Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021 (Bản mới)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021 (Bản mới)

TẬP ĐỌC

BỐN ANH TÀI (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

* Năng lực đặc thù:

a. Năng lực ngôn ngữ.

- Đọc trôi chảy toàn bài

- Hiểu các từ ngữ trong bài: núc nác, núng thế, .

b. Năng lực văn học:

- Biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của Bốn anh tài chống yêu tinh. Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện: Hồi hộp ở đoạn đầu, gấp gáp ở đoạn cuộc chiến đấu quyết liệt chống yêu tinh, chậm rãi ở lời kết.

- Nội dung: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hợp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.

c. Nội dung tích hợp:

 

doc 45 trang xuanhoa 06/08/2022 2400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021 (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 21 tháng 1 năm 2021
TẬP ĐỌC
BỐN ANH TÀI (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
* Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực ngôn ngữ.
- Đọc trôi chảy toàn bài 
- Hiểu các từ ngữ trong bài: núc nác, núng thế, ...
b. Năng lực văn học: 
- Biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của Bốn anh tài chống yêu tinh. Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện: Hồi hộp ở đoạn đầu, gấp gáp ở đoạn cuộc chiến đấu quyết liệt chống yêu tinh, chậm rãi ở lời kết.
- Nội dung: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hợp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
c. Nội dung tích hợp: 
GD KNS: GD HS biết hợp tác, đảm nhận trách nhiệm của bản thân.
* Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực ngôn ngữ
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh rèn luyện sức khoẻ , tài năng, biết đoàn kết với nhau làm việc nghĩa với tất cả lòng nhiệt thành của mình 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: SGK, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động: (5p)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Bắn tên :
+ Sau khi trẻ sinh ra,vì sao cần có ngay người mẹ?
+ Bố giúp trẻ những gì?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Giới thiệu bài 
- Giáo viên ghi bảng
2. Hoạt động khám phá: 
Hoạt động 1. 
*Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch, biết đọc với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi; Hiểu các từ ngữ trong bài
 *Phương pháp: Làm mẫu, động não, thực hành 
*Thời gian: 10 phút
* Cách tiến hành: 
* Hoạt động cả lớp:
- 1 HS khá (giỏi) đọc toàn bài.
- GV chia đoạn, HS đọc nối tiếp:
+ Lần 1: Sửa lỗi phát âm.
+ Lần 2: Giải nghĩa từ.
+ Hiểu nơi đây bản làng vắng teo có nghĩa là như thế nào?
+Yêu tinh thò đầu vào, lè lưỡi dài như quả núc nác. Em hiểu núc nác có nghĩa là như thế nào? 
+Yêu tinh núng thế , đành phải quy hàng. Em hiểu núng thế có nghĩa là như thế nào?
- Luyện đọc câu dài: 
+ Lần 3: Nhận xét, đánh giá.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
1. Luyện đọc:
* Chia đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu.... yêu tinh đấy
+ Đoạn 2: Đoạn còn lại
* Đọc đúng từ ngữ: vắng teo, quả núc nác, be bờ, khoét máng, núng thế, quy hàng 
* Chú giải: 
+ Văng teo: vắng tanh. Rất vắng vẻ, dường như không có dấu vết gì của con người.
+ Núc nác: cây thân gỗ, lá chỉ có ở ngọn, quả rất dài,dẹt và rộng.
+ Núng thế: lâm vào thế yếu, không chống đỡ được nữa.
- Chú ý các câu:
Bà đừng sợ,...đến đây/ để...đấy.//
Hoạt động 2 2. Tìm hiểu bài: 
* Mục tiêu: HS Hiểu ND, ý nghĩa của bài: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây 
*Phương pháp: động não, thảo luận nhóm 
*Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
- HS đọc thầm đoạn 1,trả lời:
+ Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây đã thấy cảnh tượng gì?
+ Anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ như thế nào?
+ Nội dung đoạn 1 cho chúng ta biết gì?
GV: ý chí quyết tâm lên đường diệt trừ yêu tinh (KN tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân và đảm nhận trách nhiệm)
- HS đọc thầm đoạn còn lại
+ Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt?
+ Hãy thuật lại cuộc chiến giữa anh em Cẩu Khây và yêu tinh?
+ Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?
+ Nếu để một mình thì ai trong số bốn anh em sẽ thắng được yêu tinh? 
+ Nội dung của đoạn 2 là gì?
*Kết luận: Anh em Cẩu Khây may mắn được giúp đỡ. Nhờ hợp sức chung lòng họ đã thắng được yêu tinh.(KN hợp tác)
+ ý nghĩa của câu chuyện này là gì?
a. Bốn anh em Cẩu Khây tới chỗ yêu tinh ở. 
+ Bản làng vắng teo 
+ Chỉ còn một bà cụ sống sót chăn bò cho yêu tinh.
- Gặp bà cụ: bà nấu cơm cho ăn và cho ngủ nhờ
b. Cuộc chiến đấu cuả anh em Cẩu Khây và yêu tinh.
- Phun nước như mưa làm nước dâng ngập cả cánh đồng, làng mạc.
- Anh em Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng phi thường, họ dũng cảm, đồng tâm hợp lực nên đã thắng yêu tinh, buộc nó quy hàng.
+ Không ai thắng được.
- Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hợp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
3. Hoạt động luyện tập 3. Luyện đọc diễn cảm
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được 1 đoạn và cả bài 
*Phương pháp: thực hành, làm mẫu
*Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
* Hoạt động nhóm:
- HS đọc bài, nêu cách đọc
- Luyện đọc diễn cảm 1 đoạn: 
+ GV giới thiệu đoạn luyện đọc diễn cảm.
+ Đoạn văn sau đọc như thế nào cho hay?
+ HS nêu cách đọc hay, đọc thể hiện
+ HS luỵên đọc theo cặp,
- 1 số em đọc thi
+ Lớp nhận xét, đánh giá, bình chọn.
+ GV nhận xét, đánh giá.
+ Đoạn đầu giọng hồi hộp, đoạn sau gấp gáp rồi trở lại nhịp khoan thai. 
* Tiêu chí:
+ Đọc đã trôi chảy chưa?
+ Cách ngắt nghỉ đã đúng, hợp lý chưa, đọc phân biệt giọng chưa?
+ Đã đọc diễn cảm chưa, có kèm điệu bộ không?
4. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: HS biết liên hệ, mở rộng nội dung bài học vào thực tế.
*Phương pháp: nêu vấn đề, trình bày 1 phút 
*Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
- Giáo viên gợi mở: 
+ Em học được anh em Cẩu Khây điều gì ?
+ Nhờ đâu mà anh em Cẩu Khây chiến thắng yêu tinh?
- Học sinh phát biểu
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
*Kết luận: Trong cuộc sống chúng ta phải biết đoàn kết. Đoàn kết là sức mạnh vô địch có thể chiến thắng bất kì kẻ thù nguy hiểm nào.
- Biết đem tài năng của mình để cứu nước, giúp dân, làm việc lớn có ích.
- Nhờ có tinh thần đoàn kết, hợp lực đồng tâm.
5. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Nhận xét tiết học, hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
* Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực mô hình hoá toán học: 
- Bước đầu nhận biết về phân số, về tử số, mẫu số.
- Biết đọc, viết phân số.
- Hiểu ý nghĩa của phân số.
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
- Có kĩ năng đọc, viết phân số.
 * Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ - tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh chính xác,tỉ mỉ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
 - Học sinh: Sách, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động: (5 phút )
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi yêu thích
- Giới thiệu bài 
2. Hoạt động Khám phá: :
* Mục tiêu: Làm quen với khái niệm phân số 
*Phương pháp: quan sát, làm mẫu 
*Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành
*Hoạt động cả lớp:
- GV vẽ hình lên bảng/SGK
- HS quan sát hình tròn và nhận xét:
+ Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau?
+ Có mấy phần được tô màu?
- GV: đã tô màu 5 phần 6 hình tròn
- GV biểu diễn trên bảng cách đọc, viết phân số 5 phần 6 
- HS đọc và viết phân số ra nháp.
+ Phân số có mấy phần?
- GV: Phân số có 5 là tử số; 6 là MS
+ Khi viết, TS và MS có vị trí ở đâu?
+ Mẫu số của phân số cho biết gì?
+ Tử số nói lên điều gì?
- GV đưa bảng phụ, hình mẫu như SGK, yêu cầu HS chỉ ra phân số biểu diễn số phần được tô màu?
+ Trong phân số đó, đâu là TS - MS ? ý nghĩa?
* Kết luận; Mỗi phân số đều có TS và MS. TS là số tự nhiên viết trên gạch ngang. MS là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang.
- HS đọc /SGK (106)
a. Giới thiệu phân số.
Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần.
- Ta nói: Đã tô màu năm phần sáu hình tròn.
- Ta viết : đọc là năm phần sáu.
- Ta gọi : là phân số.
- Phân số có tử số là 5, mẫu số là 6.
- MS là số tự nhiên viết dưới gạch ngang. MS cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau.
- TS là số tự nhiên viết trên gạch ngang. TS cho biết 5 phần bằng nhau đã được tô màu. 
2. Ví dụ:
- Viết 
- Đọc: một phần hai
- Viết 
- Đọc: ba phần tư
3. Nhận xét:
- là những phân số.
- Mỗi phân số đều có TS và MS. TS là số tự nhiên viết trên gạch ngang. MS là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang.
3. Hoạt động thực hành 
* Mục tiêu: Bước đầu nhận biết về phân số; biết phân số có tử số, mẫu số; biết đọc, viết phân số
*Phương pháp: thực hành 
*Thời gian: 15 phút
*Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu, quan sát bảng phụ.
- Cả lớp làm bài. 2 HS lên bảng.
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ Học sinh đổi chéo vở kiểm tra bài.
*Kết luận: cách đọc, viết phân số.
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảng
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ HS tự kiểm tra kết quả và chữa bài
*Kết luận: cách đọc, viết phân số.
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS tự làm bài. 1 HS lên bảng
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm
+ Nêu cách làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ 1 HS đọc, cả lớp soát bài
*Kết luận: cách đọc, viết phân số.
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS tự làm bài. 1 HS lên bảng
- Nhiều HS đọc bài làm
- HS dưới lớp đối chiếu bài và nhận xét bài bạn.
*Kết luận: cách đọc, viết phân số.
Bài 1: Viết rồi đọc phân số chỉ số phần đã tô đậm trong mỗi hình.
H1 : H2: H3: 
H4 : H5: H6: 
Bài 2: Viết theo mẫu:
Phân số
Tử số
Mẫu số
6
11
8
10
5
12
Bài 3: Viết các phân số:
a. Hai phần năm: 
b.Mười một phần mười hai: 
c. Bốn phần chín: 
d. Chín phần mười: 
e.Năm mươi hai phần tám mươi tư: 
Bài 3: Đọc các phân số:
Viết
Đọc
Năm phần chín
Tám phần mười bảy
 Ba phần hai mươi bảy
 Mười chín phần ba mươi ba
4. Vận dụng : 
* Mục tiêu: Học sinh củng cố kiến thức
*Phương pháp: trò chơi 
*Thời gian: 5 phút
*Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Tiếp sức.
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
Thi viết phân số
5. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
+ Nêu đặc điểm của phân số ? 
- Nhận xét tiết học, 
- Chuẩn bị bài sau
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
CHÍNH TẢ
CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
* Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc (3) a/b hoặc BT do GV soạn.
b. Năng lực văn học: 
- Hiểu nội dung bài viết
c. Nội dung tích hợp: 
 *BVMT: HS thấy được vẽ đẹp kì vĩ của cảnh vật nước bạn, có ý thức bảo vệ những danh lam thắng cảnh của đất nước và thế giới.
* Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự chủ và tự học.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng phẩm chất tích cực, chủ động trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
 - Học sinh:Vở, bút,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động khởi động: (3 phút )
- TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ
- 2 HS lên bảng thi viết các từ: sinh sản, sắp xếp, sản xuất, sung sức..
- Giáo viên nhận xét, đánh giá 
- GV dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động khám phá: 1. Chuẩn bị viết chính tả: 
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn văn.
*Phương pháp: vấn đáp, động não
*Thời gian: 5 phút 
* Cách tiến hành: 
- Một HS đọc đoạn cần viết, cả lớp đọc thầm.
+ Trước đây bánh xe được làm bằng gì? 
+Sự kiện nào làm Đân -lớp nảy sinh ý nghĩ làm lốp xe đạp? 
+Phát minh của Đân -lớp được đăng kí chính thức vào năm nào? 
+Bài nói lên điều gì?
- HS tìm và luyện viết từ khó, dễ lẫn khi viết. 
*Kết luận: Chú ý khoảng cách chữ cần đều nhau để bài viết được đẹp
+ Bằng gỗ, nẹp sắt
+ Một hôm suýt ngã...và nẹp sắt.
+ Năm 1880
- Đoạn văn nói về Đân –lớp, người đã phát minh ra chiếc lốp xe đạp bằng cao su.
- HS nêu từ khó viết: Đân- lớp, nẹp sắt, cao su, suýt ngã, thế kỷ XX..
3. Hoạt động luyện tập: 2. Viết bài chính tả: 
* Mục tiêu: Hs nghe - viết tốt bài chính tả theo hình thức đoạn văn., tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai
* Phương pháp: thực hành 
*Thời gian: 18 phút 
* Cách tiến hành:
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình .
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
4. Hoạt động vận dụng: 3. Làm bài tập chính tả: 
* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được ch/tr
 *Phương pháp: thực hành, 
*Thời gian: 8 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu bài tập 2
- HS làm bài cá nhân, 1 HS làm bảng phụ
- Lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng
- 1 HS đọc lại bài thơ
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu bài tập 3, quan sát tranh minh hoạ.
- HS làm bài cá nhân, 1 HS làm bảng phụ
- Lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng
+ Chuyện đáng cười ở điểm nào?
Bài 2a: điền vào chỗ chấm
Chuyền trong vòm lá
Chim có gì vui
Mà nghe ríu rít
Như trẻ reo cười?
Bài 3a Tìm tiếng có âm ch/ tr điền vào chỗ chấm:
- đãng trí, chẳng thấy, xuất trình.
+ Đáng cười là ở chi tiết nhà bác học tìm vé không phải để xuất trình mà để biết xem mình xuống ga nào do nhà bác học chỉ chú ý đến công trình nghiên cứu mà quên cả những điều bình thường
5. Củng cố, dặn dò:(2 phút) 
- Nhận xét tiết học, hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
LỊCH SỬ 
CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
I. MỤC TIÊU
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực:
 1.1. Năng lực đặc thù: 
a. Nhận thức lịch sử: Học sinh 
- Một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn.
- Diễn biến của trận Chi Lăng.
b. Tìm hiểu lịch sử: 
- Khai thác sách giáo khoa, tranh ảnh, bản đồ hành chính Việt Nam và các tài liệu liên quan
- Rèn kỹ năng vẽ và sử dụng lược đồ trong khi học và trả lời câu hỏi.
- Ý nghĩa quyết định của trận Chi Lăng với thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.
- HS nắm được diễn biến của trận Chi Lăng và có thể thuật lại bằng ngôn ngữ của mình 
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực nhận thức khoa học, tìm hiểu lịch sử.
2. Phẩm chất:
- Giáo dục học sinh Cảm phục sự thông minh, sáng tạo trong cách đánh giặc của ông cha ta qua trận Chi Lăng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
- Học sinh: SGK, VBT ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động: (4p)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò Bắn tên:
+ Tình hình nước ta cuối thời Trần như thế nào?
+ Nhà Hồ được thành lập ra sao?
- Giới thiệu bài:
2. Khám phá: 
*Mục tiêu: Học sinh - Nắm được nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của trận Chi Lăng.
- Sự ra đời của nhà Hậu Lê
 *Phương pháp: thảo luận nhóm 
*Thời gian: 20 phút 
*Cách tiến hành: 
*Hoạt động cả lớp:
- HS đọc ND đoạn đầu trong SGK
+ Lê lợi là người như thế nào? 
+ Lê Lợi đã có quyết định quan trọng như thế nào?
- HS phát biểu, lớp bổ sung.
*Kết luận: Năm 1426, quân Minh bao vây ở Đông Quan....
*Hoạt động cả lớp:
- HS đọc thầm SGK, quan sát lược đồ hình 1 và trả lời câu hỏi:
+ Tại sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
+ Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng, kị binh đã hành động như thế nào? 
+ Kị binh của nhà Minh đã phản ứng thế nào trước hành động của quân ta?
+ Kị binh của nhà Minh đã bị thua trận ra sao?
- Đại diện 2 nhóm dựa vào câu hỏi gợi ý để thuật lại diễn biến chính của trận đánh Chi Lăng( kết hợp chỉ lược đồ)
+ Kết quả của trận đánh Chi Lăng như thế nào? 
- HS dựa vào SGK
*Hoạt động cả lớp:
+ Trong trận Chi Lăng, nghĩa quân Lam Sơn Thể hiện sự thông minh như thế nào? 
+ Sau trận Chi Lăng, thái độ của quân Minh ra sao?
- HS trao đổi cặp, phát biểu, rút ra kết luận về ý nghĩa chung.
1. Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín ở vùng Lam Sơn,Thanh Hoá.
+ Không chịu cảnh đất nước bị nhà Minh đô hộ, Lê Lợi chiêu tập binh sĩ, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc kháng chiến.
- Lê Lợi tiến quân ra Bắc, tiến đánh giặc Minh.
2. Trận Chi Lăng:
a. Địa thế ải Chi Lăng:
- Ải Chi Lăng là một vùng núi đá hiểm trở, đường nhỏ hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm.
b. Diễn biến trận đánh:
- Kị binh ta ra nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải.
- Kị binh của Liễu Thăng ham đuổi, bỏ xa quân bộ .
- Khi ngựa của chúng đang bì bõm vượt qua đồng lầy ® ta bắt đầu tấn công ®Liễu Thăng và đám kị binh bị quân ta đánh tối tăm mặt mũi. Phần đông bị giết, phần còn lại bỏ chạy thoát thân, Liễu Thăng bị giết.
c. Kết quả:
- Liễu Thăng bị giết
- Quân bộ bị tấn công quyết liệt
d. Ý nghĩa: SGK/46
- Quân Minh xin hàng và rút quân về nước.
3. Hoạt động luyện tập: 
*Mục tiêu: Học sinh củng cố kiến thức
*Phương pháp: thuyết trình 
*Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh lại chiến thắng Chi Lăng
- Học sinh kể chuyện
4. Hoạt động vận dụng
*Mục tiêu: Học sinh liên hệ, mở rộng
 *Phương pháp: kể chuyện, 
*Thời gian: 8 phút 
*Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh kể chuyện về các nhân vật lịch sử.
+ Trong trận Chi Lăng, nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế nào?
*Kết luận: Nắm được lí do vì sao quân ta lựa chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch và mưu kế của quân ta trong trận Chi Lăng: Ải là vùng núi hiểm trở, đường nhỏ hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm; giả vờ thua để nhử địch vào ải, khi giặc vào đầm lầy thì quân ta phục sẵn ở hai bên sườn núi đồng loạt tấn công.
Giáo dục lòng tự hào đất nước và truyền thống đánh giặc ngoại xâm của cha ông.
+ Chọn địa hình hiểm trở, khiêu chiến, đánh úp. 
5. Củng cố, dặn dò: (2 phút) 
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi SGK và chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thứ ba ngày 22 tháng 1 năm 2021 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
1.1. Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Nắm vững kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể Ai làm gì? Để nhận biết được câu kể đó trong đoạn văn (BT1), xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được (BT2).
- Viết được đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì? (BT3).
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn có sử dụng kiểu câu kể “Ai làm gì?”; Kĩ năng xác định CN, VN trong câu kể Ai là gì?
b. Năng lực văn học: 
- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh hay để viết văn. 
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2. Phẩm chất:
- Tích cực, chủ động trong học tập 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, từ điển 
- Học sinh: Từ điển, vở BT, bút, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động ( 5 phút)
- Cho Học sinh chơi trò chơi Bắn tên: 
+ Nêu cấu tạo của câu kể Ai làm gì?
+ Lấy VD về câu kể Ai làm gì?
- Giáo viên dẫn vào bài
- Giới thiệu bài 
2. Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu: Nắm vững kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể Ai làm gì? để nhận biết được câu kể đó trong đoạn văn (BT1), xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được (BT2). 
*Phương pháp: thảo luận nhóm, thực hành, kĩ thuật khăn trải bàn, 
*Thời gian: 15 phút
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu và đoạn văn của bài
- HS làm bài cá nhân, 2HS lên bảng làm 
- Nhận xét, chữa bài của bạn trên bảng, chốt lời giải đúng
+ Tại sao các câu đó là câu kể Ai làm gì?
*Hoạt động cá nhân:
 - HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm VBT - 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét bổ sung
- GV kết luận lời giải đúng.
+Tại sao em xác định được bộ phận CN và VN?
+Muốn tìm chủ ngữ, vị ngữ ta đặt câu hỏi như thế nào?
+ Chủ ngữ của các câu trên trả lời cho câu hỏi nào? 
+ Câu kể Ai làm gì? có đặc điểm gì?
Do loại từ ngữ nào tạo thành?
Bài 1: Tìm các câu kể “ Ai làm gì?” trong đoạn văn
- Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.
- Một số chiến sĩ thả câu.
- Một số khác quây quần trên boong...
- Cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu...
Bài 2 : Xác định CN, VN trong các câu 
- Tàu chúng tôi/ buông neo trên vùng... 
 CN	VN
- Một số chiến sĩ/thả câu.
 CN VN
- Một số khác/ quần trên boong tàu ... 
 CN	VN
- Cá heo/ gọi nhau quây quanh tàu 
 CN	VN
3. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: Học sinh viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai làm gì?
*Phương pháp: thực hành 
*Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành:
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm bài cá nhân/ VBT
- 2 em làm giấy to dán lên bảng
- Lớp nhận xét bổ sung
+ Bài có những câu nào thuộc kiểu câu Ai làm gì? Xác định CN và VN trong câu đó?
- 5 – 7 HS dưới lớp đọc kết quả bài tập.
- GV nhận xét, tuyên dương cho bài viết tốt.
Bài 3: Viết một đoạn văn ( 5 câu) kể về công việc trực nhật lớp trong đó có sử dụng câu kể Ai làm gì?
VD: Sáng nay, tổ em làm trực nhật lớp học. Em cầm chổi quét lớp thật nhẹ nhàng và dồn rác vào một góc để hót đi. Minh và Quang khỏe hơn thì kê lại bàn ghế. Hương giặt giẻ lau bảngvà bàn cô giáo. Mỗi người một việc thật là vui. Các bạn vào lớp ai cũng thích vì lớp học sạch sẽ.
4. Củng cố, dặn dò (2 phút)
+ Nêu đặc điểm của câu kể Ai làm gì?
+ Chủ ngữ ( vị ngữ) trong câu kể Ai làm gì?do từ ngữ nào tạo thành? 
- Nhận xét tiết học, 
- Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
1. 1. Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực mô hình hoá toán học: 
- Thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiện (khác 0) có thể viết thành một phân số có tử số là số chia, mẫu số là số chia. 
- Biết viết STN khác 0 dưới dạng phân số.
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
- Rèn kĩ năng đọc, viết phân số.
1. 2. Năng lực chung:
- Năng lực tư duy, năng lực tự chủ - tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.
2. Phẩm chất:
- Qua bài học, bồi dưỡng tính cẩn thận, chính xác, khoa học trong tính toán.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, Bộ đồ dùng dạy học
 -HS: SGK, vở viết, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Phương pháp
Nội dung
1. Khởi động (3p)
 Trò chơi: Truyền điện
Viết phân số: 3/2; 4/7; 5/3;....
- HS tham gia trò chơi dưới sự điều hành của GV
- Dẫn vào bài mới
2. Khám phá: 
* Mục tiêu: Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số; tử số là số bị chia, mẫu số là số chia.
*Phương pháp: động não, vấn đáp, làm mẫu 
*Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành:
*Hoạt động cả lớp:
- GV nêu bài toán 1
- HS đọc bài toán và nhẩm ngay kết quả.
+ Em làm như thế nào? 
+ Các số 8, 4, 2 được gọi là các số gì?
GV: Như vậy khi thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0, ta có thể tìm được thương là một số tự nhiên. Nhưng, không phải lúc nào ta cũng thể thực hiện được như vậy.
- GV nêu bài toán 2
- HS đọc bài toán, nêu phép tính và giải thích lý do.
+ Có thể thực hiện phép chia 3 : 4 tương tự như thực hiện 8 : 4 được không? 
- GV hướng dẫn nhận xét:
+ Chia một cái bánh thành 4 phần bằng nhau; Mỗi em được mấy phần của 1 cái bánh?
+ Sau 3 lần chia, mỗi em được mấy phần?
- GV hướng dẫn trên bảng cách nói, viết kết quả thu được.
+ Nhận xét về phép chia: 3: 4 và ?
- HS đọc thuộc kết luận SGK/(108).
- GV lấy VD và yêu cầu HS chỉ ra:
+ Phân số viết được? Đâu là TS, đâu là MS?
+Thương trong phép chia 3: 4 = có gì khác so với thương trong phép chia 8 : 4 = 2 ?
GV: Như vậy khi thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 ta có thể tìm được thương là một phân số.
+ Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên(khác không) có thể viết được ở dưới dạng nào nữa?
*Kết luận: Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên(khác không) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia. 
1. Phân số và phép chia số tự nhiên:
a.Bài toán 1: Có 8 quả cam, chia đều cho 4 em. Mỗi em được:
 8 : 4 = 2 (quả cam)
+ Là các số tự nhiên
b. Bài toán 2: Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 em. Hỏi mỗi em được bao nhiêu phần của cái bánh?
- Nhận xét: Ta phải thực hiện phép chia 3:4. Vì 3 không chia hết cho 4 nên có thể làm như sau:
- Chia mỗi cái bánh thành 4 phần bằng nhau rồi chia cho mỗi em một phần, tức là cái bánh.
- Sau 3 lần chia bánh như thế, mỗi em được 3 phần, ta nói mỗi em được cái bánh
- Ta viết 3 : 4 = (cái bánh)
c.Nhận xét: Thương của phép chia số TN cho STN (khác 0) có thể viết thành một PS, TS là só bị chia, MS là số chia.
8 : 4 = ; 15 : 7 = ; 20 : 15 = 
2. Hoạt động luyện tập: 
* Mục tiêu: Học sinh viết thương của các phép chia số tự nhiên dưới dạng phân số, biểu diễn được các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1
*Phương pháp: thực hành, làm mẫu 
*Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành:
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu BT.
- Cả lớp làm bài, 1 HS lên bảng 
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ HS tự kiểm tra kết quả và chữa bài *Kết luận: HS nhắc lại cách viết thương của mỗi phép chia dưới dạng phân số.
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu BT và phân tích mẫu. 
- HS làm bài. 2 HS lên bảng làm bài tập.
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ Học sinh đổi chéo vở kiểm tra bài.
*Kết luận: Phân số có TS chia hết cho MS thì cần tính và ghi kết quả cuối cùng (thương)
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu bài tập, phân tích mẫu.
+ STN bất kì được biểu diễn dưới dạng phân số bằng cách nào?
- HS tự làm bài, 1 HS lên bảng
- Chữa bài: 
+ Đọc bài làm
+ Nêu cách làm
+ Nhận xét đ/s, 
+ Kết luận kết quả.
+ 1 HS đọc, cả lớp soát bài
*Kết luận : Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số bằng 1.
Bài 1: Viết thương của mỗi phép chia dưới dạng phân số:
7 : 9 = ; 5 : 8= ; 6 : 19 = 
1 : 3 = 
Bài 2: Viết theo mẫu:
M: 24: 8= = 3 36 : 9 = = 4
88 : 11 == 8 
 0 : 5= = 0
7 : 7 = = 1
Bài 3: Viết mỗi số TN dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1(theo mẫu):
a.M: 9 = 
6 = ; 1 = ; 27 =; 0 = 
b. Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số bằng 1.
3. Hoạt động vận dụng: 
*Mục tiêu: - Học sinh củng cố kiến thức
*Phương pháp: trò chơi 
*Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Tiếp sức
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
Thi viết phân số 
4. Củng cố, dặn dò: (2 phút) 
+Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên(khác 0) hôm nay có đặc điểm gì? 
- Nhận xét tiết học, 
- Chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
1. Năng lực:
 1.1. Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có tài.
- Biết lắng nghe, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
- Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú nghe cô kể, bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
b. Năng lực văn học: 
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2. Phẩm chất:
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh yêu thích kể chuyện.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
- Học sinh: SGK, câu chuyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động Khởi động (5 phút )
- Học sinh xem video kể chuyện của bạn câu chuyện “Bác đánh cá và gã hung thần”.
- Dẫn vào bài
2. Hoạt động khám phá: 
* Mục tiêu: Học sinh dựa vào gợi ý trong SGK, chọn được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có tài.
 *Phương pháp: vấn đáp, làm mẫu 
*Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cả lớp:
- HS đọc đề- GV ghi bảng
- Phân tích đề bài, GV gạch dưới các từ ngữ quan trọng của đề bài.
- HS đọc gợi ý - SGK
+ Những người như thế nào thì được mọi người công nhận là người có tài? 
+ Lấy ví dụ 1 số người được gọi là người có tài? 
+ Em đã đọc câu chuyện của mình ở đâu? 
+ Hãy giới thiệu về nhân vật mà mình kể với những tài năng đặc biệt của họ cho các bạn cùng nghe? 
- HS nối tiếp giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
1.Hướng dẫn kể chuyện:
Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về một người có tài.
+ Có tài năng, sức khỏe, trí tuệ hơn người bình thường, mang tài năng của mình phục vụ đất nước.
+ Lê Quý Đôn, ác -si - mét, Cao Bá Quát, Nguyễn Thúy Hiền...
+ Báo, truyện, kỷ lục Ghi-nét, xem ti vi,...
- VD: Tôi xin kể cho các bạn nghe câu chuyện...
3 . Hoạt động luyện tập: 
* Mục tiêu: HS kể lại được câu chuyện, hiểu nội dung và nêu được ý nghĩa của 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_20_nam_hoc_2020_2021_ban_moi.doc