Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019

Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019

Tiết 1 + 2: Mĩ thuật

NHỮNG MẢNG MÀU THÚ VỊ (2 tiết)

Tiết 3: Khoa học

Bài 1: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?

Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài cần được hình thành

- HS đã biết những kiến thức về con người đã học ở lớp 3 - HS nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- HS nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống.

- Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống.

2. Năng lực: Tạo cơ hội cho HS được hình thành và phát triển năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.

3. Phẩm chất: Tự tin, cẩn thận, chăm học, trung thực

- GDBVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.

 

doc 6 trang xuanhoa 09/08/2022 1920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/ 09/ 2018
Ngày giảng chiều: Thứ hai ngày 10/ 9/ 2018
Tiết 1 + 2: Mĩ thuật
NHỮNG MẢNG MÀU THÚ VỊ (2 tiết)
Tiết 3: Khoa học
Bài 1: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài cần được hình thành
- HS đã biết những kiến thức về con người đã học ở lớp 3
- HS nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- HS nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống.
- Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống.
2. Năng lực: Tạo cơ hội cho HS được hình thành và phát triển năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
3. Phẩm chất: Tự tin, cẩn thận, chăm học, trung thực
- GDBVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
II. Đồ dùng:
- Các hình minh họa SGK.
- Phiếu học tập theo nhóm.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của giáo viên
- HS thực hiện y/c của GV
- HS chia nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí để tiến hành thảo luận.
- Tiến hành thảo luận và ghi ý kiến vào giấy.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
+ Con người cần phải có: Không khí để thở, thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, bàn ghế 
+ Con người cần được đi học để hiểu biết, chữa bệnh khi bị ốm, đi xem phim, ca nhạc 
+ Con người cần có tình cảm với những người xung quanh.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến
- Hoạt động theo y/c của GV.
- HS trả lời
+ Cảm thấy đói, khát và mệt.
+ Chúng ta sẽ cảm thấy buồn và cô đơn.
- HS làm phiếu bài tập theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kq
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS thảo luận
+ Con người, động vật và thực vật đều cần thức ăn, nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp để duy trì sự sống của mình.
+ Con người còn cần nhà ở, quần áo, phương tiện giao thông và những tiện nghi khác 
+ Con người cần phải có: Không khí để thở, thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, bàn ghế 
+ Con người cần được đi học để hiểu biết, chữa bệnh khi bị ốm, đi xem phim, ca nhạc 
+ Con người cần có tình cảm với những người xung quanh.
+ Giữ gìn bầu không khí trong sạch, tiết kiệm nước, biết yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh.
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu môn học.
- Y/c HS mở mục lục đọc tên các chủ đề.
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Phát triển bài:
a. Hoạt động 1: Con người cần gì để sống?
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo các bước:
+ Chia nhóm: Nhóm 4
+ Y/c HS thảo luận: Con người cần những gì để duy trì sự sống?
+ Y/c HS trình bày kết quả thảo luận, ghi những ý kiến không trùng lặp lên bảng.
+ Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm.
- GV tiến hành hoạt động cả lớp.
+ Y/c: Khi GV ra hiệu, tất cả tự bịt mũi, ai cảm thấy không chịu được nữa thì giơ tay lên. GV thông báo thời gian HS nhịn thở được ít nhất và nhiều nhất.
+ Em có cảm giác thế nào? Em có thể nhịn thở lâu hơn được nữa không?
+ Kết luận: Như vậy chúng ta không thể nhịn thở được quá 3 phút.
+ Nếu nhịn ăn hoặc nhịn uống em cảm thấy thế nào?
+ Nếu hàng ngày chúng ta không được sự quan tâm của gia đình, bạn bè thì sẽ ra sao?
- KL: Để sống và phát triển con người cần:
+ Những điều kiện vật chất như: Không khí, thức ăn, nước uống, quần áo, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại 
+ Những điều kiện tinh thần, văn hóa, xã hội như: Tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi, giải trí 
b. Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập và SGK.
* Bước 1: Làm việc với phiếu học tập theo nhóm.
- GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS làm việc theo nhóm
- Y/c đại diện một nhóm trình bày kq.
- Nhận xét, bổ sung
Bước 2: Thảo luận cả lớp
- Y/c HS dựa vào kết quả làm việc với phiếu học tập và SGK thảo luận các câu hỏi:
+ Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình?
+ Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người còn cần những gì?
- KL: 
+ Để duy trì sự sống, con người, động vật và thực vật đều cần thức ăn, nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp.
+ Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống con người còn cần nhà ở, quần áo, phương tiện giao thông và những tiện nghi khác 
3. Kết luận:
- Con người cần những điều kiện gì để duy trì sự sống?
- Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giữ gìn những điều kiện đó?
- GV củng cố nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
Điều chỉnh bổ sung: 
.....................................................................................................................................
Phiếu học tập
Những yếu tố cần cho sự sống
Con người
Động vật
Thực vật
1. Không khí
x
x
x
2. Nước
x
x
x
3. Ánh sang
x
x
x
4. Nhiệt độ
x
x
x
5. Thức ăn
x
x
x
6. Nhà ở
x
7. Tình cảm gia đình
x
8. Phương tiện giao thong
x
9. Tình cảm bạn bè
x
10. Quần áo
x
11. Trường học
x
12. Sách báo
x
13. Đồ chơi
x
Ngày soạn: 9/10/2018
Ngày giảng: Thứ ba ngày 11/9/2018
Tiết 1: Khoa học
Bài 2: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI.
Những kiến thức học sinh đã biết liên quan đến bài học.
Những kiến thức mới cần được hình thành trong bài.
- Biết con người cần gì để sống.
 - Biết được quá trình trao đối chất giữa cơ thể với môi trường.
- Hoàn thành được sơ đồ về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường và giải thích được ý nghĩa theo sơ đồ này.
I. Mục tiêu: 
1. KT- KN: 
	- Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy vào khí ô xi, thức ăn, nước uống; thải ra khí các-bô-níc, phân và nước tiểu trong quá trình sống hàng ngày của cơ thể.
- Nêu được quá trình trao đối chất giữa cơ thể với môi trường.
- Hoàn thành được sơ đồ về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường và giải thích được ý nghĩa theo sơ đồ này.
2. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác, tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, chia sẻ,....
3. Phẩm chất: tự tin, cẩn thận, chăm học, trung thực.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Hình vẽ SGK, bộ thẻ ghi từ.
+ HS: SGK lớp 4.
III. Các hoạt động dạy và học.
Hoạt động học tập của học sinh.
Hỗ trợ của giáo viên.
1. Hoạt động 1: (2 phút).
- Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị đồ dùng cho việc học.
- Nhiệm vụ 2: Đọc và xác định mục tiêu bài học.
2. Hoạt động 2: Trong quá trình trao đổi chất.
* Mục tiêu: Nắm được quá trình trao đổi chất của con người.
* Nội dung:
- Quan sát tranh, thảo luận cặp đôi.
- HSTL
2 HS nhắc lại KL
3. Hoạt động 3: Trò chơi Ghép chữ vào sơ đồ.
* Mục tiêu: HS tích cực tham gia trò chơi.
* Nội dung: 
TLCH: Trong QT sống, con người lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã. QT đó gọi là QT trao đổi chất.
4. Hoạt động 4: Vẽ sơ đồ trao đổi chất của cơ thể với môi trường.
Nhận đồ dùng HT
Thảo luận và hoàn thành sơ đồ.
3 HS đại diện lên trình bày
HS tự vẽ sơ đồ theo nhóm bàn, từng cặp lên trình bày.
- GV cho HS chuẩn bị sẵn các thứ cần thiết cho bài học, để trên bàn.
- GV cho HS đọc cá nhân to-nhẩm-thầm.
- GV nhấn mạnh một số yêu cầu 
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp, TLCH:
+ Trong quá trình sống của mình, cơ thể lấy vào và thải ra những gì?
- GV nhận xét câu trả lời của HS và kết luận.
- Gọi HS nhắc lại kết luận.
- GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết và TLCH:
+ Quá trình trao đổi chất là gì?
- GV kết luận.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, phát thẻ có ghi chữ cho HS và yêu cầu:
+ Thảo luận về sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường?
+ Hoàn thành sơ đồ và cử đại diện trình bày từng nội dung của sơ đồ.
- GV nhận xét sơ đồ và khả năng trình bày của từng nhóm, 
- GV hướng dẫn HS tự vẽ sơ đồ.
- Gọi HS lên trình bày sản phẩm của mình.
- GV nhận xét.
Điều chỉnh bổ sung: 
.....................................................................................................................................
Tiết 2 : Đạo đức
Tiết 1: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP ( tiết 1)
Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài dạy
Những kiến thức mới trong bài dạy cần hình thành
Vốn hiểu biết của HS về đức tính trung thực. Những việc hàng ngày đã làm thể hiện lòng trung thực.
- HS nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
 - Biết được trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
2. Kĩ năng: - HS nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
3. Năng lực-Phẩm chất: Tạo cơ hội cho HS được hình thành và phát triển năng lực tự học, giao tiếp phẩm chất trung thực
II. Đồ dùng dạỵ học:
- SGK đạo đức. Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống
- HS đọc tình huống dưới tranh
- Hoạt động theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
+ Mượn tranh ảnh của bạn đưa cho cô giáo xem.
+ Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng để quên ở nhà.
+ Nhận lỗi và hứa sẽ sưu tầm và nộp sau.
- HS nhận xét, bổ sung
- HS nêu
- Không quay cóp, không hỏi bài bạn ...
- Mọi người quý trọng
* Hoạt động 2: Làm việc theo cặp 
- HS đọc yêu cầu
- Thảo luận theo cặp
- Một số cặp trình bày trước lớp
c) Không chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
- HS kể
* Hoạt đông 3: Bày tỏ ý kiến (BT2)
- HS đọc yêu cầu
- HS bày tỏ ý kiến 
b) Thiếu trung thực trong học tập là giả dối.
c) Trung thực trong học tập là không nói dối, không quay cóp.
HS trả lời
- Cho HS đọc tình huống dưới tranh 1, 2 và thảo luận theo nhóm 4 
+ Các nhóm liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả 
- Nhận xét bổ sung.
+ Nếu em là bạn Long em sẽ làm gì? vì sao em lại làm thế?
+ Theo em hành động nào là hành động thể hiện sự trung thực?
+ Trong học tập có cần sự trung thực không? thể hiện bằng những biểu hiện nào?
+ Người có tính thật thà sẽ được mọi người đối sử như thế nào?
* Ghi nhớ: (tr 4)
- 3HS nêu
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS thảo luận cặp 
- Gọi một số cặp trình bày
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
.Liên hệ:
- Trong lớp mình có rất nhiều bạn có đức tính trung thực trong học tập các em có thể kể ra những biểu hiện trung thực đó
- Bên cạnh đó còn không ít những bạn thiếu trung thực trong học tập qua những biểu hiện nào?
- HS nêu yêu cầu.
- GV nêu từng ý kiến, HS bày tỏ bằng thẻ.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung KL ý đúng 
+ Vì sao phải trung thực trong học tập?
+ Ở lớp bạn nào đã biết trung thực trong học tập?
- Dặn dò HS: Chuẩn bị bài sau
Điều chỉnh bổ sung: 
.....................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_buoi_chieu_lop_4_tuan_1_nam_hoc_2018_2019.doc