Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021
TẬP ĐỌC
Tiết 25: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn- cốp- xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
2. Kỹ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên riêng nước ngoài Xi- ôn- cốp- xki; biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.
- HS biết ước mơ và quyết tâm thực hiện ước mơ đó.
3. Thái độ: HS tích cực trong các hoạt động.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
HS: Đọc trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- Gọi HS lên bảng tiếp nối nhau đọc bài Vẽ trứng và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét.
- 1 HS điều khiển cả lớp hát.
Tuaàn 13 Thứ hai, ngày 30 tháng 11 năm 2020 TẬP ĐỌC Tiết 25: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn- cốp- xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao. 2. Kỹ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên riêng nước ngoài Xi- ôn- cốp- xki; biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện. - HS biết ước mơ và quyết tâm thực hiện ước mơ đó. 3. Thái độ: HS tích cực trong các hoạt động. II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. HS: Đọc trước bài ở nhà. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động1: Khởi động Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. Cách tiến hành: - Gọi HS lên bảng tiếp nối nhau đọc bài Vẽ trứng và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét. - 1 HS điều khiển cả lớp hát. - GV giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: HS đọc đúng (tiếng, từ); ngắt nghỉ đúng câu văn dài. Hiểu một số từ ngữ trong bài. Hiểu được nội dung của bài. Cách tiến hành: 1. Luyện đọc - 1 HS đọc toàn bài. - Nêu giọng đọc toàn bài. - Chia đoạn (4 đoạn). - HS đọc bài trong nhóm 4 (luyện đọc từ sai). - HS báo cáo kết quả luyện đọc trong nhóm (nếu có bạn đọc sai, đã sửa cho bạn chưa). - Thi đọc giữa các nhóm. - 1 HS đọc chú giải. - Hướng dẫn câu dài. HS luyện đọc. - Hướng dẫn giọng đọc toàn bài. GV đọc mẫu. 2. Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi nhóm đôi và trả lời câu hỏi: + Xi- ôn- côp- xki ước mơ điều gì? + Khi còn nhỏ, ông đã làm gì để có thể bay được? + Theo em hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung của Xi- ôn- côp- xki? + Đoạn 1 cho em biết điều gì? - Yêu cầu HS đọc đọan 2, 3 trao đổi nhóm 4 và trả lời câu hỏi: + Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi- ôn- côp- xki đã làm gì? + Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào? + Nguyên nhân chính giúp ông thành công là gì? - Đó cũng chính là nội dung đoạn 2, 3. - Yêu cầu HS đọc đoạn 4, trao đổi nội dung và trả lời câu hỏi: + Ý chính của đoạn 4 là gì? (Đọan 4 nói lên sự thành công của Xi- ôn- côp- xki). + Em hãy đặt tên khác cho truyện. + Câu chuyện nói lên điều gì? - Ghi nội dung chính của bài. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành Mục tiêu: Đọc đúng tên riêng nước ngoài Xi- ôn- cốp- xki; biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện. Cách tiến hành: - Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay. - Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. - Yêu cầu HS luyện đọc. - HS thi đọc diễn cảm đoạn văn. - Nhận xét về giọng đọc. - Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài. - Nhận xét . Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. Cách tiến hành: + Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? + Em học được điều gì qua cách làm việc của nhà bác học Xi- ôn- côp- xki? Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. Cách tiến hành: - Ước mơ của em là gì? - Em sẽ làm gì để thực hiện được ước mơ đó? - Nhận xét tiết học. ........ TOÁN Tiết 61: GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. 2. Kĩ năng: Áp dụng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 để giải các bài toán có liên quan. 3. Thái độ: HS tính toán cẩn thận, tự giác trong học tập. II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ. HS: Bảng con. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động1: Khởi động Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. Cách tiến hành: - GV gọi 3 HS lên bảng, lớp làm bảng con thực hiện các phép tính sau: 347 x 29; 1206 x 54; 5672 x 38 - 1 HS điều khiển cả lớp hát. - GV liên hệ giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: HS biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. Cách tiến hành: * Phép nhân 27 x 11 (Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10) - GV viết lên bảng phép tính 27 x 11. - Cho HS đặt tính và thực hiện phép tính trên. + Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên. + Hãy nêu rõ bước cộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11. - Như vậy, khi cộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11 với nhau chúng ta chỉ cần cộng hai chữ số. (2 + 7 = 9) rồi viết 9 vào giữa hai chữ số của số 27. + Em có nhận xét gì về kết quả của phép nhân 27 x 11 = 297 so với số 27. Các chữ số giống và khác nhau ở điểm nào? - Vậy ta có cách nhân nhẩm 27 với 11 như sau: 2 + 7 = 9; viết 9 vào giữa hai chữ số của số 27 được 297; Vậy 27 x 11 = 297 - Yêu cầu HS nhân nhẩm 35 với 11. * Phép nhân 48 x 11 (Trường hợp hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10) - GV viết lên bảng phép tính 48 x 11. - Yêu cầu HS áp dụng cách nhân nhẩm đã học trong phần b để nhân nhẩm: 48 x 11. - HS thực hiện nhóm 4 (cá nhân, chia sẻ bạn bên cạnh, trao đổi trong nhóm; dưới sự giám sát, hướng dẫn, hỗ trợ của GV). + Vậy em hãy dựa vào bước cộng các tích riêng của phép nhân 48 x 11 để nhận xét về các chữ số trong kết quả phép nhân 48 x 11 = 528. - Ta có cách nhân nhẩm 48 x 11 như sau: + 4 + 8 = 12 + Viết 2 vào giữa hai chữ số của 48 được 428. + Thêm 1 vào 4 của 428 được 528. + Vậy 48 x 11 = 528 Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành Mục tiêu: Rèn kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. Cách tiến hành: Bài 1: Trò chơi truyền điện. - 1 HS lên điều khiển. - HS nhẩm miệng. HS điều khiển nêu luật chơi. HS bắt đầu chơi, giám khảo là cả lớp. - Giáo viên chốt. Bài 2: Tìm x - GV yêu cầu HS tự làm bài trong nhóm 4 (cá nhân, chia sẻ bạn bên cạnh, trao đổi trong nhóm). Nhắc HS thực hiện nhân nhẩm để tìm kết quả không được đặt tính. - Nhóm trưởng báo cáo. - GV nhận xét. Bài 3: - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - Gợi ý để HS tìm ra 2 cách giải và lựa chọn cách giải nhanh. - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét. Bài 4: - Cho HS đọc đề bài sau đó hướng dẫn: Để biết được câu nào đúng, câu nào sai trước hết chúng ta phải tính số người có trong mỗi phòng họp, sau đó so sánh và rút ra kết quả. - GV yêu cầu HS tự làm bài trong nhóm 4 (cá nhân, chia sẻ bạn bên cạnh, trao đổi trong nhóm thống nhất ý kiến). - Nhóm trưởng báo cáo. - GV nhận xét. Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được cách nhân nhẩm với 11. Cách tiến hành: - HS nêu lại cách nhân nhẩm với 11 - Bài vận dụng: Đúng ghi Đ, sai ghi S 63 x 11 = 693 85 x 11 = 835 93x 11= 1023 - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm bài tập 1, ghi nhớ cách nhân nhẩm với 11 và chuẩn bị bài sau. ........ CHÍNH TẢ Tiết 13: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Viết được đoạn: “Từ nhỏ Xi- ôn- côp- xki đến hàng trăm lần”. - Hiểu nội dung đoạn viết. 2. Kĩ năng: - Nghe – viết chính xác đoạn viết, viết đúng tốc độ. - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các âm đầu l/n. - HS biết cách trình bày đoạn văn sạch, đep. - Tự phát hiện ra lỗi sai và sữa lỗi chính tả. 3. Thái độ: - Có ý thức rèn chữ viết đẹp. Tự giác, tích cực trong học tập. II. Đồ dùng dạy học: GV: - Giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2a (theo nhóm). - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 3b. HS: Bảng con. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. Cách tiến hành: - HS viết bảng con một số từ: Chân thành, trân trọng, ý chí, thịnh vượng, vay mượn. - 1 HS điều khiển cả lớp hát. - GV liên hệ giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: - HS hiểu nội dung đoạn viết. - Tìm và viết được các từ khó trong bài. - HS chú ý nghe và viết đúng chính tả, trình bày bài sạch, đẹp. Cách tiến hành:. - Gọi 1 HS đọc đoạn văn. - Hỏi: + Đoạn văn viết về ai? + Em biết gì về nhà bác học Xi- ôn- côp- xki? * HS nêu các từ khó trong bài. - Luyện viết bảng con các từ vừa nêu. Kiểm tra lẫn nhau trong nhóm đôi, sửa sai cho nhau. GV yêu cầu HS viết sai phân tích lại từ đó. - Nhận xét chữ viết của HS trên bảng. * HS viết bài vào vở: GV đọc cho HS viết chính tả. - GV đọc, HS dò bài. Thu một số bài kiểm tra, nhận xét. - HS đổi vở, mở SGK dò bài lẫn nhau. - GV hỏi lỗi sai, yêu cầu HS viết sai trên 5 lỗi về viết lại cả bài. - Nhận xét bài viết của HS. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành Mục tiêu: - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các âm đầu l/n. Cách tiến hành: Bài 2a: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Phát giấy và bút dạ cho nhóm HS. Yêu cầu HS thực hiện trong nhóm, nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. 1 HS lên điều khiển. - Gọi các nhóm khác bổ sung từ mà các nhóm khác chưa có. - Nhận xét và kết luận các từ đúng. Có hai tiếng bắt đầu bằng “l”. Có hai tiếng bắt đầu bằng “n”. Bài 3b: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp và tìm từ. - Gọi HS phát biểu. - Gọi HS nhận xét và kết luận từ đúng. Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. Cách tiến hành: - Thi đua: viết 5 từ có âm l/n, 5 từ có âm i/iê. - Biểu dương HS viết đúng. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau. ........ ĐẠO ĐỨC Tiết 13: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (TT) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. 2. Kĩ năng: Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình. 3. Thái độ: Kính yêu ông bà, cha mẹ. II. Đồ dùng dạy học: GV: Các tranh ảnh về nội dung bài. HS: Đọc trước bài ở nhà. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. Cách tiến hành: - 1 HS điều khiển cả lớp hát. + Khi ông bà, cha mẹ bị ốm, mệt, chúng ta phải làm gì? + Khi ông bà, cha mẹ đi xa về, chúng ta phải làm gì? + Có cần quan tâm tới sở thích của ông bà, cha mẹ không? - HS nhận xét. GV nhận xét. - GV liên hệ giới thiệu bài. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành Mục tiêu: HS biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Cách tiến hành: Đóng vai bài tập 3 SGK/19. - GV chia 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. + Nhóm 1: Thảo luận, đóng vai theo tình huống tranh 1. + Nhóm 2: Thảo luận và đóng vai theo tình huống tranh 2. - GV phỏng vấn HS đóng vai cháu về cách ứng xử, HS đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu. - GV kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau. Thảo luận theo nhóm đôi (bài tập 4 SGK/20) - GV nêu yêu cầu bài tập 4. + Hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về những việc đã làm để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. - GV mời một số HS trình bày. - GV khen những HS đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và nhắc nhở các HS khác học tập các bạn. Trình bày, giới thiệu các sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được (bài tập 5, 6 SGK/20) - GV kết luận chung: Ông bà, cha mẹ đã có công sinh thành, nuôi dạy chúng ta nên người. Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. - Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK. Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp Mục tiêu: Củng cố nội dung bài. Cách tiến hành: + Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? + Nếu con cháu không hiếu thảo với ông bà, cha mẹ chuyện gì sẽ xảy ra? - Về nhà em hãy làm những việc cụ thể hàng ngày để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ. - Về xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau. ........ Thứ ba, ngày 1 tháng 12 năm 2020 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 25: MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố và hệ thống hóa những từ ngữ đã học trong các bài thuộc chủ điểm Có chí thì nên. - Hiểu ý nghĩa của các từ ngữ thuộc chủ điểm Có chí thì nên. - Ôn luyện về danh từ, tính từ, động từ. 2. Kĩ năng: Luyện viết đoạn văn theo chủ đề Có chí thì nên. Câu văn đúng ngữ pháp, giàu hình ảnh, dùng từ hay. 3. Thái độ: HS tự giác trong học tập, tích cực trong hoạt động nhóm. II. Đồ dùng dạy học: GV: Giấy khổ to và bút dạ. HS: Xem trước bài ở nhà. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động1: Khởi động Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. Cách tiến hành: - 1 HS điều khiển cả lớp trò chơi: Tìm những từ ngữ miêu tả đặc điểm khác nhau của các đặc điểm sau: xanh, thấp, vàng. - GV liên hệ giới thiệu bài. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành Mục tiêu: Luyện tập MRVT thuộc chủ điểm trên, hiểu sâu hơn các từ ngữ thuộc chủ điểm. Cách tiến hành: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Chia nhóm 4 HS, 1 HS lên điều khiển, yêu cầu HS trao đổi thảo luận và tìm từ, GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. - Gọi các nhóm khác bổ sung. - Nhận xét, kết luận các từ đúng. a. Các từ nói lên ý chí, nghị lực của con người. b. Các từ nói lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS đọc câu đặt với từ: + HS tự chọn trong số từ đã tìm được trong nhóm 2a. - HS cả lớp nhận xét câu bạn đặt. Sau đó HS khác nhận xét câu có dùng với từ của bạn để giới thiệu được nhiều câu khác nhau với cùng một từ. - Đối với từ thuộc nhóm b tiến hành như nhóm a. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. + Đoạn văn yêu cầu viết về nội dung gì? + Bằng cách nào em biết được người đó? + Đó là bác hàng xóm nhà em. + Đó chính là ông nội em. + Em biết khi xem ti vi. + Em biết ở báo Thiếu niên Tiền Phong. - Hãy đọc lại các câu tục ngữ, thành ngữ đã học hoặc đã viết có nội dung Có chí thì nên. - Yêu cầu HS tự làm bài. GV nhắc nhở: Để viết đoạn văn hay các em có thể sử dụng các câu tục ngữ, thành ngữ vào đoạn mở đầu hay kết đoạn. - Gọi HS trình bày đoạn văn. GV nhận xét, chữa lỗi dùng từ, đặt câu (nếu có) cho từng HS. - Cho HS đọc những bài văn hay. Hoạt động 3: Vận dụng Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. Cách tiến hành: - Viết một đoạn văn ngắn kể về việc em đã vượt khó trong học tập hoặc trong cuộc sống. Trong đó có sử dụng một số từ ngữ ở BT1. - Dặn HS về nhà viết lại các từ ở bài tập 1. ........ TOÁN Tiết 62: NHÂN VỚI SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết cách nhân với số có ba chữ số. - Nhận biết tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai, tích riêng thứ ba trong phép nhân với số có 3 chữ số. 2. Kỹ năng: Tính được giá trị của biểu thức. - Áp dụng phép nhân với số có 3 chữ số để giải các bài toán liên quan. 3. Thái độ: HS tích cực trong hoạt động nhóm. II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ. HS: Bảng con. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động1: Khởi động Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. Cách tiến hành: - GV gọi HS tính nhẩm. 53 x 11; 97 x 11; 64 x 11; 83 x 11 - GV chữa bài, nhận xét HS. - 1 HS điều khiển cả lớp hát. - GV liên hệ giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: Nhận biết tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ hai, tích riêng thứ ba trong phép nhân với số có ba chữ số. Biết cách nhân với số có ba chữ số. Cách tiến hành: * Phép nhân 164 x 123 - GV ghi lên bảng phép tính 164 x 123, sau đó yêu cầu HS áp dụng tính chất một số nhân với một tổng để tính. + Vậy 164 x 123 bằng bao nhiêu? * Hướng dẫn đặt tính và tính. - Để tránh thực hiện bước tính như trên, người ta tiến hành đặt tính và thực hiện tính nhân theo cột dọc. Dựa vào cách đặt tính nhân với số có hai chữ số, bạn nào có thể đặt tính 164 x 123? - GV nêu cách đặt tính đúng. - HS thảo luận nhóm 4 dựa vào cách nhân với số có 2 chữ số và kết quả vừa tính đặt tính và tính. (cá nhân, chia sẻ bạn bên cạnh, trao đổi trong nhóm; dưới sự giám sát, hướng dẫn, hỗ trợ của GV). - Yêu cầu HS nêu lại từng bước nhân. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành Mục tiêu: Rèn kĩ năng nhân với số có ba chữ số. Cách tiến hành: Bài 1: - HS tự làm bài vào bảng con trong nhóm 4 (cá nhân, chia sẻ bạn bên cạnh, trao đổi trong nhóm). - 1 HS lên điều khiển, 1 HS lên bảng làm. - GV nhận xét. Bài 2: - GV kẻ bảng số như đề bài trong SGK, nhắc HS thực hiện phép tính ra nháp và viết kết quả tính đúng vào bảng. - GV nhận xét. Bài 3: HS đọc đề, phân tích đề trong nhóm đôi bạn. - Gọi HS đọc đề bài, yêu cầu các em tự làm. - 1 HS chữa bài. - GV nhận xét. Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được cách nhân với số có 3 chữ số. Cách tiến hành: - Bài vận dụng: Đúng ghi Đ, sai ghi S. Giải thích vì sao? a. 145 b. 789 x 213 x 157 435 5523 145 3945 930 789 11185 123873 - Nhận xét tiết học. - Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau. ........ KHOA HỌC Tiết 25: NƯỚC BỊ Ô NHIỄM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm. 2. Kỹ năng: Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm. - Nước sạch: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người. - Nước bị ô nhiễm: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe. 3. Thái độ: - Luôn có ý thức sử dụng nước sạch, không bị ô nhiễm. II. Đồ dùng dạy học: - HS chuẩn bị theo nhóm: + Một chai nước sông hay hồ, ao (hoặc nước đã dùng như rửa tay, giặt khăn lau bảng), một chai nước giếng hoặc nước máy. + Hai vỏ chai. + Hai phễu lọc nước, hai miếng bông. - GV chuẩn bị kính lúp theo nhóm. Mẫu bảng tiêu chuẩn đánh giá (pho- tô theo nhóm). III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. Cách tiến hành: - 1 HS điều khiển cả lớp hát. - Gọi 2 HS trả lời câu hỏi: + Em hãy nêu vai trò của nước đối với đời sống của con người, động vật, thực vật? + Nước có vai trò gì trong sản xuất nông nghiệp? Lấy ví dụ. - HS nhận xét. GV nhận xét. - GV liên hệ giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: - HS phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm. - Giải thích tại sao nước sông hồ thường đục và không sạch. - Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước ô nhiễm. Cách tiến hành: *Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên. GV tổ chức cho HS tiến hành làm thí nghiệm theo định hướng sau: - Đề nghị các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình. - Yêu cầu 1 HS đọc to thí nghiệm trước lớp. - GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. - Gọi 2 nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung. GV chia bảng thành 2 cột và ghi nhanh những ý kiến của nhóm. - GV nhận xét, tuyên dương những ý kiến hay của nhóm. * Qua thí nghiệm chứng tỏ nước sông hay hồ, ao hoặc nước đã sử dụng thường bẩn, có nhiều tạp chất như cát, đất, bụi, nhưng ở sông (hồ, ao) còn có những thực vật hoặc sinh vật nào sống? - Đó là những thực vật, sinh vật bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy. Với chiếc kính lúp này chúng ta sẽ biết được những điều lạ ở nước sông, hồ, ao. - Yêu cầu 3 HS quan sát nước sông (hồ, ao) qua kính hiển vi. - Yêu cầu từng em đưa ra những gì em nhìn thấy trong nước đó. * Kết luận: Nước sông, hồ, ao hoặc nứơc đã dùng rồi thường bị lẫn nhiều đất, cát và các vi khuẩn sinh sống. Nước sông có nhiều phù sa nên có màu đục, nước ao, hồ có nhiều sinh vật sống như rong, rêu, tảo nên thường có màu xanh. Nước giếng hay nước mưa, nước máy không bị lẫn nhiều đất, cát, *Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. - Phát phiếu bảng tiêu chuẩn cho từng nhóm. - Yêu cầu HS thảo luận và đưa ra các đặc điểm của từng loại nước theo các tiêu chuẩn đặt ra. Kết luận cuối cùng sẽ do thư kí ghi vào phiếu. - GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. - Yêu cầu 2 đến 3 nhóm đọc nhận xét của nhóm mình và các nhóm khác bổ sung. GV ghi các ý kiến đã thống nhất của các nhóm lên bảng. - Yêu cầu các nhóm bổ sung vào phiếu của mình nếu còn thiếu hay sai so với phiếu trên bảng. - Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết SGK/53. - GV: Nước rất dễ bị ô nhiễm, chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước? Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp Mục tiêu: Củng cố nội dung bài. Cách tiến hành: + Giải thích tại sao nước sông hồ thường đục và không sạch. + Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước ô nhiễm. - Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS hăng hái tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. - Dặn HS về nhà tìm hiểu vì sao ở những nơi em sống lại bị ô nhiễm. ........ KỂ CHUYỆN Tiết 13: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được nội dung ý nghĩa câu chuyện của các bạn. - Biết nhận xét đánh giá nội dung truyện, lời kể của bạn. - Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc có cốt truyện, nhân vật nói về các đề tài: Đoàn kết,thương yêu bạn bè,Giúp đỡ người tàn tật, Thật thà trung thực trong đời sống. 2. Kỹ năng: Biết sắp xếp các sự việc câu chuyện thành một. Lời kể tự nhiên, sáng tạo, kết hợp với cử chỉ, nét mặt, điệu bộ. 3. Thái độ: Chăm chú nghe bạn kể câu chuyện và tự kể lại câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ viết sẵn đề bài. HS: Chuẩn bị lập dàn ý nội dung truyện trước ở nhà. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động1: Khởi động Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. Cách tiến hành: - Gọi 2 HS kể lại chuyện em đã nghe, đã học về người có nghị lực. - Nhận xét về HS kể chuyện, đặt câu hỏi từng HS. - GV liên hệ giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Cách tiến hành: - GV viết đề bài lên bảng, gạch chân các từ ngữ quan trọng. (Kể một câu chuyện em được nghe hoặc được đọc thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó). GV lưu ý HS có thể tìm những đề tài khác ngoài ví dụ trong SGK. - GV nhắc HS: + Lập nhanh dàn ý câu chuyện định kể. + Dùng từ xưng hô – tôi (kể cho bạn ngồi bên, kể trước lớp). GV khen ngợi nếu có HS chuẩn bị tốt dàn ý cho bài trước khi đến lớp. (VD: gần đây, tôi vừa được chứng kiến một câu chuyện rất cảm động + câu chuyện có thể đặt tên là. . . ) Họat động 3: Thực hành kể chuyện Mục tiêu: Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. Cách tiến hành: a. Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm đôi. GV đến từng nhóm, nghe kể, hướng dẫn, góp ý. b. Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp. Nội dung câu chuyện có mới không? Có hay không? ( HS nào tìm được truyện ngoài SGK được khen ham đọc sách). Cách kể, giọng điệu, cử chỉ. Khả năng hiểu truyện của người kể. - GV viết lần lượt lên bảng những HS tham gia thi kể và tên câu chuyện của các em để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn. - Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất. Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. Cách tiến hành: + Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? + Em học được điều gì qua câu chuyện bạn kể? Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. Cách tiến hành: + Em đã làm những gì để vượt khó trong học tập và trong cuộc sống? - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. ........ Thứ tư, ngày 2 tháng 12 năm 2020 TẬP ĐỌC Tiết 26: VĂN HAY CHỮ TỐT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HiểuND: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữa viết chữ xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát. 2. Kỹ năng: Biết đọc trôi chảy từng câu, giọng đọc chính xác lưu loát toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn . - HS tự nhận thức về bản thân mình. Biết xác định việc cần làm để khắc phục hạn chế của bản thân. 3. Thái độ: HS yêu thích viết chữ đẹp. II. Đồ dùng dạy học: GV: - Một số vở sạch chữ đẹp của HS trong trường. - Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc. HS: Đọc và tìm hiểu trước bài ở nhà. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động1: Khởi động Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. Cách tiến hành: - Gọi HS lên bảng đọc tiếp nối bài Người tìm đường lên các vì sao và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét từng HS. - 1 HS điều khiển cả lớp hát. - GV liên hệ giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: HS đọc đúng (tiếng, từ); ngắt nghỉ đúng câu văn dài. Hiểu một số từ ngữ trong bài. Hiểu được nội dung của bài. Cách tiến hành: 1. Luyện đọc: - 1 HS đọc toàn bài. - Nêu giọng đọc toàn bài. - Chia đoạn (3 đoạn). - HS đọc bài trong nhóm 3 (luyện đọc từ sai). - Thi đọc giữa các nhóm. - 1 HS đọc chú giải. - Hướng dẫn câu dài. HS luyện đọc. - Hướng dẫn giọng đọc toàn bài. - GV đọc mẫu. 2. Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi: + Vì sao thuở đi học Cao Bá Quát thường xuyên bị điểm kém? + Bà cụ hàng xóm nhờ ông làm gì? + Thái độ của Cao Bá Quát ra sao khi nhận lời giúp cụ hàng xóm? + Đoạn 1 cho em biết điều gì? - Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi: + Sự việc gì xảy ra đã làm cho Cao Bá Quát ân hận? + Theo em khi bà cụ bị quan thét lính đuổi về Cao Bá Quát có cảm giác thế nào? + Đoạn 2 có nội dung chính là gì? - Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại, trao đổi và trả lời câu hỏi: + Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ viết như thế nào? + Qua việc luyện chữ viết em thấy Cao Bá Quát là người như thế nào? + Theo em nguyên nhân nào khiến Cao Bá Quát nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt. - Đó cũng chính là ý chính của đoạn 3. - Gọi HS đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi 4. - Giảng bài: Mỗi đoạn chuyện đề nói lên một sự việc. + Đoạn mở bài (2 dòng đầu) nói lên chữ viết xấu gây bất lợi cho Cao Bá Quát thuở đi học. + Đoạn thân bài kể lại chuyện Cao Bá Quát ân hận vì chữ viết xấu của mình đã làm hỏng việc của bà cụ hàng xóm nên quyết tâm luyện viết cho chữ đẹp. + Đoạn kết bài: Cao Bá Quát thành công, nổi danh là người văn hay chữ tốt. + Câu chuyện nói lên điều gì? - Ghi ý chính của bài. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành Mục tiêu: Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. Cách tiến hành: - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài, lớp theo dõi để tìm ra cách đọc. - Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc. - Yêu cầu HS đọc phân vai (người dẫn chuyện, bà cụ hàng xóm, Cao Bá Quát). - Tổ chức cho HS thi đọc. - Nhận xét. - Tổ chức cho HS thi đọc cả bài. Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. Cách tiến hành: + Cao Bá Quát nhận ra điều gì mình còn hạn chế làm chưa tốt? + Ông đã làm gì để khắc phục hạn chế đó? + Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. Cách tiến hành: + Em thấy mình còn điều gì làm chưa tốt cần khắc phục?Em sẽ làm gì để khắc phục hạn chế của mình? - Cho HS xem những vở sạch chữ đẹp của HS trong trường để các em có ý thức viết đẹp. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài. ........ TOÁN Tiết 63: NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (TT) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS: Biết cách thực hiện nhân với số có 3 chữ số (trường hợp có chữ số hàng chục là 0). 2. Kỹ năng: - Áp dụng phép nhân với số có 3 chữ số để giải các bài toán có liên quan. 3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong các hoạt động. II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ. HS: Bảng con. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. Cách tiến hành: - GV gọi 3 HS lên bảng, lớp làm bảng con thực hiện các phép tính sau: - 2134 x 456; 1075 x 382; 3450 x 417 - GV chữa bài, nhận xét. - 1 HS điều khiển cả lớp hát. - GV liên hệ giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: HS nhận biết cách đặt tính với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0. Cách tiến hành: a. Phép nhân 258 x 203 - GV viết lên bảng phép nhân 258 x 203, yêu cầu HS thực hiện đặt tính để tính. + Hỏi: Em có nhận xét gì về tích riêng thứ hai của phép nhân 258 x 203? + Vậy nó có ảnh hưởng đến việc cộng các tích riêng không? * Giảng: Vì tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0 nên có thể bỏ bớt không cần viết tích riêng này. Khi đó ta viết như sau: 258 x 203 774 516 52374 - Các em cần lưu ý khi viết tích riêng thứ ba 516 phải lùi sang trái 2 cột so với tích riêng thứ nhất. - Cho HS thực hiện đặt tính và tính lại phép nhân 258 x 203 theo cách viết gọn. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành Mục tiêu: Biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0. Cách tiến hành: Bài 1: - Yêu cầu HS thực đặt tính và tính vào vở bảng con theo nhóm bốn (cá nhân, chia sẻ bạn bên cạnh, trao đổi trong nhóm). - GV nhận xét HS. Bài 2: HS thảo luận nhóm đôi. - Yêu cầu HS thực hiện phép nhân 456 x 203, sau đó so sánh với 3 cách thực hiện phép nhân này trong bài để tìm cách nhân đúng, cách nhân sai. - Theo các em vì sao cách thưc hiện đó sai. Bài 3: - Gọi HS đọc đề. - Yêu cầu HS tự làm bài, 1 HS lên bảng chữa bài. HS đổi vở kiểm tra lẫn nhau. - GV nhận xét. Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp Mục tiêu: HS ghi nhớ và vận dụng được cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0. Cách tiến hành: - Bài vận dụng:HS làm bảng con (cá nhân, chia sẻ với bạn bên cạnh) Đặt tính rồi tính: 4107 x 208 3105 x 708 - Nhận xét tiết học. - Dặn HS xem lại bài tập và chuẩn bị bài sau. ........ TẬP LÀM VĂN Tiết 25: TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết rút kinh nghiệm về bài TLV kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả, 2. Kỹ năng: Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV. 3. Thái độ: Nâng cao ý thức học tốt môn TLV có tinh thần học hỏi những câu văn hay của bạn. II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về: chính tả, c
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_13_nam_hoc_2020_2021.docx