Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019

Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS biết được mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau, hoa.

- Biết cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa.

- Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa : tưới nước, làm cỏ, vun xới đất.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận, nhận biết, vận dụng, thực hành.

3. NL,PC: Tạo điều kiện cho HS hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.

* HS NK - Có thể thực hành chăm sóc rau, hoa trong các bồn cây chậu cây của trường. Ở những nơi không có điều kiện thực hành, không bắt buộc học sinh thực hành chăm sóc rau hoa.

II. Chuẩn bị

GV:- Bình tưới, rổ đựng cỏ.

 

doc 10 trang xuanhoa 09/08/2022 1630
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Ngày soạn: 9/3/2019
Ngày giảng: Thứ hai ngày 11/3/2019
Tiết 1: Kĩ thuật 
Tiết 25: CHĂM SÓC RAU, HOA (tiết 2)
Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài cần được hình thành
- Biết được các ĐK ngoai cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa.
- HS biết được mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau, hoa.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết được mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau, hoa.
- Biết cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa.
- Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa : tưới nước, làm cỏ, vun xới đất.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận, nhận biết, vận dụng, thực hành.
3. NL,PC: Tạo điều kiện cho HS hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.
* HS NK - Có thể thực hành chăm sóc rau, hoa trong các bồn cây chậu cây của trường. Ở những nơi không có điều kiện thực hành, không bắt buộc học sinh thực hành chăm sóc rau hoa.
II. Chuẩn bị
GV:- Bình tưới, rổ đựng cỏ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
- HS nêu: Tưới nước, tỉa cây, vun xới đất cho rau, hoa 
- HS nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe.
1. Hoạt động 1: Thực hành chăm sóc rau hoa.
- HS nhắc lại
- HS bỏ dụng cụ lao động để kiểm tra.
2. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập.
- HS mang dụng cụ ra vườn thực hành.
- HS đánh giá
- HS nêu
- Lắng nghe.
+ Nêu các bước chăm sóc rau hoa? 
- GV nhận xét.
+ Nhắc lại tên các công việc chăm sóc rau hoa?
- Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ lao động của học sinh.
- Nhắc HS an toàn khi thực hành.
- Yêu cầu HS mang rau, chậu hoa ra vườn để thực hành.
- Chuẩn bị dụng cụ thực hành đầy đủ.
- Thực hiện đúng các thao tác kĩ thuật
- Chấp hành đúng an toàn lao động
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
*Nêu các công việc chăm sóc rau, hoa?
- Nhận xét giờ
- Chuẩn bị bàisau.
Điều chỉnh bổ sung: .
.................................................................................................................................
Tiết 2: Kĩ thuật
Tiết 26: CÁC CHI TIẾT VÀ DỤNG CỤ 
CỦA BỘ LẮP GHÉP MÔ HÌNH KĨ THUẬT
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học 
cần được hình thành
- Biết lắp 1 số đồ chơi.
- Biết tên gọi, hình dáng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
- Sử dụng được cờ lê, tua-vít để lắp vít, tháo vít.Biết lắp ráp 1 số chi tiết với nhau.
I. Mục tiêu
1.Kiến thức: Biết tên gọi, hình dáng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. Sử dụng được cờ lê, tua-vít để lắp vít, tháo vít.
- Biết lắp ráp 1 số chi tiết với nhau
2. Kĩ năng: Quan sát, lắng nghe, thực hành, thảo luận, trình bày, hợp tác nhóm....
3. NL,PC: Tạo điều kiện cho HS hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất .
II. Chuẩn bị
1. GV: Bộ lắp ghép kĩ thuật.
2. HS: Bộ lắp ghép kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của HS 
Hỗ trợ của GV
- HS nhắc lại
- HS nhận xét.
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ
- HS gọi tên và nhận dạng, đếm số lượng từng chi tiết
- HS thảo luận theo cặp tự gọi tên, nhận dạng từng loại chi tiết
- Đại diện cặp trình bày
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách sử dụng cờ lê, tua vít
a. Lắp vít
- 2-3 HS lên bảng thao tác lắp vít
- Cả lớp tập lắp vít
b. Tháo vít:
- Tay trái dùng cờ lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua vít đặt vào rãnh 
- HS thực hành các thao tác
c. Lắp ghép một số chi tiết
- HS làm theo GV
- HS nêu
- HS lắng nghe.
 Nhắc lại các bước chăm sóc rau, hoa ?
- GV nhận xét.
*Giới thiệu bài mới: GV ghi đầu bài.
- GV giới thiệu bộ lắp ghép gồm 34 chi tiết và dụng cụ khác nhau, được phân làm 7 nhóm chính
- HD cách sắp xếp các chi tiết trong hộp
- HS thảo luận theo nhóm tự gọi tên, nhận dạng từng loại chi tiết
GV hướng dẫn thao tác lắp vít theo các bước
- Gọi 2-3 HS lên bảng thao tác lắp vít
- Cả lớp tập lắp vít
- Để tháo vít, em sử dụng cờ lê và tua vít như thế nào?
- Cho HS quan sát HD của GV
- GV thao tác mẫu 1 mối ghép trong H4 (SGK)
- GV thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào hộp bộ lắp ghép.
 - Gọi tên 7 nhóm chi tiết chính của bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật ?
Nhận xét giờ học. Về chuẩn bị dụng cụ, giờ sau học.
Điều chỉnh bổ sung: .
.................................................................................................................................
Tiết 3: Khoa học
Bài 51: NÓNG LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (tiếp theo)
Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài cần được hình thành
- Nêu được ví dụ về các vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn. 
- Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên, vật ở gần vật lạnh hơn thì tỏa nhiệt nên lạnh đi.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên, vật ở gần vật lạnh hơn thì tỏa nhiệt nên lạnh đi.
2. Kĩ năng: Sử dụng được nhiệt kế , xác định nhiệt độ cơ thể , nhiệt độ không khí.
3. NL,PC: Tạo điều kiện cho HS hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.
II. Chuẩn bị
- GV+HS: Theo nhóm: 2 chậu, một cốc, ống thuỷ tinh, nhiệt kế.
- Phích nước sôi.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
- 1 HS trả lời
1. Hoạt động 1: Sự truyền nhiệt.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm nêu kết quả.
- Lắng nghe, dự đoán kết quả.
* Kết quả: Nhiệt độ cốc nước nóng giảm đi, Nhiệt độ chậu nước tăng lên.
- Do có sự truyền nhiệt từ cốc nước nóng hơn sang chậu nước lạnh
- VD: 
+ Nóng lên: Khi rót nước sôi vào cốc, cầm vào cốc thấy nóng.
+ Lạnh đi: Để rau, củ, quả vào tủ lạnh, lấy ra thấy lạnh.
- Vật thu nhiệt thì nóng lên, vật tỏa nhiệt thì lạnh đi.
- 2 HS đọc.
2. Hoạt động 2: Nước nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Thảo luận cặp: Làm thí nghiệm, cử đại diện trình bày.
* Kết quả: Mức nước sau khi đặt lọ vào
 nước nóng, tăng lên. Mức nước sau khi đặt lọ vào nước nguội, giảm đi.
 - Làm thí nghiệm, trình bày kết quả:
Nhúng nhiệt kế vào nước ấm, mực chất lỏng tăng lên, nhúng nhiệt kế vào nước lạnh, mực chất lỏng giảm đi.
- Mức chất lỏng trong ống nhiệt kế, thay đổi 
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
3. Hoạt động 3: Những ứng dụng trong thực tế.
- Nước ở nhiệt độ cao sẽ nở ra.
- Túi nước đá truyền nhiệt sang cơ thể, làm giảm 
- Rót nước ra cốc rồi đặt cốc vào chậu 
nước lạnh 
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Để do nhiệt độ của vật, cơ thể người, ta dùng dụng cụ gì? Có những loại nhiệt kế nào?
 GV nhận xét.
- GV nêu thí nghiệm.
- Yêu cầu HS dự đoán kết quả: Mức độ nóng, lạnh của cốc nước có thay đổi không? Thay đổi NTN?
 Tổ chức làm thí nghiệm theo nhóm 4
- Yêu cầu: Đo và ghi nhiệt độ của cốc nước, chậu nước, trước và sau khi đặt cốc nước nóng, so sánh nhiệt độ.
- Gọi 2 nhóm trình bày kết quả 
- Nhận xét bổ xung
- Tại sao mức độ nóng, lạnh của cốc nước, chậu nước thay đổi?
KL: Do có sự truyền nhiệt từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn nên trong thí nghiệm trên, sau một thời gian đủ lâu, nhiệt độ của cốc nước và của chậu sẽ bằng nhau.
- Lấy ví dụ về các vật nóng lên hay lạnh đi?
- Trong các ví dụ đó vật nào thu nhiệt, vật nào toả nhiệt?
- Kết quả sau khi thu nhiệt và toả nhiệt của các vật NTN?
* Kết luận: Các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên. Các vật ở gần vật lạnh hơn thì tỏa nhiệt sẽ lạnh đi. Vật nóng lên do thu nhiệt, lạnh đi vì tỏa nhiệt hay chính là truyền nhiệt cho vật lạnh hơn 
* Mục bạn cần biết( SGK)
- HS thảo luận cặp
- Giao nhiệm vụ: làm thí nghiệm, ghi lại kết quả thí nghiệm
- Gọi đại diện cặp trình bày.
- Em có nhận xét gì về sự thay đổi mức chất lỏng trong ống nhiệt kế?
+ Chất lỏng thay đổi NTN khi nóng lên hay lạnh đi?
* Kết luận: Khi dùng nhiệt kế đo các vật nóng, lạnh khác nhau, chất lỏng trong ống sẽ nở ra hay co lại khác nhau nên mực chất lỏng trong ống nhiệt kế cũng khác nhau. Vật càng nóng, chất lỏng trong ống nhiệt kế càng cao, dựa vào mực chất lỏng này, ta có thể biết được nhiệt độ của vật.
*PA 2: Có thể cho học sinh Thảo luận nhóm 4
+ Tại sao khi đun nước không nên đổ đầy nước vào ấm?
+ Tại sao khi bị sốt người ta dùng túi
 nước đá chườm lên trán?
+ Khi ra ngoài trời nắng, về nhà chỉ còn nước sôi trong phích, em sẽ làm thế nào để có nước nguội để uống nhanh?
- Chất lỏng thay đổi NTN khi nóng lên hay lạnh đi?
- Nhận xét
Điều chỉnh bổ sung: .
.................................................................................................................................
Ngày soạn: 10/3/2019
Ngày giảng: Thứ ba ngày 12/3/2019
Tiết 1: Khoa học
BÀI 52: VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết thế nào là nóng, lạnh.
- Nêu được ví dụ về vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.
- Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Nêu được ví dụ về vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn 
có nhiệt độ thấp hơn.
- Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.
2. Kĩ năng: Giúp HS phân biệt được thế nào là nóng, lạnh và sử dụng nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.
3. NL,PC: Tạo điều kiện cho HS hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.
II. Chuẩn bị
- GV: Nhiệt kế, phích nước sôi, cốc
- HS: Vở, thước
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
- HS nêu
- HS nhận xét, đánh giá.
1. Hoạt đông 1: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt.
- HS đọc SGK
- Thảo luận cặp
- Đại diện cặp dự đoán kết quả thí nghiệm.
- Thìa nhôm nóng hơn thìa nhựa, thìa nhôm dẫn nhiệt tốt hơn, thìa nhựa dẫn nhiệt kém hơn.
- HS làm thí nghiệm báo cáo
- Do nhiệt độ từ nước nóng đã truyền sang.
- Xoong làm bằng nhôm, i- nôc, quai xoong làm bằng nhựa. Xoong làm bằng nhôm dẫn nhiệt tốt khi nấu sẽ nhanh nóng. Quai xoong làm bằng nhựa dẫn nhiệt kém khi cầm vào không bị bỏng.
- Sắt dẫn nhiệt tốt nên tay ta ấm đã truyền nhiệt cho ghế sắt, ghế sắt lạnh hơn do đó ta có cảm giác lạnh. 
- Gỗ dẫn nhiệt kém nên tay ta không bị mất nhiệt ta có cảm giác ấm.
2. Hoạt động 2: Tính cách nhiệt của không khí.
- HS quan sát.
-Thảo luận nhóm 4
- Đại diện các nhóm nêu kết quả.
- Làm bằng xốp, bông, len đó là những vật dẫn nhiệt kém nên giữ nước nóng lâu hơn.
- Có nhiều chỗ rỗng
- Chứa không khí
- HS đọc thí nghiệm 
- HS giải thích 
- Để đo nhiệt độ ở 2 cốc cho chính xác
- Chứa không khí
- Vì không khí là vật cách nhiệt cốc đó nóng lâu hơn.
- Không khí là vật cách nhiệt 
- HS nêu
 HS nêu thí nghiệm chứng tỏ nước và các chất lỏng khác nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- HS, GV nhận xét.
* Giới thiệu bài mới: GV ghi đầu bài 
àTrong tiết học hôm nay các em sẽ cùng tìm hiểu về Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt.
- HS đọc SGK
- Thảo luận cặp
- Gọi HS dự đoán kết quả thí nghiệm.
- GV ghi nhanh lên bảng
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo nhóm
- GV đi rót nước nóng cho HS vào cốc làm thí nghiệm?
- Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm 
- GV ghi kết quả song song với phần dự đoán.
+ Tại sao thìa nhôm lại nóng lên?
* GV: Các kim loại đồng, nhôm sắt dẫn nhiệt tốt gọi là vật dẫn nhiệt, gỗ nhựa len bông dẫn nhiệt kém còn gọi là vật cách nhiệt.
- Cho HS quan sát xoong nồi
+ Xoong, nồi quai xoong được làm bằng chất liệu gì? Vì sao?
+ Hãy giải thích tại sao những hôm trời rét chạm tay vào ghế sắt ta thấy lạnh?
+ Tại sao khi ta chạm tay vào ghế gỗ không có cảm giác lạnh?
* GV: sắt dẫn nhiệt tốt nên tay ta ấm đã truyền nhiệt cho ghế sắt, ghế sắt lạnh hơn do đó ta có cảm giác lạnh. gỗ dẫn nhiệt kém nên tay ta không bị mất nhiệt ta có cảm giác ấm.
- Cho HS quan sát giỏ ấm.
- Thảo luận nhóm 4
+ Bên trong giỏ ấm thường được làm bằng gì?
+ Giữa các chất liệu như xốp, bông, len dạ có nhiều chỗ rỗng không?
+ Trong các chỗ rỗng của vật có chứa gì?
*GV: Không khí là chất dẫn nhiệt tốt hay kém ta cùng làm thí nghiệm.
- Cho HS đọc kĩ thí nghiệm / 105
- Cốc quấn giấy trước khi rót
- Cốc quấn chặt, HS dùng nịt buộc chặt
- Cốc quấn lỏng vò tờ giấy cho nhăn và quấn lỏng. 
- Đo nhiệt độ ở mỗi cốc rồi trình bày.
+ Tại sao phải đổ nước nóng như nhau với một cốc nước bằng nhau?
+ Tại sao phải đo nhiệt độ cùng một lúc?
+ Giữa các khe nhăn của tờ báo có chứa gì?
+ Tại sao nước trong cốc quấn lỏng còn nóng lâu hơn?
+ Không khí là vật cách nhiệt tốt hay dẫn nhiệt tốt ?
* PADP: HS quan sát GV làm thí nghiệm
 Tại sao không được nhảy lên chăn bông? Tại sao khi mở vung nồi phải dùng lót tay?
- Nhận xét giờ học.
 Học thuộc mục bạn cần biết.
Chuẩn bị cho giờ sau.
Điều chỉnh bổ sung: 
.................................................................................................................................
Tiết 2: Đạo đức
Bài 12: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (Tiết 1)
Những kiến thức đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết một số hoạt động nhân đạo, từ thiện đã làm và thực hiện ở trường
- Biết được hoạt động nhân đạo.
- Thông cảm với bạn bè và người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.
 - Thông cảm với bạn bè và người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
 - Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường và địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
 - HSNK nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, lắng nghe, hợp tác, trình bày, đặt câu hỏi.
3. NL,PC: Tạo điều kiện cho HS hình thành tất cả các năng lực và phẩm chất.
- GDKNS: Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK đạo đức 4, VBT đạo đức 4.
2. Học sinh: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
- Nêu – Nhận xét.
1. Hoạt động 1: Hoạt động nhóm đôi
- HS quan sát tranh đọc thông tin
- Thảo luận cặp
- Đại diện cặp trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- Em thấy các nạn nhân gặp nhiều khó khăn, thiệt thòi, em rất thương những người dân đó
- Cảm thông chia sẻ với họ, góp tiền giúp đỡ họ.
- Nêu ý kiến
- Đọc ghi nhớ sgk
2. Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
- HS đọc yêu cầu 
- Thảo luận nhóm đôi - Nêu ý kiến
- Nhận xét, bổ sung
3. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
- Đọc yêu cầu bài tập 3
- Nối tiếp nêu ý kiến
- Trao đổi ý kiến cùng bạn
- Nêu ý kiến, bổ sung
+ Nêu những việc em nên và không nên làm để bảo vệ công trình công cộng?
- Yêu cầu: QS tranh, đọc thông tin, thảo luận cặp.
+ Em suy nghĩ gì về những khó khăn, thiệt hại mà các nạn nhân đã phải hứng chịu do thiên tai gây ra?
+ Em có thể làm gì để giúp đỡ họ?
GVKL: Trẻ em và nhân dân ở các vùng bị thiên tai hoặc có chiến tranh đã phải chịu nhiều khó khăn thiệt thòi chúng ta cần cảm thông chia sẻ với họ 
+ Thế nào là việc làm nhân đạo?
- Nhận xét, đánh giá, Rút ra ghi nhớ
- HS đọc yêu cầu bài tập 1
- Việc làm trong các tình huống a, c là đúng.Việc làm trong tình huống b là sai vì không phải xuất phát từ tấm lòng cảm thông, mong muốn chia sẻ với người tàn tật.
+ Em tán thành với những ý kiến nào?
+ Không tán thành với những ý kiến nào?
- Việc làm ở ý a, d thể hiện lòng nhân đạo. Vì đó là việc làm giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn.
- Việc làm ở ý b, c sai vì không xuất phát từ tấm lòng cảm thông, chia sẻ mà chỉ lấy thành tích cho bản thân.
* PA 2: Làm vào vở BT
- Nhận xét, đánh giá
* Em hiểu như thế nào là hoạt động nhân đạo?
 - Thực hiện theo bài học
- Chuẩn bị cho tiết học sau
- Nhận xét giờ học.
Điều chỉnh bổ sung: .
 ..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_buoi_chieu_lop_4_tuan_26_nam_hoc_2018_2019.doc