Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022 (Bản chuẩn kiến thức)

TẬP ĐỌC

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

 Sau bài này, HS sẽ:

a. Đọc lưu loát toàn bài:

- Đọc đúng các từ, câu, tiếng có vần âm dễ lẫn.

- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến, lời lẽ, tính cách nhân vật của truyện.

b. Hiểu các từ trong bài:

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu.

- Giáo dục HS biết bảo vệ lẽ phải.

*GDKNS:

- Thể hiện sự cảm thông. (Biết giúp đỡ chia sẻ người gặp hoạn nạn, khó khăn)

- Xác định giá trị. (Nhận biết được ý nghĩa của tấm lòng nghĩa hiệp trong cuộc sống)

- Suy nghĩ sáng tạo.(Nhận xét, bình luận về sự kính trọng của nhân vật trong câu chuyện)

 

docx 62 trang xuanhoa 03/08/2022 2700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/9/2021
Ngày giảng: 06/9/2021
Thứ hai, ngày 06 tháng 9 năm 2021
CHÀO CỜ
TẬP ĐỌC
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 Sau bài này, HS sẽ:
a. Đọc lưu loát toàn bài:
- Đọc đúng các từ, câu, tiếng có vần âm dễ lẫn.
- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến, lời lẽ, tính cách nhân vật của truyện.
b. Hiểu các từ trong bài:
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu.
- Giáo dục HS biết bảo vệ lẽ phải.
*GDKNS:
- Thể hiện sự cảm thông. (Biết giúp đỡ chia sẻ người gặp hoạn nạn, khó khăn)
- Xác định giá trị. (Nhận biết được ý nghĩa của tấm lòng nghĩa hiệp trong cuộc sống)
- Suy nghĩ sáng tạo.(Nhận xét, bình luận về sự kính trọng của nhân vật trong câu chuyện)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
2.1. Giáo viên: 
- Thiết bị phòng học thông minh
2.2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức lớp 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (4 phút)
- GV giới thiệu 5 chủ điểm trong SGK.
GV: Từ xa xưa, cha ông ta đã có câu: Thương người như thể thương thân, đó là truyền thống cao đẹp của dân tộc VN. Các bài TĐ tuần 1; 2 và 3 sẽ giúp các em hiểu điều đó và tự hào về truyền thống cao đẹp này.
- Gv giới thiệu chủ điểm với tranh "Thương người, như thể thương thân".
- Giới thiệu truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" và đoạn trích.
+ Em có biết 2 nhân vật trong bức tranh là ai, ở tác phẩm nào?
Gv: Tranh vẽ chị Nhà Trò và Dế Mèn là nhân vật chính trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài.
- GV giới thiệu tập truyện Dế Mèn phiêu lưu ký.
2. Hoạt động khám phá
1. Hoạt động 1 (10 phút)
1. Luyện đọc
* MT : 
- Đọc đúng các từ, câu, tiếng có vần âm dễ lẫn.
- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến, lời lẽ, tính cách nhân vật của truyện.
* PP : Hoạt động cả lớp
* Cách TH :
- GV yêu cầu 1 HS đọc toàn bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc nối tiếp:
+ Lần 1: 4 HS đọc, GV sửa phát âm cho HS.
+ Lần 2: 4 HS đọc, giải nghĩa từ
+ Em hiểu ngắn chùn chùn có nghĩa là ntn?
+ Chỉ còn lại thui thủi có mình em. Em hiểu thui thủi có nghĩa là gì?
+ Em hiểu khóc tỉ tê có nghĩa là khóc như thế nào?
+ Lần 3: HS đọc, luyện câu dài, nhận xét, đánh giá.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc theo nhóm bàn.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- 1 HS đọc toàn bài và chia đoạn
+ Đoạn 1: Hai dòng đầu.
+ Đoạn 2: Năm dòng tiếp.
+ Đoạn 3: Năm dòng tiếp.
+ Đoạn 4: còn lại
- HS (GV) chia đoạn, HS luyện đọc nối tiếp:
- Đọc đúng: cỏ xước, nghèo túng, nức nở.
- Chú giải: ngắn chùn chùn, thui thủi.
- Ngắn chùn chùn: Ngắn đến mức quá đáng, trông khó coi.
- Thui thủi: không được ai chăm sóc, chia sẻ, chỉ một mình.
-Tỉ tê (khóc): nhỏ nhẹ, đều đều, gây được cảm tình. 
- Câu dài: “Hôm nay/ bọn ... ngang đường/ đe . . . em”.
- HS luyện đọc theo nhóm bàn
*KL : Khi đọc chú ý thể hiện rõ tình cảnh của chị Nhà Trò và sự hào hiệp của Dế Mèn.
2. Hoạt động 2 ( 15 phút)
2. Tìm hiểu bài
* MT : 
- HS hiểu các từ ngữ trong bài và nội dung, ý nghĩa của đoạn trích
* PP : Hoạt động cả lớp, vấn đáp
* Cách TH :
- Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi SGK
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh nào?
+ Ý đoạn thứ nhất là gì?
- GV ghi bảng
+ Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
+ Em hiểu thế nào là “ngắn chùn chùn”?
+ Đoạn 2 nói lên điều gì?
* GV treo tranh giảng.
+ Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp và đe doạ như thế nào? 
+ Đoạn này muốn nói lên điều gì? (Gv ghi bảng)
+ Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
+ Em có nhận xét gì về lời nói hành động của Dế Mèn?
+ Nêu những hình ảnh nhân hoá trong bài?
+ Em thích hình ảnh nhân hoá nào? 
GV giảng: - Tác giả sử dụng các biện pháp tu từ nhân hoá làm cho câu chuyện thêm sinh động hấp dẫn người đọc, người nghe.
+ Theo em ý chính toàn bài là gì?
* Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò:
- Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc.
- 1 HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
* Hình dáng Nhà Trò:
- Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột, cánh mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu.
- Quá ngắn.
- Chị Nhà Trò rất yếu ớt.
- HS nghe
- HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
* Nhà Trò bị ức hiếp:
- Bọn Nhện đánh Nhà Trò mấy bận, chăng tơ chặn đường, đe bắt ăn thịt.
- Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp.
- HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi:
* Tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn:
- Lời nói em đừng sợ hãy trở về cùng với tôi đây.
- Cử chỉ và hành động: Phản ứng mạnh mẽ xòe cả hai càng ra, hành động bảo vệ che chở.
- Dế Mèn là người có tấm lòng nghĩa hiệp, dũng cảm không đồng tình với những kẻ độc ác, cậy khỏe ức hiếp kẻ yếu.
- Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá.
- Dế Mèn xoè cả hai càng ra, bảo Nhà Trò ...
- Dế Mèn dắt Nhà Trò đi.
- Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xóa bỏ bất công.
*KL : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xóa bỏ bất công.
3. Luyện tập (8 phút)
3. Luyện đọc diễn cảm
* MT : 
- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến, lời lẽ, tính cách nhân vật của truyện.
* PP : Hoạt động nhóm
* Cách TH :
- Hướng dẫn HS nối tiếp đọc 4 đoạn
+ Toàn bài đọc với giọng như thế nào cho hay?
- Gv treo bảng phụ ghi sẵn đoạn luyện đọc và hướng dẫn HS.
- GV đánh giá, 
- 4 HS nối tiếp đọc 4 đoạn, HS cả lớp đọc thầm theo và nêu giọng đọc toàn bài
- Giọng chậm rãi, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật 
* Đoạn 3:
“ Năm trước, gặp khi trời làm đói kém ... ăn thịt em”
+ 1 HS đọc, HS lớp nhận xét, bổ sung, HS nêu giọng đọc hay, 1 HS đọc thể hiện lại.
+ HS luyện đọc đoạn theo bàn.
+ 3 HS đại diện 3 nhóm thi đọc diễn cảm 
+ Nhận xét theo các tiêu chí đánh giá sau:
- Đọc đã trôi chảy chưa?
- Đọc đã phân biệt được đúng giọng nhân vật chưa?....
*KL : Khi đọc diễn cảm cần chú ý lời nói cuả nhân vật 
4. Vận dụng (3 phút)
4. Liên hệ
* MT : 
- Khơi gợi và giáo dục lòng yêu thương, tấm lòng hào hiệp giúp đỡ người khác. GD Kĩ năng sống.
* PP : Hoạt động cá nhân
* Cách TH :
+ Em hãy nêu cảm nghĩ của em khi em được học câu chuyện này ? 
+ Khi chơi với bạn mà bạn em bị người khác bắt nạt thì em cần phải làm gì ?
- Hình ảnh chị Nhà Trò trong trang văn của Tô Hoài là hình ảnh tượng trưng cho những con người nhỏ bé, đói khổ, bị áp bức bóc lột đau thương trong xã hội cũ, đã để lại trong lòng em bao xúc động cảm thương.
- Giúp đỡ bảo vệ bạn
- Báo với người lớn
*KL : Sự hào hiệp giúp chúng ta làm được điều tốt cho mọi người và rèn luyện phẩm chất tốt đẹp cho chính mình. 
5. Củng cố – dặn dò: ( 1 phút)
+ Qua phần 1 câu chuyện muốn nói lên điều gì ?
- Tác giả ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xóa bỏ những bất công.
- GV nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn về nhà : Tìm đọc tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí.” 
- Chuẩn bị bài: Mẹ ốm.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
- Nên tìm cây cỏ xước làm vật thật cho học sinh quan sát. (có nhiều học sinh tò mò về cây cỏ xước)
TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Giúp HS ôn tập:
- Cách đọc, viết các số đến 100000.
- Phân tích cấu tạo số.
- Ôn tập về chu vi của một hình.
- Rèn sự cẩn thận tính chính xác khi đọc, viết các số đến 100 000.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
2.1. Giáo viên: 
- Thiết bị phòng học thông minh
2.2. Học sinh: 
- SGK, vở viết, thước dây
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút)
- GV kiểm tra đồ dùng của HS.
- Hướng dẫn trình bày vở
2. Hoạt động khám phá
1. Hoạt động 1 (5 phút)
Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng
* MT : Ôn cách đọc, viết các số đến 100000. Phân tích cấu tạo số.
* PP : Hoạt động cả lớp
* Cách TH :
- GV viết số 83251
+Yêu cầu HS đọc và nêu các hàng.
+Tương tự như trên với các số 83001; 80201; 80001;
- GV nêu mối quan hệ hai hàng liền kề 
+1chục bằng bao nhiêu đơn vị ?
+1 trăm bằng bao nhiêu chục ? 
+Hai hàng liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
GV: Hai hàng liền kề nhau hơn kém nhau 10 đơn vị,
+Nêu các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn ?
- HS đọc và nêu các hàng.
- HS đọc và nêu các hàng.
- 1 chục = 10 đơn vị.
- 1 trăm = 10 chục.
- 10 đơn vị
- 10, 20, 30...
- 100, 200, 300...
- 1000, 2000, 3000, 4000...
*KL : Nhắc lại tên các hàng.
3. Luyện tập
1. Hoạt động 1 (10 phút)
Bài 1: a. Viết số thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số
* MT : HS nắm được vị trí các số tự nhiên trên tia số
* PP : Hoạt động cá nhân
* Cách TH :
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS quan sát trên tia số
+ Độ dài mỗi khoảng cách trên tia số là bao nhiêu?
- Yêu cầu HS quan sát kĩ tia số làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét chữa bài
+ Em có nhận xét gì về các số được biểu diễn trên tia số? 
+ Để viết đúng các số thích hợp, em dựa vào đâu? 
+ Hai số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
+ Hai số đứng liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
 20.00040.000 60.000
a)
 0 10.000 30.000 50.000
- 10.000
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Là số tròn chục nghìn 
- Dựa vào các số đã cho.
- 10 000 đơn vị.
b) Viết các số vào chỗ chấm:
36.000, 37.000, 38.000, 39.000, 40.000
41.000, 42.000.
- 1000 đơn vị
*KL : Nêu chú ý về các số tròn trăm, nghìn.
2. Hoạt động 2 ( 6 phút)
Bài 2: Viết theo mẫu
* MT : HS nắm chắc cấu tạo số
* PP : Làm bài miệng, nói cho nhau nghe
* Cách TH :
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS 1 đọc các số trong bài, HS 2 viết số, HS 3 phân tích số.
*Hàng chục nghìn còn có cách gọi nào khác? (hàng vạn)
- Yêu cầu HS cả lớp theo dõi và nhận xét, sau đó GV nhận xét.
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài miệng
- 3 HS lên bảng làm bài nối tiếp
*KL : cách đọc, viết các hàng.
3. Hoạt động 3 ( 7 phút)
Bài 3
* MT : Nắm được cấu tạo của số
* PP : Hoạt động cá nhân – lớp
* Cách TH :
- GV yêu cầu HS đọc bài.
+ Bài yêu cầu ta làm gì? 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét bài
*KL : Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào đâu?
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Phần a: Viết mỗi số đã cho thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị.
- Phần b: Viết tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị thành các số.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở 
a) Viết mỗi số thành tổng:
9171 = 9000 + 100 + 70 + 1
3082 = 3000 + 80 + 2
7006 = 7000 + 6
b) Viết theo mẫu:
7000 + 300 + 50 + 1 = 7351
6000 + 200 + 3 = 6203
- Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.	
4. Hoạt động 4 ( 4 phút)
Bài 4: Tính chu vi các hình sau
* MT : HS ôn lại về chu vi của một hình
* PP : Hoạt động nhóm thảo luận câu hỏi GV gợi ý.
* Cách TH :	
- GV đưa câu hỏi thảo luận :
- HS đọc đề và nêu yêu cầu của bài
- HS thảo luận và làm bài
+ Bài yêu cầu gì?
+ Chu vi của một hình là gì ?
* Nêu cách tính chu vi của hình MNPQ và giải thích vì sao em lại tính như vậy ?
+ Nêu cách tính chu vi hình GHIK và giải thích vì sao em lại tính như vậy?
- GV hướng dẫn chữa bài miệng
- Tính chu vi các hình
- Là tổng độ dài của các cạnh.
- MNPQ là hình chữ nhật nên khi tính chu vi của hình này ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng cùng đơn vị đo rồi lấy kết quả nhân với 2. 
- GHIK là hình vuông nên khi tính chu vi của hình này ta lấy độ dài cạnh hình vuông nhân với 4
 Chu vi hình tứ giác ABCD là:
 6 + 4 + 3 + 4 = 17 (cm)
 Chu vi hình chữ nhật MNPQ là:
 (8 + 4) 2 = 24 (cm)
 Chu vi hình vuông GHIK là:
 5 4 = 20 (cm)
 ĐS: 17cm; 24cm; 20cm.
*KL : Cách tính chu vi một hình bất kì.
4. Vận dụng (2 phút)
* MT : HS vận dụng tính chu vi các vật dụng trong thực tế
* PP : Thực hành theo nhóm
* Cách TH :
- GV giao việc : đo chu vi phòng lớp học, phòng khách nhà em 
+ Đo chu vi như thế nào ?
- GV cho HS xem mô hình phòng để HS nêu cách đo.
- Giao các nhóm học tập về đo và báo cáo kết quả bằng bảng ghi ra giấy vào cuối tuần.
- HS ghi nhiệm vụ ra nháp
*KL : Vận dụng để đo và tính chu vi ngoài thực tế.
5. Củng cố – dặn dò: (2 phút)
- HS nêu lại cách đọc các số trong phạm vi 100000
+ Nhắc lại những kiến thức em vừa ôn tập?
- Đọc viết các số đến 100 000, phân tích cấu tạo số và ôn về chu vi các hình.
+ Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào đâu?
- Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.	
- GV củng cố lại cách đọc cách viết.
- GV nhận xét giờ học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Bài 4 chỉ cần cho học sinh thảo luận nhóm đôi.
Nên giảm thời gian ở bài tập 1 xuống còn 6 phút để tăng thời thời gian của phần vận dụng thành 6 phút.
KHOA HỌC
CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học, học sinh:
- Nêu được những yếu tố mà con người, các sinh vật khác cần để duy trì sự sống.
- Kể được một số điều kiện vật chất mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống.
- Yêu và tôn trọng môi trường, bảo vệ môi trường
*GD BVMT: cho HS hiểu mối quan hệ giữa con người với môi trường: con người cần không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường. Từ đó HS có ý thức bảo vệ môi trường và tuyên truyền cho mọi người cùng bảo vệ môi trường xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
2.1. Giáo viên: 
Thiết bị phòng học thông minh
2.2. Học sinh: 
SGK, bút màu, giấy vẽ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (3 phút)
Giới thiệu chung về SGK – VBT môn khoa học lớp 4
2. Hoạt động khám phá
1. Hoạt động 1 (7 phút)
1. Những điều kiện cần để con người sống:
* MT : HS liệt kê tất cả những gì các em cần cho cuộc sống của mình.
* PP : Nêu vấn đề, hoạt động cả lớp 
* Cách TH :
- GV nêu vấn đề :
+ Em hãy kể ra những thứ các em cần dùng hàng ngày để duy trì sự sống của mình?
- GV tóm tắt lại ý HS phát biểu nhận xét và bổ sung.
- HS phát biểu tự do
+ Thức ăn, nước uống, quần áo, nhà 
+ Tình cảm, bạn bè, làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi, giải trí 
*KL : Kết luận: Những điều kiện cần để con người sống là: - Điều kiện vật chất.
- Điều kiện tinh thần, văn hoá xã hội.
3. Luyện tập
1. Hoạt động 1 ( 10 phút)
2. Thực hành
* MT : HS phân biệt được những yếu tố mà con người và những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình với những yếu tố mà chỉ con người cần.
* PP : thảo luận nhóm
* Cách TH :
- Chia lớp thành 3 nhóm, phát phiếu học tập cho HS
- Các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu:
+ Con người và những sinh vật khác cần gì để sống?
+ Hơn các sinh vật khác cuộc sống con người còn cần những gì?
* GD BVMT: + Để bảo vệ môi trường trong sạch chúng ta đã và sẽ làm gì?
- HS chia nhóm
- HS làm việc nhóm
- Thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ ...
- Quần áo, phương tiện đi lại, điều kiện về tinh thần ...
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS đọc mục “Bạn cần biết”
*KL : Nước, không khí là vô cùng thiết yếu đối với cuộc sống của con người, nhưng những tài nguyên vô giá đó đang bị hủy hoại, bởi vậy, cần thực hiện các biện pháp hiệu quả để bảo vệ nguồn nước, để giữ bầu không khí trong lành,...
4. Vận dụng ( 15 phút)
3. Trò chơi cuộc hành trình đến hành tinh khác
* MT : Củng cố kiến thức đã học về đk cần để duy trì sự sống của con người.
* PP : Kĩ thuật khăn trải bàn
* Cách TH :
- GV chia lớp 4 nhóm và giao việc: 
+ Mỗi nhóm chuẩn bị bút vẽ, giấy.
+ Mỗi nhóm vẽ 10 thứ cần thiết để mang đến hành tinh khác 
- HS làm việc nhóm
- Các nhóm thảo luận suy nghĩ vẽ những thứ mà nhóm mình cho là quan trọng nhất.
- Các nhóm giải thích cách chọn đồ của nhóm mình .
*KL : Những thứ rất cần cho sự sống
5. Củng cố – dặn dò: (5 phút)
- Hãy nêu những gì con người cần cho cuộc sống?
- Nhận xét tiết học, hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Cần mở rộng thêm cho học sinh về tình cảm gia đình, bạn bè rất quan trọng trong cuộc sống.
LỊCH SỬ
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Học xong bài này HS biết:
+ Vị trí địa lý, hình dạng đất nước ta.
+ Trên một đất nước có nhiều dân tộc sinh sống, có chung một lịch sử, một Tổ quốc.
+ Một số yêu cầu khi học môn Lịch sử và Địa lý.
+ Yêu và tự hào về đất nước, con người Việt Nam
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
2.1. Giáo viên: 
Thiết bị phòng học thông minh, bản đồ treo tường, phiếu học tập.
2.2. Học sinh: 
SGK, bút màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (4 phút)
- Giới thiệu sách Lịch sử và Địa lí lớp 4.
- Gv hướng dẫn HS cách học môn lịch sử và địa lí.
- Quan sát, nghe
2. Hoạt động khám phá
1. Hoạt động 1 (5 phút)
1. Vị trí địa lí, hình dạng của đất nước Việt Nam.
* MT : HS biết Vị trí địa lý, hình dạng đất nước ta.
* PP : quan sát, thực hành, hoạt động cả lớp 
* Cách TH :
- Gv treo bản đồ Việt Nam: Giới thiệu vị trí nước ta và các cư dân mỗi vùng.
- HS quan sát
- Đất nước VN bao gồm phần đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời bao trùm lên các bộ phận đó.
- Phần đất liền có hình chữ S.
- Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Cam – pu – chia, phía đông và phía Nam là vùng biển
*KL : Đất nước Việt Nam với chủ quyền về vùng trời,vùng biển, đất liền với truyền thống lịch sử đáng tự hào.
2. Hoạt động 2 ( 10 phút)
2. Các dân tộc, cảnh thiên nhiên và đời sống của con người Việt Nam 
* MT : HS biết Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống, có chung một lịch sử, một Tổ quốc.
* PP : thảo luận nhóm, thuyết trình
* Cách TH :
- Chia lớp làm ba nhóm, phát mỗi nhóm một tranh ảnh về sinh hoạt các vùng dân và giao việc :
+ Mô tả bức tranh đó. 
- Đánh giá, nhận xét,tuyên dương
- HS chia nhóm
- Các nhóm thảo luận: Mô tả bức tranh đó.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
*KL : Mỗi dân tộc sống trên nước Việt Nam có nét văn hoá riêng nhưng có chung Tổ quốc, lịch sử. Để tổ quốc VN tươi đẹp như hôm nay, ông cha ta đã phải trải qua hàng nghìn năm lao động, đấu tranh để dựng nước và giữ nước.
3. Luyện tập
1. Hoạt động 1 ( 10 phút)
3. Thực hành chỉ bản đồ
* MT : HS bước đầu có kĩ năng chỉ bản đồ
* PP : quan sát, thực hành, hoạt động nhóm 
* Cách TH :
- GV giao việc theo nhóm:
+ Dựa trên đặc điểm, vị trí, hình dạng của đất nước Việt Nam, em thực hành chỉ trên bản đồ và trình bày lại.
- GV chiếu lại nội dung của phần 1
- GV hỗ trợ nhóm gặp khó khăn.
- GV đánh giá
- Chia nhóm, thảo luận, làm việc trong nhóm
- Xung phong trình bày trước lớp 2, 3 em
- Nhận xét
*KL : Cần rèn kĩ năng chỉ bản đồ
4. Vận dụng ( 8 phút)
4. Liên hệ 
* MT : HS liên hệ về lịch sử, địa lí tỉnh Quảng Ninh, TP Hạ Long
* PP : vấn đáp, thực hành
* Cách TH :
- GV phát vấn : 
- Em đang sống ở tỉnh nào trên đất nước ta ?
+ Ở địa phương nào trong tỉnh ?
Mô tả sơ lược cảnh thiên nhiên và đời sống người dân nơi em ở như thế nào ?
- HS trả lời
- Tỉnh Quảng Ninh, 
- TP Hạ Long
- HS tự thảo luận nhóm bàn, xác định vị trí TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trên bản đồ
+Để Tổ quốc VN tươi đẹp như hôm nay, ông cha ta đã phải trải qua hàng nghìn năm lao động, đấu tranh để dựng nước và giữ nước. Hãy kể một sự kiện chứng minh điều đó?
- HS phát biểu tự do
5. Củng cố – dặn dò: (2 phút)
- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
- GV cần giới thiệu một số tranh ảnh về tỉnh Quảng Ninh trong phần vận dụng.
ĐẠO ĐỨC
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
(Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 Học sinh có khả năng:
- Nhận thức được: Cần phải trung thực trong học tập.
- Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.
- Biết trung thực trong học tập
- Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
- Biết trung thực trong học tập.
- GDTTHCM: GD cho HS hiểu trung thực trong học tập chính là thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy.
- GDKNS:
+ KN tự nhận thức về sự trung thực trong học tập.
+ KN bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập.
+ KN làm chủ bản thân trong học tập.
ANQP: Nêu những tấm gương nhặt được của rơi trả lại người mất
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
2.1. Giáo viên: 
Thiết bị phòng học thông minh
2.2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2 phút)
- Giới thiệu chung về môn Đạo đức 
- Giới thiệu bài
- Nghe
2. Hoạt động khám phá
1. Hoạt động 1 ( 10 phút)
1. Xử lý tình huống – đóng vai
* MT : HS hiểu vì sao cần phải trung thực trong học tập.
* PP : Hoạt động nhóm
* Cách TH :
- GV chiếu tranh như SGK
- Gọi HS đọc tình huống SGK - T3
+Theo em, bạn Long có thể có những cách giải quyết ntn?
+ Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi: 
+Vì sao em lại chọn cách giải quyết đó?
- Đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
Kết luận: 
- GV nêu cách giải quyết phù hợp, thể hiện tính trung thực trong học tập
- GV Rút ra ghi nhớ SGK
+Trung thực trong học tập là thể hiện điều gì?
+Trung thực trong học tập em sẽ có lợi gì?
- HS quan sát tranh SGK và đọc các tình huống
a. Mượn tranh, ảnh của bạn để đưa cho cô giáo.
b. Nói dối cô đã sưu tầm nhưng quên ở nhà.
c. Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm nộp sau.
- HS nêu
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Em chọn cách giải quyết( c) vì cách đó thể hiện tính trung thực trong học tập

- Lòng tự trọng
- Mọi người quý mến, học tập đạt kết quả cao hơn.
- 3 HS đọc ghi nhớ.
*KL : GV nêu cách giải quyết phù hợp, thể hiện tính trung thực trong học tập
3. Luyện tập
1. Hoạt động 1 ( 8 phút)
Bài tập 1/SGK
* MT : HS phân biệt được những hành vi trung thực trong học tập.
* PP : Hoạt động cá nhân
* Cách TH :
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm cá nhân.
- Gọi HS trình bày ý kiến. Nhận xét.
+ Vì sao em cho đó là việc làm thể hiện tính trung thực trong học tập? (không trung thực trong học tập ) 
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS suy nghĩ, trả lời miệng
* KL : - Các việc ( c ) là trung thực trong học tập.
- Các việc ( a ) ( b) ( d ) là thiếu trung thực trong học tập.
2. Hoạt động 2 ( 8 phút)
Bài tập 2 /SGK
* MT : HS phân biệt được những hành vi trung thực trong học tập.
* PP : Hoạt động cả lớp
* Cách TH :
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV nêu từng ý trong bài, HS giơ thẻ màu theo quy ước.
- Thảo luận nêu lý do chọn của nhóm mình.
-Yêu cầu lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Hoa đỏ: Tán thành.
- Hoa vàng: Phân vân.
- Hoa xanh: Không tán thành.
Đáp án:
- ý kiến đúng: b. c
- ý kiến sai: a
*KL : (HCM) Trung thực trong học tập chính là thực hiện theo năm điều BH dạy.
 Học tập giúp chúng ta tiến bộ. Nếu chúng ta gian trá, giả dối, kết quả học tập là không thực chất, chúng ta sẽ không tiến bộ được.
4. Vận dụng (3 phút)
* MT : HS liên hệ bản thân về tính trung thực. Mở rộng ANQP 
* PP : trình bày 1 phút
* Cách TH :
+ Đã bao giờ em thiếu trung thực trong học tập chưa?
+ Nếu có bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
 (ANQP) + Ngoài trung thực trong học tập, chúng ta cần trung thực trong những tình huống nào?
- Em thấy rất xấu hổ và em xin hứa sẽ không bao giờ mắc lỗi nữa.
- Trung thực trong cuộc sống như nhặt được của rơi trả người mất
*KL : Trung thực trong cuộc sống như nhặt được của rơi trả người mất sẽ đem lại niềm vui và giúp cuộc sống thêm bình yên
5. Củng cố – dặn dò: (2 phút)
+ Trung thực trong học tập sẽ mang lại cho em lợi ích gì?
- Em sẽ được mọi người quý mến
- HS về nhà sưu tầm những tấm gương về chủ đề bài học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
- GV cần gọi nhiều HS tự nêu ý kiến của mình hơn.
Ngày soạn: 05/9/2021
Ngày giảng: 07/9/2021
Thứ ba, ngày 07 tháng 9 năm 2021
TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (TIẾP THEO)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
HS ôn tập về:
- Tính nhẩm.
- Tính cộng trừ các số đến 5 chữ số, nhân chia số có 5 chữ số với số có 1 chữ số.
- So sánh các số đến 100000
- Đọc bảng thống kê và tính toán, rút ra một số nhận xét về bảng thống kê.
- Rèn sự cẩn thận, tư duy khoa học, yêu thích môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
2.1. Giáo viên: 
Thiết bị phòng học thông minh
2.2. Học sinh: 
SGK, vở viết, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5phút)
- Gv ghi lên bảng: 18705; 32109
- HS đọc và nêu các hàng
2. Hoạt động khám phá
1. Hoạt động 1 (2 phút)
* MT : HS nhớ lại kĩ năng tính nhẩm
* PP : Hoạt động cả lớp, hình thức chơi trò chơi.
* Cách TH :
- GV tổ chức "chính tả toán" GV đọc phép tính thứ nhất.
- GV đọc phép tính thứ 2 "tám nghìn chia cho 2" 
- GV đọc 4 - 5 phép tính, vừa đọc vừa bám sát kết quả của HS.
- 1 HS nêu miệng cách nhẩm 
 7000 + 2000 = 9000
( 7 nghìn + 2 nghìn = 9 nghìn )
- VD: Bảy nghìn cộng hai nghìn
- HS tính nhẩm trong đầu và ghi kết quả vào nháp 9000
- HS tính nhẩm và ghi kết quả: 4000 
- HS thống nhất kết quả chung 
*KL : Tính nhẩm trên tính nhanh và dễ dàng hơn.
3. Luyện tập
1. Hoạt động 1 (7 phút)
Bài 1. Tính nhẩm
* MT : HS rèn kĩ năng tính nhẩm
* PP : Hoạt động cá nhân
* Cách TH :
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
+Bài yêu cầu gì?
- Yêu cầu làm bài cá nhân. 
- Yêu cầu nhận xét đúng sai.
- Yêu cầu đổi chéo vở kiểm tra nhau.
- Yêu cầu HS nêu lại cách nhẩm của mình
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Tính nhẩm 
- 2HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở ô li
Đáp án:
7000 + 2000 = 9000 
16000 : 2 = 8000
9000 - 3000 = 6000 
8000 3 = 24000
8000 : 2000 = 4000 
11000 3 = 33000
3000 2 = 6000 
 49000 : 7 = 7000
*KL : Củng cố lại kĩ năng thực hiện tính nhẩm 4 phép tính trong phạm vi 100000.
2. Hoạt động 2 ( 9 phút)
 Bài 2: Đặt tính rồi tính.
* MT : HS rèn kĩ năng thực hiện 4 phép tính với số tự nhiên
* PP : Hoạt động cá nhân
* Cách TH :
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
+Bài có mấy yêu cầu?
- Yêu cầu HS làm bài phần a. 
- Yêu cầu nhận xét đúng sai chữa bài.
+ Giải thích cách làm?
+ Khi cộng, trừ các số tự nhiên ta thực hiện như thế nào?
+ Khi thực hiện phép tính chia ta làm như thế nào?
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- 2 yêu cầu: Đặt tính và tính
- 2 HS làm bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở. 
25968 3	
 19 8656
 16
 18
 0
*KL : Cách đặt tính và thực hiện các phép tính.
3. Hoạt động 3 ( 7 phút)
Bài 3: Điền dấu > < =
* MT : Rèn kĩ năng so sánh số tự nhiên
* PP : Hoạt động cá nhân 
* Cách TH :
+ Bài yêu cầu gì?
-Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi nhận xét, nêu cách so sánh.
*Vì sao số 4327 lại lớn hơn số 3742?
*Tại sao số 100 000 lại lớn hơn 99 999?
- So sánh các số và điền dấu >. < = thích hợp.
- 2 HS lên bảng dưới lớp làm vào vở.
4327 > 3742 28676 = 28676
5870 < 5890 97321 < 97400
65300 > 9530 100 000 > 99 999
- Vì 2 số cùng có 4 chữ số. hàng nghìn 4>3 nên 4327 > 3742 
- Vì số 100 000 là số có 6 chữ số còn số 99 999 là số có 5 chữ số.
*KL : Cách so sánh các số đến 100000
4. Hoạt động 4 ( 7 phút)
Bài 4.
*MT : HS rèn kĩ năng so sánh và sắp xếp số tự nhiên theo yêu cầu
* PP : Hoạt động cá nhân 
* Cách TH :
+ Bài yêu cầu gì?
-Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi nhận xét, nêu cách so sánh.
*Vì sao số 4327 lại lớn hơn số 3742?
*Tại sao số 100 000 lại lớn hơn 99 999?
- HS đọc yêu cầu bài
- So sánh các số và điền dấu >. < = thích hợp.
- HS tự làm bài, 2 HS lên bảng làm bài
- Chữa bài: + Đọc bài làm, 
a. Viết các số sau từ bé đến lớn: 
65731, 75631, 56731, 67351
56731, 65371, 67351, 75631
b. Viết các số sau từ lớn đến bé.
82697, 62978, 92678, 79862
92678, 82697, 79862, 62978
- Các số đều có 5 chữ số, ta so sánh đến hàng chục nghìn thì được 5 < 6 < 7 vậy 56 731 là bé nhất, 75 631 là số lớn nhất. Hai số 65371 và 67 351 có hàng chục nghìn bằng nhau nên ta so sánh đến hàng nghìn thì được 5 < 7, nên 65 371 < 67 351.Vậy ta sắp xếp theo thứ tự : 56731, 65371, 67351, 75631
*KL : Cách xếp thứ tự các số có nhiều chữ số. 
+ Nhận xét đúng sai, thống nhất kết quả đúng. 
4. Vận dụng (6 phút)
Bài 5: (Điều chỉnh số liệu)
* MT : Rèn kĩ năng đọc bảng thống kê và tính toán, rút ra một số nhận xét về bảng thống kê. Vận dụng tính toán số tự nhiên vào thực tế.
* PP : Hoạt động nhóm 4
* Cách TH :
- GV treo bảng số liệu BT
 - GV hướng dẫn
+Bác Lan mua mấy loại hàng, đó là những loại hàng gì? Giá tiền và số lượng của mỗi loại hàng là bao nhiêu?
+Bác Lan mua bao nhiêu tiền bát? Em làm thế nào để tính được số tiền ấy?
- GV hướng dẫn HS trao đổi trong nhóm và làm bài vào vở.
- Đọc bài làm, nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
- HS đọc yêu cầu,
- 1 HS đọc bảng thống kê.
- HS tự làm bài, 1 HS lên bảng.
Bài giải
a) Số tiền mua bát là:
2500 5 = 12500 (đồng)
Số tiền mua đường là:
6400 2 = 12 800 (đồng)
Số tiền mua thịt là:
35 000 2 = 70 000 (đồng)
b. Bác Lan mua tất cả hết số tiền là:
12 500 + 12 800 + 70 000 = 95 300 (đồng)
c.Sau khi mua hàng bác Lan còn lại số tiền là: 100 000 - 95 300 = 4700 ( đồng)
Đáp số:
a) 12500 đồng; 12 800 đồng ; 70 000 đồng
b) 95 000 đồng 
c) 4 700 đồng
*KL : Lưu ý cách trình bày phép tính trong bài toán giải.
5. Củng cố – dặn dò: (2 phút)
- HS nhắc lại nội dung ôn tập 
- Nhận xét tiết học.
 - dặn dò : hoàn thành bài
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nắm được cấu tạo cơ bản của đơn vị tiếng trong Tiếng Việt.
- Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng trong thơ.
- Yêu tiếng Việt và sự thú vị của tiếng Việt 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
2.1. Giáo viên: 
Thiết bị phòng học thông minh, bảng gài, bộ chữ ghép tiếng
2.2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5phút)
- Giới thiệu và hướng dẫn cách học bộ môn
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động khám phá
1. Hoạt động 1 ( 15 phút)
1. Nhận xét:
* MT : - HS Nắm được cấu tạo cơ bản của đơn vị tiếng trong Tiếng Việt.
* PP : nghiên cứu ngữ liệu. Hoạt động nhóm – các nhận – cả lớp, vấn đáp
* Cách TH :
- GV giao việc nhóm cố định :
+ Đọc thầm yêu cầu trong phần nhận xét và trả lời các câu hỏi
- GV chốt câu trả lời đúng
- HS làm việc nhóm
- Trình bày trước lớp bằng hình thức vấn đáp
- 1 HS điều khiển
+ Đánh vần tiếng « bầu »
+ Tiếng « bầu » gồm những bộ phận nào ?
+ + Tiếng do những bộ phần nào tạo thành?
+ Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng “bầu”?
+ Tiếng nào không có đủ bộ phận như tiếng “bầu”?
*KL : Tiếng bắt buộc có vần và thanh.
2. Hoạt động 2 (3 phút)
2. Ghi nhớ:
* M

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_1_nam_hoc_2021_2022_ban_chuan_kie.docx