Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 20, Thứ 3 - Năm học 2012-2013

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 20, Thứ 3 - Năm học 2012-2013

TOÁN

Tiết 97: Phân số và phép chia số tự nhiên

I. Mục tiêu

Giúp học sinh nhận ra rằng:

- Phép chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên (khác 0) không phải bao giờ cũng có thương là 1 số tự nhiên.

- Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành 1 phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.

- Biết mọi số tự nhiên đều có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số là 1.

II. Đồ dùng dạy học

- Bộ đồ dùng dạy học toán 4.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 5 trang xuanhoa 11/08/2022 2340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 20, Thứ 3 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Chủ nhật ngày 8 tháng 1 năm 2012
Ngày dạy: Thứ ba ngày 10 tháng 1 năm 2012
TOÁN
Tiết 97: Phân số và phép chia số tự nhiên
I. Mục tiêu
Giúp học sinh nhận ra rằng:
- Phép chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên (khác 0) không phải bao giờ cũng có thương là 1 số tự nhiên.
- Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành 1 phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
- Biết mọi số tự nhiên đều có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số là 1.
II. Đồ dùng dạy học
- Bộ đồ dùng dạy học toán 4.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
* Trường hợp có thương là một số tự nhiên.
- Nêu : Có 8 quả cam chia đều cho 4 em . Hỏi mỗi em được mấy quả cam ?
- Các số 8 , 4, 2 được coi là số gì ?
- Vậy thực hiện chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên khác 0 ta được thương là số tự nhiên , nhưng không phải lúc nào cũng có thể thực hiện như vậy .
* Trường hợp thương là phân số
- Nêu tiếp : 3 cái bánh chia đều cho 4 em . Hỏi mỗi em được bao nhiêu phần của cái bánh ?
- Cho HS thảo luận nhóm đôi tìm cách chia đều 3 cái bánh cho 4 em.
 - Ghi bảng : 3 : 4 = 
- Trong phép chia 3 : 4 = có gì khác so với thương trong phép chia 8:4 = 2 ?
- Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số của thương 
Kết luận :
 Thương của phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số , tử số là số bị chia , mẫu số là số chia .
* Thực hành
Bài 1
- Cả lớp tự làm bài – sau đó chữa bài trước lớp.
- Nhận xét bài làm HS .
Bài 2:
- Gọi HS đọc y/c và bài mẫu .
- Lớp tự làm bài vào vở .
- Gọi 1 HS lên bảng làm .
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm .
- Nhận xét – chữa bài – cho điểm HS.
- Gọi HS dưới lớp nêu kết quả làm của mình.
- Nhận xét tuyên dương HS .
Bài 3 
- Gọi HS đọc y/c đề bài phần a .
- Y/c HS tự làm bài vào vở .
- Gọi 1 HS lên bảng làm .
- Gọi HS nêu nhận xét câu b.
3. Hoạt động nối tiếp
Bài tập làm thêm:
1/ Tìm số tự nhiên x
a/ = b/ = 
- 3 HS thực hiện (Hoàng Hiếu, Trung Hiếu, Phúc Hòa)
- Nêu : 8 : 4 = 2 (quả cam) .
Nhận xét : Là các số tự nhiên .
- Lắng nghe và nhớ .
- HS thảo luận để đi đến kết luận :
- Nêu : 3 : 4 = (cái bánh) 
- Thương trong phép chia 8 : 4 = 2 là 1 số tự nhiên , còn thương trong phép chia 3 : 4 = là phân số .
* số bị chia là tử số của thương và số chia là mẫu số của thương .
- 2 HS nhắc lại .
- 2 HS lên bảng làm .
- Lớp tự làm bài – nhận xét bài bạn .
- 1 HS đọc to .
- Làm bài theo mẫu rồi chữa bài .
- 1 HS lên bảng làm .
- Nhận xét – bổ sung ( nếu có ).
- HS nêu miệng kết quả làm của mình .
-1 HS đọc to y/c bài phần a ) Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1.
- Làm bài theo mẫu. 
- 1 HS lên làm trên bảng .
- 2 HS đọc to nhận xét .
- Suy nghĩ làm bài.
LƯỢNG GIÁ
 ..›&š ..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 39: Luyện tập về câu kể Ai làm gì?
I. Mục tiêu
Giúp HS: 
- Củng cố kiến thức và kỹ năng sử dụng câu kể:Ai làm gì? Tìm được các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn. Xác định được bộ phận CN- VN trong câu.
- Thực hành viết được 1 đoạn văn có dùng kiểu câu: Ai làm gì? 
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập:
- Đặt 2 câu có chứa tiếng “tài” (có nghĩa là có khả năng hơn người bình thường - hoặc tiền của )
- Nhận xét – cho điểm HS .
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Bài 1 : 
- Gọi HS đọc y/c đoạn văn. 
- Y/c HS đọc thầm –trao đổi nhau tìm các câu kể. 
- Gọi HS trình bày.
+ Dán bảng 2 tờ phiếu ; mời 2 em đánh dấu trước các câu kể . 
- Gọi HS khác nhận xét bài bạn .
* Nhận xét –kết luận lời giải đúng
Bài 2 : 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT .
- Y/c HS tự làm bài .
+ Mời 2 em lên bảng xác định CN , VN của các câu đã viết trên phiếu .
- Gọi HS nhận xét bài bạn .
- Nhận xét – kết luận lời giải đúng
Bài 3 
- Gọi HS đọc y/c bài tập .
- Nhắc HS viết ngay vào thân bài , kể công việc cụ thể của từng người – không viết cả bài . Khi kể các em chú ý tránh lặp từ bằng cách thêm một số từ nối – 1 số nhận xét . Trong đoạn phải có 1số câu kể Ai làm gì ?
+ Công việc trực nhật của em gồm những công việc gì 
- Y/c HS tự làm bài vào vở .
- Phát giấy khổ to cho 3 HS ( giỏi , khá, tr.bình ).
- Y/c HS làm vào giấy dán bài lên bảng .
–Gọi HS nhận xét , bổ sung ( nếu có ).
- Gọi HS đọc đoạn văn của mình làm .
* Nhận xét – cho điểm những HS viết tốt .
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS viết chưa tốt về viết lại đoạn văn.
- 3 HS thực hiện, mỗi HS đặt 2 câu theo 2 nghĩa của tiếng “tài”.(Đức Hùng, Trần Huy, Ngọc Huyền)
- Nhận xét, cho điểm bạn.
- 1 em đọc nội dung BT . Cả lớp theo dõi 
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn , trao đổi cùng bạn để tìm câu kể Ai làm gì ? 
- 2 HS lên bảng ghi câu kể Ai làm gì ?
 + Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.
 + Một số chiến sĩ thả câu.
 +Một số khác quây quần trên boong sau ca hát, thổi sáo .
 + Cá heo gọi nhau quây quần đến quanh tàu như để chia vui
- HS khác nhận xét –chữa bài ( nếu có ).
- 1 HS đọc to y/c .
- Làm bài cá nhân , đọc thầm từng câu , xác định CN – VN trong mỗi câu rồi đánh dấu // phân cách 2 bộ phận ; sau đó gạch 1 gạch dưới CN , 2 gạch dưới VN .
- 2 HS lên thực hiện trên phiếu:
+ Tàu chúng tôi // buông neo trong vùng biển Trường Sa .
 + Một số chiến sĩ // thả câu.
 + Một số khác // quây quần trên boong sau ca hát , thổi sáo .
 + Cá heo // gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Đọc yêu cầu BT .
- Lắng nghe để thực hiện .
+ lau bảng , quét lớp , kê bàn ghế , lau cửa sổ , đổ rác , 
- Cả lớp viết đoạn văn .
- 3HS thực hiện vào giấy . 
- Những em làm bài trên giấy có đoạn văn viết tốt dán bài ở bảng , đọc kết quả 
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết , nói rõ câu nào là câu kể Ai làm gì ? .
- Cả lớp nhận xét .
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
LƯỢNG GIÁ
KỂ CHUYỆN
Tiết 21: Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
I. Mục tiêu
Giúp HS:
Học sinh biết kể lại tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện . . . các em đã nghe, đã đọc nói về một người có tài.
- Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa . . .
- Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú nghe các bạn kể; nhận xét đúng lời kể của bạn.
- Rèn thói quen ham đọc sách.
II. Đồ dùng dạy học
- Một số chuyện viết về người có tài.
- Dàn bài kể chuyện ghi sẵn bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động sư phạm
* Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS kể câu chuyện: “ Bác đánh cá và gã hung thần ”
Nêu ý nghĩa câu chuyện?
 Nhận xét, ghi điểm.
* Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động cơ bản
Hướng dẫn kể chuyện 
a/. Tìm hiểu đề bài 
 - Gọi HS đọc đề bài ..
 - GV dùng phấn màu gạch chân dưới các từ : được nghe , hoặc được đọc , người có tài .
- Gọi HS đọc gợi ý 1-2 trong SGK ?
+ Những người như thế nào thì được mọi người công nhận là người có tài ?
+ Các em hãy giới thiệu với các bạn về nhân vật mình kể với những tài năng đặc biệt của họ cho các bạn cùng biết ?
- Lưu ý HS :
 Những câu chuyện các em kể ngoài SGK sẽ được đánh giá cao và cộng thêm điểm.
- Gọi HS đọc gợi ý 3 .
- Nêu các tiêu chí đánh giá :
 + Ndung đúng chủ đề : 4 điểm.
 + Câu chuyện ngoài SGK : 1 điểm.
 + Cách kể hay , có phối hợp giọng điệu , cử chỉ : 1 điểm.
 + Nêu đúng ý nghĩa truyện : 1 điểm .
 + Trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt câu hỏi cho bạn : 1 điểm.
b / HS thực hành kể chuyện .
- Dán dàn ý kể chuyện ở bảng .
- Nhắc HS : Cần kể có đầu , có cuối.
- Cho HS kể chuyện trong nhóm đôi .
- GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm kể chuyện.
- Gợi ý HS các câu hỏi :
HS kể hỏi :
 + Bạn thích chi tiết nào trong câu chuyện ?
 + Chi tiết nào trong truyện làm bạn khâm phục nhất ?
 + Qua câu chuyện , bạn học được điều gì ở nhân vật ?
HS nghe kể hỏi :
 + Qua câu chuyện ,bạn muốn nói với các bạn điều gì?
 + Bạn sẽ làm gì nếu có tài như nhân vật bạn kể?
- Tổ chức HS thi kể chuyện .
* Nhận xét - bình chọn HScó truyện hay nhất ; kể tự nhiên , hấp dẫn nhất .
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện đã kể trên lớp cho người thân nghe.
- 1 HS kể ( Phúc Hòa).
- Nhận xét, cho điểm bạn.
- 1 em đọc đề bài 
- 1 HS đọc to gợi ý , lớp theo dõi trong SGK.
+ Những người có tài năng sức khoẻ , trí tuệ hơn những người bình thường và mang tài trí của mình phục vụ đất nuớc thì được gọi là người có tài 
- Một số em tiếp nối nhau giới thiệu tên truyện của mình . Nói rõ câu chuyện kể về ai , tài năng đặc biệt của nhân vật , em đã nghe hoặc đã đọc truyện đó ở đâu.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Hoạt động nhóm, cá nhân .
- 1 em đọc lại dàn ý bài kể chuyện .
- Lắng nghe.
- Từng cặp kể chuyện , trao đổi ý nghĩa truyện .
- Thi kể chuyện trước lớp .
- Cả lớp nhận xét , tính điểm theo tiêu chuẩn đã nêu.
- Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
 LƯỢNG GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_20_thu_3_nam_hoc_2012_2013.doc