Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2021-2022 (Bản 2 cột)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2021-2022 (Bản 2 cột)

TIẾT 2 + 3: TIẾNG VIỆT

Bài 28A. ÔN TẬP 1 (Tiết 1+2+3 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1, Năng lực đặc thù

- Học thuộc lòng và ghi nhớ nội dung một số bài tập đọc thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất (Bài 19-21).

* HSCNK: Đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ 120 chữ/phút, trả lời được 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài, viết được những điểm cần ghi nhớ về tên bài, ND chính.

2, Năng lực chung

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

3. Phẩm chất

- HS ý thức tự giác, tích cực, chủ động tham gia các HĐ học tập.

 

docx 13 trang xuanhoa 12/08/2022 2560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2021-2022 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Ngày soạn: 9/2/2022
Ngày dạy 14/2/2022
Thứ hai, ngày 14 tháng 02 năm 2022
TIẾT 1: CHÀO CỜ
------------------------------------- 
TIẾT 2 + 3: TIẾNG VIỆT
Bài 28A. ÔN TẬP 1 (Tiết 1+2+3 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1, Năng lực đặc thù
- Học thuộc lòng và ghi nhớ nội dung một số bài tập đọc thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất (Bài 19-21).
* HSCNK: Đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ 120 chữ/phút, trả lời được 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài, viết được những điểm cần ghi nhớ về tên bài, ND chính...
2, Năng lực chung
- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
3. Phẩm chất
- HS ý thức tự giác, tích cực, chủ động tham gia các HĐ học tập.
II. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Đồ dùng
 - GV: + Các phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc
 + Một số từ khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HĐ DẠY VÀ HỌC
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1, HĐ mở đầu
* Khởi động
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
* HĐ cả lớp
- TBVN cho lớp chơi trò chơi (hoặc hát)
- HS ghi đầu bài, đọc mục tiêu.
- BHT cho các bạn chia sẻ mục tiêu.
2, HĐ luyện tập và thực hành
A. HĐ thực hành
* HĐ 1: Thi đọc thuộc lòng (theo phiếu).
- Tổ chức cho HS thi HTL theo SHD
* HĐ 2: Ghi lại những điều cần nhớ...
- GV nhận xét, chốt kết quả:
* HĐ cả lớp:
* HĐ nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo HD trong sách HDH.
- Báo cáo kết quả.
Tên bài
Nội dung chính
Nhân vật
Trống đồng Đông Sơn
Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự hào của người Việt.
Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
Ca ngợi anh hùng Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.
Trần Đại Nghĩa
TIẾT 2 + 3
*HĐ 3: 
a. Nghe – viết
- Gọi 1 HS đọc bài.
+ Đoạn văn nói lên điều gì?
+ Trong bài có những từ ngữ nào chúng ta dễ viết sai chính tả?
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc viết chính tả.
- GV đọc bài cho HS viết.
b. Trao đổi với bạn để chữa lỗi.
- GV nhận xét một số bài.
* HĐ 4: Nói 2 – 3 câu có nội dung ...:
- GV nhận xét, chốt kết quả:
* HĐ 5: Ghi lại các từ ngữ đã học theo chủ điểm.
* HĐ 6: Viết lại một thành ngữ...
* HĐ 7: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn...
- GV nhận xét, chốt kết quả.
* HĐ3 cả lớp:
a. Nghe – viết
 (...Nói lên vẻ đẹp của hoa giấy)
 (...nắng gắt, rực rỡ, bao trùm, rải kín...)
b. Trao đổi với bạn để chữa lỗi.
- Báo cáo kết quả.
* HĐ nhóm: 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo HD trong sách HDH.
- Báo cáo kết quả.
a) VD: Trong giờ ra chơi chúng em ùa ra sân như một đàn ong vỡ tổ. Các bạn nam đá cầu. Các bạn nữ nhảy dây. Riêng mấy đứa con gái lớp em chỉ thích ngồi ở góc thư viện của lớp để đọc truyện 
b) VD: Lớp em mỗi người một vẻ. Ngọc Lan thì tính nết dịu dàng, vui vẻ. Hương thì bộc tuệch, thẳng ruột ngựa. Giang thì nóng nảy. Hoa thì rất điệu, thích làm đỏm 
c. VD: Thưa chị đây là các bạn trong tổ em. Bạn Bảo Ngọc là Chủ tịch Hội đồng tự quản của lớp em. Bạn Đạt là tổ trưởng của tổ em. Bạn Quỳnh là tổ phó của tổ em. Còn lại là các thành viên của tổ. Tổ em rất đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
HĐ5. HĐ nhóm: 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện theo sách HDH.
- Chốt kết quả:
Người ta là hoa đất
Vẻ đẹp muôn màu
Những người quả cảm
- tài giỏi, tài năng, tài tình, tài nghệ, tài ba, tài hoa, tài đức 
- vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, dẻo dai, săn chắc, nhanh nhẹn..
tươi đẹp, rực rỡ, tươi tắn, xinh xắn, xinh tươi, xinh đẹp 
- thùy mị, nết na, duyên dáng, đẹp mắt, đẹp tuyệt vời 
- Dũng cảm, gan dạ, gan góc, gan lì, bạo gan 
- anh hùng, anh dũng, can trường, can đảm, kiên cường, 
* HĐ cá nhân
- HS làm bài.
- Báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, chốt:
 Chủ điểm: Người ta là hoa đất
- Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan
- Chuông có đánh mới kêu
 Đèn có khêu mới tỏ.
Chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu
- Mặt tươi như hoa
- Đẹp người đẹp nết
- Cái nết đánh chết cái đẹp.
Chủ điểm: Những người quả cảm
- Vào sinh ra tử
- Gan vàng dạ sắt
* HĐ cặp đôi
- 2 HS cùng thảo luận và làm bài.
- Báo cáo kết quả.
a) tài đức, tài hoa, tài năng
b) đẹp mắt, đẹp trời, đẹp đẽ
c) dũng sĩ, dũng khí, dũng cảm
* HĐ kết thúc:
+ Qua tiết học hôm nay chúng ta đã học được những gì?
- GV nhận xét tiết học.
3, Vận dụng và trải nghiệm
C. HĐ ứng dụng
- Thực hiện cùng người thân
IV, ĐIỀU CHỈNH VÀ BỔ SUNG 
---------------------------------------
TIẾT 5: TOÁN
Bài 90. TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ 
(Tiết 1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1, Năng lực đặc thù
- Em biết cách giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
* HSCNK: Giải và hướng dẫn các bạn giải được các bài toán về Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
*Tích hợp TV: Củng cố, rèn kĩ năng viết, trình bày các bài toán về Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
2, Năng lực chung
- Góp phần phát huy các năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
3. Phẩm chất
- HS tích cực, cẩn thận khi làm bài
II. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
- HS: Sách, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HĐ DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1, HĐ mở đầu
* Khởi động
+ Muốn tìm tỉ số của a và b ta làm thế nào?
+ Bạn hãy tìm tỉ số của a và b với a= 2; b= 3?
+ Bạn hãy tìm tỉ số của a và b với a= 7; b= 4?
- GV giới thiệu, dẫn vào bài mới
* HĐ cả lớp
- TBVN cho lớp chơi trò chơi (hoặc hát).
+ Tỉ số của a và b là a : b hay 
+ a = 2; b = 3. Tỉ số của a và b là 
+ a = 7; b = 4. Tỉ số của a và b là 
- HS ghi đầu bài, đọc mục tiêu.
- BHT cho các bạn chia sẻ mục tiêu.
2, HĐ hình thành kiến thức mới
A. HĐ cơ bản 
* HĐ 1: Đọc bài toán 1 và bài giải rồi giải thích cho bạn. (Thực hiện theo HDH)
Tổng của hai số là 50. Tỉ số của hai số đó là 2/3. Tìm hai số đó.
HĐ2. Đọc bài toán 2 rồi viết tiếp vào chỗ chấm.
* Phân tích đề toán:
+ Bài toán cho ta biết gì?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Nêu: Bài toán cho biết tổng và tỉ số của hai số rồi yêu cầu chúng ta tìm hai số, dựa vào đặc điểm này nên chúng ta gọi đây là bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của chúng.
**Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ đoạn thẳng:
+ Dựa vào tỉ số của hai số, hãy cho biết số bé biểu diễn bởi mấy phần bằng nhau và số lớn là mấy phần như thế?
- GV kiểm tra, chỉnh sửa lại sơ đồ
+ Đọc sơ đồ và cho biết 35 tương ứng với bao nhiêu phần bằng nhau?
*** Hướng dẫn cách giải:
+ Để biết 35 tương ứng với bao nhiêu phần bằng nhau chúng ta tính tổng số phần bằng nhau của số bé và số lớn: 
* Như vậy tổng hai số tương ứng với tổng số phần bằng nhau.
+ Biết 35 tương ứng với 7 phần bằng nhau, tính giá trị của một phần?
+ Biết số bé có 3 phần bằng nhau, mỗi phần tương ứng với 5, vậy số bé là bao nhiêu?
+ Hãy tính số lớn?
+ Qua bài tập trên, em hãy nêu các bước “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số”
+ GV treo bảng phụ minh hoạ các bước giải:
- GV chốt lại
HĐ3: Giải bài toán sau:
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
- YC HS chia sẻ cặp đôi tìm hiểu bài toán:
 + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán YC tìm gì?
 + Để tìm được hai số, ta áp dụng cách giải dạng toán nào?
 + Các bước giải bài toán là gì?
- GV chốt đáp số, chốt các bước giải
- Lưu ý giúp đỡ HS 
HĐ1. HĐ nhóm:
- Nghe và nêu lại bài toán.
HĐ2
+ Biết Vũ và Điền có 35 quyển vở. Số vở của Vũ bằng 3/4 số quyển vở của Điền.
+ Tìm số vở của mỗi bạn.
- HS giải nhóm – Lớp 
+ Biết tổng của hai số là 35, tỉ số của hai số là 3/4.
+ Yêu cầu tìm hai số.
+ Vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán.
+ Tìm tổng số phần bằng nhau.
+ Giá trị 1 phần
+ Tìm số bé.
+ Tìm số lớn.
+ Số bé biểu diễn bằng 3 phần bằng nhau, số lớn biểu diễn bằng 4 phần như thế.
- 1 HS lên bảng vẽ sơ đồ biểu thị số lớn, số bé
+ 35 tương ứng với 7 phần bằng nhau.
Bài giải
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
3 + 4 = 7 (phần)
Giá trị mỗi phần là: 35 : 7 = 5
Số vở của Vũ là: 5 x 3 = 15 (quyển)
Số vở của Điền là: 5 x 4 = 20 (quyển)
 Đáp số: Vũ: 15 quyển vở
 Điền: 20 quyển vở.
- HS nêu các bước giải:
HĐ3. Giải bài toán sau: 
Bài giải
 Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
1 + 2 = 3 (phần)
Số tem của Nga là:
12 : 3 = 4 (cái)
Số tem của Hằng là:
12 – 4 = 8 (cái)
 Đáp số: Nga: 4 cái tem
 Hằng 8 cái tem
TIẾT 2
3, HĐ luyện tập và thực hành
B. HĐ thực hành 
* HĐ 1, 2, 3:
- GV quan sát, kiểm tra 1 số HS.
- GV nhận xét, chốt kết quả.
* HĐ cá nhân
- HS làm bài vào vở.
- HS báo cáo kết quả.
HĐ1:
Bài giải
Ta có sơ đồ:
 ?
Số bé
 100
 ? 
Số lớn
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
+ 3 = 5 (phần)
Giá trị mỗi phần là:
100 : 5 = 20
Số bé là: 20 x 2 = 40
Số lớn là: 20 x 3 = 60
 Đáp số: Số bé: 40
 Số lớn: 60
HĐ2. Bài giải
- Vẽ sơ đồ
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
+ 4 = 7 (phần)
Rổ cam thứ nhất có số quả cam là:
49 : 7 x 3 = 21 (quả)
Rổ cam thứ hai có số quả cam là:
49 : 7 x 4 = 28 (quả)
 Đáp số: Rổ thứ nhất: 21 quả cam
 Rổ thứ hai: 28 quả cam.
HĐ3. Bài giải
- Vẽ sơ đồ
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
+ 5 = 8 (phần)
Thửa ruộng thứ nhất thu được số tạ thóc là:
32 : 8 x 3 = 12 (tạ)
Thửa ruộng thứ hai thu được số tạ thóc là:
32 : 8 x 5 = 20 (tạ)
 Đáp số: Thửa ruộng thứ nhất: 12 tạ thóc
 Thửa ruộng thứ hai: 20 tạ thóc
* HĐ kết thúc
+ Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó ta làm như thế nào?
- GV nhận xét tiết học.
- Trả lời
4, HĐ vận dụng và trải nghiệm
C. HD ứng dụng 
- Làm việc cùng người thân.
IV, ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY 
---------------------------------------
TIẾT 6: KHOA HỌC ( đã soạn ở thứ 5 tuần 22)
---------------------------------------
TIẾT 7: TIẾNG VIỆT TĂNG CƯỜNG
Rèn Chính tả 
Hơn Một Nghìn Ngày vòng quanh trái đất.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Củng cố kiến thức cho học sinh về phân biệt ch/tr.
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.
2, Năng lực chung
- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
3. Phẩm chất
- Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở.
* Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: + Bảng phụ viết sẵn đoạn viết
- HS: vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động mở đầu
- khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động chính:
- Hát
- Lắng nghe.
a. Hoạt động 1: Viết chính tả (12 phút):
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại 2 đoạn chính tả cần viết trong sách giáo khoa.
- Giáo viên cho học sinh viết bảng con một số từ dễ sai trong bài viết.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết lại bài chính tả.
Bài viết
 “Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao, gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngọt, đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần.”
- 2 em đọc luân phiên, lớp đọc thầm.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh viết bài.
b. Hoạt động 2: Luyện bài tập chính tả (12 phút):
Bài 1. Điền vào chỗ trống ch hay tr:
 uyện cười
 ênh vênh
 inh phục
 ú ếch con
 ơi game
ò ơi
Con âu
Bánh ôi nước
Đầu ọc
 uyền hình ực tuyến
Bài 1:
Ch/ch/ch/ch/ch/ch/tr/tr/tr/tr/tr
Bài 2. Đặt 1 câu với mỗi từ sau: 
a. vút cao
b. ngọt ngào
c. chan chứa
d. biến mất
c. Hoạt động 3: Sửa bài (8 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh về viết lại những từ còn viết sai; chuẩn bị bài buổi sáng tuần sau.
- Các nhóm trình bày.
- Học sinh nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
IV, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG .....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_23_nam_hoc_2021_2022_ban_2_cot.docx