Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)

CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ

(Trang 8)

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

1.1. Năng lực đặc thù:

- Mô hình hóa Toán học: Biết mối quan hệ giữa các đơn vị các hàng liền kề.

- Giải quyết vấn đề: Biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số. Vận dụng kiến thức làm các bài tập liên quan.

- Tư duy và lập luận: Phân tích được đề bài, kiểm tra bài làm của mình và nhận xét được bài làm của bạn.

1.2. Năng lực chung:

- Có năng lực tự học và giải các bài tập cá nhân.

- Có khả năng giao tiếp, hợp tác nhóm để hoàn thành yêu cầu bài.

2. Phẩm chất:

- Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

- HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - Thiết bị phòng học thông minh.

 

doc 50 trang xuanhoa 05/08/2022 3040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2020
Toán
CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ 
(Trang 8)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù:
- Mô hình hóa Toán học: Biết mối quan hệ giữa các đơn vị các hàng liền kề.
- Giải quyết vấn đề: Biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số. Vận dụng kiến thức làm các bài tập liên quan.
- Tư duy và lập luận: Phân tích được đề bài, kiểm tra bài làm của mình và nhận xét được bài làm của bạn.
1.2. Năng lực chung:
- Có năng lực tự học và giải các bài tập cá nhân.
- Có khả năng giao tiếp, hợp tác nhóm để hoàn thành yêu cầu bài.
2. Phẩm chất:
- Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.
- HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 - Thiết bị phòng học thông minh.
 2. Học sinh:
 - Sách, vở, nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
 - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi. 
- GV giới thiệu vào bài: “Các số có sáu chữ số”
- HS chơi trò chơi Truyền điện.
- Cách chơi: Đọc ngược các số tròn trăm từ 900 đến 100.
2. Khám phá (hình thành kiến thức):
* Mục tiêu: 
- Biết mối quan hệ giữa các đơn vị các hàng liền kề.
- Biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số.
* Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thực hành.
* Thời gian: 12 phút
* Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp:
- GV đọc số: 1 đơn vị
 1 chục
 1 trăm
+ Bao nhiêu đơn vị hàng bé bằng 1 đơn vị hàng lớn hơn liền trước?
- GV đọc số: 10 trăm
 10 nghìn
 10 chục nghìn
- GV: 10 đơn vị hàng bé bằng 1 đơn vị ở hàng lớn hơn liền trước.
- GV gắn các thẻ lên các cột tương ứng.
- Gv ghi kết quả xuống dưới.
- GV chốt lại cách đọc, viết.
- HS viết số: 1
 10
 100
- 10 đơn vị
- HS viết : 1000 -> Một nghìn
 10 000
 100 000 -> Một trăm nghìn
- HS lắng nghe.
- HS nêu giá trị của các hàng và viết số rồi đọc số.
3. HĐ thực hành:
* Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức làm được các bài tập.
* Phương pháp: quan sát, thực hành.
* Thời gian: 18 phút
* Cách tiến hành:
Bài 1: Viết theo mẫu 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV chiếu bảng phụ lên và hướng dẫn HS phân tích bảng, hướng dẫn cách làm. 
* GV: chốt đáp án, chốt cách đọc, viết các số có 6 chữ số.
Bài 2: Viết theo mẫu.
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân.
- Chữa bài nhận xét.
*GV: chốt cho HS về cấu tạo số, kĩ năng viết số có nhiều chữ số dựa vào cách đọc số đã cho. Cần chứ ý viết từ hàng cao đến hàng thấp.
Bài 3: Đọc các số tương ứng.
- Gv yêu cầu HS làm cá nhân vào vở
- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS.
- Chữa bài, nhận xét.
* GV : cách đọc số có năm, sáu chữ số. Chú ý đọc tách riêng các chữ số thuộc hàng nghìn.
Bài 4: Viết các số sau.
- GV đọc từng số cho hs viết vào bảng con.
- GV: chốt cho HS cách viết số có nhiều chữ số.
4. Hoạt động vận dụng:
* Mục tiêu: 
- Đọc được số tiền mẹ đi chợ mua hàng
* Phương pháp: Quan sát, thực hành
* Thời gian: 4 phút
* Cách tiến hành:
- Gv đưa bài toán: Mẹ đi chợ mua 5 chiếc bát, giá một chiếc bát là 20 000 đồng. Mẹ mua 1 kg cá với giá 170 000, mẹ mua rau hết 35000 đồng. Hỏi mẹ mua hết tất cả bao nhiêu tiền?
- Yêu cầu HS tự đọc bài toán và giải bài toán vào vở.
* GV: chốt đáp án và lưu ý HS cách giải và trình bày bài toán.
 5. Củng cố, dặn dò: (2p)
? Số có 6 chữ số gồm những hàng nào? Đọc, viết ntn?
- GV hệ thống bài
- Nhận xét giờ học
- Giao bài về nhà:
+ Thực hành đọc, viết các số có 6 chữ số
+ Tìm cách đọc, viết các số có 7 chữ số
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS thực hiện cá nhân – Đổi chéo theo cặp đôi - Chia sẻ trước lớp.
- 1 hs đọc đề bài.
Bài 2:
- HS làm cá nhân và chia sẻ trước lớp
Bài 3: 
- HS làm cá nhân
- Chia sẻ cách đọc:
+ 96 315: Chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm
+ 796 315: Bảy trăm chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm.
(......)
Bài 4:
- HS viết cá nhân – Đổi chéo KT – Thống nhất đáp án:
a. Sè “Sáu mươi ba nghìn một trăm mươi lăm” viÕt là: 63 115
b. Sè “Bảy trăm hai mươi ba nghìn chín trăm ba mươi sáu” viết là: 
723 936
c. Sè “Chín trăm bốn mươi ba nghìn một trăm linh ba” viết là: 943 103
d. Sè “Tám trăm sáu mươi nghìn ba trăm bảy mươi hai” viết là: 
860 372
- HS tự đọc bài và phân tích bài toán rồi giải bài toán đó.
IV. Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................
Thể dục
Đ/c Hòa – Giáo viên bộ môn dạy
Kĩ thuật
Đ/c Hòa – Giáo viên bộ môn dạy
Lịch sử
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ 
(Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
1.1. Năng lực đặc thù:
- HS nắm được các yếu tố của bản đồ, biết cách sử dụng bản đồ, biết khai thác kiến thức từ bản đồ.
- HS thực hành trên lược đồ, bản đồ cụ thể.
1.2. Năng lực chung, phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Hs có thái độ học tập tích cực, tự giác.
*GDQPAN: Giới thiệu bản đồ hành chính VN và khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam
II. CHUẨN BỊ:
2.1. Giáo viên:
- Phòng học thông minh.
2.2. Học sinh:
- Sưu tầm bản đồ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
+ Nêu các yếu tố của bản đồ?
+ Thực hành trên bản đồ.
- GV nhận xét, khen, động viên, dẫn vào bài mới.
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét.
2. Khám phá: 
* Hướng dẫn sử dụng bản đồ:
* Mục tiêu: HS nắm được các yếu tố của bản đồ, biết cách sử dụng bản đồ, biết khai thác kiến thức từ bản đồ.
* Phương pháp: Thảo luận nhóm.
* Thời gian: 15 phút
* Cách tiến hành:
- HS đọc SGK thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
+ Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
+ Dựa vào bảng chú giải H3 SGK đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí?
+ HS lên bảng chỉ bản đồ và giải thích.
+ Yêu cầu học sinh tìm một số đối tượng trên bản đồ dựa vào kí hiệu.
+ Nêu các bước sử dụng bản đồ? 
* GV: Muốn sử dụng bản đồ ta phải đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải và tìm đối tượng lịch sử hoặc địa lí trên bản đồ.
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ.
3. Hướng dẫn thực hành:
* Mục tiêu: HS thực hành trên lược đồ, bản đồ cụ thể. Tích hợp GDANQP
* Phương pháp: Thảo luận nhóm, quan sát, chỉ bản đồ.
* Thời gian: 15 phút
* Cách tiến hành:
+ Yêu cầu quan sát lược đồ trang 8 (SGK).
+ Yêu cầu HS chỉ các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên lược đồ.
+ Yêu cầu HS chỉ các đối tượng lịch sử và kí hiệu thể hiện trên lược đồ.
+ GV nhận xét.
+ Yêu cầu quan sát lược đồ trang 9 (SGK).
+ Nêu tên, tỉ lệ của bản đồ?
+ Nêu các đối tượng địa lí được kí hiệu trên bản đồ?
+ Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng? Vì sao em biết?
+ Kể tên các nước láng giềng và biển, đảo, quần đảo của Việt Nam?
- Yêu cầu HS chỉ và nêu tên một số con sông được thể hiện trên bản đồ.
* GV: kết luận và khẳng định chủ quyền với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
4. Vận dụng: 
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức bài học và nắm được vị trí nơi mình đang sinh sống.
* Phương pháp: Hoạt động cá nhân, vấn đáp.
*Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
- Nêu cách giữ gìn, bảo vệ chủ quyền, biển đảo?
- GV chiếu bản đồ hành chính Việt Nam:
+ Yêu cầu HS lên bảng đọc tên bản đồ và chỉ hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.
+ Yêu cầu chỉ vị trí tỉnh Quảng Ninh.
* KL: Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía Tây giáp với các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Lạng Sơn, phía Nam giáp thành phố Hải Phòng. Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới.
5. Củng cố, dặn dò: (2p)
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà tiếp tục thực hành với các loại bản đồ, lược đồ khác.
Nhóm 2 – Lớp
+ Cho ta biết tên khu vực và những thông tin chủ yếu của khu vực đó được thể hiện trên bản đồ.
+ Sồng, hồ, mỏ than 
- HS thảo luận và chia sẻ
+ Bước 1: Nắm rõ tên bản đồ.
+ Bước 2: Xem chú giải để biết kí hiệu đối tượng lịch sử hoặc địa lí.
+ Bước 3: Tìm đối tượng trên bản đồ dựa vào kí hiệu.
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK
Nhóm 4 – Lớp
+ HS quan sát.
+ 3 HS nối tiếp chỉ hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên lược đồ.
+ 2 HS nối tiếp chỉ từng kí hiệu trên lược đồ và gọi tên đối tượng lịch sử.
+ HS nhận xét, bổ sung
+ HS quan sát, làm việc theo 3 bước 
+ HS nêu tên, tỉ lệ.
- HS nêu các đối tượng địa lí.
- Nước láng giềng của Việt Nam là: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
- Vùng biển của nước ta là một phần của Biển Đông.
- Các quần đảo của Việt Nam là: Hoàng Sa và Trường Sa.
- Một số đảo của Việt Nam là: Phú Quốc, Côn Đảo, Cát Bà 
- Các sông chính của Việt Nam là: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu
- HS nêu
+ 1 HS chỉ vị trí tỉnh Quảng Ninh.
+ 1 HS chỉ và đọc tên các tỉnh lân cận.
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Khoa học
Đ/c Đinh Hằng – Giáo viên bộ môn dạy
Tập đọc
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
(Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng tình huống biến chuyển của truyện( từ hồi hộp, căng thẳng đến hả hê), phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn( một nghĩa hiệp, lời nói đanh thép, dứt khoát).
- Đọc rành mạch, trôi chảy; giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật Dế Mèn.
b. Năng lực văn học:
- HS hiểu được ND: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
- Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
1.2. Năng lực chung: 
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo khi tự luyện đọc và tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi trong bài, đưa ra các ý trả lời hay.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm cùng các bạn tìm hiểu những nội dung kiến thức trong bài đọc.
2. Phẩm chất 
- Tôn trọng lẽ phải, biết đấu tranh vì lẽ phải, biết yêu thương giúp đỡ những người xung quanh đặc biệt là tinh thần dũng cảm bảo vệ lẽ phải, bênh vực kẻ yếu
* KNS:
- Thể hiện sự thông cảm.
- Xác định giá trị.
- Tự nhận thức về bản thân.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Phòng học thông minh.
2. Học sinh: 
- Học thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
+ Đọc thuộc lòng bài Mẹ ốm.
+ Nêu ND bài.
- GV nhận xét, dẫn vào bài.
- GV chiếu tranh: 
? Nhìn vào bức tranh em hình dung ra cảnh gì?
- GV giới thiệu bài: Ở phần 1 trong đoạn trích, các em đã biết cuộc gặp gỡ giữa Dế Mèn với chị Nhà Trò. Biết được tình cảnh đáng thương của chị, Dế Mèn đã dắt chị đi gặp bọn nhện. Dế Mèn đã làm gì để giúp đõ Nhà Trò chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
- 2 HS thực hiện
- HS quan sát, trả lời.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
2.1. Luyện đọc: 
* Mục tiêu: Đọc với giọng trôi chảy, mạch lạc với giọng kể chậm rãi, phát âm đúng, hiểu nghĩa một số từ ngữ. 
* Phương pháp: Hoạt động cả lớp, hỏi đáp.
* Thời gian: 10 phút
* Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc bài.
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng kể chuyện: rành mạch, rõ ràng, phân biệt lời nhân vật Dế Mèn: dõng dạc, oai phong.
* Nhấn giọng những từ ngữ miêu tả: sừng sững, lủng củng, chóp bu, co rúm, béo múp béo míp,....
- GV chốt vị trí các đoạn.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc:
+ Lần 1: Gọi ba HS đọc, GV theo dõi, viết các từ đọc khó lên bảng.
+ Lần 2: Gọi ba HS đọc
+ Lần 3: Gọi ba HS đọc
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp trong nhóm bàn.
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài được chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu.......hung dữ.
+ Đoạn 2: Tiếp theo.......chày giã gạo.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- HS nối tiếp nhau đọc bài.
- Luyện đọc từ khó: Chung quanh, nhện gộc, lủng củng, chóp bu, chúa trùm, nặc nô, co rúm, dạ ran ,....)
- HS nối tiếp đọc lần 2.
+ Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải).
- HS nối tiếp đọc lần ba, kết hợp đọc câu dài.
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc.
- 1 HS đọc cả bài.
2.2.Tìm hiểu bài: 
* Mục tiêu: HS hiểu nội dung từng đoạn và nội dung cả bài.
* Phương pháp: thảo luận nhóm, hỏi đáp
* Thời gian: 10 phút
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu đọc các câu hỏi cuối bài
+ Trận địa mai phục của bạn nhện đáng sợ như thế nào?
+ Chúng giăng trận địa như vậy để làm gì?
=> Nội dung đoạn 1?
+ Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?
+ Dế Mèn đã nói như thế nào để bọn Nhện nhận ra lẽ phải?
+ Bọn Nhện sau đó đã hành động như thế nào?
=> Đoạn 2 giúp em hình dung ra cảnh gì?
+ Sau lời lẽ đanh thép của Dế Mèn, bọn nhện đã hành động như thế nào?
=> Nêu nội dung chính của đoạn?
+ Em thấy có thể tặng Dế Mèn danh hiệu nào trong số các danh hiệu Sau đây: võ sĩ, tráng sĩ, hiệp sĩ, dũng sĩ, anh hùng?
+ Nêu nội dung bài
- 1 HS đọc 4 câu hỏi
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
+ Bọn Nhện chăng tơ ngang kín đường, sừng sững giữa lối đi trong khe đá......
+ Chúng mai phục như vậy để bắt Nhà Trò trả nợ.
* Cảnh mai phục của bọn nhện thật đáng sợ.
+ Chủ động hỏi, lời lẽ oai phong 
+ Hành động tỏ rõ sức mạnh: Quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách 
+ Phân tích theo cách so sánh và đe doạ chúng.
+ Chúng sợ hãi dạ ran , phá dây tơ chăng lối.
* Dế Mèn ra oai với bọn Nhện.
+ Chúng sợ hãi dạ ran cuống cuồng chạy, chạy ngang , phá hết các dây tơ chăng lối.
* Dế Mèn giảng giải để bọn nhện nhận ra lẽ phải.
+ Dế Mèn xứng đáng nhận danh hiệu hiệp sĩ vì Dế Mèn hành động mạnh mẽ, kiên quyết và hào hiệp .... 
* Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công,bênh vực kẻ yếu.
- HS ghi lại ý nghĩa của bài
3. Luyện đọc diễn cảm:
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn số 2 của bài, thể hiện được giọng điệu oai phong và hành động mạnh mẽ của Dế Mèn
* phương pháp: nhóm, hỏi dáp
* Thời gian: 10 phút
* Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2
- GV nhận xét, đánh giá chung
4. Hoạt động ứng dụng (1P)
* Mục tiêu: Khơi gợi và giáo dục lòng cảm thông, sẻ chia, biết đấu tranh vì lẽ phải, biết yêu thương giúp đỡ những người xung quanh đặc biệt là tinh thần dũng cảm bảo vệ lẽ phải, bênh vực kẻ yếu, giáo dục kĩ năng sống.
* Phương pháp: hỏi đáp
* Thời gian : 2 phút
* Cách tiến hành: 
+ Em học được điều gì từ Dế Mèn?
* GV: giáo dục HS học tập thái độ bảo vệ lẽ phải, bảo vệ kẻ yếu của Dế Mèn:
Qua câu chuyện của Dế Mèn ta thấy rằng: Trong c/s con người phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau những lúc khó khăn, không nên bắt nạt kẻ yếu hơn mình. Giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn là truyền thống lâu đời của ND ta.
4. Củng cố- dặn dò: 3 phút
- HS nêu lại nội dung bài tập đọc.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài và khuyến khích các em tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu lại giọng đọc cả bài.
- 1 HS đọc mẫu toàn bài.
 - Nhóm trưởng điều hành:
+ Luyện đọc theo nhóm.
+ Vài nhóm thi đọc trước lớp.
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- HS nêu: em học tập được Dế Mèn sự cảm thông, yêu thương, biết bênh vực kẻ yếu.....
IV. Rút kinh nghiệm: .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2020
Chính tả
MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Nghe -viết đúng bài CT; trình bày đúng các hình thức đoạn văn
- Làm đúng BT2 phân biệt s/x, ăn/ăng, giải được câu đố BT 3a
b. Năng lực văn học:
- Hiểu nội dung đoạn viết và ý nghĩa của các câu đố trong bài.
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, khi tự đọc và tìm nội dung đoạn viết, viết bài đúng và đẹp.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm cùng các bạn giải đố.
2. Phẩm chất:
- Biết chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật.
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết và ngôn ngữ Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ, bút dạ
2. Học sinh:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
- GV dẫn vào bài mới.
- TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ.
2. Khám phá (hình thành kiến thức):
2.1. Chuẩn bị viết chính tả:
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn văn.
* Phương pháp: hỏi đáp
* Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
* Cách tiến hành: 
a. Trao đổi về nội dung đoạn cần viết:
- Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK. 
+ Đoạn văn viết về ai?
+ Câu chuyện có điều gì cảm động?
*GV: Tuy còn nhỏ nhưng Sinh đã không quản ngại khó khăn, ngày ngày cõng Hạnh tới trường với đoạn đường dài hơn 4 km, qua đèo, vượt suối, khúc khuỷu gập ghềnh. Một hành động thật đáng trân trọng mà các em cần học tập.
- Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.
* GV: Lưu ý viết hoa các tên riêng có trong bài.
- 1 HS đọc-HS lớp đọc thầm.
+ Đoạn văn viết về bạn Đoàn Trường Sinh 10 năm cõng bạn đi học.
+ Trong suốt 10 năm, bạn Đoàn Trường Sinh không ngại đường qua đèo, suối, khúc khuỷu, gập ghềnh, ngày nào cũng cõng bạn Hanh tới trường.
- HS nêu từ khó viết: khúc khuỷu, gập ghềnh, không quản khó khăn, đội tuyển,...
- Viết từ khó vào vở nháp
2.2. Viết bài chính tả:
* Mục tiêu: Hs nghe -viết tốt bài chính tả theo cách viết đoạn văn.
* Phương pháp: thực hành
* Thời gian: 15 phút
* Cách tiến hành:
- GV đọc bài cho HS viết
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
- HS nghe - viết bài vào vở
2.3. Đánh giá và nhận xét bài: 
* Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai
* Phương pháp: nhóm đôi
* Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
 . Làm bài tập chính tả: (5p)
* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được s/x, ăn/ăng 
* Phương pháp: nhóm 2
* Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành: 
Bài 2: Chọn cách viết đúng trong ngoặc đơn
+ Câu chuyện có gì đáng cười?
Bài 3:
4. Hoạt động ứng dụng:
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố và tìm tiếng có chứa âm s/x. Tìm các câu đố chữ tương tự và giải các câu đố đó.
* Phương pháp: nhóm, trò chơi.
* Thời gian: 3 phút
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS thi tìm tiếng có chứa âm s/x
- Tìm các câu đố chữ tương tự và giải các câu đố đó.
- GV nhận xét, tuyên dương.
5. Củng cố- dặn dò: 2 phút
- GV hệ thống lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS: Chép lại đoạn văn cho đẹp.
Lời giải: sau, rằng, chăng, xin, băn khoăn, xem
- 1 hs đọc to đoạn văn đã điền hoàn chỉnh.
+ Đáng cười ở sự đãng trí của vị khách, bà ta hỏi không phải để xin lỗi mà hỏi để xem mình đã tìm đúng ghế ngồi chưa
- Lời giải: sáo - sao
- Viết 5 tiếng, từ chứa s/x
- Tìm các câu đố chữ tương tự và giải các câu đố đó.
IV. Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	Âm nhạc
Đ/c Thủy – Giáo viên bộ môn dạy
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
 1. 1. Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Thương người như thể thương thân (BT1, BT4) ; nắm được cách dùng một số từ có tiếng “nhân” theo hai nghĩa khác nhau: người, lòng thương người (BT2, BT3).
b. Năng lực văn học
- Vận dụng từ ngữ trong đặt câu, viết câu
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, tự tra từ điển hiểu nghĩa của từ, giao tiếp hợp tác nhóm tìn hiểu thêm ngôn ngữ sắp xếp vào nhóm từ phù hợp, năng lực giải quyết vấn đề đặt câu với các từ ngữ trong bài.
2. Phẩm chất:
- HS học tập đức tính nhân hậu biết yêu thương, nhân ái, bao dung, đoàn kết với mọi người.
- HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
* GT: Không làm BT 4
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ, từ điển 
2. Học sinh: vở BT, bút, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (5p)
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng, lớp viết nháp.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV giới thiệu và dẫn vào bài mới: Trong tiết học hôm nay các em sẽ mở rộng vốn từ theo chủ điểm với nội dung: Nhân hậu- đoàn kết và hiểu nghĩa cách dùng 1 số từ Hán Việt.
Viết các từ chỉ người trong gia đình:
+ Vần có 1 âm (bố, mẹ, chú, dì .)
+ Vần có 2 âm: (bác, thím, ông,...)
2. Khám phá : 
* Mục tiêu: 	Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Thương người như thể thương thân (BT1, BT4) ; nắm được cách dùng một số từ có tiếng “nhân” theo hai nghĩa khác nhau: người, lòng thương người (BT2, BT3).
* Phương pháp: nhóm, hỏi dáp
* Thời gian: 25 phút
* Cách tiến hành: 
Bài 1: Tìm các từ ngữ:
- Chữa bài, nhận xét, yêu cầu HS đặt câu hoặc giải nghĩa một trong các từ mà các em tìm được
Bài 2: Cho các từ sau: nhân dân, nhân hậu, nhân ái, công nhân, nhân loại,...Hãy cho biết.
+ Giải nghĩa từ.
+ Sắp xếp các từ vào nhóm cho phù hợp.
- Gv nhận xét, chữa bài.
+ Yêu cầu tìm thêm các từ có chứa tiếng "nhân" khác và cho biết nghĩa của tiếng trong từ
Bài 3: Đặt câu với 1 từ ở BT 2
- Gọi hs nối tiếp đọc câu đặt được. 
- Gv nhận xét, chữa bài, lưu ý hình thức và nội dung của câu
3. Hoạt động ứng dụng:
* Mục tiêu: Củng cố cho HS ghi nhớ các từ ngữ được mở rộng, liên hệ học tập một số đức tính, phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam
 * Phương pháp; nhóm, vấn đáp
* Thời gian: 7 phút
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm đôi chia sẻ tìm một số từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu, thể hiện tinh thần đùm bọc...
- GV nhận xét, tuyên dương.
GV: Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, dựng nước và giữ nước dân tộc Việt Nam luôn có tinh thàn đoàn kết và bác ái. Chính có sự đoàn kết chúng ta mới đánh thắng được 2 đế quốc hùng mạnh. Liên hệ ....
4. Củng cố- dặn dò: ( 3 phút)
- GV hệ thống lại bài.
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài sau
Nhóm 6- Lớp
- Hs nêu yêu cầu bài.
- Hs thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu bài tập – Chia sẻ trước lớp
Thể hiện lòng nhân hậu...
Trái nghĩa với Nhân hậu hoặc...
Thể hiện tinh thần đùm bọc...
Trái nghĩa với Đùm bọc hoặc...
Lòng thương người, nhân ái, nhân đức,...
Độc ác, tàn ác, tàn bạo, hung tàn,...
Cưu mang, che chở, đỡ đần,...
ức hiếp, hiếp đáp, bắt nạt, doạ nạt,...
Nhóm 2 – Lớp
- HS cùng giải nghĩa từ
- Hs làm bài nhóm 2 vào phiếu BT cá nhân.
"nhân" có nghĩa là người.
"nhân" có nghĩa là lòng thương người
Nhân dân, nhân loại, công nhân, nhân tài.
Nhân hậu, nhân đức, nhân ái, nhân từ.
- HS nối tiếp nêu: nhân đạo, ân nhân, nhân vô thập toàn, quý nhân, nhân văn,...
- HS nối tiếp nói câu
- Viết câu vào vở
VD: Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước.
 Bố em là công nhân.
 Bà em rất nhân hậu.
 Người Việt Nam ta giàu lòng nhân ái.
- HS làm việc theo nhóm đôi. Ghi nhớ các từ ngữ được mở rộng.
- Tìm hiểu ý nghĩa các câu tục ngữ BT 4
IV. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
LUYỆN TẬP
 (Trang 10
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù:
- Giải quyết vấn đề: Phân tích được cấu tạo số có 6 chữ số. Biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số. Có kĩ năng đọc, viết các số có 6 chữ số. Vận dụng kiến thức làm các bài tập liên quan. Nắm được quy luật của dãy số cho trước để viết số hoàn thành một dãy số cho trước.
- Tư duy và lập luận: Phân tích được đề bài, kiểm tra bài làm của mình và nhận xét được bài làm của bạn.
- Giao tiếp: Cùng thảo luận với bạn để làm bài, biết nhận xét bài bạn .
1.2. Năng lực chung:
- Có năng lực tự học và giải các bài tập cá nhân.
- Có khả năng giao tiếp, hợp tác nhóm để hoàn thành yêu cầu bài .
 2. Phẩm chất:
- Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.
- HS có thái độ học tập tích cực, chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1.
2. Học sinh:
 - sách, vở, nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (3p):
- GV nhận xét chung, chuyển ý vào bài mới
- Trò chơi Truyền điện
+ Nội dung: Đọc viết các số có 6 chữ số
+ TBHT điều hành
2. Khám phá:
* Mục tiêu: Viết và đọc được các số có đến sáu chữ số.Có kĩ năng đọc, viết các số có 6 chữ số. Vận dụng kiến thức làm các bài tập liên quan. Nắm được quy luật của dãy số cho trước để viết số hoàn thành một dãy số cho trước. 
* Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành
* Thời gian: 30 phút
* Cách tiến hành: 
Bài 1: Viết theo mẫu.
- Hs đọc đề bài.
- Yêu cầu hs làm bài vào vở, chia sẻ kết quả.
* Gv nhận xét, chốt cấu tạo số có nhiều chữ số.
Bài 2: Đọc các số sau.
a. Gọi hs nối tiếp đọc các số đã cho.
b. Cho biết chữ số 5 ở mỗi số trên thuộc hàng nào?
- Chữa bài, nhận xét.
* GV: Chốt cách xác định giá trị của từng chữ số
Bài 3: Viết các số sau.
- GV đọc từng số.
- Gv nhận xét.
* GV: chốt cho HS cách viết các số có 6 chữ số
Bài 4: Viết các số thích hợp vào chỗ trống.
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi.
- Gọi 1 số hs lên thi điền tiếp sức.
- Tổng kết trò chơi.
* GV: Cách viết các số liền sau theo y/c bài 
3. Hoạt động vận dụng:
* Mục tiêu: 
- Đọc được các số và biết giá trị của mỗi số.
* Phương pháp: Quan sát, thực hành
* Thời gian: 4 phút
* Cách tiến hành:
- GV đưa mốt số số : 2345; 56723; 765432.
- Yêu cầu HS đọc các số và nêu giá trị của chữ só 5 trong mỗi số.
+ Khi đọc số các em đọc như thế nào?
+ Dựa vào đâu để em xác định giá trị của số đó?
* GV: chốt cách đọc và cách xác định giá trị của số.
4. Củng cố, dặn dò: (2p)
- GV hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
- Giao bài về nhà.
Bài 1:
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm việc cá nhân – Đổi chéo KT
- Thống nhất đáp án:
Viết số
Trăm nghìn
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
653267
6
5
3
2
6
7
425301
4
2
5
3
0
1
728309
7
2
8
3
0
9
425736
4
2
5
7
3
6
Bài 2:
- Làm cá nhân – Chia sẻ kết quả trước lớp:
a. Thực hiện đọc các số: 2453, 65243, 762543, 53620. 
b.+ Chữ số 5 ở số 2453 thuộc hàng chục.
 + Chữ số 5 ở số 65243 thuộc hàng chục nghìn
 + Chữ số 5 ở số 762543 thuộc hàng trăm.
 + Chữ số 5 ở số 53620 thuộc hàng chục nghìn.
Bài 3:
- 1 hs đọc đề bài.
- HS viết số.
- Sau khi làm xong bài, 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.
- Thống nhất đáp án:
a. 4 300
b. 24 316
c. 24 301 (...)
Bài 4:
Chơi trò chơi tiếp sức:
- Hs chơi trò chơi Tiếp sức
a. 300 000; 400 000; 500 000; 600 000; 
700 000; 800 000
b. 350 000; 360 000; 370 000; 380 000; 390 000; 400 000
- Học sinh đọc các số và nêu giá trị của chữ số 5.
+ Đọc từ hàng cao đến hàng thấp.
+ Dựa vào vị trí hàng của nó đứng.
- VN tiếp tục đọc và viết các số có 6 chữ số
- Tìm hiểu cách đọc, viết các số có 7 chữ số
IV. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Địa lí
DÃY HOÀNG LIÊN SƠN
I. MỤC TIÊU:
1.1. Năng lực đặc thù:
- Nắm được một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn (vị trí, địa hình, khí hậu).. Biết Phan - xi - păng là đỉnh núi cao nhất nước ta.
- HS chỉ đúng vị trí dãy Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ địa lí Tự nhiên Việt Nam.
 - Mô tả đỉnh Phan-xi-păng.
 - Rèn luyện kĩ năng xem lược đồ, bản đồ, bảng thống kê.
1.2. Năng lực chung, phẩm chất:
- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ
- HS học tập tự giác, tích cực.
 - Tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam.
* GDQPAN: 
- Nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của dãy HLS trong cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm.
* BVMT: 
- Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Tranh, ảnh về dãy Hoàng Liên Sơn.
- 3 thẻ chữ có ghi Hoàng Liên Sơn, Sa Pa, Phan-xi-păng.
2. Học sinh:
- SGK, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
- GV giới thiệu bài mới.
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.
2. Khám phá: 
a. HĐ1: Đặc điểm địa hình
* Mục tiêu: Nắm được một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn (vị trí, địa hình). Biết Phan - xi -păng là đỉnh núi cao nhất nước ta.
* Phương pháp: Thảo luận nhóm, quan sát.
* Thời gian: 15 phút
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ H1 trả lời câu hỏi:
+ Kể tên những dãy núi chính ở phía Bắc của nước ta? Trong n

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_2_nam_hoc_2020_2021_ban_chuan_kie.doc