bài sau: Luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_hoc_4_bai_chia_cho_so_co_hai_chu_so.docx