Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2016-2017
TIẾT 2: TẬP ĐỌC
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực người yếu.
Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài (trả lời được các câu hỏi trong SGK- không hỏi ý 2 câu hỏi 4).
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa bài tập đọc trang 4, SGK.
- Tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (1’)
-Kiểm tra đồ dùng học tập
- Giao, nhận lớp
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 2’
Giới thiệu 5 chủ điểm SGK tập I. Yêu cầu cả lớp mở Mục lục SGK. Một hai em đọc tên 5 chủ điểm. Kết hợp nói sơ qua nội dung từng chủ điểm:
- Thương người như thể thương thân: nói về lòng nhân ái.
- Măng mọc thẳng: nói về tính trung thực, lòng tự trọng.
TUẦN 1 Thứ hai, ngày 5 tháng 9 năm 2016 BUỔI SÁNG: TIẾT 1: CHÀO CỜ TIẾT 2: TẬP ĐỌC DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực người yếu. Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài (trả lời được các câu hỏi trong SGK- không hỏi ý 2 câu hỏi 4). II. CHUẨN BỊ: - Tranh minh họa bài tập đọc trang 4, SGK. - Tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: (1’) -Kiểm tra đồ dùng học tập - Giao, nhận lớp 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 2’ Giới thiệu 5 chủ điểm SGK tập I. Yêu cầu cả lớp mở Mục lục SGK. Một hai em đọc tên 5 chủ điểm. Kết hợp nói sơ qua nội dung từng chủ điểm: - Thương người như thể thương thân: nói về lòng nhân ái. - Măng mọc thẳng: nói về tính trung thực, lòng tự trọng. - Trên đôi cánh ước mơ: nói về ước mơ của con người. - Có chí thì nên: nói về nghị lực của con người. - Tiếng sáo diều: nói về vui chơi của trẻ em. Giới thiệu chủ điểm đầu tiên “ Thương người như thể thương thân ” với tranh minh họa chủ điểm thể hiện con người yêu thương, giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn, khó khăn. Bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” là một trích đoạn từ truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”. Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa để biết hình dáng Dế Mèn và Nhà Trò. b. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Luyện đọc. 8’ - Hướng dẫn phân đoạn: 4 đoạn. + Đoạn 1: Hai dòng đầu (vào câu chuyện). + Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo (hình dáng Nhà Trò). + Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo (lời Nhà Trò). + Đoạn 4: Phần còn lại (hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn). - GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp hướng dẫn cách đọc bài. - GV giải nghĩa một số từ khó: Ngắn chùn chủn: ngắn đến mức quá đáng. Thui thủi: cô đơn một mình lặng lẽ, không ai bầu bạn. - Đọc diễn cảm cả bài. HĐ 2: Tìm hiểu bài: 13’ + Đoạn 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào? - Đoạn 2: Tìm chững chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? - Đoạn 3: Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào? - Đoạn 4: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? - Nêu một hình ảnh nhân hóa mà em thích. Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm: 5’ Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài: Năm trước ăn hiếp kẻ yếu. + Đọc mẫu đoạn văn. + Theo dõi, uốn nắn. 4. Củng cố: (5’) - Giúp HS liên hệ bản thân: Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn? Nêu ý nghĩa bài? 5. Dặn dò: (1’) - Học bài và Chuẩn bị bài “Mẹ ốm” - Khuyến khích HS tìm đọc tác phẩm “ Dế Mèn phiêu lưu kí ”. - Nhận xét tiết học -------------------------------------------------- TIẾT 3: CHÍNH TẢ DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. - Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; thuộc ít nhất 1 khổ thơ trong bài). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Ba tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT 2 a,b - Vở BT Tiếng Việt 4. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: 1 ’ 2. Bài cũ: 3’ - Nhắc lại một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ học Chính tả, việc chuẩn bị đồ dùng cho giờ học nhằm củng cố nền nếp học tập cho HS. 3. Bài mới: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. a) Giới thiệu bài: 2’ Trong tiết Chính tả hôm nay, các em sẽ nghe thầy đọc để viết đúng chính tả một đoạn của bài “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ”. Sau đó, các em sẽ làm các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu (l/n) hoặc vần (an/ang) dễ đọc sai, viết sai. b) Các hoạt động: HĐ1: Hướng dẫn nghe – viết chính tả: 15’ * Trao đổi về nội dung đoạn trích - Gọi 1 HS đọc đoạn từ: một hôm vẫn khóc trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. - Đoạn trích cho em biết về điều gì? * Hướng dẫn viết từ khó - GV gọiHS lên bảng viết. * GV đọc cho HS viết chính tả - GV đọc cho HS viết với tốc độ vừa phải (khoảng 90 chữ / 15 phút). Mỗi câu hoặc cụm từ được đọc 2 đến 3 lần: đọc lượt đầu chậm rãi cho HS nghe, đọc nhắc lại 1 hoặc 2 lần cho HS kịp viết với tốc độ quy định. * Soát lỗi và chấm bài - Đọc toàn bài cho HS soát lỗi. - Thu chấm 7 bài. - Nhận xét bài viết của HS. HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả: 15’ Bài 2: Điền vào chỗ trống: - GV có thể lựa chọn phần a hoặc phần b - Yêu cầu HS tự làm bài trong VBT. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 3: Giải đáp câu đố. - GV có thể lựa chọn phần a hoặc phần b a)- Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự giải câu đố và viết vào vở nháp, giơ tay báo hiệu khi xong để GV chấm bài. - Gọi 2 HS đọc câu đố và lời giải. - Nhận xét về lời giải đúng. - GV có thể giới thiệu qua về cái la bàn. b) Tiến hành tương tự như phần a 3. Củng cố – dặn dò: 4’ - Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. - Dặn HS về nhà viết lại bài tập 2a hoặc 2b vào vở. HS nào viết xấu, sai 5 lỗi chính tả trở lên phải viết lại bài và Chuẩn bị bài sau. Hát. 1. Nghe – viết: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - 1 HS đọc trước lớp, HS dưới lớp lắng nghe. - Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò; Hình dáng đáng thương, yếu ớt của Nhà Trò. + HS dưới lớp viết vào vở nháp. - Cỏ xước xanh dài, tỉ tê, chùn chùn,.. - Cỏ xước, tỉ tê, chỗ chấm điểm vàng, khỏe,.. - Nghe GV đọc và viết bài. - Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài. 2. Bài tập: - 1 HS đọc. - 2 HS lên bảng làm. - Lời giải: lẫn – nở nang – béo lẳn, chắc nịch, lông mày, lòa xòa, làm cho. - Lời giải: + Mấy chú ngan con dàn hàng ngang lạch bạch đi kiếm mồi. + Lá bàng đang đỏ ngọn cây Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời. - Nhận xét, chữa bài trên bảng của bạn. - Chữa bài vào SGK. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Lời giải: cái la bàn. - Lời giải: hoa ban. KHOA HỌC (BÀI 1) CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG I. MỤC TIÊU: Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống. II. CHUẨN BỊ: - Các hình minh hoạ trong trang 4, 5 / SGK. - Phiếu học tập theo nhóm. - Bộ phiếu cắt hình cái túi dùng cho trò chơi “Cuộc hành trình đến hành tinh khác” III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: 1’ 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 2’ - Đây là một phân môn mới có tên là khoa học với nhiều chủ đề khác nhau. Mỗi chủ đề sẽ mang lại cho các em những kiến thức quý báu về cuộc sống. - Bài học đầu tiên mà các em học hôm nay có tên là “Con người cần gì để sống?” nằm trong chủ đề “Con người và sức khoẻ”. Các em cùng học bài để hiểu thêm về cuộc sống của mình. - GV ghi tựa. Hoạt động 1: Động não. 12’ § Bước 1: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo các bước: - Yêu cầu: Các em hãy thảo luận để trả lời câu hỏi: “ Kể ra những thứ các em cần hằng ngày để duy trì duy trì sự sống của mình?”. - Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận, ghi những ý kiến không trùng lặp lên bảng. - Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm. § Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp. - Yêu cầu khi GV ra hiệu, tất cả tự bịt mũi, ai cảm thấy không chịu được nữa thì thôi và giơ tay lên. GV thông báo thời gian HS nhịn thở được ít nhất và nhiều nhất. - Em có cảm giác thế nào? Em có thể nhịn thở lâu hơn được nữa không? * Kết luận: Như vậy chúng ta không thể nhịn thở được quá 3 phút. - Hỏi: Nếu nhịn ăn hoặc nhịn uống em cảm thấy thế nào? - Nếu hằng ngày chúng ta không được sự quan tâm của gia đình, bạn bè thì sẽ ra sao? * GV gợi ý kết luận: Để sống và phát triển con người cần: - Những điều kiện vật chất như: Không khí, thức ăn, nước uống, quần áo, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại, - Những điều kiện tinh thần văn hoá xã hội như: Tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi, giải trí, * Hoạt động 2: Làm việc với PHT và SGK. 13’ § Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 4, 5 / SGK. - Hỏi: Con người cần những gì cho cuộc sống hằng ngày của mình? - GV chuyển ý: Để biết con người và các sinh vật khác cần những gì cho cuộc sống của mình các em cùng thảo luận và điền vào phiếu. § Bước 2: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS, phát phiếu cho từng nhóm. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của phiếu học tập. PHIEÁU HOÏC TAÄP Lôùp 4: Nhoùm: Haõy ñaùnh daáu X vaøo caùc coät töông öùng vôùi nhöõng yeáu toá caàn cho söï soáng cuûa con ngöôøi, ñoäng vaät, thöïc vaät. STT Những yếu tố cần cho sự sống Con người Động vật Thực vật 1 Không khí 2 Nước 3 Aùnh sáng 4 Thức ăn (phù hợp với từng đối tượng) 5 Nhà ở 6 Trường học 7 Tình cảm gia đình 8 Tình cảm bạn bè 9 Phương tiện giao thông 10 Quần áo 11 Phương tiện để vui chơi, giải trí 12 Bệnh viện 13 Sách, báo 14 Đồ chơi - Gọi 1 nhóm đã dán phiếu đã hoàn thành vào bảng. + Giống như động vật và thực vật, con người cần gì để duy trì sự sống? - Hơn hẳn động vật và thực vật con người cần gì để sống? *GV kết luận: Ngoài những yếu tố mà cả động vật và thực vật đều cần như: Nước, không khí, ánh sáng, thức ăn con người còn cần các điều kiện về tinh thần, văn hoá, xã hội và những tiện nghi khác như: Nhà ở, bệnh viện, trường học, phương tiện giao thông, * Hoạt động 3: Trò chơi: “Cuộc hành trình đến hành tinh khác”10’ - Giới thiệu tên trò chơi sau đó phổ biến cách chơi. - Phát các phiếu có hình túi cho HS và yêu cầu. Khi đi du lịch đến hành tinh khác các em hãy suy nghĩ xem mình nên mang theo những thứ gì. Các em hãy viết những thứ mình cần mang vào túi. - Chia lớp thành 4 nhóm. - Yêu cầu các nhóm tiến hành trong 5 phút rồi mang nộp cho GV và hỏi từng nhóm xem vì sao lại phải mang theo những thứ đó. Tối thiểu mỗi túi phải có đủ: Nước, thức ăn, quần áo. - GV nhận xét, khen các nhóm có ý tưởng hay và nói tốt. 2. Củng cố- dặn dò: 2’ - GV hỏi: Con người, động vật, thực vật đều rất cần: Không khí, nước, thức ăn, ánh sáng. Ngoài ra con người còn cần các điều kiện về tinh thần, xã hội. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giữ gìn những điều kiện đó? - Chuẩn bị bài: “Trao đổi chất ở người” - GV nhận xét tiết học. - 1 HS đọc tên các chủ đề. - HS nhắc lại. 1. Con người cần gì để sống? - HS chia nhóm, cử nhóm trưởng và thư ký để tiến hành thảo luận. - Tiến hành thảo luận và ghi ý kiến vào giấy. Ví dụ: + Con người cần phải có: Không khí để thở, thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, bàn, ghế, giường, xe cộ, ti vi, + Con người cần được đi học để có hiểu biết, chữa bệnh khi bị ốm, đi xem phim, ca nhạc, + Con người cần có tình cảm với những người xung quanh như trong: gia đình, bạn bè, làng xóm, - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhau. - Cảm thấy khó chịu và không thể nhịn thở hơn được nữa. - HS Lắng nghe. - Em cảm thấy đói khát và mệt. - Chúng ta sẽ cảm thấy buồn và cô đơn. - Lắng nghe và ghi nhớ. 2. Những yếu tố cần cho sự sống mà chỉ có con người cần. - HS quan sát. - 5- 6 HS tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS nêu một nội dung của hình: Con người cần: ăn, uống, thở, xem ti vi, đi học, được chăm sóc khi ốm, có bạn bè, có quần áo để mặc, xe máy, ô tô, tình cảm gia đình, các hoạt động vui chơi, chơi thể thao, + Chia nhóm nhận phiếu học tập và làm việc theo nhóm. - 1 nhóm dán phiếu của nhóm lên bảng. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Quan sát tranh và đọc phiếu. - Con người cần: Không khí, nước, ánh sáng, thức ăn để duy trì sự sống. - Con người cần: Nhà ở, trường học, bệnh viện, tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, phương tiện giao thông, quần áo, các phương tiện để vui chơi, giải trí, - Lắng nghe, ghi nhớ. - HS tiến hành trò chơi theo hướng dẫn của GV. - Nộp các phiếu vẽ hoặc cắt cho GV và cử đại diện trả lời. Ví dụ: + Mang theo nước, thức ăn để duy trì sự sống vì chúng ta không thể nhịn ăn hoặc uống quá lâu được. + Mang theo đài để nghe dự báo thời tiết. + Mang theo đèn pin để khi trời tối có thể soi sáng được. + Mang theo quần áo để thay đổi. + Mang theo giấy, bút để ghi lại những gì đã thấy hoặc đã làm. + Chúng ta cần bảo vệ và giữ gìn môi trường sống xung quanh, các phương tiện giao thông và công trình công cộng, tiết kiệm nước, biết yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh. TOÁN ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1OO OOO (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Đọc, viết được các số đến 100000. - Biết phân tích cấu tạo số. * Bài 1, bài 2, bài 3: a) Viết được 2 số; b) dòng 1 II. CHUẨN BỊ: - GV vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV hỏi: Trong chương trình Toán lớp 3, các em đã được học đến số nào? - Trong tiết học này chúng ta cùng ôn tập về các số đến 100 000. - GV ghi tựa lên bảng. b. Tìm hiểu bài: HĐ1: Cá nhân: Bài 1: - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. - GV chữa bài và yêu cầu HS nêu quy luật của các số trên tia số a và các số trong dãy số b. GV đặt câu hỏi gợi ý HS như sau: Phần a: Các số trên tia số được gọi là những số gì? - Hai số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? Phần b: - Các số trong dãy số này được gọi là những số tròn gì? - Hai số đứng liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? Như vậy, bắt đầu từ số thứ hai trong dãy số này thì mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm 1000 đơn vị. Bài 2: - GV yêu cầu HS tự làm bài. - Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài với nhau. - Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS 1 đọc các số trong bài, HS 2 viết số, HS 3 phân tích số. - GV yêu cầu HS cả lớp theo dõi và nhận xét, sau đó nhận xét HĐ2: Nhóm: Bài 3: - GV yêu cầu HS đọc bài mẫu và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? GV hướng dẫn bài mẫu theo SGK. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét 3. Củng cố- Dặn dò: - Viết 1 số lên bảng cho HS phân tích - Nêu ví dụ số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn - Chuẩn bị bài: Ôn tập các số đến 100 000 (tt) TIẾT 2: TỰ HỌC - GV Hướng dẫn học sinh hoàn thành kiến thức trong ngày. - Giáo dục hs ý thức tự học - Giúp học sinh phát triển năng khiếu nổi trội ------------------------------------------------ Thứ 3 ngày 6 tháng 9 năm 2016 TIẾT 1: TOÁN ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp theo) I. MỤC TIÊU: - Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số. - Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100000. * Bài 1, bài 2 (a), bài 3 (dòng 1, 2), bài 4 (b) II. CHUẨN BỊ: GV: Kế hoạch dạy học- SGK GV kẻ sẵn bảng số trong bài tập 5 lên bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Khen: - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS kiểm tra vở làm bài của một số HS. (bài 4- t1) - GV chữa bài, nhận xét và ghi điểm cho HS. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giờ học Toán hôm nay các em sẽ tiếp tục cùng nhau ôn tập các kiến thức đã học về các số trong phạm vi 100 000. b. Hướng dẫn ôn tập: HĐ: Cả lớp: 20’ Bài 1: Tính nhẩm - GV yêu cầu HS nối tiếp nhau thực hiện tính nhẩm trước lớp, mỗi HS nhẩm một phép tính trong bài. - GV nhận xét, sau đó yêu cầu HS làm vào vở. Bài 2: Đặt tính rồi tính. - GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - Chia sẻ bài làm HĐ2: Nhóm. Bài 3: , =. - GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - GV yêu cầu HS làm theo nhóm - GV nhận xét và khen. Bài 4: - GV yêu cầu HS tự làm bài. 4. Củng cố- Dặn dò: - Tính nhẩm. - So sánh các số. - Về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện thêm. - Chuẩn bị bài tiết sau.- GV nhận xét tiết học. LUYỆN TỪ VÀ CÂU CẤU TẠO CỦA TIẾNG (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh)- Nội dung ghi nhớ. - Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu (mục III). * Học sinh khá, giỏi giải được câu đố ở BT2 (mục III). II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng, có ví dụ: Tiếng Âm đầu Vần Thanh bầu b âu huyền Các thẻ có ghi các chữ cái và dấu thanh (GV có thể sử dụng các chữ cái viết nhiều màu sắc cho hấp dẫn: âm đầu- màu đỏ, vần – màu xanh, thanh – màu vàng). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: 1’ 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 2’ Những tiết Luyện từ và câu sẽ giúp các em mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ nói, viết thành câu đúng và hay. Bài học hôm nay giúp các em hiểu về cấu tạo của tiếng. b. Tìm hiểu bài: HĐ1: Nhận xét: 18’ - GV yêu cầu học sinh đọc thầm và đếm xem câc tục ngữ có bao nhiêu tiếng. GV ghi lên bảng câu thơ. Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn - GV yêu cầu học sinh đếm thành tiếng từng dòng + Gọi 2 HS nói lại kết quả làm việc. + Yêu cầu HS đánh vần thầm và ghi lại cách đánh vần tiếng bầu + Yêu cầu 1 HS lên bảng ghi cách đánh vần. HS dưới lớp đánh vần thành tiếng. + GV dùng phấn màu ghi vào sơ đồ. Tiếng Âm đầu Vần Thanh bầu b âu huyền - GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận cặp đôi câu hỏi: Tiếng bầu gồm có mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào + Kết luận: Tiếng bầu gồm có 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh. - Yêu cầu HS phân tích các tiếng còn lại của câu thơ bằng cách kẻ bảng. GV mỗi bàn HS phân tích 3- 4 tiếng. + GV kẻ trên bảng lớp, sau đó gọi HS lên chữa bài. - HS lắng nghe - HS đọc thầm và đếm số tiếng: Câu tục ngữ có 14 tiếng. Bầu- ơi- thương- lấy- bí- cùng: có 6 tiếng. Tuy- rằng- khác–giống- nhưng- chung- một- giàn: có 8 tiếng. + Cả hai câu thơ trên có 14 tiếng. + HS đánh vần thầm và ghi lại: bờ- âu- bâu- huyền- bầu. + 1 HS lên bảng ghi, 3 HS đọc: bờ- âu- bâu- huyền- bầu. + Quan sát - Suy nghĩ và trao đổi: Tiếng bầu gồm có ba bộ phận: âm đầu, vần, thanh. + 1HS lên bảng vừa trả lời vừa chỉ trực tiếp vào sơ đồ từng bộ phận. + HS lắng nghe. - HS phân tích cấu tạo của tiếng theo yêu cầu + HS lên chữa bài Tiếng Âm đầu Vần Thanh ơi ơi ngang thương th ương ngang lấy l ây sắc bí b i sắc cùng c ung huyền tuy t uy ngang rằng r ăng huyền khác kh ac sắc giống gi ông sắc nhưng nh ưng ngang chung ch ung ngang một m ôt nặng giàn gi an huyền + Tiếng do những bộ phận nào tạo thành? Cho ví dụ. + Trong tiếng bộ phận nào không thể thiếu? Bộ phận nào có thể thiếu? - Kết luận: Trong mỗi tiếng bắt buộc phải có vần và dấu thanh. Thanh ngang không được đánh dấu khi viết. Các dấu thanh của tiếng đều được đánh dấu ở phía trên hoặc phía dưới âm chính của vần. b) Ghi nhớ: - Yêu cầu HS đọc thầm phần Ghi nhớ trong SGK Bài 1: Phân tích các.. - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu mỗi bàn 1 HS phân tích 2 tiếng. - Gọi các bàn lên chữa bài Tiếng do bộ phận: âm đầu, vần, thanh tạo thành. Ví dụ (HS nêu) + Trong tiếng bộ phận vần và dấu thanh không thể thiếu. Bộ phận âm đầu có thể thiếu. - Đọc thầm. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - HS phân tích vào vở nháp. - HS lên chữa bài. Tiếng Âm đầu Vần Thanh nhiễu nh iêu ngã điều đ iêu huyền phủ ph u hỏi lấy l ây sắc giá gi a sắc gương g ương ngang người ng ươi huyền trong tr ong ngang một m ôt nặng nước n ươc sắc phải ph ai hỏi thương th ương ngang nhau nh au ngang cùng c ung huyền - Nhận xét bài làm của HS Bài 2: Giải câu đố. - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS suy nghĩ và giải câu đố. - Gọi HS trả lời và giải thích - Nhận xét về đáp ứng. 3. Củng cố – Dặn dò: 4’ - Gọi HS nhắc lại ghi nhớ. - Mỗi tiếng thường có mấy bộ phận. - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ và làm bài tập, Chuẩn bị bài: “ Luyện tập về cấu tạo của tiếng” - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Suy nghĩ. - HS lần lượt trả lời đến khi có câu trả lời đúng: Đó là chữ sao, vì để nguyên là ông sao trên trời. Bớt âm đầu s thành tiếng ao, ao là chỗ cá bơi hằng ngày. Thứ tư, ngày 21 tháng 8 năm 2013 LỊCH SỬ (Tiết: 1) LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ I. MỤC TIÊU: - Biết môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 giúp học sinh hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn. - Biết môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam. II. CHUẨN BỊ: - Bản đồ Việt Nam , bản đồ thế giới. - Hình ảnh 1 số hoạt động của dân tộc ở 1 số vùng. III. CẤC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: 1’ 2. KHEN: 2’ + Kiểm tra đồ dùng học tập theo phân môn 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 2’ Môn học lớp 4 giúp học sinh hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn. Hôm nay các em học bài: “LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ” Ghi tựa. HĐ1: Hoạt động cả lớp: 5’ - GV giới thiệu vị trí của nước ta dựa vào bản đồ địa lí tự nhiên VN,và các cư dân ở mỗi vùng (SGK). –Có 54 dân tộc chung sống ở miền núi, trung du và đồng bằng, có dân tộc sống trên các đảo, quần đảo. HĐ2: Hoạt động nhóm: 10’ + GV phát tranh cho mỗi nhóm. - Nhóm I: Hoạt động sản xuất của người Thái - Nhóm II: Cảnh chợ phiên của người vùng cao. - Nhóm III: Lễ hội của người Hmông. - Yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh đó. - GV kết luận: “Mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt Nam có nét Văn hóa riêng nhưng đều có chung một Tổ quốc, một lịch sử Việt Nam. ” HĐ3: Hoạt động cả lớp: 10’ - Để có một tổ quốc tươi đẹp như hôm nay ông cha ta phải trải qua hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước. - Em hãy kể 1 gương đấu tranh giữ nước của ông cha ta? - GV nhận xét nêu ý kiến –Kết luận: Các gương đấu tranh giành độc lập của Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Lê Lợi đều trải qua vất vả, đau thương. Biết được những điều đó các em thêm yêu con người Việt Nam và Tổ quốc Việt Nam. 4. Củng cố- Dặn dò: 5’ - Đọc ghi nhớ chung. - Để học tốt môn lịch sử , địa lý các em cần quan sát, thu nhập tài liệu và phát biểu tốt. - Xem tiếp bài “Bản đồ” - HS lặp lại. 1. Vị trí đất nước ta và các cư dân mỗi vùng: - HS trình bày và xác định trên bản đồ Việt Nam vị trí tỉnh, thành phố em đang sống. 2. Những sinh hoạt của các dân tộc trên đất nước ta: - HS các nhóm làm việc. - Đại diện nhóm trình bày trước lớp. 3. Lòng tự hào dân tộc: - 1- 4 HS kể sự kiện lịch sử. - HS khác nhận xét, bổ sung. - Cả lớp lắng nghe. KỸ THUẬT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU THÊU (2 tiết) I. MỤC TIÊU: - Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu. - Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ). II. CHUẨN BỊ: - Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu: - Một số mẫu vải (vải sợi bông, vải sợi pha, vải hoá học, vải hoa, vải kẻ, vải trắng vải màu, ) và chỉ khâu, chỉ thêu các màu. - Kim khâu, kim thêu các cỡ (kim khâu len, kim khâu, kim thêu). - Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ. - Khung thêu tròn cầm tay, phấn màu dùng để vạch dấu trên vải, thước dẹt thước dây dùng trong cắt may, khuy cài khuy bấm. - Một số sản phẩm may, khâu,thêu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1 HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động; 1’ Kiểm tra dụng cụ học tập 2Bài mới: a) Giới thiệu bài: 2’ Vật liệu dụng cụ cắt, khâu, thêu. b) Tìm hiểu bài: * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét về vật liệu khâu, thêu. 13’ * Vải: Gồm nhiều loại vải bông, vải sợi pha, xa tanh, vải lanh, lụa tơ tằm, vải sợi tổng hợp với các màu sắc, hoa văn rất phong phú. + Bằng hiểu biết của mình em hãy kể tên 1 số sản phẩm được làm từ vải? - Khi may, thêu cần chọn vải trắng vải màu có sợi thô, dày như vải sợi bông, vải sợi pha. - Không chọn vải lụa, xa tanh, vải ni lông vì những loại vải này mềm, nhũn, khó cắt, khó vạch dấu và khó khâu, thêu. * Chỉ: Được làm từ các nguyên liệu như sợi bông, sợi lanh, sợi hoá học . và được nhuộm thành nhiều màu hoặc để trắng. - Chỉ khâu thường được quấn thành cuộn, còn chỉ thêu thường được đánh thành con chỉ. + Kể tên 1 số loại chỉ có ở hình 1a, 1b. GV: Muốn có đường khâu, thêu đẹp phải chọn chỉ khâu có độ mảnh và độ dai phù hợp với độ dày và độ dai của sợi vải. GV kết luận như SGK. HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo. 12’ a. Kéo: + Đặc điểm cấu tạo: - GV cho HS quan sát kéo cắt vải (H. 2a) và kéo cắt chỉ (H. 2b) và hỏi: + Nêu sự giống nhau và khác nhau của kéo cắt chỉ, cắt vải? - GV giới thiệu thêm kéo bấm trong bộ dụng cụ để mở rộng thêm kiến thức. Sử dụng: - Cho HS quan sát H. 3 SGK và trả lời: + Cách cầm kéo như thế nào? - GV hướng dẫn cách cầm kéo. * Hoạt động 3: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác. 5’ - GV cho HS quan sát H. 6 và nêu tên các vật dụng có trong hình. - GV tóm tắt phần trả lời của HS và kết luận. 3. Nhận xét- dặn dò: 2’ - Chuẩn bị các dụng cụ may thêu để học tiết Sau - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị đồ dùng học tập. 1. Vật liệu khâu thêu: - HS quan sát sản phẩm. - HS quan sát màu sắc. - Quần, áo, chăn, khăn, - HS quan sát một số chỉ. - Hình 1a là chỉ may, 1b là chỉ thêu. 2. Dụng cụ cắt, khâu, thêu. - HS quan sát trả lời. - Kéo cắt vải có 2 bộ phận chính là lưỡi kéo và tay cầm, giữa tay cầm và lưỡi kéo có chốt để bắt chéo 2 lưỡi kéo. Tay cầm của kéo thường uốn cong khép kín. Lưỡi kéo sắc và nhọn dần về phía mũi. Kéo cắt chỉ nhỏ hơn kéo cắt may, cắt vải. - Ngón cái đặt vào một tay cầm, các ngón khác vào một tay cầm bên kia, lưỡi nhọn nhỏ dưới mặt vải. - HS thực hành cầm kéo. - HS quan sát và nêu tên: Thước may, thước dây, khung thêu tròn vầm tay, khuy cài, khuy bấm, phấn may. TOÁN ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp theo) (Tiết 3) I. MỤC TIÊU: - Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số. - Tính được giá trị của biểu thức. * Bài 1, bài 2 (b), bài 3 (a, b) II. CHUẨN BỊ: GV: Kế hoạch dạy học- SGK HS: bài cũ – bài mới. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định: 1’ 2. Khen: 5’ - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm lại bài tập của tiết 2. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 2’ - GV: Giờ học toán hôm nay các em tiếp tục cùng nhau ôn tập các kiến thức đã học về các số trong phạm vi 100 000. b. Hướng dẫn ôn tập: 25’ Bài 1: Tính nhẩm: - GV yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào vở BT. + Nhận xét, sửa sai. ghi điểm. Bài 2: Đặt tính rồi tính. - GV cho HS tự thực hiện phép tính. - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: Tính giá trị của biểu thức. - GV cho HS nêu thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức rồi làm bài. GV nhận xét khen. 4. Củng cố- Dặn dò: 3’ - Yêu cầu HS nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính, cách tính giá trị biểu thức trong từng trường hợp. - HS về nhà học bài và Chuẩn bị bài: Biểu thức có chứa 1 chữ. - GV nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe GV giới thiệu bài. - HS làm bài. a. 6000+ 2000 – 4000 = 4000 b. 21000 x 3 = 63000 90000 – (70000 – 20000)= 40000 9000 – 4000 x 2 = 1000 90000 – 70000 – 20000 = 0 (9000 – 4000)x2= 10000 12000: 6 = 2000 8000 – 6000: 3 = 6000 HS đọc yêu cầu bài tập. - 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 phép tính. - HS nêu cách đặt tính, thực hiện tính cộng, tính trừ, tính nhân, tính chia trong bài. b- 56 346+ 2854 = 59 200 43 000 – 21 308 = 22 692 13065 x 4 = 52260 65040: 3 = 21 680 - HS nhận xét - 4 HS lần lượt nêu: + Với các biểu thức chỉ có các dấu tính cộng và trừ, hoặc nhân và chia, chúng ta thực hiện từ trái sang phải - HS thảo luận theo nhóm. a. 3257+ 4659 – 1300 b. 6000 – 1300 x 2 = 7961- 1300 = 6000- 2600 = 6600 = 3400 TẬP LÀM VĂN THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Hiểu những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện (Nội dung Ghi nhớ). - Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến 1, 2 nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa (mục III). II. CHUẨN BỊ: Giấy khổ to và bút dạ. Bài văn về hồ Ba Bể (viết vào bảng phụ). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: 1’ 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 1’ - Tuần này các em đã kể lại câu chuyện nào? - Vậy thế nào là văn kể chuyện? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu chuyện đó. b) Tìm hiểu bài: HĐ1: Nhận xét: 20’ Bài 1: Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Gọi 1 đến 2 HS kể tóm tắt câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể. - Chia HS thành các nhóm nhỏ, phát giấy và bút dạ cho HS. - Yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện các yêu cầu ở bài 1. - Gọi các nhóm dán kết quả thảo luận lên bảng. - Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung kết quả làm việc để có câu trả lời đúng. - GV ghi các câu trả lời đã thống nhất vào một bên bảng. SỰ TÍCH HỒ BA BỂ * Các nhân vật - Bà cụ ăn xin - Mẹ con bà nông dân - Bà con dự lễ hội (nhân vật phụ) * Các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy. - Sự việc 1: Bà cụ đến lễ hội xin ăn, không ai cho. - Sự việc 2: Bà cụ gặp mẹ con bà nông dân. Hai mẹ con cho bà và ngủ trong nhà mình. - Sự việc 3: Đêm khuya. Bà hiện hình một con giao long lớn. - Sự việc 4: Sáng sớm bà lão ra đi, cho hai mẹ con gói tro và hai mảnh vỏ trấu rồi ra đi. - Sự việc 5: Trong đêm lễ hội, dòng nước phun lên tất cả đều chìm nghỉm. - Sự việc 6: Nước lụt dâng lên, mẹ con bà nông dân chèo thuyền cứu người * Ý nghĩa của câu chuyện Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể. Truyện còn ca ngợi những con người có lòng nhân ái, sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Những người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. Bài 2. Đoạn văn sau có phải là bài văn kể chuyện hay không? Vì sao? - Yêu cầu 2 HS đọc thành tiếng. - GV ghi nhanh câu trả lời của HS. + Bài văn có những nhân vật nào? + Bài văn có những sự kiện nào xảy ra với các nhân vật?
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_4_tuan_1_nam_hoc_2016_2017.doc