Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 17, Thứ 2 - Năm học 2012-2013
TẬP ĐỌC
Tiết 33: Rất nhiều mặt trăng
(trang 163 - 164)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu ND bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.
2. Kĩ năng:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa nhỏ.
3. Thái độ:
- HS yêu thích những câu truyện cổ, yêu sự ngây thơ của trẻ em .
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài tập đọc.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 17, Thứ 2 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ bảy ngày 22 tháng 12 năm 2012 Ngày dạy: Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2012 TOÁN Tiết 81: Luyện tập (trang 89) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Ôn cách chia số có nhiều chữ số cho số có 2 chữ số 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có ba chữ số. - Áp dụng phép chia cho số có ba chữ số để giải các bài toán có lời văn. 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập . II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Kiểm tra bài cũ. - Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước. - Nhận xét, cho điểm. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản MT : giúp HS làm các bài tập. PP : động não, đàm thoại, thực hành . Bài 1: + Yêu cầu HS tính bảng con + Gọi 3 HS lên bảng làm bài - GV nhận xét bài HS thực hiện trên bảng - Chữa bài – cho điểm HS Bài 2: - Yêu cầu đọc đề. - Yêu cầu HS tóm tắt rồi giải. - Gọi một HS giải ở bảng lớp. Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài toán + Cho HS nêu lại cách tính chiều rộng hình chữ nhật khi biết diện tích và chiều dài của nó , và cách tính chu vi ? - Y/c HS tự làm bài vào vở .1 HS lên bảng thực hiện + Theo dõi HS làm bài , giúp đỡ những HS yếu làm còn lúng túng. - Chữa bài, cho điểm HS - Chấm 1 số vở và nhận xét 3. Hoạt động nối tiếp Bài tập làm thêm: Đặt tính rồi tính: 23568 : 342; 537289 : 659; 54289 : 654 - 4 HS thực hiện (Hải Triều, Đăng Khoa, Tường Vy, Danny) - Nhận xét, cho điểm bạn. - Lắng nghe. HT: cá nhân, lớp - Đặt tính rồi tính - 3 HS thi đua lên bảng làm bài - Lớp nhận xét bài bạn làm trên bảng - Hai HS đọc đề. - HS giải. - 1 HS đọc to , lớp theo dõi SGK - 2 HS nhắc lại công thức tính chiều rộng , tính chu vi HCN . - Lớp làm bài cá nhân - 1 HS lên bảng làm - Suy nghĩ làm bài. LƯỢNG GIÁ ..& .. TẬP ĐỌC Tiết 33: Rất nhiều mặt trăng (trang 163 - 164) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Hiểu ND bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn. 2. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. - Đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa nhỏ. 3. Thái độ: - HS yêu thích những câu truyện cổ, yêu sự ngây thơ của trẻ em . II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa bài tập đọc. - Bảng phụ ghi sẵn đoạn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Kiểm tra bài cũ. - Gọi 4 HS đọc bài Bài thơ Ba cá bống và trả lời câu hỏi trong bài. - Gọi 1 HS đọc toàn bài và nêu nội dung chính của bài. - Nhận xét, cho điểm. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản * Luyện đọc MT : giúp HS đọc đúng bài văn PP : trực quan, giảng giải, thực hành . - Mời 1 HS giỏi đọc bài. - Yêu cầu HS đọc thầm bài và phân đoạn. - Thống nhất cách chia đoạn. - Gọi HS đọc nối tiếp nhau theo đoạn. Trong khi HS đọc, GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (lưu ý HS yếu). - Gọi HS đọc phần chú giải, GV giải nghĩa một số từ HS chưa hiểu. - Cho HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc toàn bài. - Đọc mẫu ( nếu HS đọc chưa tốt ) * Tìm hiểu bài MT : Giúp HS cảm thụ bài văn PP : Đàm thoại, giảng giải, thực hành . -Yêu cầu HS đọc đoạn 1 - Lớp cùng đọc thầm - quan sát tranh minh họa và trả lời câu hỏi + Chuyện gì xảy ra với công chúa ? + Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì ? + Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì ? + Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa? + Tại sao họ cho đó là đòi hỏi không thể thực hiện được ? + Nội dung đoạn 1 nóí gì ? - Gọi HS đọc đoạn 2 + Nhà vua đã than phiền với ai ? + Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học ? + Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn? - Đoạn 2 cho em biết điều gì ? - Giảng: Chú hề rất hiểu trẻ em nên đã cảm nhận đúng: Nàng công chúa bé nhỏ nghĩ về mặt trăng hoàn toàn khác với cách nghĩ về mặt trăng của người lớn , của các quan đại thần và các nhà khoa học .Cô cho rằng mặt trăng chỉ to hơn móng tay cô , vì khi cô đặt ngón tay lên mặt trăng thì móng tay che gần hết mặt trăng, cô còn khẳng định mặt trăng làm bằng vàng , vì cô thường thấy nó màu vàng. Suy nghĩ của cô thật ngây thơ. -Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi: + Sau khi biết rõ công chúa muốn có một mặt trăng theo ý nàng , chú hề đã làm gì ? + Thái độ của công chúa thế nào khi nhận món quà? - Ý chính đoạn 3 nói gì ? - Yêu cầu nêu nội dung chính cả bài . - Chốt ý đúng và ghi bảng:Câu chuyện cho em hiểu rằng suy nghĩ của trẻ em rất khác suy nghĩ của người lớn * Đọc diễn cảm MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn PP : Làm mẫu, thực hành . - Chỉ định HS đọc nối tiếp - Tổ chức HS đọc theo cặp – theo phân vai + Sửa chữa , uốn nắn . 3. Hoạt động nối tiếp - Luyện đọc và tìm giọng đọc hay cho bài đọc. - 4 HS thực hiện ( Đặng Quý, Thanh Bình, Bảo Trường, Lan Hương) - 1 HS thực hiện (Hải Đăng) - Nhận xét, cho điểm bạn. HT: cá nhân, nhóm, lớp - 1 HS giỏi đọc bài. - Đọc thầm, chia đoạn: + Đoạn 1 : Ở Vương Quốc ..nhà vua. + Đoạn 2 : Tiếp theo bằng vàng rồi. + Đoạn 3 : Phần còn lại. - 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.(2 lượt) - Luyện đọc theo hướng dẫn của giáo viên. - 1 HS đọc chú giải. - Luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc toàn bài. - Lắng nghe. HT: cá nhân, nhóm, lớp - 1 HS đọc đoạn 1 - Lớp đọc thầm, quan sát tranh minh họa và trả lời câu hỏi. - Ý chính đoạn 1: Nguyện vọng của công chúa. - 1 HS đọc to . lớp đọc thầm theo - Trả lời câu hỏi. - Ý chính đoạn 2: Nói về mặt trăng của công chúa - Lắng nghe - HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi: - Ý chính đoạn 3:Chú hề mang đến cho công chúa nhỏ một mặt trăng như cô mong muốn - HS phát biểu - Nêu nội dung chính cả bài HT: cá nhân, nhóm, lớp - 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài - Thi đọc diễn cảm trước lớp theo phân vai - Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ. LƯỢNG GIÁ Đọc đúng: .. Hiểu nội dung bài: . Đọc diễn cảm: ... ..& .. CHÍNH TẢ Tiết 17: Mùa đông trên rẻo cao (trang 165) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài văn miêu tả “Mùa đông trên rẻo cao” 2. Kĩ năng : Tìm đúng, viết đúng những tiếng có âm đầu l/n hoặc vần ât/âc 3. Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận, sạch sẽ. II. Đồ dùng dạy học - Trình chiếu sẵn nội dung BT 2a hoặc 2b . III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Kiểm tra bài cũ. - Đọc cho HS viêt các từ: Tất bật, lật đật, lấc xấc, vật nhau. - Nhận xét, cho điểm. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản * Hướng dẫn viết chính tả MT : giúp HS nghe để viết đúng đoạn văn PP : trực quan, đàm thoại, thực hành . a/ Trao đổi về nội dung đoạn văn - Gọi HS đọc đoạn văn + Những dấu hiệu nào cho biết mùa đông đã về với rẻo cao ? - GDBVMT: Giúp HS thấy được những nét đẹp của thiên nhiên, vùng núi cao trên đất nước ta. Từ đó thêm yêu quý môi trường. b/ Viết từ khó - Y/c HS đọc thầm đoạn văn tìm những từ ngữ dễ viết sai. - Cho HS phân tích từ khó và cho HS luyện viết vào bảng con. c/ Viết chính tả +Nhắc nhở 1 số điều trước khi viết bài - Đọc bài cho HS viết - Đọc lại lần 2 cho HS soát lại bài d/ Chấm, chữa bài - Chấm , chữa bài:Chấm chữa 7 – 10 bài - Nêu lỗi và phân tích lại * Hướng dẫn luyện tập chính tả MT : Giúp HS làm đúng các bài tập . PP : Động não, đàm thoại, thực hành Bài 2 : lựa chọn b - Gọi HS đọc y/c bài tập . + Dán lên bảng 3 , 4 tờ phiếu ; mời 3 em lên bảng thi làm bài . - Nhận xét, chốt ý đúng : Giấc ngủ , đất trời , vất vả . Bài 3 - Gọi HS đọc y/c bài 3. Dán lên bảng 3 tờ phiếu + Chia lớp thành các nhóm nhỏ – mỗi em điền 1 từ mỗi nhóm khoảng 6 em lên bảng thi làm bài tiếp sức , chọn 12 từ đúng để hoàn chỉnh đoạn văn . - Nhận xét – tuyên dương nhóm thực hiện đúng, nhanh. 3. Hoạt động nối tiếp - Nhắc HS viết lại bài nếu sai 3 lỗi trở lên, tìm thêm các từ chứa tiếng có âm r/d/gi. - 1 HS viết trên bảng lớp ( Khánh Linh), cả lớp viết bảng con. - Nhận xét, cho điểm bạn. HT: cá nhân, lớp - 1 HS đọc đoạn văn + mây theo các sườn núi trườn xuống mưa bụi – hoa cải nở vàng trên sườn đồi, nước suối cạn dần, những chiếc là vàng cuối cùng đã lìa cành - HS đọc thầm bài và nêu. - HS phân tích từ khó và lớp viết vào bảng con. - HS viết bài vào vở - Soát lại, chữa bài HT: cá nhân, nhóm, lớp - HS đọc to y/c . - 3 HS thi đua lên điền đầy đủ các tiếng cần thiết vào ô trống - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng - Sửa bài theo lời giải đúng - 1 HS đọc to y/c bài . - Quan sát - 3 nhóm mỗi nhóm 6 em lên thi đua làm dưới dạng tiếp sức, điền đầy đủ các tiếng cần thiết vào ô trống. - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng. - Sửa bài theo lời giải đúng. - Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ. LƯỢNG GIÁ HS viết sai dưới 3 lỗi: HS viết sai trên 3 lỗi: HS làm đúng các bài tập: ..& .. LỊCH SỬ Tiết 17: Ôn tập I. Mục tiêu Giúp học sinh: - Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỷ XIII: Nước Văn Lang, Âu Lạc; Hơn 1 nghìn năm đấu tranh giành độc lập; Buổi đầu độc lập; nước Đại Việt thời Lý; nước Đại Việt thời Trần. II. Đồ dùng dạy học - Tranh: Đinh Bộ Lĩnh, lễ lên ngôi của Lê Hoàn, tranh Tượng A-di-đà , Chùa Một Cột, lược đồ trận chiến sông Như Nguyệt , tranh cảnh đắp đê thời Trần , Hội Nghị Diên Hồng . III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 trang 42 - Nhận xét và cho điểm HS - Em hãy nêu ghi nhớ của bài trước - Nhận xét, ghi điểm * Giới thiệu bài mới 2. Hoạt động cơ bản - Đưa ra những bức tranh, y/c HS nêu tên bài học? - Phát phiếu y/c nhóm ghi nội dung bài dựa vào tranh : Nhóm 1 :Tranh Đinh Bộ Lĩnh chơi trò đánh trận giả Nhóm 2 : Tranh Tượng Phật A-di-đà + chùa Một Cột Nhóm 3 : Tranh Lê Hoàn lên ngôi Nhóm 4 : Tranh tượng Lý Thái Tổ + 1 số hiện vật của kinh đô Thăng Long Nhóm 5 :Lược đồ trân chiên sông Như Nguyệt Nhóm 6 : tranh cảnh đắp đê , đền thờ các vị vua thời Trần , cảnh các bô lão trong hội nghị Diên Hồng - Cho HS trình bày . * Nhận xét bài của từng nhóm – bổ sung – giảng giải thêm để HS khắc sâu hơn 3. Hoạt động nối tiếp - Yêu cầu HS lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử đã học. - 2 HS trả lời (Sương, Danny) - 2 HS nêu. - HS quan sát tranh , lần lượt từng HS nêu tên bài học. - HS khác bổ sung (nếu thiếu). - Các nhóm nhận phiếu , thảo luận theo y/c phiếu. - Đại diện nhóm dán kết quả làm và trình bày . - Ghi nhớ nhiệm vụ. LƯỢNG GIÁ Ngày soạn: Chủ nhật ngày 23 tháng 12 năm 2012 Ngày dạy: Thứ ba ngày 25 tháng 12 năm 2012 TOÁN Tiết 82: Luyện tập I. Mục tiêu Giúp cho học sinh rèn kĩ năng: - Thực hiện các phép tính nhân và chia. - Giải bài toán có lời văn. - Đọc biểu đồ và tính toán số lượng trên biểu đồ. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Kiểm tra bài cũ. - Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước. - Nhận xét, cho điểm. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản Bài 1: - Goi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS làm vở nháp rồi ghi kết quả vào vở. - Gọi HS lần lượt đọc kết quả. Bài 2: - HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS đặt tính và làm vào vở. - Gọi một HS thực hiện ở bảng lớp. - GV cùng cả lớp sửa bài. Bài 3: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tóm tắt và tự phát hiện cách giải bài toán. - Yêu cầu một HS thực hiện ở bảng lớp. - GV và cả lớp nhận xét. Bài 4: - Yêu cầu HS đọc đề. - Gọi một vài HS đọc s liệu trên biểu đồ. - Hướng dẫn HS tính số liệu trên biểu đồ. 3. Hoạt động nối tiếp Bài tập làm thêm: Tính: 36674 : 75; 98654 x 534; 645890 : 754; 356783 x 75 - 2 HS thực hiện trên bảng lớp (Triều, Hải Đăng). - HS đọc. - HS làm bài. - HS đọc nối tiếp. Cả lớp theo dõi, sửa bài. - HS đọc. - HS làm bài. - HS đọc. - HS giải toán. - HS đọc. - Ba HS đọc. - HS nêu cách tính và làm bài vào vở. - Suy nghĩ làm bài. LƯỢNG GIÁ ..& .. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 33: Câu kể Ai làm gì? I. Mục tiêu + Giúp cho học sinh: - Nắm được cấu tạo câu kể Ai làm gì?. - Nhận ra hai bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của câu kể Ai làm gì?, từ đó biết vận dụng câu kể Ai làm gì? vào bài viết. II. Đồ dùng dạy học - Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS làm BT.I.2 và 3. - Bảng phụ viết sẵn từng câu trong đoạn văn ở BT.I.1 để phân tích mẫu. - Ba, bốn tờ phiếu viết nội dung bài tập 1. - Ba băng giấy. Mỗi băng viết một câu kể Ai làm gì? III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Kiểm tra bài cũ. - Đọc lại phần ghi nhớ của bài Câu kể. - Đặt một câu kể. - Nhận xét, ghi điểm. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản * Phần nhận xét Bài tập1,2: - Yêu cầu HS đọc nội dung bài 1. - GV cùng HS phân tích và làm mẫu câu 2. - GV phát phiếu đã kẻ bảng để HS trao đổi, phân tích tiếp những câu còn lại. - Gọi đại diện các nhóm trình bày. - GV và cả lớp nhận xét. Bài 3: - GV và HS đặt câu hỏi mẫu cho câu thứ hai. - GV yêu cầu HS làm tiêp các bài còn lại. - GV và cả lớp nhận xét. * Phần ghi nhớ - Yêu cầu đọc Phần ghi nhớ. * Luyện tập Bài 1: - Yêu cầu HS đọc nội dung và tự làm bài. - GV gọi HS phát biểu. - GV nhận xét: dán tờ phiếu và gọi một HS gạch dưới 3 câu kể Ai làm gì? Bài 2: - HS đọc yêu cầu và trao đổi nhóm để xác định bộ phận CN, VN trong mỗi câu trên. - Gọi từng nhóm trình bày. - GV nhận xét. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS làm bài. - Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình. Nêu rõ câu văn nào là câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn. - GV và cả lớp nhận xét. 3. Hoạt động nối tiếp - Yêu cầu HS đặt 5 câu kể Ai làm gì? để kể về những việc làm của các thành viên trong gia đình vào buổi tối. - 2 HS thực hiện (Thùy Anh, Trâm) , lớp theo dõi . - Hai HS đọc nối tiếp. - HS trao đổi nhóm đôi. - Các nhóm trình bày. - Một HS đọc. - Cả lớp đọc thầm và làm bài. - Nhận xét. - Đọc phần ghi nhớ. - HS làm vào vở bài tập. - Lần lượt HS phát biểu. - HS trao đổi và làm vào vở bài tập. - HS đọc. - HS làm vào vở bài tập. - HS lần lượt đọc. - Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ. LƯỢNG GIÁ ..& .. KỂ CHUYỆN Tiết 17: Một phát minh nho nhỏ I. Mục tiêu + Giúp cho học sinh: * Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt tự nhiên. - Hiểu nội dung câu chuyện ( cô bé Ma-ri-a ham thích quan sát, chịu suy nghĩ nên đã phát hiện một qui luật tự nhiên). Biết trao đổi ới các bạn về ý nghĩa câu chuyện (nếu chịu khó tìm hiểu thế giới xung quanh, ta sẽ phát hiện ra nhiều điều lí thú và bổ ích). * Rèn kĩ năng nghe: - Chăm chú nghe cô giáo kể và nhớ câu chuyện. - Theo dõi bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh truyện trong SGK phóng to. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra học sinh kể lại câu chuyện của tiết trước. - Nhận xét, ghi điểm. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản * GV kể chuyện . - Kể lần 1 . - Kể lần 2 , vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh họa trong SGK . - Kể lần 3 ( nếu cần ) * Hướng dẫn HS kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa truyện . - Khuyến khích HS trao đổi về ý nghĩa truyện qua các câu hỏi : + Theo bạn , Ma-ri-a là người thế nào ? + Bạn có nghĩ rằng mình cũng có tính tò mò , ham hiểu biết như Ma-ri-a không ? + Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ? + Các em học tập ở Ma-ri-a đức tính gì ? 3. Hoạt động nối tiếp - Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện đã kể trên lớp cho người thân nghe. - 2 HS kể ( Hiếu, Trường). - Nhận xét, cho điểm bạn. - Lắng nghe . - Lắng nghe , kết hợp nhìn tranh minh họa - 1 em đọc yêu cầu BT1,2 . - Từng nhóm 4 em tập kể từng đoạn và toàn bộ truyện , trao đổi về ý nghĩa truyện - Hai nhóm tiếp nối nhau thi kể từng đoạn truyện theo 5 tranh . - Vài em thi kể toàn truyện . - Cả lớp bình chọn bạn hiểu truyện , kể chuyện hay nhất . - Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ. LƯỢNG GIÁ ..& .. Ngày soạn: Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2012 Ngày dạy: Thứ tư ngày 26 tháng 12 năm 2012 TOÁN Tiết 83: Dấu hiệu chia hết cho 2 I. Mục tiêu Giúp học sinh: - Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2. - Biết số chẵn, số lẻ. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Kiểm tra bài cũ. - Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước. - Nhận xét, cho điểm. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản * Dấu hiệu chia hết cho 2 - Giao nhiệm vụ cho HS : Tự tìm vài số chia hết cho 2 , vài số không chia hết cho 2. - Gợi ý cho HS chú ý chữ số tận cùng ở mỗi số - Chốt lại: Muốn biết một số có chia hết cho 2 hay không,chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó. + Các số có chữ số tận cùng là 0 , 2 , 4 , 6 , 8 thì chia hết cho 2 + Các số có chữ số tận cùng là 1 , 3, 5 , 7 , 9 thì không chia hết cho 2 + Các số có chữ số tận cùng là 0 , 2 , 4 , 6 , 8 là các số chẵn. + Các số có chữ số tận cùng là 1 , 3 , 5 , 7 , 9 là các số lẻ - Cho HS nêu ví dụ về số chẳn , số lẻ * Luyện tập Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS làm vào vở. - Cho HS đọc bài làm và giải thích lí do vì sao chọn các số đó. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS làm vào vở. - Cho HS kiểm tra chéo. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm vào vở. - Đọc kết quả và tự sửa bài. Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm vào vở. 3. Hoạt động nối tiếp Bài tập làm thêm: Tìm 10 số chia hết cho 2, 10 số không chia hết cho 2. - 3 HS thực hiện (Khải, Khoa, Hoàng) - Một số em lên bảng viết kết quả theo 2 cột : chia hết – không chia hết - Cả lớp bổ sung - Quan sát , đối chiếu , so sánh và rút ra kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2 . Trao đổi và dự đoán dấu hiệu. - Vài em nêu lại kết luận trong bài học - Tự nêu ví dụ về số chẵn .số lẻ - Một HS đọc. - HS làm vào vở. - HS đọc. - HS làm bài và đổi vở sửa bài. - Một HS đọc. - HS làm vào vở. - HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm vào vở. - Suy nghĩ làm bài. LƯỢNG GIÁ ..& .. TẬP ĐỌC Tiết 34: Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) I. Mục tiêu Giúp HS: - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể linh hoạt căng thẳng ở đoạn đầu, nhẹ nhàng ở đoạn sau. Đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa nhỏ. - Hiểu ý nghĩa và từ ngữ trong bài. - Hiểu nội dung bài: cách nghĩ của trẻ em rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. các em nghĩ về đồ chơi như về các đồ vật có thật trong đời sông. Các em nhìn và giải thích thế giới xung quanh rất khác với người lớn. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa bài đọc SGK. - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Kiểm tra bài cũ. - Gọi 4 HS đọc từng đoạn bài Rất nhiều mặt trăng và trả lời câu hỏi trong bài. - Gọi 1 HS đọc toàn bài và nêu nội dung chính của bài. - Nhận xét, cho điểm. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản * Luyện đọc - Mời 1 HS giỏi đọc bài. - Yêu cầu cả lớp đọc thầm, chia đoạn. - Gọi HS đọc nối tiếp nhau theo đoạn. Trong khi HS đọc, GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (lưu ý HS yếu). - Gọi HS đọc phần chú giải. - Cho HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc toàn bài. - Đọc mẫu ( nếu HS đọc chưa tốt ) * Tìm hiểu bài - Gọi HS đọc đoạn 1 .2 - Y/c lớp đọc thầm theo và trả lời câu hỏi: + Nhà vua lo lắng về điều gì ? + Nhà vua cho vời các vị đại thần và các nhà khoa học đến để làm gì ? + Vì sao một lần nữa các vị đại thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua ? - Vậy nội dung chính đoạn 1 là gì ? -Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3, trao đổi nhóm đôi và trả lời câu hỏi : + Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì ? + Công chúa trả lời thế nào ? - Cho HS đọc thầm câu hỏi 4 / 169.và nêu cách chọn câu đúng. - Vậy nội dung đoạn 2 nói gì ? - Yêu cầu nêu nội dung chính cả bài. - Chốt ý đúng và ghi bảng: Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường khác người lớn. * Đọc diễn cảm - Chỉ định HS đọc nối tiếp theo cách phân vai.. - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn : “ Làm sao mặt trăng Nàng đã ngủ ”. + Đọc mẫu đoạn văn - Cho HS luyện đọc theo cặp - Tổ chức thi đọc diễn cảm * Nhận xét giong đọc và cho điểm HS . 3. Hoạt động nối tiếp - Luyện đọc và tìm giọng đọc hay cho bài đọc. - 4 HS thực hiện ( Bảo, Ngọc, Khánh, Hà) - 1 HS thực hiện (Nhi) - Nhận xét, cho điểm bạn. - 1 HS giỏi đọc bài. - Thống nhất cách chia đoạn: + Đoạn 1 :Nhà vua bó tay + Đoạn 2 : Mặt trăng ..ở cổ + Đoạn 3 : Phần còn lại - HS nối tiếp nhau đọc bài (2 lượt) - Luyện đọc theo hướng dẫn của giáo viên. - 1 HS đọc chú giải. - Luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc toàn bài. - Lắng nghe. - Lớp đọc thầm theo , trao đổi và trả lời câu hỏi - Ý chính đoạn 1 : Nỗi lo lắng của nhà vua - Đọc đoạn 3, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi. - HS đọc thầm, suy nghĩ và chọn câu đúng. Ý chính đoạn 2: Cách suy nghĩ của công chúa - Phát biểu tự do - Nêu nội dung chính cả bài. - HS đọc truyện theo cách phân vai. + Luyện đọc diễn cảm theo cặp + 4 HS thi đọc diễn cảm trước lớp - Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ. LƯỢNG GIÁ Đọc đúng: .. Hiểu nội dung bài: . Đọc diễn cảm: ... ..& .. TẬP LÀM VĂN Tiết 33 : Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật I. Mục tiêu Giúp HS: - Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn. - Luyện tập xây dựng một đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. II. Đồ dùng dạy học - Một tờ phiếu khổ to viết BT 2 và 3 (Phần nhận xét). - Một vài tờ phiếu khổ to để HS làm BT1. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Kiểm tra bài cũ. - Trả bài viết Tả một đồ chơi mà em thích . - Nêu nhận xét , công bố điểm . * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản * Phần nhận xét - Yêu cầu HS đọc nối tiếp BT 1, 2 , 3. - Cả lớp đọc thầm bài Cái cối tân. - Yêu cầu HS xác định các đoạn văn trong bài và nêu ý chính của mỗi đoạn. - Giáo viên kết luận: Bài văn có 4 đoạn: Mở bài: + Đoạn 1: Giới thiệu về cái cối. Thân bài: + Đoạn 2: Tả hình dáng bên ngoài của cái cối. + Đoạn 3: Tả hoạt động của cái cối. Kết bài: + Đoạn 4: Nêu cảm nghĩ về cái cối. * Phần ghi nhớ -Yêu cầu đọc phần ghi nhớ. * Phần luyện tập: Bài tập 1: - Yêu cầu đọc bài 1 - Đọc bài Cây bút máy. - Làm bài vào vở BTLT và câu. - GV nhận xét, sửa bài. Bài tập 2: - Cho HS đọc yêu cầu của bài. - GV gợi ý: + Viết một đoạn tả bao quát chiếc bút của em. (không tả chi tiết từng bộ phận, không viết cả bài) + Quan sát kĩ về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu của chiếc bút. + Chú ý cách diễn đạt. - GV yêu cầu HS đọc bài viết. - GV nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp - Yêu cầu HS viết bài 3 chưa đạt về nhà viết lại. - Nhận bài, xem các lỗi. -- Vài HS đọc nối tiếp. - Đọc thầm. - HS phát biểu ý kiến. - HS lắng nghe. - Vài HS đọc ghi nhớ. - HS đọc. - Cả lớp đọc thầm. - HS làm bài. - HS đọc và suy nghĩ để viết bài. - HS làm bài. - Từng em đọc nối tiếp. - Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ. LƯỢNG GIÁ ..& .. Ngày soạn: Thứ ba ngày 25 tháng 12 năm 2012 Ngày dạy: Thứ năm ngày 27 tháng 12 năm 2012 TOÁN Tiết 84: Dấu hiệu chia hết cho 5 I. Mục tiêu Giúp học sinh: - Biết dấu hiệu chia hết cho 5. - Biết kết hợp đầu hiệu chia hết chò với dấu hiệu chia hết cho 5. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Kiểm tra bài cũ. - Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước. - Nhận xét, cho điểm. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản * Dấu hiệu chia hết cho 5 -Y/c HS thảo luận nhóm đôi tìm số chia hết cho 5 - GV ghi nhanh các số lên 2 cột: Chia hết cho 5 và không chia hết cho 5. - Y/c HS quan sát các chữ số tận cùng của 2 cột và lưu ý ở cột chia hết cho 5 - HS nêu ví dụ số chia hết cho 5 - Kết luận: + Các số có chữ số tận cùng là 0 , 5 thì chia hết cho 5. + Số tận cùng của chia hết cho 2 và cho 5 có những số nào giống nhau? + Vậy : 0 là số vừa chia hết cho 2 và vừa chia hết cho 5. * Luyện tập Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Cho HS tự làm vào vở rồi sửa bài. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Cho HS làm vào vở, đổi vở sửa bài. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Tự làm bài vào SGK. Bài 4: - HS đọc yêu cầu. - Trao đổi nhóm để tìm ra kết quả. 3. Hoạt động nối tiếp Tìm 10 số chia hết cho 5, 10 số không chia hết cho 5, 10 số chia hết cho cả 2 và 5. - 3 HS thực hiện (Hoàng, Quý, Hưng) - Số chia hết cho 5 : tận cùng là số : 0 , 5 - HS nêu số chia hết cho 5, lớp nhận xét. - Suy nghĩ làm bài. - HS làm bài. - HS làm bài và đổi vở sửa bài. - Chữ số tận cùng là 0: 750; 570 Chữ số tận cùng là 5: 705 - HS đọc đề, trao đổi và thông báo kết quả. - Suy nghĩ làm bài. LƯỢNG GIÁ ..& .. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 34: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? I. Mục tiêu Giúp HS: - Hiểu trong câu kể Ai làm gì? vị ngữ nêu lên hoạt động của người hoặc vật. - Hiểu vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? thường do động từ hay cụm động từ đảm nhận. II. Đồ dùng dạy học - Ba băng giấy. - Một số tờ phiếu viết các câu kể. - Một số tờ phiếu kẻ bảng nội dung BT.III.2 III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Kiểm tra bài cũ. - Gọi HS lên bảng đặt câu . Mỗi HS đặt 2 câu kể theo kiểu Ai làm gì ? - Câu kể Ai làm gì thường có những bộ phận nào? - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản * Phần nhận xét: a/ - Gọi HS đọc đoạn văn. - Gọi HS đọc 4 yêu cầu bài tập. - Hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các yêu cầu. - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn, tìm các câu kể . - Giáo viên, nhận xét và kết luận: Đoạn văn có 6 câu. Ba câu đầu là câu kể trả lời câu hỏi “Ai làm gì?” Câu 1: Hàng năm về bài. Câu 2: Người nườm nượp. Câu 3: Mấy anh rộn ràng. - Lưu ý: câu 4,5 và 6 (các kiểu câu khác). b/ HS làm vào vở bài tập. - Gọi 3 HS trình bày ở bảng. c/ HS suy nghĩ, chọn ý đúng và phát biểu. * Phần ghi nhớ - Yêu cầu HS đọc Phần ghi nhớ ở SGK. * Luyện tập Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi HS làm bài vào vở. - Gọi 3 HS làm vào phiếu. - Trình bày kết quả. - Giáo viên chốt ý đúng. - Dán tờ phiếu chốt lại ý kiến đúng. Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. Làm vào vở bài tập. - GV gọi HHS phát biểu. - Giáo viên chốt ý đúng: Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Hướng dẫn HS quan sát tranh. - Yêu cầu HS suy nghĩ, trao đổi và phát biểu. 3. Hoạt động nối tiếp - Đặt 5 câu Ai làm gì và xác định vị ngữ trong câu. - 3 HS thực hiện (Thịnh, Trâm, Đình) - 1 HS khác trả lời (Huy) - HS đọc. - HS thực hiện. - HS suy nghĩ làm bài. - Ba HS lên bảng làm. - HS suy nghĩ và phát biểu (chọn ý b). - 3-4 HS đọc. - HS làm bài. - HS thực hiện. - Hai HS đọc. - HS quan sát. - HS nói nối tiếp. - Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ. LƯỢNG GIÁ ..& .. Ngày soạn: Thứ tư ngày 26 tháng 12 năm 2012 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2012 TOÁN Tiết 85: Luyện tập I. Mục tiêu Giúp HS: - Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5. - Biết kết hợp hai dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số phải bằng 0. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Kiểm tra bài cũ. - Gọi 1 HS giỏi lên điều khiển lớp sửa bài tập làm thêm của tiết trước. - Nhận xét, cho điểm. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản Bài 1 và 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi HS đọc kết quả. - GV cùng cả lớp nhận xét, sửa bài. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS suy nghĩ và phát biểu. - GV nhận xét và kết luận. Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi HS làm vào vở. Bài 5: - Gọi HS đọc đề toán. - Trao đổi theo cặp. - GV cùng cả lớp nhận xét và kết luận. 3. Hoạt động nối tiếp Trong các số tử 1 đến 100, những số nào chia hết cho cả 2 và 5? - 3 HS thực hiện (Nhã, Nhân, Khang) - HS đọc. Tự làm vào vở. - HS đọc. - HS phát biểu nối tiếp. - HS đọc. - HS làm bài. Đổi vở sửa bài. - HS đọc. - Từng cặp HS phát biểu cách giải. - Suy nghĩ làm bài. LƯỢNG GIÁ ..& .. TẬP LÀM VĂN Tiết 34: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật I. Mục tiêu + Giúp cho học sinh tiếp tục tìm hiểu về đoạn văn: Biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả cảu từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn. ** Giáo dục HS yêu thiên nhiên, biết bảo vệ và chăm sóc cây cối. II. Đồ dùng dạy học - Một số kiểu, mẫu cặp sách học sinh. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động sư phạm * Kiểm tra bài cũ. - Gọi HS đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em. - GV nhận xét. * Giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động cơ bản Bài 1: - Yêu cầu HS đọc nội dung. - Cả lớp đọc thầm đoạn văn: tả cái cặp. - Trao đổi các câu hỏi ở BT.1 và suy nghĩ phát biểu. - Giáo viên chốt lại lời giải đúng: Bài 2: - HS đọc yêu cầu và các gợi ý. - GV gợi ý: chỉ viết một đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài dựa vào ý a, b và c để làm. - HS đọc lần lượt bài làm. - GV chọn 1 - 2 bài hay đọc chậm và nhận xét, cho điểm. Bài 3: - Cho HS đọc yêu cầu và gợi ý. - Cách làm tương tự như bài 2. 3. Hoạt động nối tiếp - Yêu cầu HS chưa xong bài 2 về tiếp tục hoàn thành. - 2 HS đọc ( Trinh, Bảo) - Nhận xét, cho điểm bạn. - HS đọc. - Cả lớp đọc. - HS trao đổi và phát biểu. - HS đọc. - HS làm bài. - HS đọc và làm bài. - Lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_17_thu_2_nam_hoc_2012_2013.doc