Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 30, Thứ 3 - Năm học 2012-2013
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 59: Mở rộng vốn từ: Du lịch – Thám hiểm
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về du lịch, thám hiểm
- Viết được đoạn văn về hoạt động du lịch, thám hiểm trong đó có sử dụng các từ ngữ vừa tìm được .
- Yêu cầu văn viết mạch lạc, đúng chủ đề, ngữ pháp .
** GD HS thêm yêu thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường – nơi mình đii tham quan, du lịch, thám hiểm.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng con.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 30, Thứ 3 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Chủ nhật ngày 8 tháng 4 năm 2012 Ngày dạy: Thứ ba ngày 10 tháng 4 năm 2012 TOÁN Tiết 147: Tỉ lệ bản đồ I. Mục tiêu Giúp cho học sinh rèn kĩ năng: - Hiểu được tỉ lệ bản đồ cho biết một đơn vị độ dài thu nhỏ trên bản đồ ứng với độ dài thật trên mặt đất là bao nhiêu . II. Đồ dùng dạy học - Bản đồ Thế giới, bản đồ Việt Nam, bản đồ một số tỉnh, thành phố, . . (có ghi tỉ lệ bản đồ ở phía dưới) . III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Kiểm tra bài cũ. - Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước. - Nhận xét, cho điểm. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản * Giới thiệu tỉ lệ bản đồ : - Cho HS xem một số bản đồ, chẳng hạn: Bản đồ Việt Nam (SGK) hoặc bản đồ của một tỉnh hay của một thành phố có ghi tỉ. - GV chỉ vào phần ghi chú và nói các tỉ lệ ghi trên các bản đồ gọi là tỉ lệ bản đồ - GV nêu tiếp tỉ lệ 1:10 000 000 cho biết hình nước Việt Nam vẽ thu nhỏ mười triệu lần; Độ dài 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là 10 000 000 cm hay 100 km . - Tỉ lệ bản đồ 1 : 10 000 000 có thể viết dưới dạng phân số là * Thực hành : Bài 1 : - Gọi HS nêu đề bài. - Y/c HS suy nghĩ trả lời miệng. - Nhận xét bài làm học sinh. - Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì? Bài 2 : - Gọi HS nêu đề bài. - GV kẻ sẵn bảng như SGK lên bảng. - Hướng dẫn HS viết số thích hợp vào các ô trống thích hợp với tỉ lệ bản đồ và đơn vị đo tương ứng. - Cho HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm. - Nhận xét bài bạn. Bài 3 : - Gọi HS nêu đề bài. - Hướng dẫn HS phân tích đề bài. - Gọi 1 HS lên làm bài trên bảng. - Nhận xét ghi điểm học sinh. 3. Hoạt động nối tiếp Yêu cầu HS đọc và giải thích tỉ lệ bản đồ ở SGK Lịch sử - Địa lí 4. - 2 HS thực hiện trên bảng lớp (Nhật Hạ, Hải Đăng). - HS quan sát bản đồ và thực hành đọc nhẩm tỉ lệ " Một chia mười triệu " " tỉ lệ một chia năm mươi nghìn " + Lắng nghe - 1 HS đọc, trao đổi và phát biểu. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Củng cố về tỉ lệ bản đồ. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. - Lắng nghe GV hướng dẫn. - HS làm bài vào vở và lên bảng làm. - Nhận xét bài bạn. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. - HS làm bài vào vơ và lên bảng làm. - Nhận xét bài bạn. - Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ. LƯỢNG GIÁ ..& .. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 59: Mở rộng vốn từ: Du lịch – Thám hiểm I. Mục tiêu Giúp học sinh: - Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về du lịch, thám hiểm - Viết được đoạn văn về hoạt động du lịch, thám hiểm trong đó có sử dụng các từ ngữ vừa tìm được . - Yêu cầu văn viết mạch lạc, đúng chủ đề, ngữ pháp . ** GD HS thêm yêu thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường – nơi mình đii tham quan, du lịch, thám hiểm. II. Đồ dùng dạy học - Bảng con. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Kiểm tra bài cũ. - Tại sao cần phải giữ phép lịch sự khi bày tỏ, yêu cầu, đề nghị ? - Muốn cho lời yêu cầu, đề nghị được lịch sự ta phải làm như thế nào ? - Có thể dùng kiểu câu nào để nêu yêu cầu, đề nghị? - Nhận xét câu trả lờiv bi tập của từng học sinh - Gọi học sinh nhận xét câu bạn đặt trên bảng Nhận xét và cho điểm từng học sinh . * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản Bài 1 : - Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài tập - Tổ chức cho học sinh hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 học sinh - Phát giấy, bút cho từng nhóm . - Yêu cầu 1 nhóm dán phiếu lên bảng, đọc các từ nhóm mình tìm được, gọi các nhóm khác bổ sung . Giáo viên ghi nhanh vào phiếu để được 1 phiếu đầy đủ nhất . - Gọi học sinh đọc lại các từ vừa tìm được . Bài 2 - Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài tập . - Tổ chức cho học sinh thi tìm từ tiếp sức theo tổ . - Cho học sinh thảo luận trong tổ - Cho học sinh thi tìm từ - Nhận xét, tổng kết nhóm tìm được nhiều từ, từ đúng nội dung - Gọi học sinh đọc lại các từ vừa tìm được . Bài 3 : - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Hướng dẫn : các em tự chọn nội dung mình viết hoặc về du lịch hoặc về thám hiểm hoặc kể lại một chuyến du lịch mà em đã từng được tham gia trong đó có sử dụng một số từ ngữ, thuộc chủ điểm mà các em đã tìm được ở BT1 và BT2 . - Yêu cầu học sinh tự viết bài - Gọi học sinh viết vào giấy khổ to dán bài lên bảng, đọc bài của mình . Giáo viên chữa thật kĩ cho học sinh về cách dùng từ, đặt câu . - Nhận xét và cho điểm học sinh viết tốt - Gọi học sinh dưới lớp đọc đoạn văn của mình . - Nhận xét, cho điểm học sinh viết tốt . 3. Hoạt động nối tiếp - Yêu cầu HS hoàn chỉnh lại đoạn văn ở bài tập 3. - 2 HS lên bảng viết câu khiến (Khánh An, Vĩnh An) , lớp theo dõi . - Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi . - Nhận xét -1 học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp . - 4 học sinh ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm, cùng trao đổi, thảo luận và hoàn thành bài . - Dán phiếu, đọc bổ sung . 4 học sinh đọc thành tiếng tiếp nối (mỗi học sinh đọc 1 mục). - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp . - Hoạt động trong tổ . - Thi tiếp sức tìm từ - 3 học sinh tiếp nối nhau đọc thành tiếng (mỗi học sinh đọ 1 mục) - 1 học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp . - Lắng nghe . - Cả lớp viết bài vào vở, 3 học sinh viết vào giấy khổ to . - Đọc, chữa bài - 5 – 7 học sinh đọc đoạn văn mình viết . - Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ. LƯỢNG GIÁ ..& .. KỂ CHUYỆN Tiết 30: Kể chuyện đã nghe, đã đọc I. Mục tiêu Giúp học sinh: - Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về du lich hay thám hiểm. - Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện). - HS giỏi kể được câu chuyện ngoài SGK. - GD HS tinh thần dũng cảm, vượt qua thử thách. ** GD bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy học - Đề bài viết sẵn trên bảng lớp. - Một số truyện thuộc đề tài của bài kể chuyện như: truyện cổ tích, truyện vien tưởng, truyện danh nhân, có thể tìm ở các sách báo dành cho thiếu nhi, hay những câu chuyện về người thực, việc thực. - Giấy khổ to viết sẵn dàn ý kể chuyện. - Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá kể chuyện. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra học sinh kể lại câu chuyện của tiết trước. - Nhận xét, ghi điểm. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản * Tìm hiểu đề bài: - Gọi HS đọc đề bài. - GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch các từ: được nghe, được đọc nói về du lịch hoặc thám hiểm . - Cho HS tiếp nối đọc gợi ý 1, 2 và 3, 4 - Y/c HS quan sát tranh minh hoạ và đọc tên truyện. - Gọi HS đọc lại gợi ý dàn bài kể chuyện. * Kể trong nhóm: - HS thực hành kể trong nhóm đôi. Nhắc HS: + Cần giới thiệu tên truyện, tên nhân vật mình định kể. + Kể những chi tiết làm nổi rõ ý nghĩa của câu chuyện. + Kể câu chuyện phải có đầu, có kết thúc, kết truyện theo lối mở rộng. + Nói với các bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện. * Kể trước lớp: - Tổ chức cho HS thi kể. - Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất. 3. Hoạt động nối tiếp - Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện đã kể trên lớp cho người thân nghe. - 2 HS kể ( Bảo Toàn, Tuấn Kiệt). - Nhận xét, cho điểm bạn. - 2 HS đọc. - Lắng nghe hướng dẫn. - 3 HS đọc, lớp đọc thầm. - Quan sát tranh và đọc tên truyện + Một nghìn ngày vòng quanh trái đất. + Gu - li - vơ ở xứ sở tí hon. + Đất quý đất yêu. - Một số HS tiếp nối nhau kể chuyện: - 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện cho nhau nghe, trao đổi về ý nghĩa truyện. - 5 đến 7 HS thi kể truyện. - HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu - Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ. LƯỢNG GIÁ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_30_thu_3_nam_hoc_2012_2013.doc