Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019

Tập đọc

NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

I. Mục tiêu:

- Hiểu từ ngữ: Khí cầu, sa hoàng.

- Ý nghĩa: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.

- Đọc dúng tên riêng nước ngoài: Xi-ôn-cốp-xki.

- Biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.

- GD HS Yêu quí kính trọng nhà khoa học.

II. Đồ dùng dạy - học:- Chân dung nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki.

 

doc 38 trang xuanhoa 05/08/2022 2700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2018
Tập đọc
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. Mục tiêu:
- Hiểu từ ngữ: Khí cầu, sa hoàng...
- Ý nghĩa: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.
- Đọc dúng tên riêng nước ngoài: Xi-ôn-cốp-xki.
- Biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.
- GD HS Yêu quí kính trọng nhà khoa học. 
II. Đồ dùng dạy - học:- Chân dung nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi HS đọc bài Vẽ trứng và TLCH.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
- GTB: Người tìm đường lên các vì sao.
- GV cho HS quan sát tranh chân dung Xi-ôn-cốp-xki. Đây là nhà bác học Xi-ô-côp-xki người Nga (1857-1935), ông là một trong những người đầu tiên tìm đường lên khoảng không vũ trụ.
HĐ 1: - Luyện đọc
- Gọi 1 HS cả bài.
+ Bài chia làm mấy đoạn?
- Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc lượt 1. GV kết hợp sửa lỗi phát âm. 
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp lượt 2. GV HD HS đọc câu dài và kết hợp giải nghĩa từ.
- Yêu cầu HS đọc lại toàn bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
* Tìm hiểu bài.
HĐ 2: - Thảo luận nhóm.
- YC HS đọc Đ.1, trao đổi trong nhóm trả lời câu hỏi.
+ Xi-ô-côp-xki mơ ước điều gì?
+Khi còn nhỏ, ông đã làm gì để có thể bay được?
+Theo em hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung của Xi-ô-côp-xki?
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- YC HS đọc đoạn 2,3 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ô-côp-xki đã làm gì?
+ Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào
+ Nguyên nhân chính giúp ông thành công là gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4, trao đổi nội dung và trả lời.
+ Ý chính của đoạn 4 là gì?
+ Em hãy đặt tên khác cho truyện.
KL: + Câu truyện nói lên điều gì?
+ Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn- cốp- xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
HĐ 3: Thi đọc diễn cảm.
- Gọi 4 HS đọc tiếp nối cả bài.
- GV HD HS đọc diễn cảm từng đoạn.
- Yêu cầu HS luyện đọc nhóm đôi.
- GV đọc mẫu.
- Gọi 4 HS xung phong đọc, GV theo dõi.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm các đoạn văn đó.
- Gọi 4 HS thi đọc.
- GV nhận xét đánh giá.
4. Củng cố: Nội dung bài nói gì?
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: Dặn HS về nhà luyện đọc và chuẩn bị bài: Văn hay chữ tốt.
- HS hát.
 2 HS đọc và TLCH.
- HS nhận xét bạn.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS quan sát và lắng nghe.
 1 HS đọc cả bài.
+ 4 đoạn.
+ Đ 1: Từ nhỏ bay được. 
+ Đ2: Để tìm tiết kiệm thôi.
+ Đ3: Đúng là các vì sao. 
+ Đ 4: Phần còn lại. 
 4 HS nối tiếp đọc lần 1.
 4 HS nối tiếp đọc lần 2.
- HS nối tiếp đọc bài và đọc chú giải. 
 1 HS đọc lại toàn bài
- HS theo dõi..
- HS đọc thầm Đ.1,2 để TLCH.
+ Mơ ước được bay lên bầu trời.
+ Khi còn nhỏ, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim...
+ Hình ảnh quả bóng không có cánh mà vẫn bay được đã gợi cho Xi-ô-côp-xki tìm cách bay vào không trung.
Ý Đ.1: Mơ ước của Xi-ô-côp-xki.
- HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
+ Để tìm hiểu bí mật đó, Xi-ô-côp-xki đã đọc không biết bao nhiêu là sách, ông hì hục làm thí nghiệm có khi đến hàng trăm lần.
+Để thực hiện ước mơ của mình ông đã sống kham khổ, ông đã chỉ ăn bánh mì suông để dành tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa Hoàng không ủng hộ phát minh bằng khinh khí cầu bay bằng kim loại của ông, nhưng ông không nản chí. Ông đã kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao từ chiếc pháo thăng thiên.
Ý Đ2,3: Xi-ô-côp-xki thành công vì ông có ước mơ đẹp: chinh phục các vì sao và ông đã quyết tâm thực hiện ước mơ đó.
 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Ý Đ.4: Sự thành công của Xi-ô-côp-xki.
+ Tiếp nối nhau phát biểu.
* Ước mơ của Xi-ô-côp-xki.
* Người chinh phục các vì sao.
* Ông tổ của ngành du hành vũ trụ.
* Quyết tâm chinh phục bầu trời.
- HS tìm giọng đọc cả bài.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- HS lắng nghe.
 4 HS xung phong đọc.
- HS lớp thi đọc diễn cảm các đoạn văn đó.
 4 HS đọc trước lớp
- HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay.
+ Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn- cốp- xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
..........................................................................
Toán
GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
I. Mục tiêu: - Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. 
- Bài tập cần làm: Bài 1, 3; Bài 2, 4: HSTC.
II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ kẻ sẵn nội dung BT1.
III. Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ:Gọi 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính..
17 x 86 = ? 428 x 39 = ?
- GV nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới: - GTB: - Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
HĐ 1:.Hoạt động cả lớp.
* Phép nhân 27 x 11 (Trường hợp tổng hai chữ số trong thừa số thứ nhất bé hơn 10).
- GV viết lên bảng phép tính 27 x 11.
- Cho HS đặt tính và thực hiện phép tính trên.
+ Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên. 
- Hãy nêu rõ bước cộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11. 
* Như vậy: Khi cộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11 với nhau chúng ta chỉ cần cộng hai chữ số (2 + 7 = 9) rồi viết 9 vào giữa hai chữ số của số 27. 
- Em có nhận xét gì về kết quả của phép nhân 27 x 11 = 297 so với số 27. 
+ Các chữ số giống và khác nhau ở điểm nào? 
- Vậy ta có cách nhân nhẩm 27 với 11 như sau: 
2 cộng 7 = 9
Viết 9 vào giữa 2 chữ số của số 27 được 297.
Vậy 27 x 11 = 297
* Phép nhân 48 x 11 (Trường hợp tổng hai chữ số của thừa số thứ nhất hơn hoặc bằng 10).
- Viết lên bảng phép tính 48 x 11.
- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính trên.
+ Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên? 
- Hãy nêu rõ bước thực hiện cộng hai tích riêng của phép nhân 48 x 11. 
- Vậy em hãy dựa vào bước cộng các tích riêng của phép nhân 48 x11 để nhận xét về các chữ số trong kết quả phép nhân 48 x 11 = 528. 
8 là hàng đơn vị của 48.
2 là hàng đơn vị của tổng hai chữ số của 48 (4 + 8 = 12).
5 là 4 + 1 với 1 là hàng chục của 12 nhớ sang .
- Vậy ta có cách nhân nhẩm 48 x 11 như sau:
4 cộng 8 bằng 12 .
Viết 2 vào giữa hai chữ số của 48 được 428.
Thêm 1 vào 4 của 428 được 528.
Vậy 48 x 11 = 528.
- Cho HS nêu lại cách nhân nhẩm 48 x 11.
 - Y/c HS thực hiện nhân nhẩm 75 x 11.
*Thực hành.
HĐ 2: - Hoạt động cá nhân.
Bài 1: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 3 HS làm miệng, lớp làm nháp.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2: HSTC
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 2 HS nêu kết quả, lớp làm vào vở. 
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 3: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 2 HS làm bảng lớp, lớp làm vàovở
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 4: HSTC
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Y/c HS giải thích cách làm.
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố: Y/c HS nêu lại cách nhân nhẩm: 48 x 11
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Nhân với số có ba chữ số.
 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào nháp.
- HS nhận xét.
- HS nhắc lại tên bài.
 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp. 
+ Đều bằng 27. 
- HS nêu. 
- Số 297 chính là số 27 sau khi được viết thêm tổng hai chữ số của nó (2 + 7 = 9) vào giữa. 
+ HS trả lời.
- HS lắng nghe, theo dõi.
 1 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào nháp 
+ Đều bằng 48.
- HS nêu.
- HS nghe giảng.
- HS theo dõi.
- HS nêu lại cách nhân nhẩm.
- HS thực hiện: 75 x 11 = 825, tương tự như trên.
- HS làm và trình bày KQ và nêu cách nhân trước lớp. 
Bài 1:
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
 3 HS làm miệng, lớp làm nháp.
a) 34 x 11 = 37
b) 11 x 95 = 1045
c) 82 x 11 = 902
- HS nhận xét, bổ sung.
Bài 2:
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
 2 HS nêu kết quả, lớp làm vào vở. 
a) x : 11 = 25 
 x = 25 x 11 
 x = 275 
b) x : 11 = 78 
 x = 78 x 11 
 x = 858
- HS nhận xét, bổ sung. 
Bài 3:
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
 2 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
Cách 1. Giải:
Số học sinh của khối lớp 4 là:
11 x 17 = 187 (học sinh)
Số học sinh của khối lớp 5 có là:
11 x 15 = 165 (học sinh)
Số học sinh củacả hai khối lớp là:
187 + 165 = 352 (học sinh)
Đáp số: 352 học sinh
Cách 2. Giải:
Số hàng cả hai khối lớp xếp được là
17 + 15 = 32 (hàng)
Số học sinh của cả hai khối lớp
11 x 32 = 352 (học sinh)
Đáp số: 352 học sinh
- HS nhận xét chữa bài.
Bài 4:
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS suy nghĩ làm bài.
 Phòng A có 11 x 12 = 132 người 
 Phòng B có 9 x 14 = 126 người 
Vậy câu b đúng , các câu a , c, d sai. 
- HS nhận xét chữa bài.
+ HS nhắc lại...
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe thực hiện.
Kể chuyện
ÔN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE - ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
- Củng cố lại cách kể chuyện đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Đề bài viết sẵn trên bảng lớp.
- Mục gợi ý 2 viết trên bảng phụ.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS kể chuyện đã nghe, đã đọc.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
- GTB: Ôn kể chuyện đã nghe, đã đọc.
HĐ 1: HD HS hiểu yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng.
- Dán bảng dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện nhắc HS:
+ Cần giới thiệu câu chuyện trước khi kể.
+ Kể tự nhiên bằng giọng kể (khôngđọc).
+ Với chuyện dài HS chỉ cần kể 1-2 đoạn.
- GV nhận xét đánh giá, tuyên dương HS kể đạt các tiêu chí..
HĐ 2: - Hoạt động nhóm đôi.
- HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Yêu cầu HS lần lượt giới thiệu nhân vật mình muốn kể.
- Cho HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Cho HS thi kể trước lớp.
- GV nhận xét bình chọn tuyên dương HS kể hay nhất.
4. Củng cố: 
+ Gọi HS nhắc lại nội dung câu chuyện.
- GD HS biết yêu quí người có ý chí, nghị lực trong cuộc sống.
- GV nhận xét đánh giá tiết học. 
5. Dặn dò:
- Dặn HS về học bài kể lại chuyện cho bạn bè, người thân nghe và chuẩn bị bài mới.
 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện.
- HS nhận xét bạn.
- HS nhắc lại tên bài. 
+ HS đọc đề và gạch: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, đọc về một người có nghị lực.
+ HS lắng nghe.
- HS nhận xét bổ sung.
- HS lần lượt giới thiệu nhân vật mình muốn kể.
- HS kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể và cả lớp nghe, đặt câu hỏi cho bạn trả lời.
- HS nhận xét tuyên dương bạn.
+ HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ - NGHỊ LỰC
I. Mục tiêu: 
- Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết tìm từ (BT1); Đặt câu (BT2); Viết đoạn văn ngắn (BT3), có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học. 
II. Đồ dùng dạy - học: - Giấy khổ to và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: - Hát
2. Bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng tìm những từ ngữ miêu tả đặc điểm khác nhau của các đặc điểm sau: xanh, thấp, vui.
+ Hãy nêu một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm tính chất.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
- GTB: MRVT: Ý chí - Nghị lực.
HĐ: Hoạt động nhóm.
- Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Chia nhóm 6 HS yêu cầu HS trao đổi thảo luận và tìm từ, GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Gọi các nhóm khác bổ sung.
a). Các từ nói lên ý chí nghị lực của con người.
b). Các từ nói lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người.
- GV nhận xét, kết luận các từ đúng.
Bài 2: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc câu.
+ HS tự chọn trong số từ đã tìm được trong nhóm a, b để đặt câu.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 3: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
+ Đoạn văn yêu cầu viết về nội dung gì?
+ Bằng cách nào em biết được người đó?
+ Hãy đọc lại các câu tục ngữ, thành ngữ đã học hoặc đã viết có nội dung “Có chí thì nên”.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. GV nhắc HS để viết đoạn văn hay các em có thể sử dụng các câu tục ngữ, thành ngữ vào đoạn mở đoạn hay kết đoạn.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Gọi 1 HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.
4. Củng cố:
+ Gọi 2 HS nêu lại nội dung bài.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà học thuộc các từ ngữ ở BT1, viết lại đoạn văn (nếu chưa đạt).
- Chuẩn bị bài mới.
- HS hát.
 3 HS lên bảng.
- xanh xanh, xanh đậm,..
- thâm thấp, rất thấp, 
- vui lắm, cũng vui,..
+ HS trả lời.
- HS nhận xét bạn.
 - HS nhắc lại tên bài.
Bài 1: 
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Hoạt động trong nhóm.
-HS bổ sung các từ mà nhóm bạn chưa có.
a) Quyết chí, quyết tâm ,bền gan, bền chí,bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì, kiên nghị, kiên tâm, kiên cường, kiên quyết, vững tâm, vững chí, vững dạ, vững lòng, 
b) Khó khăn, gian khó, gian khổ, gian nan, gian lao, gian truân, thử thách, thách thức, chông gai, 
- HS nhận xét, chữa bài (nếu sai).
 Bài 2: 
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài tập vào vở .
- HS nối tiếp đọc câu mình đặt.
- HS có thể đặt:
+ Người thành đạt đều là người rất biết bền chí trong sự nghiệp của mình.
+ Mỗi lần vượt qua được gian khó là mỗi lần con người được trưởng thành 
- HS nhận xét, chữa bài. 
Bài 3: 
 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
 + Viết về một người do có ý chí nghị lực vươn lên để vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công.
+ Em biết khi xem ti vi.
+ Em biết ở báo Thiếu niên Tiền phong.
+ Có câu mài sắc có ngày nên kim.
+ Có chí thì nên.
+ Nhà có nền thì vững.
+ Thất bại là mẹ thành công.
+ Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
- HS làm vào vở.
- HS nhận xét bổ sung.
 1 HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.
 2 HS nêu...
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
..................................................................
Khoa học
NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I. Mục tiêu:
- Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm:
- Nước sạch: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người.
- Nước bị ô nhiễm: có màu, có tính chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về nguyên làm nước bị ô nhiễm. 
- Kĩ năng trình bày thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
- Kĩ năng bình luận, đánh giá về các hành động gây ô nhiễm nước.
II. Đồ dùng dạy - học:- Chuẩn bị theo nhóm: một chai nước sông hay ao, hồ, một chai nước giếng hoặc nước máy.
- Hai chai không, hai phễu lọc nước, bông để lọc nước, một kính lúp.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS nêu trước lớp.
+ Em hãy nêu vai trò của nước đối với đời sống của người, động vật, thực vật?
+ Nước có vai trò gì trong sản xuất nông 
nghiệp? Cho ví dụ.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: - GTB: - Nước bị ô nhiễm.
HĐ 1: Hoạt động nhóm.
* Làm thí nghiệm: Nước sạch, nước bị ô nhiễm.
* Mục tiêu:
- Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát thí nghiệm.
- Giải thích tại sao nước sông, hồ thường đục và không sạch.
*Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS tiến hành làm thí nghiệm theo định hướng sau:
+ Đề nghị các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình.
+ Yêu cầu 1 HS đọc to thí nghiệm trước lớp.
- GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Gọi 2 nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung. GV chia bảng thành 2 cột và ghi nhanh những ý kiến của nhóm.
- GV nhận xét, tuyên dương ý kiến hay của các nhóm.
* Qua thí nghiệm chứng tỏ nước sông hay hồ, ao hoặc nước đã sử dụng thường bẩn, có nhiều tạp chất như cát, đất, bụi, nhưng ở sông, (hồ, ao) còn có những thực vật hoặc sinh vật nào sống?
+ Đó là những thực vật, sinh vật mà bằng mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy. Với chiếc kính lúp này chúng ta sẽ biết được những điều kì lạ ở nước sông, hồ, ao đấy.
- Yêu cầu 3 HS lên quan sát nước ở ao (hồ, sông) qua kính hiển vi.
- Yêu cầu từng HS đưa ra những gì nhìn thấy trong nước đó.
* Kết luận: Nước sông, hồ, ao hoặc nước đã dùng rồi thường bị lẫn nhiều đất, cát và các vi khuẩn sinh sống. Nước sông có nhiều phù sa nên có màu đục, nước ao, hồ có nhiều sinh vật sống như rong, rêu, tảo nên thường có màu xanh. Nước giếng hay nước mưa, nước máy không bị lẫn nhiều đất, cát, 
HĐ 2: Hoạt động nhóm đôi.
- Nước sạch, nước bị ô nhiễm. 
* Mục tiêu: Nêu đặc điểm chính của nước sạch, nước bị ô nhiễm.
*Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
- Giao việc:
+ Thế nào là nước bị ô nhiễm?
+ Thế nào là nước sạch?
- Gọi đại diện nhóm trình bày và bổ sung.
- GDBVMT:Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ nguồn nước luôn được trong sạch không bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người?
 -Yêu cầu 2 HS đọc mục Bạn cần biết trang 
53 / SGK.
HĐ 2: Hoạt động cả lớp: Trò chơi sắm vai. 
*Mục tiêu: Nhận biết được việc làm đúng.
*Cách tiến hành:
 -GV đưa ra kịch bản cho cả lớp cùng suy nghĩ: Một lần Minh cùng mẹ đến nhà Nam chơi: Mẹ Nam bảo Nam đi gọt hoa quả mời khách. Vội quá Nam liền rửa dao vào ngay chậu nước mẹ em vừa rửa rau. Nếu là Minh em sẽ nói gì với Nam.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố: 
+ Yêu cầu HS nêu lại mục Bạn cần biết.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà học và chuẩn bị bài: Vì sao nguồn nước lại bị ô nhiễm.
- HS hát.
 2 HS trả lời trước lớp.
+...
- HS nhận xét bạn.
- HS nhắc lại tên bài
- Các nhóm trưởng báo cáo, các thành viên khác chuẩn bị đồ dùng.
- HS hoạt động nhóm.
 2 HS trong nhóm thực hiện lọc nước cùng một lúc, các HS khác theo dõi để đưa ra ý kiến sau khi quan sát, thư ký ghi các ý kiến vào giấy. Sau đó cả nhóm cùng tranh luận để đi đến kết quả chính xác. Cử đại diện trình bày trước lớp.
- HS báo cáo, HS nhận xét, bổ sung.
- Câu trả lời đúng là:
+ Miếng bông lọc chai nước mưa (máy, giếng) sạch không có màu hay mùi lạ vì nước này sạch.
+ Miếng bông lọc chai nước sông (hồ, ao) hay nước đã sử dụng có màu vàng, có nhiều đất, bụi, chất bẩn nhỏ đọng lại vì nước này bẩn, bị ô nhiễm.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và phát biểu: Những thực vật, sinh vật em nhìn thấy sống ở ao, (hồ, sông) là: Cá , tôm, cua, ốc, rong, rêu, bọ gậy, cung quăng, 
+ HS lắng nghe.
 3 HS lần lượt lên quan sát và nói ra những gì mình nhìn thấy trước lớp.
- HS lắng nghe
- HS thảo luận.
- Các nhóm nhận phiếu thảo luận.
+ Nước có màu, vẫn đục, cò mùi hôi, sinh vật nhiều, chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ.
+ Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Chúng ta không xã rác, chất cặn bã, các chất độc hại xuống nguồn nước, phải giữ gìn nguồn nước luôn được trong sạch.
 2 HS đọc.
- HS thảo luận , sắm vai trong nhóm.
 2, 3 nhóm trình bày trước lớp.
- HS nhận xét, bình chon. 
+ HS nêu...
- HS lắng nghe.
- HS lăng nghe và thực hiện.
Thứ ba ngày 27 tháng 11 năm 2018
Kỹ thuật
CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN 
I. Mục tiêu:
- Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Mẫu quy trình.
III. Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: - Hát.
2. Bài cũ: 
- Gọi 2 HS nêu trước lớp.
+ GV hỏi lại thao tác thêu móc xích?
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
- GTB: - Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn. 
HĐ 1: Ôn lại các mũi khâu thêu.
*HS nắm lại thao tác khâu thêu.
- GV đính từng quy trình.
+ Kẻ đường vạch dấu: (Khâu thường; Khâu ghép 2 mép vải...; Khâu đột thưa; Khâu viền...; Thêu móc xích).
- GV chốt lại: Đánh dấu từ phải sang trái
+ Cách khâu từ mũi số 1 đến các mũi sau: ( Khâu thường; Khâu ghép 2 mép vải...; Khâu đột thưa; Khâu viền...; Thêu móc xích).
- GV nhắc lại thao tác bài khâu ghép 2 mép vải... và Khâu viền ...
- GV nhận xét đánh giá.
HĐ 2: - Hoạt động nhóm.
- HS chọn sản phẩm.
- GV chia nhóm cho HS.
- GV ghi tên nhóm và sản phẩm đã chọn và nêu cho HS nắm. 
- GV nhận xét, đánh giá. 
4. Củng cố:
- Gọi 2 HS nhắc lại các thao tác từng bài.
- GV nhận xét đánh giá sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của từng HS.
5. Dặn dò: Dặn HS chuẩn bị đầy đủ đồ dung học tập cho tiết sau: Sản phẩm đã chọn.
- HS hát.
 2 HS nêu trước lớp.
+...
- HS nhận xét.
- HS nhắc lại tên bài.
+ Kẻ đường vạch dấu: Đánh dấu từ phải sang trái.
* Khâu đột thưa: Lên kim điểm số 2, xuống số 1, lên số 4 (tiến 3 lùi 1).
* Thêu móc xích: Lên kim số 1, trước khi xuống kim phải vòng chỉ về bên trái, xuống số 1, lên số 2 mũi kim nằm trên chỉ và kéo chỉ về phía trái
- HS nhận xét.
- HS nhận nhóm.
- HS chọn sản phẩm.
- HS nhận xét bổ sung.
 2 HS nhắc lại các thao tác.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Kỹ thuật
CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN 
I. Mục tiêu:
- Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.
II. Đồ dùng dạy - học: - Mẫu quy trình.
III. Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Bài cũ: 
- Gọi 3 HS nêu trước lớp.
+ GV hỏi lại các thao tác thêu đã học?
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
- GTB: - Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn. 
HĐ 1: Ôn lại các mũi khâu thêu.
- GV đính từng quy trình.
+ Kẻ đường vạch dấu: (Khâu thường; Khâu ghép 2 mép vải...; Khâu đột thưa; Khâu viền...; Thêu móc xích).
- GV chốt lại: Đánh dấu từ phải sang trái
+ Cách khâu từ mũi số 1 đến các mũi sau: ( Khâu thường; Khâu ghép 2 mép vải...; Khâu đột thưa; Khâu viền...; Thêu móc xích).
- GV nhắc lại thao tác bài khâu ghép 2 mép vải... và Khâu viền ...
- GV nhận xét đánh giá.
HĐ 2: - HS thực hành.
- HS chọn sản phẩm.
- GV cho HS thực hành sản phẩm đã chọn. GV theo dõi nhắc nhở HS. 
- GV nhận xét, đánh giá. 
4. Củng cố:
- Gọi 2 HS nhắc lại các thao tác từng bài.
- GV nhận xét đánh giá sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của từng HS.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS thêu chưa đạt về nhà thêu lại, chuẩn bị đầy đủ đồ dung học tập cho tiết sau: Tiếp tục sản phẩm đã chọn.
- HS hát.
 3 HS nêu trước lớp.
+...
- HS nhận xét.
- HS nhắc lại tên bài.
+ Kẻ đường vạch dấu: Đánh dấu từ phải sang trái.
* Khâu đột thưa: Lên kim điểm số 2, xuống số 1, lên số 4 (tiến 3 lùi 1).
* Thêu móc xích: Lên kim số 1, trước khi xuống kim phải vòng chỉ về bên trái, xuống số 1, lên số 2 mũi kim nằm trên chỉ và kéo chỉ về phía trái
- HS nhận xét.
- HS thực hành sản phẩm đã chọn.
- HS nhận xét bổ sung.
 2 HS nhắc lại các thao tác.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Toán
NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ.
I. Mục tiêu:
- Biết cách nhân với số có ba chữ số.
- Tính được giá trị của biểu thức.
- Bài tập cần làm: - Bài 1, 3, 2 (HSTC).
II. Đồ dùng dạy - học; - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1, trang 67, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: - Hát. 
2. Bài cũ:
- Gọi 2 HS tính nhẩm kết hợp nêu cách nhân nhẩm.
 a) 34 x 11 ; b) 11 x 95
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
- GTB: - Nhân với số có ba chữ số.
HĐ 1: - Hoạt động cả lớp. 
 Phép nhân 164 x 123 
* Đi tìm kết quả
- GV ghi lên bảng phép tính 164 x 123 , sau đó yêu cầu HS áp dụng tính chất một só nhân với một tổng để tính.
- Vậy 164 x123 bằng bao nhiêu? 
* Hướng dẫn đặt tính và tính 
- Để tránh thực hiện nhiều bước tính như trên, người ta tiến hành đặt tính và thực hiện tínnh nhân theo cột dọc. Dựa vào cách đặt tính nhân với số có hai chữ số.
- Yêu cầu HS lên đặt tính 164 x 123? 
- GV nêu cách đặt tính đúng: Viết 164 rồi viết 123 xuống dưới sao cho hàng thẳng cột với nhau, viết dấu nhân rồi kẻ vạch ngang. 
- GV HD HS thực hiện phép nhân. 
- Lần lượt nhân từng chữ số của 123 x164 theo thứ tự từ phải sang trái.
- GV giới thiệu: 
 * 492 gọi là tích riêng thứ nhất. 
 * 328 gọi là tích riêng thứ hai . Tích riêng thứ hai viết lùi sang bên trái 1 cột vì nó là 328 chục, nếu viết đầy đủ là 3 280. 
 * 164 gọi là tích riêng thứ ba. Tích riêng thứ ba viết lùi sang bên trái hai cột vì nó là 164 trăm, nếu viết đầy đủ là 16 400.
- GV cho HS đặt tính và thực hiện lại phép nhân 164 x 123. 
+ Để nhân với số có ba chữ số ta thực hiện phép nhân như thế nào?
HĐ 2: - Hoạt động nhóm.
* Luyện tập, thực hành.
Bài 1: Gọi 1 HS nêu yêu cầu BT.
- Gọi 3 HS làm bảng, lớp làm vào vở.
- Yêu cầu HS nêu cách tính của từng phép nhân. 
- GV nhận xét, đánh giá. 
Bài 2: HSTC
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu BT.
- Gọi 1 HS làm bảng, lớp làm vào vở.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 
Bài 3: 
- Gọi 1 HS nêu y/cầu BT.
- Gọi 1 HS làm bảng, lớp làm vào vở.
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Tính diện tích mãnh vườn hình vuông. 
+ Muốn tính diện tích hình vuông ta làm gì?
+ Diện tích hình vuông = cạnh x cạnh
- GV nhận xét, chốt ý đúng. 
4. Củng cố:
+ Yêu cầu HS nhắc lại nhân với số có ba chữ số?
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài: Nhân với số có ba chữ số (tt).
- HS hát.
 2 HS lên bảng thực hiện. 
 a) 34 x 11= 37 ; b) 11 x 95= 1045
- HS nhận xét ban.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS tính:
 164 x 123 = 164 x (100 + 20 + 3)
 = 164 x 100 +164 x 20 + 164 x 3
 = 16400 + 3280 + 492
 = 20172
 164 x 123 = 20 172 
- HS theo dõi.
 1 HS lên bảng đặt tính , cả lớp đặt tính vào giấy nháp. 
- HS theo dõi.
+ HS phát biểu... 
Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu BT.
 3 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- HS nhận xét chữa bài.
Bài 2: 
 1 HS nêu yêu cầu BT.
 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
a
262
262
263
b
130
131
131
a x b
34 060
34 322
34453
- HS nhận xét, chữa bài (nếu sai).
Bài 3: 
 1 HS nêu yêu cầu BT.
 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
Giải:
Diện tích của mảnh vuờn là:
125 x 125 = 15625 (m2)
Đáp số: 15625 m2
- HS nhận xét, chữa bài (nếu sai).
+ HS nhắc lại.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện. 
Chính tả: (Nghe - viết)
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. Mục tiêu: - Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn. - Làm đúng BT 2b.
II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ. 
III. Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng viết, lớp viết nháp. 
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: GTB: CT nghe viết: Người tìm đường lên các vì sao.
HĐ 1: Hoạt động cả lớp.
* Tìm hiểu nội dung đoạn văn.
- Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK. 
+ Đoạn văn viết về ai?
+ Em biết gì về nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki?
* Hướng dẫn viết từ khó. 
- Yêu cầu HS viết từ khó, dễ lẫn khi viết
 chính tả. 
- GV nhận xét đánh giá.
HĐ 2: Viết chính tả:
- GV đọc cho HS viết.
- Gọi đọc lại cho HS soát bài.
- GV HD HS cách trình bày.
- Yêu cầu HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV nhận xét 5 bài tại chổ và đánh giá. 
HĐ 3: Thảo luận nhóm.
- Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2b: Điền vào chổ trống.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Phát giấy và bút dạ cho nhóm HS. Yêu cầu HS thực hiện trong nhóm, nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Gọi các nhóm khác bổ sung từ mà các nhóm khác chưa có.
- GV nhận xét, kết luận các từ đúng.
4. Củng cố: Gọi 2 HS nêu lại nội dung
2 HS lên bảng viết, lớp viết nháp. 
+ vườn tược, thịnh vượng, vay mượn, mương nước. 
- HS nhận xét bạn.
- HS nhắc lại tên bài.
 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ Đoạn văn viết về nhà bác học ngừơi Nga Xi-ôn-cốp-xki.
+ Xi-ô-cốp-xki là nhà bác học vĩ đại đã phát minh ra khí cầu bay bằng kim loại. Ông là người rất kiên trì và khổ công nghiên cứu tìm tòi trong khi làm khoa học.
- HS luyện viết các từ: Xi-ôn-cốp-xki, nhảy, dại dột, cửa sổ, rủi ro, non nớt, thí nghiệm, 
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS viết chính tả.
- HS soát lỗi.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- HS lắng nghe.
Bài 2b:
 1 HS nêu y/c bài tập.
- HS thảo luận và tìm từ, ghi vào phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
 1 HS đọc các từ vừa tìm được trên phiếu. 
+ Thứ tự: Nghiêm, minh, kiên, nghiệm, nghiệm, nghiên, nghiệm, điện, nghiệm. 
- HS nhận xét, tuyên dương, chữa bài
 2 HS nêu lại nội dung.
- HS lắng nghe.
Thứ tư ngày 28 tháng 11 năm 2018
Toán
NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tt)
 I. Mục tiêu: 
 - Biết cách thực hiện phép nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0.
 - GD HS: - Rèn đức tính cẩn thận kĩ năng viết đúng đẹp. 
 II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: - Hát. 
2. Bài cũ:
- GV gọi 3 HS lên bảng đặt tính rồi tính.
a) 248 x 321
b) 1163 x 125
c) 3124 x 213
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
- GTB: Nhân với số có ba chữ số.(tt)
HĐ 1: - Phép nhân 258 x 203
- GV viết lên bảng phép nhân 258 x 203 yêu cầu HS thực hiện đặt tính để tính. 
+ Em có nhận xét gì về tích riêng thứ hai của phép nhân 258 x 203 ? 
+ Vậy nó có ảnh hưởng đến việc cộng các tích riêng không? 
* Vì tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0 nên khi thực hiện đặt tính 258 x 203 chúng ta không thể viết tích riêng này.
- Khi đó ta viết như sau: 
- Các em cần lưu ý khi viết tích riêng thứ ba: 516 phải lùi sang trái hai cột so với tích riêng thứ nhất. 
- Cho HS thực hiện đặt tính và tính lại phép nhân 258 x 203 theo cách viết gọn.
HĐ 2: - HD HS luyện tập.
Bài 1: Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Gọi 3 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Gọi 2 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
- Y/c HS thực hiện phép nhân 456 x 203, sau đó so sánh với 3 cách thực hiện phép nhân này trong bài để tìm cách nhân đúng, cách nhân sai.
+ Theo em vì sao cách thực hiện đó sai? 
- GV nhận xét, đánh giá, chốt ý đúng.
Bài 3: HSTC
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Gọi 2 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
- GV hỏi kết quả

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_13_nam_hoc_2018_2019.doc