Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2021-2022 (Bản 2 cột)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2021-2022 (Bản 2 cột)

TOÁN

Tiết 71: CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Biết cách chia hai số có tận cùng là các chữ số 0

2. Kĩ năng

- Thực hành chia thành thạo. Vận dụng giải các bài toán liên quan.

3. Phẩm chất

- HS có Phẩm chất học tập tích cực.

4. Góp phần phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (a), bài 3 (a)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

 - GV: Phiếu học tập

 - HS: Sách, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 

docx 41 trang xuanhoa 11/08/2022 2850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2021-2022 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2021
TOÁN
Tiết 71: CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết cách chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
2. Kĩ năng
- Thực hành chia thành thạo. Vận dụng giải các bài toán liên quan. 
3. Phẩm chất
- HS có Phẩm chất học tập tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực: 
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (a), bài 3 (a)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: Phiếu học tập
 - HS: Sách, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
 Trò chơi: Tìm lá cho hoa
- Nhụy hoa là: 5 và 2
- Lá là: 50 : (2 x 5)
 28 : ( 7 x 2)
 25 : 5
 28 : 7 : 2
 (50 : 2) : 5
 - GV tổng kết trò chơi - giới thiệu bài
- HS chia làm 3 nhóm tham gia trò chơi, nối lá với nhuỵ hoa phù hợp.
 - Nhóm nào nối nhanh và chính xác nhất là nhóm thắng cuộc
- Củng cố cách chia 1 số cho 1 tích, tích cho 1 số
2. Hình thành kiến thức:(15p)
* Mục tiêu: Biết cách chia hai số có tận cùng là chữ số 0
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp
a. Số bị chia và số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng. 
VD1: GV ghi phép chia 320: 40 
- Yêu cầu HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên. 
- GV nhận xét, HD làm theo cách sau cho thuận tiện: 320 : 4 = 320: (10 x 4). 
+ Vậy 320 chia 40 được mấy? 
+ Em có nhận xét gì về kết quả 320: 40 và 32: 4? 
+ Em có nhận xét gì về các chữ số của 320 và 32, của 40 và 4 
* KL: Vậy để thực hiện 320: 40 ta chỉ việc xoá đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 để được 32 và 4 rồi thực hiện phép chia 32: 4. 
- Cho HS đặt tính và thực hiện tính 
320: 40, có sử dụng tính chất vừa nêu trên. 
- GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng
b. Trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn của số chia. 
VD2: GV ghi lên bảng phép chia 
32000: 400
 - GV hướng dẫn: Vậy để thực hiện 32000: 400 ta chỉ việc xoá đi hai chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 400 để được 320 và 4 rồi thực hiện phép chia 320: 4. 
- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính 32000: 400, có sử dụng tính chất vừa nêu trên. 
- GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng. 
+ Vậy khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta có thể thực hiện như thế nào?
- GV cho HS nhắc lại kết luận. 
- HS suy nghĩ và nêu các cách tính của mình – Chia sẻ trước lớp
 320: (8 x 5); 
 320: (10 x 4) ; 
 320: (2 x 20)
- HS thực hiện tính. 
320: (10 x 4) = 320: 10: 4 
 = 32: 4 = 8
+ bằng 8. 
+ Hai phép chia cùng có kết quả là 8. 
+ Nếu cùng xoá đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 thì ta được 32: 4. 
- HS nêu kết luận. 
- HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp 
 320 40
 0 
 8 
- HS đọc ví dụ - Nhận xét về số chữ số 0 của số bị chia và số chia (số bị chia có nhiều chữ số 0 hơn)
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào giấy nháp. 
 32000 400
 00 8
 0
+ Ta có thể cùng xoá đi một, hai, ba, chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia rồi chia như thường. 
3. HĐ thực hành (18p)
* Mục tiêu: Thực hiện thành thạo phép chia và vận dụng giải các bài toán liên quan.
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp
Bài 1: Tính: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV chốt đáp án.
- Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính.
Bài 2a: HS năng khiếu có thể hoàn thành cả bài .
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS
- GV chốt đáp án.
- Củng cố cách thực hiện phép chia, cách tìm thừa số chưa biết.
Bài 3a: HS năng khiếu có thể hoàn thành cả bài .
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp 
Đ/a:
a. 
 420 60 4500 500 
 0 7 0 9
b. 
 85000 500 92000 400
 35 170 12 230
 00 00
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Làm việc cá nhân – Chia sẻ lớp
Đ/a:
a. X x 40 = 25600 
 X = 25600: 40 
 X = 640 
b. X x 90 = 37800 
 X = 37800 : 90 
 X = 420 	
- Thực hiện làm cá nhân – Chia sẻ lớp
Đ/a:
Giải:
a. Nếu mỗi toa chở được 20 tấn thì cần số toa xe là: 
 180: 20 = 9 (toa)
 Đáp số: 9 toa. 
b. Nếu mỗi toa chở được 30 tấn thì cần số toa xe là: 
 180: 30 = 6 (toa)
 Đáp số: 6 toa. 
- Ghi nhớ cách chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC 
TIẾT KIỆM NƯỚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Nêu được các việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước.
- Biết được tại sao cần tiết kiệm nước
2. Kĩ năng
- Thực hành tiết kiệm nước tại lớp, gia đình, địa phương
* ĐCND: Không yêu cầu tất cả học sinh vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước. Giáo viên hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có khả năng được vẽ tranh, triển lãm
3. Phẩm chất
- Có ý thức tiết kiệm nước.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
* KNS: + Xác định giá trị bản thân trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước
 + Đảm nhận trách nhiệm trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước
 + Bình luận về việc sử dụng nước,(quan điểm khác nhau về tiết kiệm nước)
* GDBVMT: Bảo vệ, cách thức làm cho nước sạch, tiết kiệm nước; bảo vệ bầu không khí
* GDTKNL: HS biết những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Các hình minh hoạ trang 60, 61 / SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
- HS: Giấy vẽ, bút màu
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm.
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1, Khởi động (4p)
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước?
- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.
- HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT
- 1, 2 HS trả lời 
2. Bài mới: (30p)
* Mục tiêu: Nêu được cách tiết kiệm nước và lí do cần tiết kiệm nước. Thực hành tiết kiệm nước.
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp
HĐ1: Nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước: 
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ được giao. 
+ Em nhìn thấy những gì trong hình vẽ?
+ Theo em việc làm đó nên hay không nên làm? Vì sao?
- GV giúp các nhóm gặp khó khăn. 
 * Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo những việc làm đúng và phê phán những việc làm sai để tránh gây lãng phí nước (lồng ghép KNS và tiết kiệm NL)
HĐ2: Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nước. 
 - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 7 và 8 / SGK trang 61 và trả lời câu hỏi: 
+ Em có nhận xét gì về hình vẽ b trong 2 hình?
+ Bạn nam ở hình 7a nên làm gì? Vì sao?
+ Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước?
- GV Kết luận, chốt bài học
HĐ3: Cuộc thi: Đội tuyên truyền giỏi. 
- GV tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm
- GV hướng dẫn từng nhóm, đảm bảo HS nào cũng được tham gia. 
- GV hướng dẫn, động viên, khuyến khích những em có khả năng vẽ tranh, triển lãm. Mỗi nhóm cử 1 bạn làm ban giám khảo. 
- GV nhận xét tranh và ý tưởng của từng nhóm. 
- GV nhận xét, khen ngợi các em. 
* Kết luận: Chúng ta không những thực hiện tiết kiệm nước mà còn phải vận động, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. 
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
Nhóm 4- Lớp
+ Hình 1: Vẽ một người khoá van vòi nước khi nước đã chảy đầy chậu. Việc làm đó nên làm vì như vậy sẽ không để nước chảy tràn ra ngoài gây lãng phí nước. 
+ Hình 2: Vẽ một vòi nước chảy tràn ra ngoài chậu. Việc làm đó không nên làm vì sẽ gây lãng phí nước. 
+ Hình 3: Vẽ một em bé đang mời chú công nhân ở công ty nước sạch đến vì ống nước nhà bạn bị vỡ. Việc đó nên làm vì như vậy tránh không cho tạp chất bẩn lẫn vào nước sạch và không cho nước chảy ra ngoài gây lãng phí nước. 
+ Hình 4: Vẽ một bạn vừa đánh răng vừa xả nước. Việc đó không nên làm vì nước sạch chảy vô ích xuống đường ống thoát gây lãng phí nước. 
+ Hình 5: Vẽ một bạn múc nước vào ca để đánh răng. Việc đó nên làm vì nước chỉ cần đủ dùng, không nên lãng phí. 
+ Hình 6: Vẽ một bạn đang dùng vòi nước tưới trên ngọn cây. Việc đó không nên làm vì tưới lên ngọn cây là không cần thiết như vậy sẽ lãng phí nước. Cây chỉ cần tưới một ít xuống gốc. 
- Lắng nghe
Cá nhân – Lớp
+ Bạn trai ngồi đợi mà không có nước vì bạn ở nhà bên xả vòi nước to hết mức. Bạn gái chờ nước chảy đầy xô đợi xách về vì bạn trai nhà bên vặn vòi nước vừa phải. 
- Bạn nam phải tiết kiệm nước vì: 
+ Tiết kiệm nước để người khác có nước dùng. 
+ Tiết kiệm nước là tiết kiệm tiền của. 
+ Nước sạch không phải tự nhiên mà có. 
+ Nước sạch phải mất nhiều tiền và công sức của nhiều người mới có. 
+ Chúng ta cần phải tiết kiệm nước vì: Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có đủ nước sạch để dùng. Tiết kiệm nước là dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho người khác được dùng. 
Nhóm 6 – Lớp
- HS hoạt động theo nhóm. 
- HS vẽ tranh với nội dung tuyên truyền, cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước. 
- HS thảo luận và tìm đề tài. 
- HS vẽ tranh và trình bày lời giới thiệu trước nhóm. 
- Các nhóm trình bày và giới thiệu ý tưởng của nhóm mình. 
- Ghi nhớ các biện pháp tiết kiệm nước.
- Hoàn thành, trang trí tranh vẽ tuyên truyền tiết kiệm nước.
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Toán : Ôn tập
I Mục tiêu :
 Giúp học sinh củng cố về cách chia cho số có hai chữ số 
 .Giải bài toán có lời văn, tìm một thành phần chưa biết 
 II - ÑOÀ DUØNG DAÏY HOÏC :
Chuẩn bị nội dung bài ôn tập 
III.CAÙC HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC CHUÛ YEÁU
A. Khởi động: Lớp trưởng lên điều khiển lớp khởi động và kiểm tra kiến thức cũ.
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GV
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA HS
Giôùi thieäu: giáo viên nêu ghi bảng
Hoaït ñoäng1: Ôn cách thực hiện phép chia 
Baøi taäp 1: Đặt tính rồi tính 
 3701 : 21 23780 : 24 
18567 : 25 25380 : 53 
 Gv ghi đề lên bảng học sinh làm bài bảng lớp giấy nháp, nhận xét sửa sai
Baøi taäp 2: Tìm x 
 X x 300 = 2700 4625 : x = 37 
 X= 2700 : 300 x = 4625: 37
 X = 9 x = 125
Bài 3 : HS đọc bài toán – nêu tóm tắt 
Một xe tải lần đầu chở được 3 tấn 30 kg hàng, lần thứ hai chở được 1/3 lần đầu. Hỏi cả hai lần xe tải chở được bao nhiêu kg hàng ? 
Làm bài vào vở - thu một số vở – nhận xét 
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
Để tìm được có bao nhiêu kg trước hết ta phải tìm gì ?
4 Củng cố dặn dò: Lớp trưởng lên điều khiển lớp chia sẻ sau bài học.
nhận xét – dặn dò 
Baøi taäp 1: HS thảo luận làm bài vào bảng con (Giấy nháp ) 4 em lên làm bảng lớp .
 3701
 160 
21
 23780
 218
24
990
 131
 05
176
 20 
 20 
Baøi taäp 3 : Tóm tắt :
Lần đầu : 3 tấn 30 kg 
Lần 2 bằng: 1/3 lần đầu kg ? 
Bài giải
Đổi 3 tấn 30 kg = 3030 kg
Lần thứ hai chở được là :
: 3 = 1010 ( kg )
Hai lần chở được là :
3030 + 1010 = 4040 ( kg )
Đáp số : 4040kg 
Thứ Ba ngày 14 tháng 12 năm 2021
TOÁN
Tiết 72: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết cách chia số có ba chữ số cho số có 2 chữ số.
2. Kĩ năng
- Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
3. Phẩm chất
- HS tích cực, cẩn thận khi làm bài
4. Góp phần phát huy các năng lực
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* BT cần làm: Bài 1, bài 2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: Bảng phụ 
 -HS: SGK,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (5p)
 Trò chơi: Tìm lá cho hoa
- Hoa là: 6; 8
- Lá là các phép tính: 
 420 : 7 40 : 5
 3200 : 400 300 : 50
- Nhận xét chung - Dẫn vào bài mới
- HS tham gia trò chơi dưới sự điều hành của GV
- Nhóm nào nhanh và chính xác nhất là nhóm thắng cuộc.
- Củng cố cách chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
2. Hình thành kiến thức mới (15p)
* Mục tiêu: Biết cách chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm – Lớp
* Hướng dẫn thực hiện phép chia 
 a. Phép chia 672: 21 
- GV viết lên bảng phép chia 672: 21, yêu cầu HS sử dụng tính chất 1 số chia cho một tích để tìm kết quả của phép chia. 
+ Vậy 672: 21 bằng bao nhiêu?
- GV: Với cách làm trên chúng ta đã tìm được kết quả của 672: 21, tuy nhiên cách làm này rất mất thời gian, vì vậy để tính 672: 21 người ta tìm ra cách đặt tính và thực hiện tính tương tự như với phép chia cho số có một chữ số. 
+ GV đặt tính và hướng dẫn HS cách tính.
 672 21
 63 32
 42
 42
 0
+ Phép chia 672: 21 là phép chia hết hay phép chia có dư?
b. Phép chia 779: 18 
- GV ghi lên bảng phép chia trên và cho HS thực hiện đặt tính để tính. 
- GV theo dõi HS là và giúp đỡ nếu HS lúng túng. 
+ Phép chia 779: 18 là phép chia hết hay phép chia có dư?
+ Trong các phép chia có số dư chúng ta phải chú ý điều gì?
 ** Khi thực hiện các phép chia cho số có hai chữ số, để tính toán nhanh, chúng ta cần biết cách ước lượng thương.. . . 
- HS thảo luận cặp đôi, tìm cách thực hiện – Chia sẻ lớp 
672: 21 = 672: (7 x 3) 
 = (672: 3): 7 
 = 224: 7 
 = 32
+ Bằng 32
- HS nghe giảng. 
- Lắng nghe
+ Là phép chia hết vì có số dư bằng 0. 
- HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp
 779 18
 72 43 
 59
 54
 5
 Vậy 779: 18 = 43 (dư 5)
+ Là phép chia có số dư bằng 5. 
+ số dư luôn nhỏ hơn số chia. 
- Lắng nghe.
3. Hoạt động thực hành (18p)
* Mục tiêu: Thực hiện được phép chia một số có ba chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).và vận dụng giải các bài toán liên quan
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm 2- Lớp
Bài 1: Đặt tính rồi tính: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số.
Bài 2: 
- GV nhận xét, đánh giá bài trong vở của HS – Chốt đáp án. 
Bài 3 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
- HS làm cá nhân- Chia sẻ nhóm 2- Chia sẻ lớp 
 Đáp án 
- Thực hiện theo YC của GV.
 288 24 740 45 
 24 12 45 16
 48 290 
 48 270
 0 20
 469 67 397 56 
 469 7 392 7
 0 5
- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp 
Bài giải
Số bộ bàn ghế mỗi phòng có là
240: 15 = 16 (bộ)
Đáp số: 16 bộ
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
a) X x 34 = 714 b) 846 : X = 18
 X = 714 : 34 X = 846 : 18
 X = 21 X = 47
- Ghi nhớ cách thực hiện chia cho số có 2 chữ số.
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu ND: HS hiểu niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Biết đọc bài văn với giọng vui, hồn nhiên, tha thiết; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
3. Phẩm chất
- GD HS tình yêu với các trò chơi vui tươi, lành mạnh của tuổi thơ
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện). 
 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
 - Đọc bài Văn hay chữ tốt
+ Em học được điều gì qua hình ảnh chú bé Đất?
- GV nhận xét, dẫn vào bài. Giới thiệu bài 
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Phải dũng cảm, dám đương đầu với thử thách thì mới thành công,.... 
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Biết đọc bài văn với giọng vui tươi, hồn nhiên, tha thiết; bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả. 
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng, vui tươi, tha thiết, thể hiện niềm vui của đám trẻ khi chơi thả diều. 
Nhấn giọng một số từ ngữ: nâng lên, hò hét, mềm mại, vui sướng, vi vu trầm bổng, huyền ảo, thảm nhung khổng lồ,....
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài được chia làm 2 đoạn
+ Đoạn 1: Tuổi thơ của đến vì sao sớm. 
+ Đoạn 2: Ban đêm khát khao của tôi. 
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (nâng lên, mục đồng, thảm nhung khổng lồ, ngọc ngà, nỗi khát khao, ,....)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: HS hiểu niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài
+ Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
+ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào?
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
* Cánh diều được tác giả miêu tả tỉ mỉ bằng cách quan sát tinh tế làm cho nó trở nên đẹp hơn. Vậy khi miêu tả bất kì một vật nào chúng ta cũng cần quan sát kĩ để miêu tả hết được vẻ đẹp của vật đó
+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào?
+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào?
+ Đoạn 2 nói lên điều gì?
+ Qua các câu mở đầu và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ?
* Ý nào cũng đúng nhưng đúng nhất là ý 2: Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ. 
- Hãy nêu nội dung của bài.
- 1 HS đọc
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Trên cánh diều có nhiều loại sáo: sáo đơn, sáo kép, sáo bè như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. 
+ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng tai và mắt. 
+ Tả vẻ đẹp của cánh diều.
+ Các bạn hò hét nhau thả diều thi, sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời. 
+ Nhìn lên bầu trời đêm khuya huyền ảo, đẹp như một tấm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy cháy lên, cháy mãi khát vọng. Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hi vọng, tha thiết cầu xin “Bay đi diều ơi! Bay đi!”
+ Đoạn 2 nói lên rằng trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp.
+ HS chọn một trong 3 ý. 
Nội dung: Bài văn nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng. 
- HS ghi lại nội dung bài
4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p)
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được 1 đoạn của bài
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc diễn cảm một đoạn
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
+ Liên hệ giáo dục: Diều là một đồ chơi rất gần gũi với trẻ em, trò chơi thả diều cũng rất cần một môi trường sạch đẹp. Vậy chúng ta cần biết giữ gìn đồ chơi và bảo vệ môi trường sạch đẹp...
6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng và các thành viên:
+ Chọn đoạn đọc diễn cảm
+ Luyện đọc trong nhóm
+ Cử đại diện đọc trước lớp
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- HS nêu cách bảo vệ và giữ gìn đồ chơi, bảo vệ môi trường.
- Kể tên một số trò chơi dân gian vui, bổ ích cho trẻ em.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CHÍNH TẢ
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức đoạn văn
- Làm đúng BT2a phân biệt ch/tr. Miêu tả được một trong các đồ chơi hoặc trò chơi có tiếng chứa âm tr/ch
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.
3. Phẩm chất: 
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết
4. Góp phần phát triển năng lực:
- NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* GD BVMT:Ý thức yêu thích cái đẹp của thiên nhiên và quý trọng những kĩ niệm đẹp của tuổi thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
 - HS: Vở, bút,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (4p)
- HS chơi trò chơi:Ai nhanh, ai đúng:
- HS 2 đội, mỗi đội 3 em lên bảng viết.
- Gọi đọc từ sau: Sáng láng, sát sao, sâu sắc, xuất sắc, xao xác, xấu xí, sướt mướt, 
- Nhận xét, khen/ động viên, chuyển tiếp vào bài mới.
- HS tham gia trò chơi dưới sự điều hành của GV
- Nhóm nào viết nhanh và chính xác nhất thì thắng cuộc
2. Chuẩn bị viết chính tả: (6p)
* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn văn.
* Cách tiến hành: 
a. Trao đổi về nội dung đoạn cần viết
- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết 
+ Cánh diều đẹp như thế nào?
- Liên hệ giáo dục BVMT để gìn giữ những nét đẹp của thiên nhiên và gìn giữ những kỉ niệm tuổi thơ
- Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.
- 1 HS đọc- HS lớp đọc thầm
+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm. 
- HS liên hệ
- HS nêu từ khó viết: mềm mại, vui sướng, phát dại, trầm bổng, . 
- Viết từ khó vào vở nháp
3. Viết bài chính tả: (15p)
* Mục tiêu: Hs nghe - viết tốt bài chính tả theo hình thức đoạn văn.
* Cách tiến hành:
- GV đọc bài cho HS viết
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
- HS nghe - viết bài vào vở
4. Đánh giá và nhận xét bài: (5p)
* Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai
* Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
5. Làm bài tập chính tả: (5p)
* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được ch/tr. Miêu tả được 1 đồ chơi hoặc trò chơi có tiếng chứa âm ch/tr 
* Cách tiến hành: Cá nhân-Cặp đôi- Chia sẻ trước lớp
Bài 2a: Tìm tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa tiếng bắt đầu bằng ch/tr
Bài 3a
- Miêu tả 1 trong các đồ chơi hoặc trò chơi nói trên
6. Hoạt động ứng dụng (1p)
7. Hoạt động sáng tạo (1p)
- HS chơi trò chơi Tiếp sức
Ch
+ Đồ chơi: chong chóng, chó bông, chó đi xe đạp, que chuyền 
+ Trò chơi: chọi dế, chọi cá, chọi gà, thả chim, chơi chuyền 
Tr 
+ Đồ chơi: trống ếch, trống cơm, cầu trượt, .. 
+ Trò chơi: đánh trống, trốn tìm, trồng nụ trồng hoa, cắm trại, bơi trải, cầu trượt, 
- HS nối tiếp miêu tả. VD:
+ Tả trò chơi: Tôi sẽ tả chơi trò nhảy ngựa cho các bạn nghe. Để chơi, phải có ít nhất sáu người mới vui: Ba người bám vào bụng nối làm ngựa, ba người làm kị sĩ. Người làm đầu phải bám chắc vào một gốc cây hay một bức tường 
- Viết lại 5 lần các từ viết sai trong bài chính tả
- Hướng dẫn các bạn chơi 1 trò chơi vừa miêu tả
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI- TRÒ CHƠI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Biết thêm tên một số đồ chơi, trò chơi (BT1, BT2)
2. Kĩ năng
- Phân biệt được những đồ chơi có lợi và những đồ chơi có hại (BT3); 
- Nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, Phẩm chất của con người khi tham gia các trò chơi (BT4).
3. Phẩm chất
- HS có ý thức bảo vệ, giữ gìn đồ chơi, chơi các đồ chơi an toàn và tham gia các trò chơi lành mạnh có lợi cho sức khoẻ.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh họa các trò chơi trang 147- 148 SGK (phóng to)
 + Bảng nhóm 
- HS: vở BT, bút, ...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: 	Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (3p)
+ Đặt câu hỏi để thể hiện sự khen ngợi?
+ Đặt câu hỏi để thể hiện Phẩm chất chê trách?
+ Đặt câu hỏi để thể hiện sự khẳng định?
+ Đặt câu hỏi để thể hiện sự mong muốn?
- GV nhận xét, đánh giá chung, giới thiệu và dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Cái áo này đẹp chứ nhỉ?
+ Sao cậu hay mắc lỗi thế?
+ Đi biển cũng thích chứ sao?
+ Chị làm giúp em bài tập này được không?
2. Hoạt động thực hành:(30p)
* Mục tiêu: - Biết thêm tên một số đồ chơi, trò chơi (BT1, BT2)
- Phân biệt được những đồ chơi có lợi và những đồ chơi có hại (BT3); 
- Nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, Phẩm chất của con người khi tham gia các trò chơi (BT4).
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp
Bài 1: Nói tên đồ chơi hoặc trò chơi được tả trong các bức tranh. 
- Yc HS quan sát tranh cùng trao đổi, thảo luận theo nhóm 4 làm bài. 
+ Liên hệ: Em đã chơi đồ chơi nào và tham gia những trò chơi nào trong các đồ chơi và trò chơi vừa nêu?
+ Em đã giữ gìn đồ chơi như thế nào?
Bài 2. Tìm thêm các từ ngữ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi khác. 
- Nhận xét, chốt đáp án.
- KL: Những đồ chơi, trò chơi các em vừa kể trên có cả đồ chơi, trò chơi riêng bạn nam thích hoặc riêng bạn nữ thích: cũng có những trò chơi phù hợp với cả bạn nam và bạn nữ. 
Bài 3: 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
- Giáo dục HS chơi những trò chơi, đồ chơi có ích, tránh xa các đồ chơi, trò chơi có hại
Bài 4 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. 
- Gọi HS nêu các từ ngữ thể hiện Phẩm chất, tình cảm của con người khi tham gia các trò chơi
- Em hãy đặt câu thể hiện Phẩm chất của con người khi tham gia trò chơi. 
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
Nhóm 4 - Chia sẻ lớp
Đáp án:
+ Tranh 1: đồ chơi: diều/trò chơi: thả diều
+ Tranh 2: đồ chơi: đầu sư tử, đèn ông sao, đàn gió./Trò chơi: múa sư tử, rước đèn. 
+ Tranh 3: đồ chơi: dây thừng, búp bê, bộ xếp hình nhà cửa, đồ nấu bếp/Trò chơi: nhảy dây, cho búp bê ăn bột xếp hình nhà cửa, thổi cơm. 
+ Tranh 4: đồ chơi: ti vi, vật liệu xây dựng/Trò chơi: trò chơi điện tử, lắp ghép hình. 
+ Tranh 5: Đồ chơi: dây thừng, cái ná./Trò chơi: kéo co, bắn. 
+ Tranh 6: Đồ chơi: khăn bịt mắt. 
 Trò chơi: bịt mắt bắt dê. 
- HS liên hệ
Nhóm 2 – Lớp
Đồ chơi: bóng – quả cầu – kiếm – quân cờ – đu – cầu trượt – đồ hàng – các viên sỏi – que chuyền – mảnh sành – bi – viên đá – lỗ tròn – đồ dựng lều – chai – vòng – tàu hỏa – máy bay – mô tô con – ngựa 
Trò chơi: đá bóng – đá cầu – đấu kiếm – cờ tướng – đu quay – cầu trượt – bày cỗ trong đêm Trung thu – chơi ô ăn quan – chơi chuyền – nhảy lò cò – chơi bi – đánh đáo – cắm trại – trồng nụ hoa hồng – ném vòng vào cổ chai – tàu hỏa trên không – đua mô tô trên sàn quay – cưỡi ngựa 
- Lắng nghe
Nhóm 2 – Lớp
 Đáp án:
a) Trò chơi bạn trai thường thích: đá bóng, đấu kiếm, bắn súng, cờ tướng, lái máy bay trên không, lái mô tô 
- Trò chơi bạn gái thường thích: búp bê, nhảy dây, nhảy ngựa, trồng nụ, trồng hoa, chơi chuyền, chơi ô ăn quan, nhảy lò cò, bày cỗ đêm trung thu 
- Trò chơi cả bạn trai, bạn gái thường thích: thả diều, rước đèn, trò chơi điện tử, xếp hình, cắm trại, đu quay, bịt mắt mắt dê, cầu trượt 
b) Những đồ chơi, trò chơi có ích và có lợi của chúng khi chơi: 
- Thả diều (thú vị, khỏe), Rước đèn ông sao (vui), Bày cỗ trong đêm trung thu (vui, rèn khéo tay), Chơi búp bê (rèn tính chu đáo, dịu dàng), Nhảy dây (nhanh, khỏe), Trồng nụ trồng hoa (vui khỏe), Trò chơi điện tự (rèn trí thông minh), xếp hình (rèn trí thông minh).. .
- Chơi các trò chơi ấy, nếu ham chơi quá, quên ăn, quên ngủ, quên học, thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập. Chơi điện tử nhiều sẽ hại mắt. 
c) Những đồ chơi, trò chơi có h

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_15_nam_hoc_2021_2022_ban_2_cot.docx