Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 34, Thứ 3 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 34, Thứ 3 - Năm học 2012-2013

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 67: Mở rộng vốn từ: Lạc quan – Yêu đời

I. Mục tiêu

Giúp học sinh:

- Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa; biết đặt câu vối từ ngữ nói về chủ điểm lạc quan, yêu đời.

II. Đồ dùng dạy học

- Baûng phuï vieát baøi taäp 1.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

docx 4 trang xuanhoa 11/08/2022 2220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 34, Thứ 3 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Chủ nhật ngày 6 tháng 5 năm 2012
Ngày dạy: Thứ ba ngày 8 tháng 5 năm 2012
TOÁN
Tiết 167: Ôn tập về hình học
I. Mục tiêu
Giúp HS ôn tập về :
- Nhận biết được 2 đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc. Tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Bài 1:
- GV yêu cầu tất cả HS quan sát & nhận dạng GV chốt lại lời giải đúng
Bài 2:
- Hướng dẫn HS tính chu vi & diện tích. 
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 3:
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 4:
- GV chốt lại lời giải đúng.
3. Hoạt động nối tiếp
Bài tập làm thêm:
HS làm bài trong sách Bài tập Toán 4.
- 3 HS thực hiện (Ngân Ý, Khánh Vy, Quỳnh Giao)
- Nhận xét, cho điểm bạn.
- Lắng nghe.
- HS quan sát & nhận dạng các cạnh song song và các cạnh vuông góc với nhau. 
- HS nhận xét
- HS tính chu vi & diện tích các hình đã cho. 
- Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
- HS làm bài
- HS sửa
- HS tính chu vi và diện tích các hình đã cho. So sánh các kết quả tương ứng rồi viết Đ, S 
- HS sửa bài
- HS làm bài: 
 + Trước hết tính diện tích phòng học
 + Tính diện tích viên gạch.
 + Suy ra số viên gạch cần dùng để lát toàn bộ nền phòng học. 
- HS sửa bài
- Làm bài.
	LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 67: Mở rộng vốn từ: Lạc quan – Yêu đời
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa; biết đặt câu vối từ ngữ nói về chủ điểm lạc quan, yêu đời.
II. Đồ dùng dạy học
- Baûng phuï vieát baøi taäp 1.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cầu 2 HS lên bảng. Mỗi HS đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ mục đích.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Bài 1:
- Gọi 1 hs đọc đề bài 
a. Từ chỉ hoạt động trả lời câu hỏi Làm gì ?
b.Từ chỉ cảm giác trả lời câu hỏi Cảm thấy thế nào?
c.Từ chỉ tính tình trả lời câu hỏi Là người thế nào?
d.Từ vừa chỉ cảm giác vừa chỉ tính tình có thể trả lời đồng thời 2 câu hỏi: Cảm thấy thế nào? Là người thế nào ?
- HS thảo luận nhóm đôi, sắp xếp các từ đó theo bốn nhóm, 2 nhóm làm việc trên phiếu trình bày kết quả.
- Nhận xét sửa chữa.
Bài 2: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài, HS tự làm bài nối tiếp nhau đọc kết quả.
- Nhận xét sửa chữa.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- GV: Chỉ tìm các từ miêu tả tiếng cười- tả âm thanh (không tìm các từ miêu tả nụ cười như: cười ruồi, cười rượi, cười tươi, )
- HS trao đổi với bạn để tìm được nhiều từ miêu tả tiếng cười, y/c hs nối tiếp nhau phát biểu ý kiến mỗi em nêu một từ, đồng thời đặt câu với từ đó. Gv ghi nhanh những từ ngữ đúng, bổ sung những từ ngữ mới.
- Nhận xét sửa chữa
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS tiếp tục đặt câu với những từ ở bài tập 2.
- 2 HS thực hiện (Quang Trường, Minh Tâm) , lớp theo dõi .
- Nhận xét
- 1 hs đọc đề bài
- Bọn trẻ làm gì ?
- Bọn trẻ đang vui chơi ngoài vườn hoa.
- Em cảm thấy thế nào ?
- Em cảm thấy rất vui thích.
- Chú ba là người thế nào ?
- Chú ba là người vui tính./ Chú ba rất vui tính .
- Em cảm thấy thế nào ? Em cảm thấy vui vẻ.
- Chú Ba là người thế nào ? Chú ba là người vui vẻ.
- HS thảo luận nhóm
-2 nhóm làm việc trên phiếu trình bày kết quả
a) vui chơi, góp vui, mua vui
b) vui thích,vui mừng,vui sướng,vui lòng,vui thú,vui vui
c. vui tính,vui nhộn,vui tươi
d. vui vẻ
- 1 HS đọc đề bài
- HS tự làm bài nối tiếp nhau đọc kết quả.
VD: Cảm ơn các bạn đã đến góp vui với bọn mình.
- 1 HS đọc. 
- Lắng nghe
- Nối tiếp nhau trả lời.
VD:cười ha hả
Anh ấy cười ha hả, đầy vẻ khoái chí.
 cười hì hì
Cu cậu gãi đầu cười hì hì,vẻ xoa dịu.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
KỂ CHUYỆN
Tiết 34: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về tinh thần lạc quan, yêu đời
- Hiểu nội dung của câu chuyện, đoạn truyện các bạn vừa kể, biết trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
- Đề bài viết sẵn trên bảng lớp.
- HS chuẩn bị những câu chuyện viết về những người có tinh thần lạc quan, luôn yêu đời, có khiếu hài hước trong mọi hoàn cảnh.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra học sinh kể lại câu chuyện của tiết trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
a) Tìm hiểu đề bài.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ: được nghe, được đọc về tinh thần lạc quan, yêu đời.
- Yêu cầu HS đọc phần gợi ý.
- Gợi ý
- GV yêu cầu: Em hãy giới thiệu về câu chuyện hay nhân vật mình định kể cho các bạn cùng biết.
b) Kể trong nhóm
- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS. Cùng kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa truyện.
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
Gợi ý:
+ Cần phải thấy được ý nghĩa truyện, ý nghĩa hành động của nhân vật
+ Kết truyện theo lối mở rộng
c) Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể.
- HS hỏi lại bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa hành động của nhân vật, ý nghĩa truyện.
- Gọi HS nhận xét bạn kể.
- Nhận xét và cho điểm HS kể tốt.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện đã kể trên lớp cho người thân nghe.
- 2 HS kể ( Khánh An, Nhật Hạ).
- Nhận xét, cho điểm bạn.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. 
- Lắng nghe.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- Lắng nghe.
- 3 đến 5 HS tiếp nối nhau giới thiệu truyện.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm, khi 1 HS kể chuyện HS khác lắng nghe, nhận xét, trao đổi với nhau về nhân vật, ý nghĩa câu
chuyện bạn kể.
- Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu.
- 3 đến 5 HS tham gia kể chuyện.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
 LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_34_thu_3_nam_hoc_2012_2013.docx