Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019
Tập đọc
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. Mục tiêu:
- Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Hiểu nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh học bài đọc trong SGK.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15 Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2018 Tập đọc CÁNH DIỀU TUỔI THƠ I. Mục tiêu: - Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài. - Hiểu nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ. (trả lời được các câu hỏi trong SGK). II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh học bài đọc trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS đọc và TLCH. + Kể lại tai nạn của hai người bột. + Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn. - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: - GTB: Cánh diều tuổi thơ. - Giới thiệu tranh minh hoạ bài đọc trong SGK và trò chơi thả diều. Hôm nay, các em sẽ đọc bài “ Cánh diều tuổi thơ”. Qua bài đọc này, các em sẽ thấy niềm vui sướng và những khát vọng đẹp đẽ mà trò chơi thả diều mang lại cho các bạn nhỏ. HĐ 1: - Luyện đọc - Gọi 1 HS đọc bài. - GV kết hợp sửa sai phát âm, ngắt giọng. + Bài được chia làm mấy đoạn? a) Đọc nối tiếp đoạn - Gọi 2 HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS. - Yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. b) Đọc trong nhóm. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV tổ chức cho HS thi đọc. c) GV hướng dẫn cách đọc bài. - GV đọc mẫu toàn bài. * Tìm hiểu bài. HĐ 2: - Thảo luận nhóm. - Yêu cầu đọc đoạn 1 và TLCH: + Tác giả chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? + Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào? GV: Cánh diều được tác giả tả một cách tỉ mỉ bằng cách quan sát tinh tế làm cho nó trở nên đẹp hơn, đáng yêu hơn. - Ghi bảng Mục đồng: trẻ chăn trâu, dê, bò, cừu ở làng quê. + Đoạn 1 nói lên điều gì? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2. + Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào? + Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào? - Huyền ảo: đẹp một cách kì lạ và bí ẩn, nửa thực nửa hư. - Khát vọng: điều mong muốn, đòi hỏi rất mạnh mẽ. GV: Cánh diều là ước mơ, là khao khát của trẻ thơ. Mỗi bạn nhỏ thả diều đều đặt ước mơ của mình vào đó, những ước mơ đó sẽ chắp cánh cho bạn trong cuộc sống. + Nội dung đoạn 2 là gì? + Bài văn nói lên điều gì? HĐ 3: Thi đọc diễn cảm. - GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 2. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Gọi 2 HS đọc nối tiếp cả bài. - GV nhận xét đánh giá, tuyên dương bạn đọc hay nhất.. 4. Củng cố: +Trò chơi thả diều mang lại cho tuổi thơ những gì? - GV nhận xét đánh giá tiết học. 5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà luyện đọc và chuẩn bị bài: Tuổi ngựa. - HS hát. 2 HS đọc và TLCH. - HS nhận xét bạn. - HS nhắc lại tên bài. - HS quan sát và lắng nghe. 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. + Bài được chia làm 2 đoạn. Đ.1: Tuổi thơ ... vì sao sớm. Đ.2: Ban đêm ... khao khát của tôi. - HS đánh dấu từng đoạn. (SGK). 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, luyện đọc từ khó. 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, nêu chú giải SGK. - HS luyện đọc theo cặp. - HS thi đọc. - HS lắng nghe GV đọc mẫu. 1 HS đọc, lớp thảo luận, trao đổi trả lời. + Cánh diều mềm mại như cánh bướm, tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè như gọi thấp xuống những vì sao sớm + Tác giả quan sát cánh diều bằng tai và mắt. - HS lắng nghe. + Đ.1: Tả vẻ đẹp của cánh diều. - HS đọc thầm đoạn 2. + Các bạn nhỏ hò hét nhau thả diều thi, sung sướng đến phát dại nhìn lên trời. + Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy cháy lên, cháy mãi khát vọng suốt một thời mới lớn. Bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hy vọng tha thiết cầu xin "Bay đi diều ơi, bay đi..." - HS nghe. - HS lắng nghe. + Đ.2: Trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp. + Bài văn nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho đám trẻ mục đồng. - HS theo dõi tìm cách đọc hay. - HS luyện đọc theo cặp. 4 HS thi đọc diễn cảm. 2 HS đọc nối tiếp bài, cả lớp theo dõi cách đọc. - HS nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay nhất. + Tác giả muốn nói đến cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện. Toán CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0 I. Mục tiêu: - Thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 - Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 (a), Bài 3 (a) HSTC làm hết các bài tập. - GD HS yêu thích học toán. II. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: Hát. 2. Bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng làm bai. Tính theo hai cách: ( 15 x 24) : 6 - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: - GTB: - Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. HĐ 1:.Hoạt động cả lớp. * Ôn lại kiến thức. - GV yêu cầu HS nhắc lại một số nội dung sau đây: + Chia nhẩm cho 10, 100, 1000 + Quy tắc chia một số cho một tích. HĐ 2: - Hoạt động cá nhân. * Giới thiệu trường hợp số bị chia & số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng. - GV ghi bảng: 320 : 40 - Yêu cầu HS tiến hành làm dựa theo quy tắc một số chia một tích. - Yêu cầu HS nêu nhận xét. GV KL: Để thực hiện phép chia 320 : 40 ta chỉ việc xoá 1 chữ số 0 ở tận cùng của số chia & số bị chia để được phép chia 32 : 4, rồi chia như thường (32 : 4 = 8) - Yêu cầu HS đặt tính. + Đặt tính + Cùng xoá một chữ số 0 ở số chia & số bị chia. + Thực hiện phép chia: 32 : 4 HĐ 3: - Hoạt động cá nhân. * Giới thiệu trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia. - GV ghi bảng: 32000 : 400 - Yêu cầu HS tiến hành làm dựa theo quy tắc một số chia một tích. GV kết luận: Có thể cùng xoá 2 chữ số 0 ở tận cùng của số chia & số bị chia để được phép chia 320 : 4, rồi chia như thường (320 : 4 = 80) - Yêu cầu HS đặt tính. + Đặt tính + Cùng xoá hai chữ số 0 ở số chia & số bị chia. + Thực hiện phép chia: 320 : 4 = 80 Kết luận chung: - Xoá bao nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số chia thì phải xoá bấy nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia. - Sau đó thực hiện phép chia như thường. Chú ý: Ở tiết này chưa xét trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia ít hơn ở số chia. Chẳng hạn: 3150 : 300 HĐ 4: *Thực hành. Bài 1: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Gọi 2 HS làm bảng lớp, lớp làm nháp. - GV nhận xét, đánh giá. Bài 2a: Tìm x? - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Gọi 1 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở. + Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm 1 thừa số chưa biết? Bài 2b: Tìm x? (HSTC) - Gọi 1 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở. - Yêu cầu HS nêu kết quả và cách làm. - GV nhận xét, đánh giá. Bài 3a: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Gọi 1 HS làm bảng lớp, lớp làm vàovở. Bài 3b: (HSTC) - Gọi 1 HS làm bảng lớp, lớp làm vàovở. - GV nhận xét, đánh giá. 4. Củng cố: + Y/c HS nêu lại cách thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. - GV nhận xét đánh giá tiết học. 5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Chia cho số có hai chữ số. - HS hát. 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào nháp. C.1: (15 x 24) : 6 = 360 : 6 = 60 C.2: (15 x 24) : 6 = (24:6) x 15 = 4 x 15 = 60 - HS nhận xét. - HS nhắc lại tên bài. + HS nêu. - HS tính. 320: 40 = 320 : (10 x 4) = 320 : 10 : 4 = 32 : 4 = 8 - HS nhận xét 320 : 40 = 32 : 4 - HS đặt tính và tính. - 1 HS lên bảng, lớp làm bảng con. 32000 : 400 = 32000 : (100 x 4) = 32000 : 100 : 4 = 320 : 4 = 80 - HS nêu nhận xét: 32000 : 400 = 320 : 4 - HS đặt tính. - HS lắng nghe, theo dõi. - HS theo dõi. Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 2 HS làm bảng lớp, lớp làm nháp. a) b) - HS nhận xét, bổ sung. Bài 2a: 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 1 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở. a) x x 40 = 25600 x = 25600 : 40 x = 640 Bài 2b: 1 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở. - HS nêu kết quả và giải thích cách làm. b) x x 90 = 37800 x = 37800 : 90 x = 420 - HS nhận xét, bổ sung. Bài 3a: 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 1 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở. Giải: Nếu mỗi toa chở 20 tấn hàng thì cần: 180 : 20 = 9 (toa) Nếu mỗi toa chở 30 tấn hàng thì cần: 180 : 30 = 6 (toa) Đáp số: a) 9 toa xe b) 6 toa xe - HS nhận xét chữa bài. + HS nêuc lại... - HS lắng nghe. - HS lắng nghe thực hiện. ............................................................................. Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu: - Kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. - Hiểu ND chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể. II. Đồ dùng dạy - học: - Một số truyện viết về đồ chơi trẻ em hoặc những con vật gần gũi với các em (GV và HS sưu tầm): truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cưới, truyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 4 (nếu có). - Bảng lớp viết đề bài. - Giấy khổ to (hoặc bảng phụ) viết gợi ý 3 trong SGK (dàn ý KC), tiêu chuẩn đánh giá bài KC. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: - Hát. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS kể lại đoạn câu chuyện Búp bê của ai bằng lời kể của Búp bê. - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: - GTB: - Kể chuyện đã nghe, đã đọc. * Hướng dẫn HS kể chuyện. HĐ 1: HD hs hiểu yêu cầu đề bài. - Yêu cầu HS đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng. - Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và phát biểu: + Truyện nào có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em? Truyện nào có nhân vật là con vật gần gũi với trẻ em? - Yêu cầu HS tìm đọc 2 truyện không có trong SGK. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình, nói rõ nhân vật trong truyện là đồ chơi hay con vật. HĐ 2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Dán bảng dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện nhắc HS: + Cần giới thiệu câu chuyện trước khi kể. + Kể tự nhiên bằng giọng kể (khôngđọc). + Với chuyện dài HS chỉ cần kể 1-2đoạn. - Yêu cầu HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Yêu cầu HS thi kể trước lớp. - GV nhận xét,bình chọn, tuyên dương bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện. 4. Củng cố: + Câu chuyện muốn nói với các em điều gì? - GV nhận xét đánh giá tiết học. 5. Dặn dò: Dặn HS về học bài kể lại chuyện cho bạn bè, người thân nghe và chuẩn bị bài mới. - HS hát. 2 HS lên bảng kể lại đoạn câu chuyện Búp bê của ai bằng lời kể của Búp bê. - HS nhận xét bạn. - HS nhắc lại tên bài. - HS đọc và gạch chân: Kể lại một câu chuyện em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. - HS quan sát và phát biểu: + Chú lính chì dũng cảm [An-đéc-xen], Chú đất nung [Nguyễn kiên], Võ sĩ bọ ngựa[ Tô Hoài]. - HS tìm đọc 2 truyện không có trong SGK. - HS nối tiếp giới thiệu tên câu chuyện của mình đãđọc. - HS lắng nghe. - HS kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - HS thi kể, lớp theo dõi, đặt câu hỏi cho bạn trả lời. - HS nhận xét,bình chọn, tuyên dương bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện. + HS trả lời. - HS lắng nghe tiếp thu. - HS lắng nghe và thực hiện. ........................................................................................ Khoa học TIẾT KIỆM NƯỚC I. Mục tiêu: - Kể được những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước. - Hiểu được ý nghĩa của việc tiết kiệm nước. - KNS: Kĩ năng xác định giá trị bản thân trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước. II. Đồ dùng dạy - học: - Hình trang 60, 61 SGK. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: Hát. 2. Bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: + Em hãy kể những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước. - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: GTB: Tiết kiệm nước. HĐ1: Hoạt động nhóm. + Những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước. * Mục tiêu: - Nêu những việc nên không nên làm để tiết kiệm nước. - Giải thích được lí do phải tiết kiệm nước. * Kĩ năng xác định giá trị bản thân trong việc tiết kiệm , tránh lãng phí nước . * Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo định hướng. - Chia HS thành các nhóm nhỏ để đảm bảo 2 nhóm thảo luận một hình vẽ từ 1 đến 6. - Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ được giao. - GV thảo luận và trả lời: 1) Em nhìn thấy những gì trong hình vẽ? 2) Theo em việc làm đó nên hay không nên làm? Vì sao? - GV giúp các nhóm gặp khó khăn. - Gọi các nhóm trình bày, các nhóm khác có cùng nội dung bổ sung. * GDKNS: Nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo những việc làm đúng và phê phán những việc làm sai để tránh gây lãng phí nước. HĐ2: Hoạt động cả lớp. * Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nước. ªMục tiêu: Giải thích tại sao phải tiết kiệm nước. *Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp. - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 7 và 8 / SGK trang 61 và trả lời câu hỏi: 1) Em có nhận xét gì về hình vẽ b trong 2 hình? 2) Bạn nam ở hình 7a nên làm gì? Vì sao? - GV nhận xét câu trả lời của HS. + Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước? GV KL: Nước sạch không phải tự nhiên mà có. Nhà nước phải chi phí nhiều công sức, tiền của để xây dựng các nhà máy sản xuất nước sạch. Trên thực tế không phải địa phương nào cũng được dùng nước sạch. Mặt khác, các nguồn nước trong thiên nhiên có thể dùng được là có giới hạn. Vì vậy chúng ta cần phải tiết kiệm nước. Tiết kiệm nước vừa tiết kiệm được tiền cho bản thân, vừa để có nước cho nhiều người khác, vừa góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước. HĐ3: Hoạt động nhóm. * Vẽ tranh cổ động bảo vệ nước. * Mục tiêu:bản thân HS cam kết tham gia bảo vệ nguồn nước ,tuyên truyền người khác cùng bảo vệ nguồn nước . - GV tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm. - YC các nhóm vẽ tranh với nội dung tuyên truyền, cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước. - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày và giới thiệu ý tưởng của nhóm mình. - GV HD động viên, khuyên khích để những HS có khả năng được vẽ tranh, triển lãm. - GV nhận xét, tuyên dương. GV kết luận: Chúng ta không những thực hiện bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nước mà còn phải vận động, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. 4. Củng cố: + Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước? - GV nhận xét đánh giá tiết học. 5. Dặn dò: Dặn HS luôn có ý thức tiết kiệm nước và tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện. - HS hát 2 HS trả lời. - HS nhận xét bạn. - HS nhắc lại. + HS thảo luận trả lời. - HS theo dõi. - HS thảo luận nhóm. - HS thảo luận: 2 nhóm nhỏ 1 hình, từ H.1 đến H.6. HS các nhóm quan sát hình được giao. - HS thảo luận trả lời. +H.1: Vẽ một người khoá van vòi nước khi nước đã chảy đầy chậu. Việc làm đó nên làm vì như vậy sẽ không để nước chảy tràn ra ngoài gây lãng phí nước. +H.2: Vẽ một vòi nước chảy tràn ra ngoài chậu. Việc làm đó không nên làm vì sẽ gây lãng phí nước. +H.3: Vẽ một em bé đang mời chú công nhân ở công ty nước sạch đến vì ống nước nhà bạn bị vỡ. Việc đó nên làm vì như vậy tránh không cho tạp chất bẩn lẫn vào nước sạch và không cho nước chảy ra ngoài gây lãng phí nước. +H.4: Vẽ một bạn vừa đánh răng vừa xả nước. Việc đó không nên làm vì nước sạch chảy vô ích xuống đường ống thoát gây lãng phí nước. +H.5: Vẽ một bạn múc nước vào ca để đánh răng. Việc đó nên làm vì nước chỉ cần đủ dùng, không nên lãng phí. +H.6: Vẽ một bạn đang dùng vòi nước tưới trên ngọn cây. Việc đó không nên làm vì tưới lên ngọn cây là không cần thiết như vậy sẽ lãng phí nước. Cây chỉ cần tưới một ít xuống gốc. - HS lắng nghe. - HS suy nghĩ và phát biểu ý kiến. - Quan sát suy nghĩ. 1) Bạn trai ngồi đợi mà không có nước vì bạn ở nhà bên xả vòi nước to hết mức. Bạn gái chờ nước chảy đầy xô đợi xách về vì bạn trai nhà bên vặn vòi nước vừa phải. 2) Bạn nam phải tiết kiệm nước vì: - Tiết kiệm nước để người khác có nước dùng. - Tiết kiệm nước là tiết kiệm tiền của. - Nước sạch kg phải tự nhiên mà có. - Nước sạch phải mất nhiều tiền và công sức của nhiều người mới có. - Chúng ta cần phải tiết kiệm nước vì: Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có đủ nước sạch để dùng. Tiết kiệm nước là dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho người khác được dùng. + HS lắng nghe. - HS vẽ tranh theo nhóm. - HS các nhóm làm việc theo sự phân công của nhóm trưởng. + Thảo luận tìm đề tài. + Vẽ tranh. + Thảo luận về lời giới thiệu. - Đại diện các nhóm trình bày và giới thiệu ý tưởng của nhóm mình. - HS theo dõi. - HS nhận xét, tuyên dương bạn. - HS lắng nghe. + HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện. .................................................................. Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI - TRÒ CHƠI I. Mục tiêu: - Biết thêm tên một số đồ chơi, trò chơi (BT1, BT2). - Phân biệt được những đồ chơi có lợi và những đồ chơi có hại (BT3). - Nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi (BT4). II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh vẽ các đồ chơi và các trò chơi trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: - Hát 2. Bài cũ: - Gọi 3 HS bảng đặt câu hỏi để thể hiện thái độ: Thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn,... - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: - GTB: MRVT: Đồ chơi - Trò chơi. HĐ: Hoạt động nhóm. - Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Thảo luận nhóm. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV nhắc HS thảo luận, quan sát kĩ tranh để nói đúng, nói đủ tên các trò chơi trong những bức tranh. - GV nhận xét, chốt ý đúng. Bài 2: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu HS tìm thêm những từ ngữ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi bổ sung cho BT 1. - GV nhận xét, chốt ý đúng. Bài 3: Làm việc nhóm đôi. - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Y/c HS thảo luận theo cặp. + Nói rõ các trò chơi có ích, có hại ntn? - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày và thuyết trình. a) Nêu những trò chơi, đồ chơi đó có ích? b) Những đồ chơi, trò chơi có hại? - GV nhận xét, chốt ý đúng. Bài 4: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Gọi 1 HS làm bảng, lớp làm vào vở. - Yêu cầu HS đặt 1 câu với 1 trong các từ trên. - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. 4. Củng cố: + Gọi 2 HS nêu lại nội dung bài. - GV nhận xét đánh giá tiết học. 5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi. - HS hát. 3 HS lên bảng làm theo yêu cầu của GV. - HS nhận xét bạn. - HS nhắc lại tên bài. Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm. - Lớp thảo luận, quan sát trả lời câu hỏi. + Tr.1: thả diều - đấu kiếm - bắn súng phun nước. + Tr.2: Rước đèn ông sao - bầy cỗ trong đêm Trung thu. + Tr.3: chơi búp bê - nhảy dây - trồng nụ trồng hoa. + Tr.4: trò chơi điện tử - xếp hình. + Tr.5: cắm trại - kéo co - súng cao su. + Tr. 6: đu quay - bịt mắt bắt dê - cầu tụt. - HS nhận xét, chữa bài (nếu sai). Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu bài tập vàtìm thêm những từ ngữ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi. + Trò chơi của trẻ em: Rước đèn ông sao, bầy cỗ trong đêm Trung thu, bắn súng nước, chơi búp bê, nhảy dây, trồng nụ trồng hoa, súng cao su, đu quay, bịt mắt bắt dê, xếp hình, cắm trại, cầu tụt. + Trò chơi người lớn lẫn trẻ em đều thích: thả diều, kéo co, đấu kiếm, điện tử. - HS nhận xét, chữa bài. Bài 3: 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - HS thảo luận theo cặp. - Đại diện nhóm trình bày và thuyết trình. a) Trò chơi có ích mà các bạn trai ưa thích: đá bóng, lái máy bay, lái mô tô, ... - Trò chơi các bạn gái ưa thích: chơi búp bê, nhảy dây, nhảy ngựa, chơi lò cò, chơi ô ăn quan, chơi chuyền, trồng nụ trồng hoa, chơi bán hàng, nấu cơm... - Trò chơi cả bạn trai bạn gái đều thích: thả diều, rước đèn, chơi điện tử, xếp hình, cắm trại, đu quay, bịt mắt bắt dê... - Thả diều (thú vị và khoẻ), rước đèn ông sao (vui), bày cỗ (vui, rèn khéo tay) ... b) Nếu ham chơi quá quên ăn quên ngủ sẽ có hại cho sức khoẻ và ảnh hưởng đến học tập VD: chơi điện tử chơi nhiều hại mắt, súng phun nước (làm ướt người khác), đấu kiếm (dễ làm người khác bị thương) ... - HS nhận xét, chữa bài. Bài 4: 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 1 HS làm bảng, lớp làm vào vở. - HS đặt câu với 1 trong các từ : say mê, say sưa, đam mê, thích, ham thích, hứng thú. VD: Đặt câu: Chị gái em rất thích nhảy dây. - HS nhận xét bổ sung, chữa bài (nếu sai). 2 HS nêu... - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe và thực hiện. Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2018 Toán CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ. I. Mục tiêu: - Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư). - Bài cần làm:Bài 1; Bài 2 HSTC làm bài 3 - Áp dụng phép chia cho số có hai chữ số để giải toán II. Đồ dùng dạy - học; - Bảng phụ , SGK. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: - Hát. 2. Bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng làm BT, lớp làm nháp. - Chia hai số có tận cùng bằng các chữ số 0. - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: - GTB: - Chia cho số có hai chữ số. HĐ 1: - Hoạt động cả lớp. * Hướng dẫn trường hợp chia hết: - Hướng dẫn thực hiện phép chia. - GV ghi bảng : 672 : 21 a. Đặt tính. b.Tìm chữ số đầu tiên của thương. B.1: Chia - 67 chia 21 được 3, viết 3. B.2: Nhân - 3 nhân 1 bằng 3, viết 3 3 nhân 2 bằng 6, viết 6. B.3: Trừ - 67 trừ 63 bằng 4, viết 4 B.4: Hạ - Hạ 2. c. Tìm chữ số thứ 2 của thương tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ) d. Thử lại: lấy thương nhân với số chia phải được số bị chia. HĐ 2: - Hoạt động nhóm. * Hướng dẫn trường hợp chia có dư: - GV ghi bảng : 779 : 18 a. Đặt tính. b.Tìm chữ số đầu tiên của thương. B.1: Chia - 77 chia 18 được 4, viết 4. B.2: Nhân - 4 nhân 8 bằng 32, viết 2 nhớ 3. - 4 nhân 1 bằng 4, thêm 3 bằng 7, viết 7. B.3: Trừ - 77 trừ 72 bằng 5, viết 5. B.4: Hạ - Hạ 9. c. Tìm chữ số thứ 2 của thương, tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ) d. Thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư phải được số bị chia. *Lưu ý HS: - Số dư phải luôn luôn nhỏ hơn số chia. - GV cần giúp HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. Chẳng hạn: 77 : 18 = ? - Hướng dẫn HS lấy chữ số đầu tiên của mỗi số chia cho nhau để tìm thương lớn nhất (7 : 1 = 7) rồi tiến hành các bước nhân, trừ. Nếu trừ không được thì tăng hoặc giảm dần thương đó đến khi trừ được thì thôi. HĐ 3: Thực hành. Bài 1: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu BT. - Gọi 4 HS làm bảng, lớp làm vào vở. a) 288 : 24 740 : 45 b) 469 : 67 397 : 56 - GV nhận xét, đánh giá. Bài 2: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu BT. - Gọi 1 HS làm bảng, lớp làm vào vở. Tóm tắt: 15 phòng :240 bộ 1 phòng :.....bộ? - GV nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 3: (HS khá giỏi) - Gọi 1 HS nêu y/cầu BT. - Gọi 1 HS làm bảng và giải thích cách làm, lớp làm vào vở. - GV nhận xét, chốt ý đúng. 4. Củng cố: + Muốn chia cho số có hai chữ số ta thực hiện pháp chia theo thứ tự nào? - GV nhận xét đánh giá tiết học. 5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài: Chia cho số có hai chữ số (tt). - HS hát. 2 HS lên bảng thực hiện, lớp làm nháp. - HS nhận xét ban. - HS nhắc lại tên bài. - HS đặt tính - Chia theo thứ tự từ trái sang phải. 1 HS làm bảng, lớp làm nháp. Vây: 672 : 21 = 32 - HS nêu cách thử: 32 x 21 = 672 - HS đặt tính - Chia theo thứ tự từ trái sang phải. 1 HS làm bảng, lớp làm nháp. Vây: 779 : 18 = 43 (dư5) - HS nêu cách thử: 43 x 18 = 779 + 5 - HS lắng nghe. Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu BT. 4 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. a) b) - HS nhận xét chữa bài. Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu BT. 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở. Giải: Số bộ bàn ghế mỗi phòng có là: 240 : 15 = 16 (bộ) Đáp số: 16 bộ - HS nhận xét, chữa bài (nếu sai). Bài 3: 1 HS nêu yêu cầu BT. 1 HS lên bảng làm và giải thích cách làm, lớp làm vào vở. a) x x 34 = 714 x = 714 :34 x = 21 b) 864 : x = 18 x = 864 : 18 x = 48 - HS nhận xét, chữa bài (nếu sai). + HS nhắc lại. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe và thực hiện. ...................................................................... Chính tả: (Nghe - viết) CÁNH DIỀU TUỔI THƠ I. Mục tiêu: - Nghe - viết: đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn. - Làm đúng BT 2b. - Có ý thức yêu thích cái đẹp của thiên nhiên và quý trọng những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ. II. Đồ dùng dạy - học: - Một vài đồ chơi hoặc trò chơi theo yêu cầu của BT2, 3 (chong chóng, tàu thuỷ .) - Một vài tờ phiếu kẻ bảng để các nhóm thi làm BT và một tờ giấy khổ to viết lời giải BT 2a hoặc 2b. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: - Hát. 2. Bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng viết, lớp viết nháp, 1 HS đọc: sáng loáng, sát sao, xum xuê, xấu xí, sảng khoái, xanh xao... - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: - GTB: CT nghe viết: Cánh diều tuổi thơ. HĐ 1: Hoạt động cả lớp. * Tìm hiểu nội dung đoạn văn. a. Hướng dẫn chính tả: - GV đọc đoạn viết chính tả: từ đầu đến những vì sao sớm. - YCHS đọc thầm đoạn chính tả. - Cánh diều đẹp như thế nào? - Cánh diều đem lại niềm vui sướng của tuổi trẻ như thế nào? + Nêu những ích lợi của trò chơi thả diều? GV: Cảnh đẹp thiên nhiên qua trò chơi thả diều thật đáng yêu. Vì đây là kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, chúng ta cần quý trọng và yêu mến những cảnh đẹp ấy. b. Hướng dẫn viết từ khó. - Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con. - GV nhận xét đánh giá. HĐ 2: Viết chính tả: - GV HD HS cách trình bày. - GV đọc cho HS viết. - Gọi đọc lại cho HS soát bài. - Yêu cầu HS đổi vở soát lỗi cho nhau. - GV nhận xét 5 bài tại chổ và đánh giá. HĐ 3: Thảo luận nhóm. - Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 2a: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Phát giấy và bút dạ cho các nhóm. - Y/c các nhóm trình bày, bổ sung. + Ch: - Đồ chơi: - Trò chơi: + Tr: - Đồ chơi: - Trò chơi: - GV nhận xét, kết luận các từ đúng. Bài 3a: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Y/c HS cầm đồ chơi mình mang đến lớp tả hoặc giới thiệu cho các bạn trong nhóm. - Gọi HS trình bày trước lớp khuyến khích HS vừa trình bày vừa kết hợp cử chỉ, động tác, hướng dẫn - GV nhận xét, tuyên dương HS làm tốt. 4. Củng cố: Gọi 2 HS kể lại tên các đồ chơi, trò chơi mà em biết. - GV nhận xét đánh giá tiết học. 5. Dặn dò: Dặn HS về nhà viết lại các từ viết sai và chuẩn bị bài tuần sau. - HS hát. 2 HS lên bảng viết, lớp viết nháp. + sáng loáng, sát sao, xum xuê, xấu xí, sảng khoái, xanh xao... - HS nhận xét bạn. - HS nhắc lại tên bài. - HS theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm . + Mềm mại như cánh bướm. + Các bạn hò hét vui sướng. + Trò chơi giúp cho ta cảm thấy môi trường sống luôn thoải mái và khoan khoái sau những giờ phút học tập và lao động căng thẳng. - HS lắng nghe. - HS viết nháp: mềm mại, phát dại, trầm bổng. - HS nhận xét, bổ sung. - HS nghe. - HS viết chính tả. - HS soát lỗi. - HS đổi vở soát lỗi cho nhau. - HS lắng nghe. Bài 2a: 1 HS nêu y/c bài tập. 1 HS đọc. - HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày. + Chong chóng, chó bông, chó đi xe đạp, que chuyền. + Chọi dế, chọi cá, chọi gà, thả chim, chơi chuyền, ... + Trống ếch, trống cơm, cầu trượt ... + Đánh trống, trốn tìm, trồng nụ, trồng hoa, cắm trại, trượt cầu, ... - HS nhận xét Bài 3a: 1 HS nêu y/c bài tập. + 1 HS nêu. - HS cùng bàn thảo luận, làm bài. - Đại diện nhóm đôi trình bày. VD: Tả trò chơi: Tôi sẽ tả trò chơi nhảy ngựa cho các bạn nghe. Để chơi, phải có ít nhất sáu người mới vui: ba người bám vào bụng nhau nối dài làm ngựa, ba người phải bám chắc vào một gốc cây hay một bức tường ... Tôi sẽ hd các bạn thử chơi nhé... - HS khác nhận xét, tuyên dương bạn.. - HS kể lại tên các đồ chơi, trò chơi. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện. Kỹ thuật CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN I. Mục tiêu: - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học. II. Đồ dùng dạy - học: - Mẫu quy trình. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: - Hát. 2. Bài cũ: - GV kiểm tra dụng cụ. - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: - GTB: - Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn. HĐ 1: Củng cố kiến thức. - HS nắm lại tháo tác khâu thêu. - GV đính từng mẩu và quy trình. - GV yêu cầu HS nhắc lại các thao tác: + Gấp 2 mép vải bằng mũi khâu thường. + Gấp mép vải bằng mũi khâu đột. + Thêu mũi móc xích. - GV nhắc lại thao tác từng mũi khâu, thêu. - GV nhận xét đánh giá. HĐ 2: - HS thực hành. - GV cho HS thực hành (GV theo dõi nhắc nhở HS còn lúng túng). - GV cho HS trang trí và dán vào vở. - GV cho HS trình bày sản phẩm. - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương sản phẩm đạt. 4. Củng cố: Gọi 2 HS nhắc lại các thao tác khâu, thêu vừa thực hành. - GV nhận xét đánh giá sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của từng HS. 5. Dặn dò: Dặn HS thêu chưa đạt về nhà thêu lại, chuẩn bị đầy đủ đồ dung học tập cho tiết sau: Sản phẩm còn lại. - HS hát. - Các tổ trưởng kiểm tra dụng cụ của tổ viên mình. - HS nhận xét. - HS nhắc lại tên bài. - HS quan sát. - HS nhắc lại các thao tác: + ... + ... + ... - HS lắng nghe. - HS nhận xét. - HS thực hành nhóm đôi. - HS trang trí và dán vào vở. - HS trình bày sản phẩm. - HS nhận xét bổ sung, tuyên dương bạn. 2 HS nhắc lại các thao tác. - HS lắng nghe tiếp thu. - HS lắng nghe và thực hiện. Kỹ thuật CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN I. Mục tiêu: - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học. II. Đồ dùng dạy - học: - Mẫu quy trình. - Vải; kim; chỉ; thước; viết chì; dụng cụ trang trí sản phẩm. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: - Hát. 2. Bài cũ: - GV kiểm tra dụng cụ. - GV nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: - GTB: - Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn. HĐ 1: Củng cố kiến thức. - HS nắm lại tháo tác khâu thêu. - GV đính từng mẩu và quy trình. - GV yêu cầu HS nhắc lại các thao tác: + Gấp 2 mép vải bằng mũi khâu thường. + Gấp mép vải bằng mũi khâu đột. + Thêu mũi móc xích. - GV nhắc lại thao tác từng mũi khâu, thêu. - GV nhận xét đánh giá. HĐ 2: - HS thực hành. - GV cho HS thực hành (GV theo dõi nhắc nhở HS còn lúng túng). - GV cho HS trang trí và dán vào vở. - GV cho HS trình bày sản phẩm. - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương sản phẩm đạt. 4. Củng cố: - Gọ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_15_nam_hoc_2018_2019.doc