Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021

Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021

TẬP ĐỌC

 Tiết 7: MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu được nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: chính trực, di chiếu, thái tử , thái hậu, phò tá

2. Kỹ năng: Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm

3. Thái độ: HS có lối sống ngay thẳng, thật thà.

II. Đồ dùng dạy học:

GV:Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.

HS: Đọc trước bài ở nhà.

III. Các hoạt động trên lớp:

 

docx 37 trang xuanhoa 06/08/2022 2810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 4
 	Thứ hai, ngày 28 tháng 9 năm 2020
TẬP ĐỌC
 Tiết 7: MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. 
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: chính trực, di chiếu, thái tử , thái hậu, phò tá
2. Kỹ năng: Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài. 
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm
3. Thái độ: HS có lối sống ngay thẳng, thật thà.
II. Đồ dùng dạy học:
GV:Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
HS: Đọc trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động trên lớp:
Hoạt động1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát .
- Gọi HS lên bảng tiếp nối nhau đọc bài Người ăn xin.
- Cho HS thảo luận nhóm 2 đặt câu hỏi cho nhau ôn lại bài cũ
- 1 HS điều khiển các bạn nêu câu hỏi cho nhau ôn lại bài cũ và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- HS nhận xét .GV nhận xét.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS đọc đúng (tiếng, từ); ngắt nghỉ đúng câu văn dài. 
Hiểu một số từ ngữ trong bài. Hiểu được nội dung của bài.
Cách tiến hành
1. Luyện đọc
- 1 học sinhđọc toàn bài .
Bài này đọc giọng như thế nào?
Bài này có thể chia làm mấy đoạn?
Học sinh đọc bài trong nhóm, nhận xét bạn đọc, giáo viên kết hợp viết từ sai lên bảng luyện đọc cho cả lớp.
Học sinh đứng đọc nối tiếp.
- Cho HS luyện đọc câu: Còn gián nghị đại phu....Tới thăm Tô Hiến Thành được.
- 1 HS đọc phần chú giải trong SGK.
- GV đọc mẫu.
2. Tìm hiểu bài:
- HS đọc đoạn 1.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Tô Hiến Thành làm quan triều nào?
+ Mọi người đánh giá ông là người như thế nào?
+ Trong việc lập ngôi vua , sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
+ Đoạn 1 kể chuyện gì? 
- HS đọc đoạn 2.
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều chính?
+ Vì sao thái hậu lại ngạc nhiên khi ông tiến cử Trần Trung Tá?
+ Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
+ Vì sao nhân dân ta ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành? 
+ Đoạn 3 kể chuyện gì?
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm và tìm nội dung chính của bài.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm
- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
Cách tiến hành
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.
- GV đọc mẫu.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc và tìm ra cách đọc hay.
- HS luyện đọc phân vai theo nhóm 3.(Bình chọn bạn đọc tốt nhất trong nhóm)
- Một số nhóm thi đọc diễn cảm.
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Cách tiến hành
- Gọi 1 HS nêu nội dung bài.
- Vì sao nhân dân ta ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng: 
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học. 
Cách tiến hành
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
+ Trong học tập, trong cuộc sống chúng ta cần rèn luyện tính cách gì?Vì sao?
Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài.
TOÁN
Tiết 16: SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I.Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về:
-	Cách so sánh hai số tự nhiên.
-	Đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên.
2. Kĩ năng: Biết cách so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
3. Thái độ: HS tính cẩn thận khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ.
HS:Bảng con
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành
- 1 HS điều khiển cả lớp hát .
- GV gọi 3 HS lên bảng, lớp làm bảng con viết số 462800, 835 700,
- GV viết sẵn số 205000, goi HS nêu giá trị của chữ số 5 trong số đó.
- GV chữa bài, nhận xét HS.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống hoá một số kiến thức ban đầu về: Cách so sánh hai số tự nhiên; Đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên.
Cách tiến hành:
* So sánh các số tự nhiên :
- GV ghi bảng: 100 và 98 ; 783 và 500 ; 4578 và 6325.
- GV cho HS so sánh số nào bé hơn và số nào lớn hơn.
- Em hãy suy nghĩ và tìm hai số tự nhiên mà em ko thể xác định được số nào bé hơn, số nào lớn hơn? (không thể tìm được)
- GV khẳng định: Vậy bao giờ cũng so sánh được 2 số tự nhiên
* Cách so sánh 2 số tự nhiên bất kỳ.
- GV ghi bảng 100 và 99.
- Hỏi: Số 99 có mấy chữ số? Số 100 có mấy chữ số? Em hãy so sánh số 100 và 99 (100>99; 99<100 )
+ Vậy khi so sánh 2 số tự nhiên với nhau, căn cứ vào các chữ số của chúng ta có thể rút ra kết luận gì?
- GV viết lên bảng 1 số cặp số.
- Cho HS so sánh các cặp số đó.
- GV yêu cầu HS so sánh các số trong từng cặp số với nhau.
+ Em có nhận xét gì về cách tiến hành so sánh các số này với nhau?
- GV viết hai số 8745 và 8745 cho HS so sánh.
- GV nói trong trường hợp hai số có cùng các chữ số, tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì 2 số đó bằng nhau.
* So sánh hai số trong dãy số tự nhiên và trên tia số.
- GV yêu cầu HS nêu dãy số tự nhiên.
- Trong dãy số tự nhiên số đứng trước bé hơn hay lớn hơn số đứng sau?
- GV yêu cầu HS vẽ tia số biểu diễn các số tự nhiên.
- GV gọi 1 HS lên bảng vẽ và cả lớp tập vẽ vào giấy nháp.
- Số gần gốc 0 hơn là số lớn hơn hay bé hơn?
- Số xa gốc 0 hơn là số lớn hơn hay bé hơn?
* Xếp thứ tự các số tự nhiên.
- GV ghi lên bảng 8679, 879 , 7869 và yêu cầu .
+ Hãy xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn?
+ Hãy xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé?
- Số nào là số lớn nhất trong các số trên? Số nào là số bé nhất trong các số trên?
- Vậy với 1 nhóm các số tự nhiên chúng ta luôn có thể sắp xếp chúng theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: HS thực hành được so sánh số và xếp thứ tự các số tự nhiên.
-HS biết cẩn thận khi làm bài.
Cách tiến hành:
Bài 1: GV yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu BT.
- GV gọi 1 HS lên bảng làm và cho HS cả lớp làm bảng con.
- GV kiểm tra và nhận xét.
Bài 2: Bài tập 2 yêu cầu chúng ta làm gì?
- Muốn xếp được các số thứ tự từ bé đến lớn chúng ta làm gì?
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng chữa bài.HS đổi vở kiểm tra.
Bài 3: Bài tập 3 yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Muốn xếp được các số thứ tự từ lớn đến bé chúng ta làm gì?
- Gọi 1 HS lên bảng làm và cả lớp làm vào vở.
- GV yêu cầu HS giải thích cách làm.
- GV nhận xét .
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp:
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài
Cách tiến hành:
- Khi so sánh hai số tự nhiên với nhau, căn cứ vào số các chữ số của chúng ta có thể rút ra kết luận gì?
- Muốn xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì?
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
- Nhận xét tiết học.
CHÍNH TẢ
 Tiết 7: TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức: -Viết được10 dòng thơ đầu bài Truyện cổ nước mình.
- Hiểu nội dung đoạn viết.
2/ Kĩ năng: - Nghe – viết chính xác đoạn viết, viết đúng tốc độ.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r / d / g .
- HS biết cách trình bày đoạn văn sạch, đep.
- Tự phát hiện ra lỗi sai và sữa lỗi chính tả.
3/ Thái độ: - Có ý thức rèn chữ viết đẹp. Tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2a (theo nhóm).
HS: Bảng con
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành
- 1 HS điều khiển cả lớp hát .
- Phát giấy + bút dạ cho các nhóm với yêu cầu hãy tìm các từ:
- Tên đồ đạc trong nhà có dấu hỏi / dấu ngã.
- Nhận xét tuyên dương nhóm có nhiếu từ đúng, nhanh.
- Kiểm tra vở 1 số HS viết lại bài chính tả trước, nhận xét.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - HS hiểu nội dung đoạn viết.
- Tìm và viết được các từ khó trong bài.
- HS chú ý nghe và viết đúng chính tả, trình bày bài sạch, đẹp.
Cách tiến hành.
- Gọi 1 HS đọc đoạn viết.
+ Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà?
+ Qua những câu truyện cổ, cha ông ta muốn khuyên con cháu điều gì?
*HS nêu các từ khó trong bài.
- Luyện viết bảng con các từ vừa nêu. Kiểm tra lẫn nhau trong nhóm đôi,sửa sai cho nhau.GV yêu cầu HS viết sai phân tích lại từ đó.
- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng .
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ.
* HS viết bài vào vở
- HS đổi vở , mở sgk dò bài lẫn nhau.
- GV hỏi lỗi sai , yêu cầu HS viết sai trên 5 lỗi về viết lại cả bài.
- Nhận xét bài viết của HS.	
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r / d / g.
Cách tiến hành
Bài 2: (chọn phần a ) .
- Chọn cho HS làm phần a.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm.
- Phát cho các nhóm giấy khổ lớn để làm bài.
- Các nhóm nhận giấy khổ lớn thảo luận và điền kết quả. Đại diện các nhóm treo bảng và trình bày bài làm của nhóm mình. 
- Một số em đọc bài làm của nhóm mình, HS cả lớp nhận xét kết quả bài làm của nhóm bạn.
- GV theo dõi, nhận xét. tuyên dương những nhóm làm bài đúng.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn.
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học làm bài tập củng cố kiến thức bài học.
Cách tiến hành
- Thi đua: viết 5 từ có âm đầu r/d/g.
Mỗi dãy cử 4 HS thi tiếp sức trong 3 phút , nhóm nào tìm được nhiều từ đúng nhanh nhất là thắng cuộc.
Biểu dương nhóm HS viết đúng.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại bài tập 2a và chuẩn bị bài sau.
 Thứ ba, ngày 29 tháng 9 năm 2020
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 Tiết 7: TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. Mục Tiêu: 
1. Kiến thức: Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức TV: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy).
2. Kỹ năng: Bước đầu phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản (BT1); tìm được từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho (BT2). - Sử dụng được từ ghép và từ láy để đặt câu. - Phân biệt được từ ghép và từ láy, tìm được các từ ghép và từ láy dễ.
3. Thái độ: Tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
GV:- Bảng lớp viết sẵn ví dụ của phần nhận xét.
- Bảng phụ kẻ sẵn 2 cột, từ điển photo vài trang (đủ dùng theo nhóm).
HS: SGK, xem bài trước.
III. Các hoạt động trên lớp:
Hoạt động1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát .
- Gọi HS đọc thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ ở tiết trước – nêu ý nghĩa của 1 câu mà em thích.
+ Từ đơn và từ phức khác nhau ở điểm nào? Lấy ví dụ.
- HS nhận xét .GV nhận xét.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Hiểu được từ láy và từ ghép là hai cách cấu tạo từ phức tiếng Việt. 
Cách tiến hành
*Tìm hiểu ví dụ:
- Gọi HS đọc ví dụ và gợi ý.
- Yêu cầu HS suy nghĩ thảo luận cặp đôi.
+ Từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành?
+ Từ phức nào do những tiếng có vần, âm tạo thành?
- Kết luận:
+ Những từ do các tiếng có nghĩa ghép lại với nhau gọi la từ ghép.
+ Những từ có tiếng phối hợp với nhau có phần âm đầu hoặc phần vần giống nhau gọi là từ láy.
*.Ghi nhớ:
- Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ.
+ Thế nào là từ ghép, từ láy? Cho ví dụ.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Bước đầu phân biệt được từ ghép và từ láy, tìm được các từ ghép và từ láy dễ. Sử dụng từ láy và từ ghép để đặt câu.
Cách tiến hành
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm HS
- Yêu cầu HS trao đổi làm bài.
- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận lời giải đúng.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát bảng phụ và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, tìm từ và viết vào phiếu.
- Gọi các nhóm dán phiếu, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Hoạt động 4: Vận dụng 
 Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Cách tiến hành
- Từ ghép là gì? Cho ví dụ.
- Từ láy là gì? Cho ví dụ.
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ trong SGK và viết lại các từ đã tìm được vào sổ tay từ ngữ và đặt câu với các từ đó.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại các từ đã tìm được vào sổ tay từ ngữ và đặt câu với các từ đó.
TOÁN
 Tiết 17: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố về:
-	Viết các số tự nhiên và so sánh các số tự nhiên.
- Bước đầu làm quen với dạng bài tập x < 5 , 68 < x < 92 ( với x là số tự nhiên ).
 2. Kỹ năng: Biết viết và so sánh các số tự nhiên
 3. Thái độ: HS có thói quen tính toán cẩn thận
II. Đồ dùng dạy học: 
GV:Hình vẽ bài tập số 4.
HS: SGK, bảng con.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành
- 1 HS điều khiển cả lớp hát .
- GV viết lên bảng: 1869; 1986; 1896; 1689, và nêu yêu cầu HS xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Yêu cầu HS nêu 3 cách so sánh các số tự nhiên.
- GV chữa bài, nhận xét HS.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Củng cố kĩ năng viết số, so sánh các số tự nhiên.
- Bước đầu làm quen với dạng: x < 5; 68 <x < 92 ( x là số tự nhiên)
- HS có thói quen tính toán cẩn thận
Cách tiến hành:
Bài 1:
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài
- Gọi 1 HS lên bảng cả lớp viết vào bảng con.
- GV kiểm tra và nhận xét. Sau đó cho cả lớp nhận xét bài làm trên bảng .
Bài 2:
- Cho HS nêu miệng.
+ Có bao nhiêu số có 1 chữ số? (10 số)
+ Có bao nhiêu số có 2 chữ số? (90 số)
-GV nhận xét .
Bài 3:
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Muốn viết được chữ số thích hợp vào ô trống ta làm như thế nào?(So sánh từng cặp chữ số).
- HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét và tuyên dương những em viết đúng và đẹp.
Bài 4: Yêu cầu HS đọc bài tập mẫu.
- Gọi 1 HS lên bảng làm vào bảng phụ và cả lớp làm vào vở.
- GV thu vài vở chấm và nhận xét.
- GV treo bài làm trên bảng cho cả lớp góp ý và so sánh.
Bài 5: Yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu bài.
+ Số x phải tìm cần thỏa mãn các yêu cầu gì? (là số tròn chục, lớn hơn 68 và nhỏ hơn 92)
- GV yêu cầu HS kể các số tròn chục từ 60 – 90 (60 , 70 ,80 , 90)
- Cho HS làm vào vở và 1 HS lên bảng.
- GV thu bài chấm và nhận xét sau đó treo bài lên bảng cho cả lớp nhận xét và góp ý.
- GV cho cả lớp so sánh.
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp:
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài
Cách tiến hành:
-	Nêu lại cách so sánh hai số tự nhiên?
- Viết số lớn nhất,bé nhất có 3 chữ số?
- Có bao nhiêu số có ba chữ số? (999 – 99 = 900)
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới “Yến, tạ, tấn“.
KHOA HỌC
Tiết 7: TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN?
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết được để có sức khoẻ tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
2. Kỹ năng: Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng.
- Hiểu và giải thích được tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
3. Thái độ: HS có ý thức ăn uống đầy đủ chất để có sức khoẻ tốt.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV:Phiếu học tập theo nhóm, bảng vẽ hình tháp trong SGK trang 17.
HS: Xem bài trước.
III. Các hoạt động trên lớp :
Hoạt động1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát .
- Cho HS thảo luận nhóm 2 đặt câu hỏi cho nhau ôn lại bài cũ
- 1 HS điều khiển các bạn nêu câu hỏi cho nhau ôn lại bài cũ và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- HS nhận xét .GV nhận xét.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Giải thích đuợc lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thuờng xuyên thay đổi món ăn.
- Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng.
- HS có ý thức ăn uống đầy đủ chất để có sức khoẻ tốt.
Cách tiến hành
* Vì sao cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?
- Chia lớp thành nhóm 4 em và cho thảo luận qua câu hỏi:
+ Nếu ngày nào cũng chỉ ăn một loại thức ăn và một loại rau thì có ảnh hưởng gì đến hoạt động sống không?
+ Để có sức khỏe tốt chúng ta cần ăn như thế nào?
+ Vì sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?
+ Quan sát và động viên các nhóm tích cực thảo luận và nêu ý kiến của nhóm.
- Lần lượt gọi các nhóm trình bày ý kiến trước lớp.
- Cùng các nhóm khác nhận xét và góp ý bổ sung. Sau đó tuyên dương những nhóm trả lời đầy đủ.
- Gọi học sinh đọc mục bạn cần biết trong SGK trang 17.
* Nhóm thức ăn có trong một bữa ăn cân đối.
- Chia lớp thành nhóm đôi và treo bảng vẽ hình tháp trong SGK trang 17, rồi sau đó cho các em thực hiện vào phiếu. 
- Theo dõi và động viên. Sau đó gọi các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp .
- Cùng cả lớp nhận xét và góp ý. Tuyên dương.
+ Những nhóm thức ăn nào ăn vừa phải, ăn đủ, ăn có mức độ, ăn ít, ăn hạn chế?
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp:
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài
Cách tiến hành:
- Tổ chức trò chơi “Đi chợ”.
- Phổ biến cách chơi là nhóm mình kể loại thức ăn cho một bữa ăn của gia đình sao cho bảo đảm chất dinh dưỡng. Chia lớp thành nhóm và thảo luận thực đơn cho một bữa ăn của nhóm mình.
- Gọi lần lượt các nhóm trình bày thức ăn của nhóm.
- GV cùng các nhóm khác nhận xét và tuyên dương những nhóm có bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Nhận xét tiết học.Về nhà chuẩn bị bài tiếp theo.
KỂ CHUYỆN
 Tiết 4: MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện, hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
 2. Kỹ năng: Nghe- kể lại từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý .HS chăm chú nghe cô thầy kể chuyện, nhớ chuyện
 - Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn
3. Thái độ: HS có tính thật thà, chân chính luôn tìm đọc truyện. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh minh họa truyện. Giấy khổ to viết sẵn các câu hỏi, để chỗ trống cho HS trả lời + bút dạ.
HS: SGK , xem trước bài
III.Các hoạt động trên lớp :
Hoạt động1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát .
- Gọi HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. 
- HS nhận xét .GV nhận xét.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện.
Cách tiến hành
- GV kể chuyện lần 1: Vừa kể, vừa chỉ vào tranh minh họa và yêu cầu HS quan sát tranh.
- Yêu cầu HS đọc thầm các câu hỏi ở bài 1.
* Tìm hiểu truyện:
- Phát giấy + bút dạ cho từng nhóm.
- Yêu cầu HS trong nhóm, trao đổi, thảo luận để có câu trả lời đúng.
- GV giúp đỡ, hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn. Đảm bảo HS nào cũng tham gia.
- Yêu cầu HS nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho từng câu hỏi.
- Kết luận câu trả lời đúng.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: HS biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện ;kể lại được câu chuyện, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
- HS có tính thật thà, chân chính luôn tìm đọc truyện. 
Cách tiến hành
* Hướng dẫn kể chuyện:
- Yêu cầu HS dựa vào câu hỏi và tranh minh họa kể chuyện trong nhóm theo từng câu hỏi và toàn bộ câu chuyện.
- Gọi HS kể chuyện. Nhận xét HS.
- Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện.
- HS nhận xét bạn kể .
* Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: 
+ Vì sao nhà vua hung bạo thế lại đột ngột thay đổi thái độ?
+ Nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ mà thay đổi hay chỉ muốn đưa nhà thơ lên giàn hỏa thiêu để thử thách.
- Gọi HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Nhận xét tìm ra bạn kể hay nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất.
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Cách tiến hành
- Gọi HS kể lại toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa của truyện.
+ Những người trung thực thật thà được gì?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tập kể chuyện trong SGK tuần 5.
ĐẠO ĐỨC
 Tiết 4: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (Tiết 2)
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết thế nào là vượt khó trong học tập.
2. Kỹ năng: - Nhận ra khó khăn trong học tập của bản thân và biết tìm cách khắc phục, vượt qua.
- Biết quan tâm tới những bạn có hoàn cảnh khó khăn, biết chia sẻ giúp đỡ bạn.
- Giúp HS biết lập kế hoạch vượt khó trong học tập.
3. Thái độ: HS Yêu mến, noi theo những tấm gương HS vượt khó.
II. Đồ dùng học tập :
GV: Bảng phụ ghi tình huống (BT 2)
HS: Xem trước bài
III. Các hoạt động trên lớp :
Hoạt động1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát .
- Cho HS thảo luận nhóm 2 đặt câu hỏi cho nhau ôn lại bài cũ
- 1 HS điều khiển các bạn nêu câu hỏi cho nhau ôn lại bài cũ và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- HS nhận xét .GV nhận xét.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Biết thế nào là vượt khó trong học tập.
- Biết khắc phục những khó khăn để vươn lên trong học tập. 
- Giúp HS biết lập kế hoạch vượt khó trong học tập.
- HS Yêu mến, noi theo những tấm gương HS vượt khó.
Cách tiến hành
Bài tập 2 SGK/7:
* Xử lí tình huống.
- Yêu cầu HS làm theo nhóm 4 em.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận giải quyết các tình huống .
- Sau thời gian thảo luận yêu cầu các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm nhận xét cách giải thích, cách xử lí. 
+ Thế nào là vượt khó trong học tập? Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì?
Bài tập 3 SGK/7 : Thảo luận nhóm đôi
- Giải thích yêu cầu bài tập .
Tự liên hệ và trao đổi với các bạn về việc em đã vượt khó trong học tập.	 Nhóm 3 HS
Trình bày trước lớp.
- Kết luận : Khen những HS biết vượt qua khó khăn trong học tập.
* Làm việc cá nhân (bài tập 4)
+ Mục tiêu phấn đấu của em trong năm học này là gì?
+ Em có thể gặp những khó khăn gì trong học tập?
+ Em sẽ khắc phục những khó khăn đó như thế nào?
+ Những ai sẽ là người giúp đỡ em vượt qua những khó khăn đó?
HS đọc đề , xác định yêu cầu của đề.
GV giải thích yêu cầu bài tập
GV ghi tóm tắt lên bảng những ý kiến của HS
GV kết luận , khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tốt.
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp:
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài
Cách tiến hành:
+ Hãy chọn tán thành, không tán thành trong các trường hợp sau:lựa chọn
- Nhà giàu thì không cần vượt khó trong học tập.	
- Vượt khó trong học tập là một cách giúp đỡ bố mẹ.	
- Khi gặp khó khăn trong học tập, phải biết vượt qua để hoàn thành tốt 
Nhiệm vụ của người HS.	
- GD học sinh thường xuyên rèn luyện tính kiên trì, vượt khó trong học tập.	
- Dặn dò – Chuẩn bị tiết sau: “ Biết bày tỏ ý kiến”.
- Nhận xét tiết học.
Thứ tư, ngày 30 tháng 9 năm 2020
TẬP ĐỌC
 Tiết 8: TRE VIỆT NAM
I.Mục Tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu ND: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam : Giàu tình yêu thương, ngay thẳng, chính trực. 
2. Kỹ năng: -Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau đấu câu và giữa các cụm từ.
3. Thái độ: Qua bài thơ các em thêm yêu quê hương, đất nước .
- HS cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của môi trường thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
GV:Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
HS: Đọc trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động trên lớp:
Hoạt động1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 1 HS điều khiển cả lớp hát .
- Gọi HS lên bảng tiếp nối nhau đọc bài Một người chính trực .
- Cho HS thảo luận nhóm 2 đặt câu hỏi cho nhau ôn lại bài cũ
- 1 HS điều khiển các bạn nêu câu hỏi cho nhau ôn lại bài cũ và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- HS nhận xét .GV nhận xét.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS đọc đúng (tiếng, từ); ngắt nghỉ đúng câu văn dài. 
Hiểu một số từ ngữ trong bài. Hiểu được nội dung của bài.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của môi trường thiên nhiên.
Cách tiến hành
1. Luyện đọc
- Yêu cầu HS mở SGK trang 41 .
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu HS phân đoạn.
- Cho HS luyện đọc nối tiếp nhóm 4.
- Cho các nhóm đọc. GVsửa lỗi phát âm, luyện đọc từ khó.
- HS đọc chú giải.
- Cho HS luyện đọc các câu sau , lưu ý cách ngắt nhịp:
 Yêu nhiều / nắng nỏ trời xanh
 Tre xanh / không đứng khuất mình bóng râm
 Bão bùng / thân bọc lấy thân
 Tay ôm, tay níu / tre gần nhau thêm.
- GV đọc mẫu.
2.Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Những câu thơ nào nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam?
+ Đoạn 1 muốn nói với chúng ta điều gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, 3.
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+ Chi tiết nào cho thấy cây tre như con người?
+ Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại?
+ Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tính ngay thẳng?
Cả lớp đọc thầm và TLCH: Em thích hình ảnh nào về cây tre hoặc búp măng? Vì sao?
- GV nhấn mạnh: Những hình ảnh đó vừa cho thấy vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, vừa mang ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống.
Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường thiên nhiên?
+ Đoạn 2, 3 nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì? 
- GV: Bài thơ kết hợp lại bằng cách dung điệp từ, điệp ngữ: xanh, mai sau. Thể hiện rất tài tình sự kế tiếp liên tục của các thế hệ già trả, măng mọc
+ Nội dung của bài thơ là gì?
- Ghi nội dung chính của bài.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: -Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.
Cách tiến hành
- Gọi 1 HS đọc bài thơ, cả lớp theo dõi để phát hiện ra giọng đọc.
- Giới thiệu đoạn thơ cần luyện đọc.
- Yêu cầu HS cần luyện đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương HS đọc hay.
- Tồ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn thơ và cả bài
- Nhận xét, tìm ra bạn đọc hay nhất.
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Cách tiến hành
- Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ? 
+ Qua hình tượng cây tre, tác giả muốn nói lên điều gì?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng: 
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học. 
Cách tiến hành
Cây tre đem lại giá trị gì cho cuộc sống của chúng ta? 
- GV nhấn mạnh: Những hình ảnh đó vừa cho thấy vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, vừa mang ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ.
TOÁN
 Tiết 18: YẾN, TẠ, TẤN
I.Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ , tấn; mối quan hệ của tạ, tấn với ki-lô-gam .
2. Kỹ năng: Biết chuyển đổi đơn vị đo giữa tạ, tấn và ki-lô-gam .
- Biết thực hiện phép tính với các số đo: tạ, tấn.
3. Thái độ:Rèn HS đức tính cẩn thận, chịu khó.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ
HS:Bảng con
III. Các hoạt động trên lớp:
Hoạt động1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành
- 1 HS điều khiển cả lớp hát .
- GV gọi 3 HS lên bảng, lớp làm bảng con viết số lớn nhất có hai chữ số, viết 10 số có 1 chữ số.
- GV chữa bài, nhận xét HS.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn.Nắm được mối quan hệ của yến, tạ, tấn với kg.
Cách tiến hành:
* Giới thiệu Yến:
- Các em đã được học các đơn vị đo khối lượng nào? (gam, kg) .
- Để đo khối lượng các vật nặng đến hàng chục kg người ta còn dùng đơn vị là yến, 10 kg tạo thành 1 yến, 1 yến = 10 kg.
- GV ghi bảng, 1 yến = 10 kg.
+GV nêu: Bác An mua 4 kg rau tức là bác An mua bao nhiêu yến rau?
+ Chị Hoa hái được 7 yến cam. Hỏi chị Hoa hái được bao nhiêu kg cam?
* Giới thiệu Tạ:
- Để đo khối lượng nặng hàng chục yến, người ta còn dùng đơn vị đo là tạ.
- 10 yến còn tạo thành 1 tạ, 1 tạ = 10 yến.
- GV ghi 1 tạ = 10 yến = 100 kg.
+ Một con bê nặng 1 tạ nghĩa là con bê nặng bao nhiêu yến? Bao nhiêu kg?
+ Một bao xi măng 10 yến tức là nặng bao nhiêu tạ, bao nhiêu kg?
* Giới thiệu tấn:
- Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục tạ, người ta còn dùng đơn vị là tấn.
- 10 tạ tạo thành 1 tấn, 1 tấn = 10 tạ.
- GV ghi bảng: 10 tạ = 1 tấn.
+ Biết 1 tạ bằng 10 yến, vậy 1 tấn bằng bao nhiêu yến?
- 1 tấn bằng bao nhiêu kg?
- GV ghi bảng: 1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000 kg.
+ Một xe chở hàng chở được 5 tấn hàng, vậy xe đó chở được bao nhiêu tạ hàng?
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Mục tiêu: Thực hành chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng. Thực hành làm tính với các số đo khối lượng đã học.
Cách tiến hành:
Bài 1:
- Cho HS nêu yêu cầu và sau đó trả lời bằng miệng.
- GV nhận xét .
Bài 2:( cột 2 làm 5 trong 10 ý).
- Yêu cầu làm gì?
- Gọi 1 HS lên bảng và cho cả lớp làm bảng con.
- GV cho HS giải quyết cách làm.
- GV nhận xét cho các em giải thích.
Bài 3: BT yêu cầu làm gì?
- Gọi 1 HS lên bảng làm ở bảng phụ và cả lớp làm vào vở.
- GV thu vài bài chấm và nhận xét sau đó treo bài trên bảng cho cả lớp góp ý và nhận xét.
- GV chốt lại cho cả lớp so sánh.
Bài 4:
- Gọi HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt đề, cả lớp làm vào giấy nháp.
+ Em có nhận xét gì về đơn vị đo số muối của chuyến đầu và của chuyến sau? (không cùng một đơn vị đo) .
+ Vậy trước khi làm bài chúng ta làm gì? (đổi các số đo về cùng 1 đơn vị đo) .
- GV chia lớp và thảo luận nhóm 4 em và trình bài giải trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét và tuyên dương.
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp:
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài
Cách tiến hành:
- Kể tên các đơn vị đo khối lượng đã học.
- 1 tạ bằng bao nhiêu yến?
- 1 tấn bằng bao nhiêu tạ?
- Dặn về làm lại bài 2, 4 và chuẩn bị bài mới “Bảng đơn vị đo khối lượng”.
TẬP LÀM VĂN
 Tiết 7: CỐT TRUYỆN
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết được thế nào là cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện( mở đầu, diễn biến, kết thúc).
2. Kỹ năng: Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để sắp xếp lại các sự việc chính là một câu chuyện tạo thành cốt truyện. - Kể lại cậu chuyện sinh động, hấp dẫn dựa vào

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_4_nam_hoc_2020_2021.docx