Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021

Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021

TẬP ĐỌC

Tiết 43: SẦU RIÊNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.

2. Kĩ năng: Hiểu các từ ngữ trong bài hiểu giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng về hoa quả và nét độc đáo về dáng cây.

3. Thái độ: HS yêu quý thiên nhiên thể hiện qua việc làm chăm sóc cây cối.

II. Đồ dùng dạy học:

GV: Tranh ảnh về cây, trái sầu riêng.

HS: Đọc bài và tìm hiểu bài trước.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.

Cách tiến hành:

- HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi SGK.

+ Những loại gỗ quý ở bè xuôi sông La?

+ Em hiểu hai câu thơ cuối như thế nào?

+ Nêu nội dung bài thơ?

 

doc 33 trang xuanhoa 06/08/2022 2520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 22
 Thứ hai, ngày 10 tháng 2 năm 2020
TẬP ĐỌC
Tiết 43: SẦU RIÊNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
2. Kĩ năng: Hiểu các từ ngữ trong bài hiểu giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng về hoa quả và nét độc đáo về dáng cây. 
3. Thái độ: HS yêu quý thiên nhiên thể hiện qua việc làm chăm sóc cây cối.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh ảnh về cây, trái sầu riêng.
HS: Đọc bài và tìm hiểu bài trước.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động 
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi SGK.
+ Những loại gỗ quý ở bè xuôi sông La? 
+ Em hiểu hai câu thơ cuối như thế nào? 
+ Nêu nội dung bài thơ? 
- GV nhận xét.
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS đọc đúng (tiếng, từ); ngắt nghỉ đúng câu văn dài. 
Hiểu một số từ ngữ trong bài. Hiểu được nội dung của bài.
Cách tiến hành:
a. Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài.
- Nêu giọng đọc toàn bài.
- Chia đoạn (3 đoạn).
- HS đọc bài trong nhóm 3 (luyện đọc từ sai).
- Thi đọc giữa các nhóm.
- 1 HS đọc chú giải.
- Hướng dẫn câu dài. HS luyện đọc.
- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài:
Mục tiêu: Hiểu các từ ngữ trong bài, hiểu giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng.
Cách tiến hành:
- HS đọc đoạn 1: Trả lời câu hỏi 1 SGK (Sầu riêng là đặc sản của miền Nam). 
- 2 HS nối tiếp 2 đoạn.
- GV chia 3 dãy, mỗi dãy trả lời 1 ý trong câu 2 SGK trang 35.
Hoa: Trổ vào cuối năm thơm ngát.
Quả: Lủng lẳng dưới cành.
Dáng cây: Thân khẳng khiu, cao vút.
- GV cho HS đọc lại đoạn 1 và trả lời câu hỏi 3 SGK trang 35 các câu như sầu riêng là loại trái quý của miền Nam đứng ngắm cây sầu riêng tôi cứ nghĩ mãi.
Vậy khi chín hương tỏa ngào ngạt.
- Ghi nội dung chính của bài.
Hoạt động 3: Luyện tập - thực hành
Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi.
Cách tiến hành:
- GV đọc diễn cảm toàn bài giọng nhẹ nhàng chậm rãi nhấn mạnh những từ ngữ ca ngợi vẻ đặc sắc của sầu riêng.
- GV cho 3 HS nối tiếp 3 đoạn GV hướng dẫn tìm đúng giọng đọc và đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm: “Sầu riêng... quyến rũ đến kì lạ”.
Chú ý nhấn mạnh các từ: Trái quý; hết sức; thơm đậm; rất xa; tan lâu; ngào ngạt; thơm mùi thơm; béo cái béo; quyến rũ.
- GV cho HS nhóm thi đua đọc diễn cảm bài văn trên. HS bình chọn. 
- GV + HS nhận xét.
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Cách tiến hành:
+ Những nét đặc sắc của cây sầu riêng và hoa cũng như quả sầu riêng nói lên điều gì? 
+ Nêu những ấn tượng của em về loài cây đặc biệt này.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng 
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành:
+ Ở quê em có đặc sản gì? 
+ Em sẽ làm gì để giữ gìn đặc sản đó? 
- HS nói cho nhau nghe trong nhóm.
- Dặn dò về đọc kĩ bài, trả lời câu hỏi, chuẩn bị tiết sau. 
 .
 .
TOÁN
Tiết 106: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS củng cố khái niệm ban đầu về phân số.
2. Kĩ năng: Rút gọn được phân số. Quy đồng được mẫu số 2 phân số.
3. Thái độ: HStính toán cẩn thận, trung thực. Thích giao lưu.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ, thẻ số, tranh.
HS: Xem bài trước ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động 
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- 3 em lên bảng làm bài 1a trang 117; cả lớp bảng con bài 1b trang 117.
- GV + HS nhận xét.
- HS nêu cách quy đồng 2 phân số khác mẫu số và cách quy đồng hai phân số mẫu số của phân số này chia hết cho mẫu số của phân số kia.
- 1 HS điều khiển lớp hát.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Củng cố khái niệm ban đầu về phân số, rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số.
Cách tiến hành:
Bài 1: HS đọc yêu cầu.
- HS suy nghĩ, trao đổi - làm vào vở. Trước khi làm yêu cầu HS nêu lại cách rút gọn phân số - HS đổi vở kiểm tra, sửa bài cho nhau.
- GV chấm một số bài - nhận xét sửa chữa.
Bài 2: HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi trong nhóm để tìm xem phân số sẽ nhân với số tự nhiên nào để được phân số dưới đã cho hay lấy phân số đã cho chia cả tử lẫn mẫu cho số tự nhiên nào thì được .
- HS lên bảng 1 em - lớp bảng con.
- GV + HS nhận xét kết luận:Vậy và bằng 
Bài 3: 1 em lên bảng. 
- Lớp làm vở nháp, đổi vở sửa bài cho nhau, báo cáo thái độ và kết quả trao đổi.
- GV + HS nhận xét.
Câu d lấy 12 làm mẫu số chung.
Bài 4: HS đọc yêu cầu suy nghĩ - Trao đổi nhóm bàn, thống nhất câu trả lời.
- GV + HS nhận xét đó là nhóm có ngôi sao đã tô màu.
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được cách quy đồng mẫu số các phân số.
Cách tiến hành:
+ Nêu cách quy đồng mẫu số các phân số.
+ Quy đồng mẫu số các phân số sau:
và; , 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về làm bài tập ở nhà làm lại bài 3 vào vở.
- Chuẩn bị bài mới trang 119.
 .
 .
CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
Tiết 22: SẦU RIÊNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn của bài: “Sầu riêng”.
2. Kĩ năng: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng, cả âm đầu và vần dễ viết lẫn l/ n; ut/ uc.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích cái đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng lớp viết sẵn các dòng thơ BT2b , cần điền âm đầu hoặc vần vào chỗ trống .
- HS: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Kiểm tra kĩ năng viết đúng chính tả cho HS.
Cách tiến hành:
- GV đọc HS ghi bảng con: sắp xếp, sáng sủa, chiết cành, thời tiết.
- Vài HS lên bảng ghi.
- GV + HS nhận xét.
Giới thiệu bài: GV đọc một đoạn rồi giới thiệu bài ghi tựa.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS hiểu nội dung đoạn viết.
- Tìm và viết được các từ khó trong bài.
- HS chú ý nghe và viết đúng chính tả, trình bày bài sạch, đẹp.
Cách tiến hành:
a. Tìm hiểu nội dung đoạn văn:
+ Bài viết có mấy câu, các danh từ riêng phải viết thế nào? 
b. Hướng dẫn viết từ khó:
- HS nêu các từ khó trong bài.
- Luyện viết bảng con các từ vừa nêu. Kiểm tra lẫn nhau trong nhóm đôi, sửa sai cho nhau. GV yêu cầu HS viết sai phân tích lại từ đó.
- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng.
c. Viết chính tả:
- GV đọc cho HS viết bài.
d. Soát lỗi và chấm bài:
- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi.
- Tổ chức cho HS tự nhận xét về chữ viết và phát hiện lỗi, sửa lỗi chính tả trong bài.
- Đổi vở để kiểm tra lẫn nhau.
- Thu chấm bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
Hoạt động 3: Luyện tập - thực hành 
Mục tiêu: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng, âm đầu và vần dễ viết lẫn l/ n; ut/ uc.
Cách tiến hành:
- GV treo bảng bài 2b.
- HS đọc yêu cầu HS thảo luận nêu ý kiến GV + HS điều khiển.
 Con đò là trúc qua sông
 Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức vừa học.
Cách tiến hành:
- Cho HS phát âm lại và viết lại một số từ sai. 
Thi đua: Lần 1: Tìm và viết ra 5 từ có âm l/ n.
 Lần 2: Tìm và viết ra 5 từ có vần uc/ ut.
- GV nhận xét tiết học; yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ luyện viết chính tả. HTL khổ thơ ở bài tập 2, dặn dò sửa lỗi, chuẩn bị tiết sau. 
 .
 .
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 22: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
2. Kĩ năng: Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.
3. Thái độ: Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV+ HS: Các câu truyện, tấm gương về lịch sự với mọi người; tranh ảnh liên quan nội dung 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
+ Phép lịch sự khi giao tiếp thể hiện ở đâu? 
+ Biết cách cư xử lịch sự với mọi ngươì em được gì? 
+ HS nêu ghi nhớ. 
- GV + HS nhận xét sửa chữa.
Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành
Mục tiêu: Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.
Cách tiến hành:
Bài tập 2: Bày tỏ ý kiến: Thảo luận nhóm:
1/ GV chia nhóm, giao nhiệm vụ.
2/ Các nhóm thảo luận.
3/ Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.
4/ GV kết luận các ý kiến c; d là đúng a; b; đ là sai.
Bài tập 4: Đóng vai 
1/ GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai tình huống a bài tập 4.
2/ Các nhóm chuẩn bị cho đóng vai.
3/ Một nhóm HS lên đóng vai GV chia 3 nhóm đóng vai 3 tình huống khác nhau.
4/ Lớp nhận xét đánh giá các cách giải quyết.
5/ GV nhận xét chung.
Bài tập 5: HS nối tiếp đọc - HS lên giải thích có thể nhiều ý kiến khác nhau.
GV + HS nhận xét. 
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức vừa học.
Cách tiến hành:
+ GV cho HS nêu lại ghi nhớ.
Trắc nghiệm: Lịch sự với mọi người sẽ được:
a/ Tôn trọng b/ Quý mến c/ an ủi d/ cho tiền.
- GV + HS nhận xét.
- Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng và tôn trọng người khác.
- GV nhận xét tiết học dặn dò chuẩn bị tiết sau.
 .
 .
 Thứ ba, ngày 11 tháng 2 năm 2020
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
	 TIẾT 43: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO? 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai thế nào? . Nhận biết được câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn.
2. Kĩ năng: Xác định đúng CN trong câu kể Ai thế nào? . Viết được đoạn văn khoảng 5 câu, tả một loại trái cây có dùng một câu kể Ai thế nào? 
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn Tiếng Việt, thích trao đổi nhóm.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ ghi nhận xét ghi bài 1 phần luyện tập.
HS: Tìm hiểu bài trước. 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động 
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
+ Một HS nhắc lại nội dung ghi nhớ tiết trước.
+ HS làm bài tập 2 tiết trước.
+ 2 HS nêu ví dụ và xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu mình đặt.
- GV + HS nhận xét.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa và cấu tạo của chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? 
Cách tiến hành:
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập, thảo luận nhóm đôi, đại diện nhóm nêu. 
GV – HS kết luận câu 1- 2- 4- 5.
Bài 2: HS đọc yêu cầu HS làm bài, thảo luận nhóm 4, đại diện nhóm lên trình bày. GV treo bảng HS lên gạch chân CN trong câu.
- GV + HS nhận xét GV kết luận.
1/ Hà Nội 2/ Cả 1 vùng trời. 4/ Các cụ già 5/ Những cô gái thủ đô.
Bài 3: HS nêu yêu cầu, GV gợi ý: CN trong các câu trên cho ta biết điều gì? CN nào là một từ? CN nào là một ngữ? 
- GV kết luận: CN của các câu đều chỉ sự vật có đặc điểm tính chất được nêu ở VN.
CN của câu một do danh từ riêng Hà Nội tạo thành.
CN của các câu còn lại do cụm danh từ tạo thành.
- Phần ghi nhớ.
- 2 HS nêu và cho ví dụ.
Hoạt động 3: Luyện tập - thực hành
Mục tiêu: Xác định đúng CN trong câu kể Ai thế nào? . Viết được một đoạn văn tả một loại trái cây có dùng một câu kể Ai thế nào ? 
Cách tiến hành:
Bài 1: HS nêu yêu cầu HS đọc đoạn văn – HS suy nghĩ cá nhân - thảo luận nhóm. 
- HS điều khiển.
- Đại diện trình bày ý kiến. 
GV, HS kết luận: các câu 3- 4- 5- 6- 8.
CN câu 3: Màu vàng trên lưng chú //.
CN câu 4: Bốn cái cánh //.
CN câu 5: cái đầu (và) hai con mắt //.
CN câu 6: Thân chú //.
CN câu 8: Bốn cánh //.
Chú ý câu 1; 2 là câu cảm sẽ học sau câu 7 là câu kể Ai thế nào? 
Bài 2: HS đọc yêu cầu - làm bài vào vở - Đọc cho nhau nghe trong nhóm.
Đổi vở để kiểm tra nhau.
HS nối tiếp đọc đoạn văn cả lớp nghe nhận xét.
Vd: Trong các loại quả em thích nhất là quả xoài. Quả xoài chín thật hấp dẫn hình dáng bầu bĩnh thật đẹp. Vỏ ngoài vàng ươm hương thơm nức.
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Cách tiến hành:
+ HS nhắc lại ghi nhớ bài học.
Câu “ Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng.” có chủ ngữ là:
a. Bốn cái cánh b. Bốn cái cánh mỏng c. Bốn cái cánh mỏng như	d. Giấy bóng
- GV nhận xét tiết học – dặn dò.
- Dặn dò HS về nhà HTL ghi nhớ chuẩn bị bài tiếp theo.
 .
 .
TOÁN
TIẾT 107: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ CÙNG MẪU SỐ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết so sánh hai phân số cùng mẫu số.
2. Kĩ năng: HS nhận biết một phân số bé hơn hoặc lớn hơn 1.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, trung thực, nhanh nhẹn trong hoạt động nhóm.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Bảng phụ + sơ đồ.
HS: Tìm hiểu bài trước ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- HS lên bảng làm bài 3a, b, c - Lớp bảng con.
- HS, GV nhận xét, sửa bài.
- 1 HS điều khiển lớp hát.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Hướng dẫn HS so sánh 2 phân số cùng mẫu. Nhận biết một phân số bé hơn hoặc lớn hơn1.
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu hình vẽ và nêu câu hỏi để khi trả lời, HS tự nhận ra độ dài của đoạn thẳng AC bằng độ dài đoạn thẳng AB, độ dài đoạn thẳng AD bằng độ dài đoạn thẳng AB.
GV cho HS so sánh độ dài của đoạn thẳng AC và AD để từ kết quả so sánh đó mà nhận biết .
- GV nêu hỏi để HS tự nhận ra được cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số; chẳng hạn “Muốn so sánh hai phân số có cùng mẫu ta làm thế nào? ”
- Muốn so sánh hai phân số có cùng mẫu ta chỉ cần so sánh hai tử số, phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn; phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn; nếu tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.
Hoạt động 3: Luyện tập - thực hành
Mục tiêu: Rèn kỹ năng so sánh hai phân số cùng mẫu.
Cách tiến hành:
Bài 1: HS suy nghĩ - thảo luận cách làm.
- 4 em lên bảng, lớp bảng con.
GV + HS nhận xét.
Bài 2a: GV nêu vấn đề và tổ chức cho HS giải quyết vấn đề: cho HS so sánh hai phân số và để HS nhận ra được < tức là <1 (vì =1).
+ Vậy phân số nào thì bé hơn hoặc lớn hơn hay bằng 1? 
- HS thảo luận nhóm 4 trả lời – Rút ra nhận xét.
Bài 2b: HS làm vào vở - 3 em lên bảng mỗi em 1 bài. HS đổi vở kiểm tra.
- GV + HS nhận xét.
- GV chấm vở của HS và sửa chữa.
Bài 3: HS đọc yêu cầu, GV tổ chức thi đua nhóm 4 - lớp cùng thi đua bảng con theo tổ.
- GV + HS nhận xét và sửa chữa.
Các phân số bé hơn 1:
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được để so sánh hai phân số cùng mẫu số.
Cách tiến hành:
+ Muốn so sánh hai phân số cùng mẫu số ta làm thế nào? 
+ Thi đua nhóm điền dấu >; < ; = cho đúng:
a/ o 1. ; o 
b/ o ; o 
- GV nhận xét tuyên dương GV nhận xét tiết học dặn dò chuẩn bị bài.
 .
 .
KHOA HỌC
TIẾT 43: ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được vai trò của âm thanh trong cuộc sống.
2. Kĩ năng: Biết ích lợi của việc thu lại âm thanh trong cuộc sống: âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao đông, giải trí; dùng để báo hiệu (còi tàu, xe, trống trường, ).
3. Thái độ: HS thích nghiên cứu khoa học và tôn trọng các nhà khoa học.
Giáo dục HS có ý thức giữ trật tự ở nơi công cộng.
II. Đồ dùng dạy học:
GV và HS:
- 5 chai hoặc cốc giống nhau .
- Tranh ảnh về vai trò âm thanh trong cuộc sống. 
- Tranh ảnh về các loại âm thanh khác nhau.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động 
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
+ 3 em nêu âm thanh truyền được qua những đâu? 
+ Âm thanh lan xa sẽ mạnh lên hay yếu đi? Nêu ví dụ.
- GV + HS nhận xét.
- Giới thiệu bài: GV nêu 1 số ví dụ và giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Nêu được vai trò âm thanh trong đời sống. HS tỏ thái độ trước thế giới âm thanh xung quanh, phát triển kĩ năng đánh giá. Nêu được lợi ích của việc ghi lại âm thanh, hiểu được ý nghĩa của nghiên cưú khoa học và thái độ trân trọng.
Cách tiến hành:
a. Tìm hiểu vai trò của âm thanh trong đời sống. 
B1: HS làm việc theo nhóm, quan sát tranh, ghi lại vai trò của âm thanh, bổ sung thêm những vai trò khác mà HS biết; nếu HS thu thập được tranh thì có thể cho các em tập nhóm.
B2: GV giới thiệu kết quả của từng nhóm. GV giúp HS tập hợp lại.
b. Nói về âm thanh ưa thích và những âm thanh không ưa thích. 
- GV nêu vấn đề để HS làm việc cá nhân và nêu ý kiến của mình. GV ghi bảng 2 cột thích và không thích. HS trả lời lí do.
Đa số các ý kiến có thể thống nhất với nhau, tuy nhiên cũng có ý kiến ngược nhau, chúng ta cần tôn trọng ý kiến cá nhân. 
c. Tìm hiểu lợi ích của việc ghi lại âm thanh. 
B1: GV đặt vấn đề các em thích nghe bài hát nào? Do ai trình bày? GV cho nghe nhạc.
HS suy nghĩ - làm việc nhóm nêu ích lợi của việc ghi lại âm thanh.
B2: Thảo luận chung cả lớp.
B3: GV cho HS thảo luận chung về cách ghi lại âm thanh hiện nay.
GV + HS nhận xét. 
Hoạt động 3: Luyện tập - thực hành
Mục tiêu: Nhận biết được âm thanh có thể nghe cao thấp khác nhau.
Cách tiến hành: 
Trò chơi làm nhạc cụ. 
- Cho các nhóm đổ nước vào chai các nhóm biểu diễn lắc chai nghe xem âm thanh các nhóm khác nhận xét âm thanh các nhóm biểu diễn.
- GV + HS nhận xét.
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức vừa học.
Cách tiến hành:
+ Nêu vai trò của âm thanh? 
+ Nêu lợi ích của việc ghi lại âm thanh? 
+ Nêu lại mục bạn cần nhớ. 
GD: Mối quan hệ giữa con người với môi trường.
Ở những nơi công cộng hay những chỗ đông người, em đã làm gì để bảo vệ môi trường âm thanh? - HS nói cho nhau nghe trong nhóm, báo cáo trước lớp.
Ở những nơi công cộng các em không được ồn ào, gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. 
-GV nhận xét tiết học dặn dò chuẩn bị bài.
 .
 .
KỂ CHUYỆN
TIẾT 22: CON VỊT XẤU XÍ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nghe thầy cô kể chuyện , nhớ truyện, sắp xếp đúng thứ tự các tranh minh hoạ trong SGK, kể kại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, có thể phù hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên. Rõ ý chính, đúng diễn biến.
2. Kĩ năng: Hiểu lời khuyên của câu chuyện: phải nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác. Không lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác.
3. Thái độ: Chăm chú nghe thầy (cô) kể chuyện. Lắng nghe bạn kể chuyện. Nhận xét đúng lời kể của bạn, thích trao đổi với bạn về câu chuyện.
* Cần yêu quý các loài vật quanh ta, không vội đánh giá một con vật chỉ dựa vào hình thức bên ngoài.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: 4 tranh minh họa truyện đọc trong SGK, ảnh thiên nga.
HS: Tìm hiểu truyện trước ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động 
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
+ 1- 2 HS kể câu chuyện về người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt mà em biết.
- Cả lớp nhận xét.
Giới thiệu bài: Trực tiếp HS quan sát tranh minh họa truyện, đọc thầm nội dung bài kể chuyện SGK.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Nghe cô kể chuyện và hiểu nội dung truyện.
Cách tiến hành:
GV kể 2 lần, giọng kể thả lỏng, chậm rãi.
GV kể lần 1 HS nghe.
GV kể lần 2. 
Hoạt động 3: Luyện tập - thực hành
Mục tiêu: Biết sắp xếp đúng các tranh minh họa trong SGK, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu của bài tập:
a/ Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh minh họa câu chuyện theo trình tự đúng 1 - 2 HS đọc yêu cầu bài tập một. GV treo 4 tranh minh họa HS nhìn tranh trong SGK nói cách sắp lại và nêu nội dung theo thứ tự 2 – 1 – 3 – 4.
Tranh 1: Vợ chồng thiên nga gởi con lại cho vịt mẹ trông giúp.
Tranh 2: Vịt mẹ dẫn đàn con ra ao thiên nga con đi sau cùng trông rất cô đơn lẻ loi.
Tranh 3: Vợ chồng thiên nga xin lại thiên nga con và cảm ơn vịt mẹ cùng vịt con.
Tranh 4: Thiên nga con theo bố mẹ bay đi đàn vịt ngước nhìn bàn tán ngạc nhiên.
b/ Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2; 3; 4.
- Kể chuyện theo nhóm: HS kể theo nhóm 2 - 4 em sau đó mỗi em kể toàn bộ câu chuyện.
- Thi kể trước lớp, một vài tốp HS kể toàn bộ câu chuyện. HS kể xong trả lời câu hỏi.
+ Vì sao đàn vịt con đối xử không tốt với thiên nga? Bạn thấy thiên nga con có tính cách gì đáng quý? 
- Cho HS nêu ý nghĩa câu chuyện. 
+ Vậy theo các em hình thức bên ngoài có quan trọng không? Vì sao? 
+ Có nên đánh giá một con người qua hình thức bên ngoài không? 
- HS trao đổi nhóm bàn trả lời.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức vừa học.
Cách tiến hành:
+ Khi kể chuyện cần chú ý điều gì? 
+ Qua câu chuyện này, em học được điều gì? - HS trao đổi trả lời.
Các loài vật luôn mang đến cho chúng ta niềm vui. Cần yêu quý các loài vật quanh ta.
- GV nhận xét tiết học yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Dặn dò về nhà xem bài kể chuyện tuần 23
 .
 .
 Thứ tư, ngày 12 tháng 2 năm 2020
TẬP ĐỌC
TIẾT 44: CHỢ TẾT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài: Cảm nhận và hiểu được vẻ đẹp bài thơ bức tranh chợ tết miền Trung du giàu màu sắc, vô cùng sinh động, đẹp đẽ. Nói về cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc của người dân quê. HTL bài thơ.
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, phù hợp với việc diễn tả bức tranh giàu màu sắc vui vẻ hạnh phúc của một phiên chợ tết miền Trung du.
3. Thái độ: HS yêu quê hương, yêu cảnh thiên nhiên ở vùng trung du, yêu cuộc sống êm đềm của người dân quê của phiên chợ tết.
Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương đất nước thông qua vẻ đẹp về truyền thống của dân tộc. Biết bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK và tranh, ảnh chợ Tết.
- HS: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động 
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- HS đọc bài Sầu riêng và trả lời câu hỏi:
Hãy miêu tả những nét đặc sắc của:
+ Hoa sầu riêng.
+ Quả sầu riêng.
+ Dáng cây sầu riêng.
- Nhận xét.
-GV liên hệ bài cũ giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS đọc đúng (tiếng, từ); ngắt nghỉ đúng câu văn dài. 
- Hiểu một số từ ngữ trong bài. Hiểu được nội dung của bài.
- Cảm nhận và hiểu được vẻ đẹp bài thơ bức tranh chợ tết miền Trung du 
Cách tiến hành:
a. Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài.
- Nêu giọng đọc toàn bài.
- Chia đoạn (4 đoạn).
- HS đọc bài trong nhóm 4 (luyện đọc từ sai).
- Thi đọc giữa các nhóm.
- 1 HS đọc chú giải.
- Hướng dẫn câu dài. HS luyện đọc.
- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài:
- 1 HS đọc to cả bài - cả lớp đọc thầm trao đổi trả lời câu hỏi.
Câu 1: Mặt trời lên làm đỏ lần những dải mây trắng và những làm sương sớm. Núi đồi những tia nắng.
Câu 2: Những thằng cu ; Các cụ già chống gậy ; Cô gái mặc yếm em bé nép đầu ; Hai người gánh lợn, con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo họ.
Câu 3: Ai cũng vui vẻ tưng bừng ra chợ Tết, vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc.
Câu 4: Trắng, đỏ, hồng lam, xanh biếc ,thắm, vàng, tía, sen. Ngay cả một màu đỏ cùng có nhiều bậc: Hồng, đỏ, tía, thắm, son.
- 1 HS đọc toàn bài.	
+ Qua bài này em cảm nhận được điều gì? 
 HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên giàu sức sống qua các câu thơ trong bài. Biết bảo vệ môi trường trong những ngày Tết.
+ Nêu nội dung chính của bài.
Hoạt động 3: Luyện tập - thực hành
Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài thơ với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm một lần, 4 HS nối tiếp toàn bài; GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm. 
- GV cho từng cặp luyện đọc, cả lớp đọc thầm và nhận xét.
- Các nhóm thi đọc diễn cảm.
- GV + HS nhận xét tuyên dương các nhóm.
- Hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ.
- Từng em nối tiếp từng đoạn, cả lớp đọc thầm.
- HS thi HTL bài thơ.
- GV + HS nhận xét. 
Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Cách tiến hành:
+ HS nêu nội dung bài thơ. 
+ Em hãy tả và kể lại khung cảnh chợ Tết cũng như những phong tục tập quán ngày Tết ở nơi em ở. Chúng ta cần làm gì để lưu giữ những truyền thống đó? 
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng 
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. 
+ Phong tục ngày Tết ở các miền trên đất nước ta khác nhau như thế nào? 
+ Em hãy mô tả phong tục ngày tết ở một miền mà em biết.
- GV nhận xét tiết học, yêu cầu về nhà tiếp tục HTL.
 .
 .
TOÁN
TIẾT 108: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố về so sánh hai phân số cùng mẫu số.
2. Kĩ năng: So sánh được một phân số với 1. Thực hiện sắp xếp 3 phân số có cùng mẫu số theo thứ tự từ bé đến lớn.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, thích trao đổi trong nhóm. Yêu toán học.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bảng phụ 
- HS: Tìm hiểu bài trước ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động 
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
+ HS nêu cách so sánh 2 phân số có cùng mẫu số.
+ 4 em làm bài 1tiết trước, lớp bảng con.
- GV + HS nhận xét.
- 1 HS điều khiển lớp hát.
- GV liên hệ giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập - thực hành
Mục tiêu: Củng cố về so sánh 2 phân số có cùng mẫu. Thực hiện sắp xếp 3 phân số có cùng mẫu số.
Cách tiến hành:
Bài 1: 4 em lên bảng, lớp bảng con – đổi bảng để kiểm tra cho nhau.
GV + HS nhận xét GV sửa chữa.
 a/ b/ c/ d/ 
Bài 2: HS đọc yêu cầu. 
+ Nêu lại cách so sánh phân số với 1.
- HS suy nghĩ, nói cho nhau nghe từng phân số một. Một em đọc phân số - một em so sánh và ngược lại.
- GV + HS nhận xét.
a/ b/ c/ d/ .....
Bài 3: HS nêu yêu cầu 
- HS suy nghĩ, trao đổi nhóm - Làm bài vào vở - Đổi vở để kiểm tra, sửa bài cho nhau.
Nhận xét, sửa chữa.
a/ b/ 
c/ d/ 
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp
Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được cách so sánh các phân số.
Cách tiến hành:
1. Trắc nghiệm chọn câu đúng: 2 phân số cùng mẫu:
a/ Phân số nào có tử số bé hơn thì lớn hơn.
b/ Phân số nào có tử số lớn hơn thì bé hơn.
c/ Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn.
d/ Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.
e/ Nếu tử số bằng nhau thì 2 phân số đó bằng nhau.
2. Rút gọn các phân số rồi so sánh:
a.; 
- GV nhận xét tiết học – dặn dò.
 .
 .
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 43: LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát; bước đầu nhận ra được sự giống nhau và khác nhau giữa miêu tả 1 loài cây với miêu tả 1 cái cây. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát cây cối ghi lại điều quan sát về 1 cây em thích theo 1 trình tự nhất định.
3. Thái độ: Có ý thức tích cực quan sát, thích trao đổi với bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ ghi sẵn lời giải bài tập 1 d; e.
 HS: Tranh ảnh một loài cây.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động 
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
GV kiểm tra 2 HS đọc lại dàn ý tả một trong hai cách đã học tả lần lượt từng bộ phận của cây, tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây tiết trước.
Hoạt động 2: Luyện tập - thực hành
Mục tiêu: Biết quan sát cây cối theo trình tự kết hợp các giác quan khi quan sát nhận ra được sự khác nhau và giống nhau giữa miêu tả một loại cây cối với miêu tả cây cối.
Cách tiến hành:
Bài 1: HS đọc nội dung bài tập một ,cả lớp theo dõi ,GV nhắc HS chú ý trả lời câu hỏi a; b trên giấy trả lời miệng các câu hỏi c; d; e với câu c chỉ cần chỉ ra 1 - 2 hình ảnh so sánh mà em thích. HS làm bài theo nhóm nhỏ GV hướng dẫn nội dung bài tập 1 a; b cho các nhóm HS nhóm đọc thầm 3 bài văn trong SGK “Bãi ngô ; Cây gạo; Sầu riêng” trao đổi viết vắn tắt các trả lời a; b và trả lời miệng c; d; e.
- Đại diện nêu kết quả.
- GV + HS nhận xét chốt ý đúng.
Câu a/ Trình tự quan sát:
Bài văn 
Quan sát từng bộ phận của cây.
Quan sát từng thời kì phát triển.
Sầu riêng.
+
Bãi ngô.
+
Cây gạo.
+
Câu b/ Các giác quan chi tiết quan sát.
Thị giác (Mắt) Cây, lá, bắp,hoa, bướm trắng ,bướm vàng (Bãi ngô).
Cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc (cây gạo).
Hoa, trái, dáng, thân, cành, lá (sầu riêng).
Khứu giác (Mũi)Hương thơm trái sầu riêng.
Vị giác (Lưỡi) Vị ngọt trái sầu riêng.
Thính giác (Tai) Tiếng chim hót (Cây gạo) tiếng tu hú (Bãi ngô).
Câu c: HS trả lời miệng các em có thể thích một trong những hình ảnh so sánh nhân hoá bất kì trong 3 bài văn miêu tả.
GV có thể cho các nhóm nêu liệt kê các hình ảnh so sánh nhân hoá có trong 3 bài văn.
- GV + HS nhận xét bổ sung.
Câu d: Hai bài “Sầu riêng và Bãi ngô” miêu tả một loài cây cây bài “Cây gạo” miêu tả cụ thể một cái cây.
Câu e: Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa cách miêu tảmột loài cây và một cái cây.
* Giống: Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan tả bộ phận của cây tả khung cảnh xung quanh dùng các biện pháp so sánh nhân hoá để khắc họa sinh động chính xác cái đặc điểm của cây bộc lộ tình cảm của người miêu tả.
* Khác: Tả các loài cây cần chú ý đến đặc điểm phân biệt cây này với cây khác, tả một cái cây cụ thể ta cần chú ý đền đặc điểm riêng của cây đó đặc điểm làm nó khác biệt với các cây cùng loài.
Hoạt động 3:Vận dụng
Mục tiêu:Vận dụng kiến thức vào làm bài tập
Cách tiến hành:
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài – HS thảo luận - GV hỏi HS có quan sát trước 1 cái cây cụ thể theo yêu cầu của thầy như thế nào? Treo tranh ảnh 1 loài cây.
- HS nhắc lại yêu cầu. 
- GV cho HS dựa vào những gì đã quan sát được ghi lại kết quả quan sát trên giấy nháp. HS trình bày. 
- GV + HS nhận xét.
+ Ghi chép có bắt nguồn từ thực tế không? Trình tự quan sát có hợp lí không? Những giác quan nào bạn sử dụng khi quan sát? Cái cây bạn quan sát có khác gì với các cây cùng? 
Hoạt động 3: Tìm tòi mở rộng
Mục tiêu: Phân biệt sự khác nhau và giống nhau giữa miêu tả một loại cây cối với miêu tả cây cối.
Cách tiến hành:
+ Nêu sự khác nhau và giống nhau giữa miêu tả một loại cây với miêu tả một loài cây.
+ Nêu trình tự một bài văn miêu tả cây cối? 
- GV nhận xét tiết học dặn dò về hoàn chỉnh bài chuẩn bị tiết TLV sau.
 .
 .
ĐỊA LÍ
Tiết 22: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN 
Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đồng bằng Nam Bộ là nơi nhiều lúa gạo cây ăn trái, đánh bắt và nuôi thủy sản nhất cả nước. 
2. Kĩ năng: - Nêu một số dẫn chứng minh họa cho đặc điểm trên và nguyên nhân của nó.
- Dựa vào tranh ảnh kể tên thứ tự các công việc xuất khẩu gạo. Khai thác kiến thức tranh ảnh bản đồ.
3. Thái độ: Có ý thức tôn trọng, bảo

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_22_nam_hoc_2020_2021.doc