Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021
TẬP ĐỌC
Tiết 21: ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: trạng, kinh ngạc,
2. Kĩ năng: - Đọc đúng các tiếng, từ khó: thả diều, nghe giảng, vỏ trứng, mỗi lần,
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ nói về đặc điểm, tính cách, sự thông minh, tính cần cù, tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền.
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
3. Thái độ: Có ý thức noi theo gương người xưa để vượt khó trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
HS: Đọc trước bài ở nhà.
Tuaàn 11 Thứ hai, ngày 16 tháng 11 năm 2020 TẬP ĐỌC Tiết 21: ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. - Hiểu nghĩa các từ ngữ: trạng, kinh ngạc, 2. Kĩ năng: - Đọc đúng các tiếng, từ khó: thả diều, nghe giảng, vỏ trứng, mỗi lần, - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ nói về đặc điểm, tính cách, sự thông minh, tính cần cù, tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền. - Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung. 3. Thái độ: Có ý thức noi theo gương người xưa để vượt khó trong học tập. II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. HS: Đọc trước bài ở nhà. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. Cách tiến hành: - 1 HS điều khiển cả lớp hát. + Tuần này chúng ta học chủ điểm gì? + Tên chủ điểm nói lên điều gì? - HS nhận xét . GV nhận xét. - GV liên hệ giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: HS đọc đúng (tiếng, từ); ngắt nghỉ đúng câu văn dài. Hiểu một số từ ngữ trong bài. Hiểu được nội dung của bài. Cách tiến hành: 1. Luyện đọc - 1 HS đọc toàn bài. - Nêu giọng đọc toàn bài. - Chia đoạn (4 đoạn). - HS đọc bài trong nhóm 4 ( luyện đọc từ sai). - Thi đọc giữa các nhóm. - Hướng dẫn câu dài. HS luyện đọc. - 1 HS đọc chú giải. - Hướng dẫn giọng đọc toàn bài. - GV đọc mẫu. 2. Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi: + Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào? Hoàn cảnh gia đình của cậu như thế nào? + Cậu bé ham thích trò chơi gì? + Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? + Đoạn 1, 2 cho em biết điều gì? - Yêu cầu HS đọc đoạn 3, trao đổi và trả lời câu hỏi: + Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào? + Nội dung đoạn 3 là gì? - Yêu cầu HS đọc đoạn 4, trao đổi và trả lời câu hỏi: + Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”? - Yêu cầu HS đọc câu hỏi 4: HS trao đổi và trả lời câu hỏi sau: + Đoạn cuối bài cho em biết điều gì? HS đặt câu hỏi giao lưu. - Ghi ý chính đoạn 4. - Yêu cầu HS trao đổi và tìm ý chính của bài. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành Mục tiêu: - Đọc nhấn giọng ở các từ ngữ nói về đặc điểm, tính cách, sự thông minh, tính cần cù, tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền. Cách tiến hành: - Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay. Thầy phải kinh ngạc thả đom đóm vào trong. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm từng đoạn nhóm 4. - Nhận xét theo giọng đọc từng HS. Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Cách tiến hành: + Câu chuyện ca ngợi ai? Về điều gì? + Truyện đọc giúp em hiểu điều gì? Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng: Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học. Cách tiến hành: + Em học tập được điều gì ở nhân vật Nguyễn Hiền? + Trong cuộc sống em đã gặp những khó khăn gì? Em vượt qua bằng cách nào? - Dặn HS phải chăm chỉ học tập, làm việc theo gương trạng nguyên Nguyễn Hiền. ....................... ... TOÁN Tiết 51: NHÂN VỚI 10, 100, 1000, CHIA CHO 10, 100, 1000, I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, cho 10, 100, 1000, 2. Kĩ năng: Áp dụng phép nhân số tự nhiên với 10, 100, 1000, chia các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, cho 10, 100, 1000, để tính nhanh. 3. Thái độ: HS tính nhanh nhẹn, chính xác. II. Đồ dùng dạy học: GV: Soạn bài trên bảng tương tác. HS: Xem trước bài ở nhà. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. Cách tiến hành: - 1 HS điều khiển cả lớp hát. - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài. - 2 HS đọc ghi nhớ về tính chất giao hoán của phép nhân. - GV chữa bài, nhận xét HS. - GV liên hệ giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: Hướng dẫn HS biết cách thực hiện phép nhân, phép chia số tự nhiên cho số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn Cách tiến hành: * Nhân một số với 10. - GV viết lên bảng phép tính 35 x 10. + Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân, bạn nào cho biết 35 x 10 bằng bao nhiêu? + 10 còn gọi là mấy chục? + Vậy 10 x 35 = 1 chục x 35. + 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu? 35 chục là bao nhiêu? - Vậy 10 x 35 = 35 x 10 = 350. + Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả phép nhân 35 x 10? - Vậy khi nhân một số với 10 chúng ta có thể viết ngay kết quả của phép tính như thế nào? - Hãy thực hiện: 23 x 10 ; 18 x 10 ; 452 x 10 ; 1376 x 10 * Chia số tròn chục cho 10. - GV viết lên bảng phép tính 350 : 10 và yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính. + Ta có 35 x 10 = 350, vậy khi lấy tích chia cho một thừa số thì kết quả sẽ là gì? + Vậy 350 chia cho 10 bằng bao nhiêu? + Có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia 350 : 10 = 35? + Vậy khi chia số tròn chục cho 10 ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào? - Hãy thực hiện: 90 : 10 ; 240 : 10 ; 3780 : 10 ; 18800 : 10 *Kết luận: + Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, ta có thể viết ngay kết quả của phép nhân như thế nào? + Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, cho 10, 100, 1000, ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào? Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành Mục tiêu: Vận dụng để tính nhanh khi nhân (hoặc chia) với (hoặc cho) 10, 100, 1000, Cách tiến hành: Bài 1: Nhóm 4, 1 HS lên điều khiển. - GV yêu cầu HS tự viết kết quả của các phép tính trong bài theo nhóm 4, sau đó nối tiếp nhau đọc kết quả trong nhóm. Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo, nhóm khác nhận xét. Giáo viên chốt. Bài 2: Thảo luận nhóm đôi bạn, 1 HS lên điều khiển. - GV viết lên bảng 300 kg = tạ và yêu cầu HS thực hiện phép đổi. - Yêu cầu HS nêu cách làm của mình, sau đó lần lượt hướng dẫn HS lại các bước đổi như SGK. - Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài trong nhóm đôi bạn. Các nhóm lần lượt báo cáo. - GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách đổi của mình. - GV nhận xét HS. Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.. Cách tiến hành: + Muốn nhân một số với 10, 100, 1000, ta làm như thế nào? + Muốn chia một số với 10, 100, 1000, ta làm như thế nào? - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. ....................... ... CHÍNH TẢ (Nhớ - viết) Tiết 11: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhớ - viết được 4 khổ thơ đầu bài thơ “Nếu chúng mình có phép lạ”. 2. Kĩ năng: - Nhớ – viết chính xác đoạn viết, viết đúng tốc độ. - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các âm đầu s/x. - HS biết cách trình bày đoạn văn sạch, đep. - Tự phát hiện ra lỗi sai và sữa lỗi chính tả. 3. Thái độ: - Có ý thức rèn chữ viết đẹp. Tự giác, tích cực trong học tập. II. Đồ dùng dạy học: GV - Bảng phụ. - Phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2a. HS - Đọc thuộc bài ở nhà, bảng con. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. Cách tiến hành: - 1 HS lên bảng, lớp viết bảng con: xôn xao, xuất sắc, suôn sẻ, bền bỉ. - HS kiểm tra lẫn nhau trong nhóm đôi, sửa sai cho nhau. - Nhận xét chữ viết của HS trên bảng. - Kiểm tra vở 1 số HS viết lại bài chính tả trước, nhận xét. - Nhận xét chữ viết của HS. - GV liên hệ giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: - HS hiểu nội dung đoạn viết. - Tìm và viết được các từ khó trong bài. - HS chú ý nghe và viết đúng chính tả, trình bày bài sạch, đẹp. Cách tiến hành: * Trao đổi về nội dung đoạn thơ: - Gọi HS mở SGK đọc 4 khổ thơ đầu bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ. - Gọi HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ. + Các bạn nhỏ trong đoạn thơ có mơ ước những gì? - GV tóm tắt: Các bạn nhỏ đều mong ước thế giới đều trở nên tốt đẹp hơn. * HS nêu các từ khó trong bài. - Luyện viết bảng con các từ vừa nêu. Kiểm tra lẫn nhau trong nhóm đôi, sửa sai cho nhau. GV yêu cầu HS viết sai phân tích lại từ đó. - Nhận xét chữ viết của HS trên bảng . * HS viết bài vào vở: HS viết chính tả. - HS dò bài. Thu một số bài kiểm tra, nhận xét. - HS đổi vở, mở SGK dò bài lẫn nhau. - GV hỏi lỗi sai , yêu cầu HS viết sai trên 5 lỗi về viết lại cả bài. - Nhận xét bài viết của HS: Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành Mục tiêu: Viết đúng những tiếng có âm đầu s/x. - GV chọn phần a để chữa lỗi chính tả cho HS. Cách tiến hành: Bài 2a: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. - Kết luận lời giải đúng. - Gọi HS đọc bài thơ. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. (Khuyến khích HS viết đúng hết các câu) - Gọi HS nhận xét, chữa bài. - Gọi HS đọc lại câu đúng. - Mời HS giải nghĩa từng câu. GV kết luận lại cho HS hiểu nghĩa của từng câu. Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học làm bài tập củng cố kiến thức bài học. Cách tiến hành: - Thi đua: tìm và viết 5 từ có âm đầu s/x, 5 từ có dấu hỏi/ dấu ngã. - Biểu dương HS viết đúng. Nhắc HS viết sai ghi nhớ để không viết sai những từ đã học. - Gọi HS đọc thuộc lòng những câu trên. - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS và dặn HS chuẩn bị bài sau. ....................... ... Thứ ba, ngày 17 tháng 11 năm 2020 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 21: LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp). 2. Kĩ năng: Nhận biết và sử dụng các từ nói trên qua các BT thực hành. 3. Thái độ: Có ý thức trong làm việc trong nhóm. - ĐC : Bỏ bài tập 1 II. Đồ dùng dạy học: GV: - Bài tập 2a viết vào giấy khổ to và bút dạ. - Bảng lớp viết sẵn đoạn văn kiểm tra bài cũ. HS: Xem trước bài ở nhà. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. Cách tiến hành: - 1 HS điều khiển cả lớp hát. - Gọi HS lên bảng gạch chân những động từ có trong đoạn văn sau: Những mảnh lá mướp to bản đều cúp uốn xuống để lộ ra cánh hoa màu vàng gắt. Có tiếng vỗ cánh sè sè của vài con ong bò đen bóng, bay rập rờn trong bụi cây chanh. + Động từ là gì? Cho ví dụ. - Nhận xét chung. - GV liên hệ giới thiệu bài. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành Mục tiêu: Hiểu được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ. Bước đầu biết sử dụng từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ. - HS hiểu nội dung truyện và sự hài hước trong câu truyện. Cách tiến hành: Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. HS làm phiếu bài tập trong nhóm 4, 1 HS lên điều khiển. - Yêu cầu HS trao đổi và làm bài. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. Mỗi chỗ chấm chỉ điền một từ và lưu ý đến nghĩa sự việc của từ. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. - Kết luận lời giải đúng. + Tại sao chỗ trống này em điền từ (đã, sắp, sang)? Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu và truyện vui. - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi bạn. - 1 HS điều khiển các bạn đọc từ mình thay đổi hay bỏ bớt từ và HS nhận xét bài làm của bạn. - Nhận xét và kết luận lời giải đúng. - Gọi HS đọc đoạn truyện đã hoàn thành. + Tại sao lại thay đã bằng sang ? + Truyện đáng cười ở điểm nào? Hoạt động 3: Vận dụng Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học làm bài tập củng cố kiến thức bài học. Cách tiến hành: + Thế nào là động từ? + Nêu một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ? - Gọi HS kể lại truyện Đãng trí bằng lời của mình. - Nhận xét tiết học. ....................... ... TOÁN Tiết 52: TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được tính chất kết hợp của phép nhân. 2. Kĩ năng: Bước đầu biết sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính. - Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân để tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất. 3. Thái độ: HS tích cực, chủ động trong học tập. II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ kẻ sẵn bảng số có nội dung như SGK (để trống cột tính giá trị biểu thức). HS: Xem bài trước ở nhà. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. Cách tiến hành: - GV gọi 3 HS lên bảng làm một số bài về dạng: Nhân với 10, 100, 1000, chia cho 10, 100, 1000, - GV chữa bài, nhận xét . - GV liên hệ giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: HS nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân. Cách tiến hành: * So sánh giá trị của các biểu thức: - Viết lên bảng biểu thức: (2 x 3) x 4 và 2 x (3 x 4) - Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức, rồi so sánh giá trị của hai biểu thức này với nhau. - GV làm tương tự với cá biểu thức khác. (5 x 2) x 4 và 5 x (2 x 4) ; (4 x 5) x 6 và 4 x (5 x 6) * Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân: - GV treo lên bảng bảng số như đã giới thiệu ở phần đồ dùng dạy học. - GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức (a x b) x c và a x (b x c) để điền vào bảng. + Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a x b) x c với giá trị của biểu thức a x (b x c) khi a = 3, b = 4, c = 5? - GV hỏi tương tự với các biểu thức còn lại. + Vậy giá trị của biểu thức (a x b) x c luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức a x (b x c)? - Ta có thể viết: (a x b) x c = a x (b x c). - GV vừa chỉ lên bảng vừa nêu kết luận về tính chất kết hợp của phép nhân. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành Mục tiêu: HS biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính toán và giải toán có lời văn. Cách tiến hành: Bài 1: - GV viết lên bảng biểu thức: 2 x 5 x 4 Cho HS thảo luận nhóm đôi bạn theo các câu hỏi sau. + Biểu thức có dạng là tích của mấy số? + Có những cách nào để tính giá trị của biểu thức? - GV yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức theo hai cách. - GV nhận xét và nêu cách làm đúng, sau đó yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại của bài. Bài 2: + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - GV viết lên bảng biểu thức: 13 x 5 x 2. - Hãy tính giá trị của biểu thức trên theo hai cách. HS thảo luận nhóm đôi bạn sau đó làm phiếu bài tập theo nhóm 4. 1 HS lên điều khiển đại diện các nhóm báo cáo. + Theo em, trong hai cách làm trên, cách nào thuận tiện hơn. Vì sao? - GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. - GV chữa bài. Bài 3: - GV yêu cầu HS suy nghĩ và giải bài toán bằng hai cách. - GV chữa bài, sau đó nêu: Số HS của trường đó chính là giá trị của biểu thức 8x 15 x 2, có hai cách tính giá trị của biểu thức này và đó chính là hai cách giải bài toán. Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp Mục tiêu: Củng cố nội dung bài. Cách tiến hành: - HS nêu lại tính chất kết hợp của phép nhân. - Chọn cách tính thuận tiện nhất: 25 x 4 x 5 a. (25 x4) x5 b/ 25 x (4 x 5) c/ (25 x 5) x 4 - Chuẩn bị bài: Nhân các số có tận cùng là chữ số 0. - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ. ....................... ... KHOA HỌC Tiết 21: BA THỂ CỦA NƯỚC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS biết: Nước trong tự nhiên tồn tại ở ba thể: Rắn, lỏng và khí. 2. Kĩ năng: - Đưa ra những ví dụ nước trong tự nhiên tồn tại ở 3 thể: rắn, lỏng và khí. Nhận ra tính chất chung của nước và sự khác nhau khi nước tồn tại ở 3 thể. - Thực hành chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại. - Nêu cách chuyển nước từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại - Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước. 3. Thái độ: Kích thích sự ham hiểu biết, yêu thích khoa học. - HS hiểu môi trường đất, không khí có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước và biết BVMT. II. Đồ dùng dạy học: GV- Hình minh họa trang 45/SGK (phóng to nếu có điều kiện). - Sơ đồ sự chuyển thể của nước viết sẵn hoặc dán sẵn trên bảng lớp. HS- Chuẩn bị theo nhóm: Cốc thủy tinh, nến, nước đá, giẻ lau, nước nóng, đĩa. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. Cách tiến hành: - 1 HS điều khiển cả lớp hát. - Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: + Em hãy nêu tính chất của nước? - Nhận xét câu trả lời của HS. - GV liên hệ giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: - Nêu ví dụ về nước ở thể lỏng hoặc thể khí. Thực hành chuyển nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại. - Nêu cách thực hành chuyển nước từ thể lỏng sang thể rắn. - Nói về 3 thể của nước. Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước. Cách tiến hành: * Chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại. - GV tiến hành hoạt động cả lớp. 1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ số 1 và số 2. 2) Hình vẽ số 1 và số 2 cho thấy nước ở thể nào? 3) Hãy lấy một ví dụ về nước ở thể lỏng? - Gọi 1 HS lên bảng. GV dùng khăn ướt lau bảng, yêu cầu HS nhận xét. - Vậy nước trên mặt bảng đi đâu? Chúng ta cùng làm thí nghiệm để biết. - Tổ chức HS làm thí nghiệm theo định hướng. + Đổ nước nóng vào cốc và yêu cầu HS: Quan sát và nói lên hiện tượng vừa xảy ra. Úp đĩa lên mặt cốc nước nóng khoảng vài phút rồi nhấc đĩa ra. Quan sát mặt đĩa, nhận xét, nói tên hiện tượng vừa xảy ra. + Qua hiện tượng trên em có nhận xét gì? + Vậy nước ở trên mặt bảng đã biến đi đâu? + Nước ở quần áo ướt đã đi đâu? + Em hãy nêu những hiện tượng nào chứng tỏ nước từ thể lỏng chuyển sang thể khí? - GV chuyển ý. * Chuyển nước từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại. - Yêu cầu HS đọc thí nghiệm, quan sát hình vẽ và thảo luận trong nhóm 4, 1 HS lên điều khiển: + Nước lúc đầu trong khay ở thể gì? + Nước trong khay đã biến thành thể gì? + Hiện tượng đó gọi là gì? + Nêu nhận xét về hiện tượng này? - Nhận xét ý kiến bổ sung của các nhóm. *Kết luận: + Em còn nhận thấy ví dụ nào chứng tỏ nước tồn tại ở thể rắn? - Tổ chức cho HS làm thí nghiệm nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng. + Nước đã chuyển thành thể gì? + Tại sao có hiện tượng đó? + Em có nhận xét gì về hiện tượng này? - Nhận xét ý kiến bổ sung của các nhóm. * Sơ đồ sự chuyển thể của nước. + Nước tồn tại ở những thể nào? + Nước ở các thể đó có tính chất chung và riêng như thế nào? - GV nhận xét, bổ sung cho từng câu trả lời củaHS. - Yêu cầu HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước, sau đó gọi HS lên chỉ vào sơ đồ trên bảng và trình bày sự chuyển thể của nước ở những điều kiện nhất định. - GV nhận xét, tuyên dương cho những HS có sự ghi nhớ tốt, trình bày mạch lạc. Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp Mục tiêu: Củng cố nội dung bài. - Môi trường đất, không khí có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước như thế nào?- HS thảo luận nhóm - Nêu cách bảo vệ môi trường. Cách tiến hành: + Nêu ví dụ nước ở 3 thể. + Trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước. - GV nêu: Nước là tài nguyên quý, nước đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người, động vật, thực vật. Chúng ta cần làm gì để có nguồn nước sạch? - GV nhận xét, tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý. - Dặn HS chuẩn bị giấy A4 và bút màu cho tiết sau. ....................... ... KỂ CHUYỆN Tiết 11: BÀN CHÂN KÌ DIỆU I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Ký giàu nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe, quan sát tranh để lại từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện. 3. Thái độ: Noi gương NNK để vượt khó trong học tập và trong cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học: GV- Tranh minh họa truyện SGK trang 107. HS: Xem trước bài ở nhà. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. Cách tiến hành: - 1 HS điều khiển cả lớp hát. + Tiết trước chúng ta học bài kể chuyện gì? - HS nhận xét. GV nhận xét. - GV liên hệ giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: Giới thiệu câu chuyện kể. Chăm chú nghe cô giáo kể chuyện, nhớ câu chuyện. Cách tiến hành: - GV kể chuyện lần 1: chú ý giọng kể chậm rãi, thong thả, - GV kể chuyện lần 2: vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa và đọc lời phía dưới mỗi tranh. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành Mục tiêu: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. Cách tiến hành: * Kể trong nhóm: - Chia nhóm 4 HS. Yêu cầu HS trao đổi, kể chuyện trong nhóm. GV đi giúp đỡ từng nhóm. * Kể trước lớp: - Tổ chức cho HS kể từng đoạn trước lớp. - Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể và kể một tranh. - Nhận xét từng HS kể. - Tổ chức cho HS thi kể toàn truyện. - GV khuyến khích các HS khác lắng nghe và hỏi lại bạn một số tình tiết trong truyện. + Hai cánh tay của Ký có gì khác mọi người? + Khi cô giáo đến nhà, Ký đang làm gì? + Ký đã cố gắng như thế nào? + Ký đã đạt được những thành công gì? + Nhờ đâu mà Ký đạt được những thành công đó? - Gọi HS nhận xét lời kể và trả lời của bạn. - Nhận xét chung từng HS. Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học làm bài tập củng cố kiến thức bài học. Cách tiến hành: + Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? + Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Ký? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị những câu chuyện mà em được nghe, được đọc về một người có nghị lực. ....................... ... ĐẠO ĐỨC Tiết 11: THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ I I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Ôn kiến thức đã học. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng, thói quen trung thực trong học tập, vượt khó trong học tập, bày tỏ ý kiến với người lớn, biết tiết kiệm tiền của, thời gian. 3. Thái độ: Hình thành nhân cách tốt. II. Đồ dùng dạy học: GV - Phiếu câu hỏi cho các nhóm. HS- xem trước bài ở nhà. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. Cách tiến hành: - 1 HS điều khiển cả lớp hát. + Tiết trước chúng ta học bài gì? - GV liên hệ giới thiệu bài. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành Mục tiêu: HS thực hành thảo luận một số bài tập , thảo luận nhóm. - HS biết xử lý tình huống. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đại diện các nhóm lên bốc thăm câu hỏi: Nhóm 1: + Thế nào là trung thực trong học tập? Vì sao phải trung thực trong học tập? + Các bạn em đã trung thực trong học tập chưa, thực hiện như thế nào? Nhóm 2: + Khi gặp khó khăn để hoc tập tốt chúng ta cần làm gì? + Em sẽ làm gì nếu trong lớp có bạn gặp khó khăn? Nhóm 3: + Vì sao phải tiết kiêm tiền của? + Nếu có bạn trong lớp chưa biết tiết kiệm tiền của em sẽ làm gì? Nhóm 4: + Vì sao phải tiết kiệm thời giờ? + Nêu những việc cụ thể mà nhóm em đã làm để tiết kiệm thời giờ? - Các nhóm trình bày. 1 HS lên điều khiển. - GV nhận xét, đánh giá. * Xử lí tình huống. - Yêu cầu HS hoạt động nhóm, xử lí tình huống. + Tình huống 1: Trong giờ kiểm tra, Lan không làm bài được nên đã nhìn bài của bạn. Em sẽ làm gì nếu Lan nhìn bài của mình? + Tình huống 2: Bạn Hải bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày. Theo em bạn Hải cần phải làm gì để theo kịp các bạn trong lớp. Nếu là bạn cùng lớp với Hải, em có thể làm gì để giúp bạn? + Tình huống 3: Ly có rất nhiều bút, viết vẫn còn tốt. Ly đòi mẹ mua cho mình một cây bút mới vì bạn chán viết những cây bút cũ. Em sẽ nói gì với Ly? + Tình huống 4: Mai đang làm bài tập cô giáo cho về nhà thì Lan sang rủ Mai đi chơi. Theo em Mai sẽ làm gì? - Các nhóm trình bày. 1 HS lên điều khiển. - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.. Cách tiến hành: + Hôm nay chúng ta ôn tập và thực hành kĩ năng những bài học nào? + Trong cuộc sống hàng ngày em cần tiết kiệm những gì ? - Nhận xét tiết học. - Hướng dẫn HS học ở nhà, chuẩn bị bài sau. ....................... ... Thứ tư, ngày 18 tháng 11 năm 2020 TẬP ĐỌC Tiết 22: CÓ CHÍ THÌ NÊN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ: cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ: nên, lành, lận, cả, rã, 2. Kĩ năng: Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. - Đọc đúng các tiếng, từ khó. - Đọc trôi chảy, rõ ràng, rành mạch từng câu tục ngữ. - Đọc các câu tục ngữ thể hiện giọng khuyên chí tình. 3. Thái độ: Có ý thức tự rèn luyện mình. II. Đồ dùng dạy học: GV: Soạn bài sẵn bảng tương tác. HS: Xem trước bài ở nhà. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. Cách tiến hành: - 1 HS điều khiển cả lớp hát. - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc truyện Ông Trạng thả diều. - Cho HS thảo luận nhóm 2 đặt câu hỏi cho nhau ôn lại bài cũ. - 1 HS điều khiển các bạn nêu câu hỏi cho nhau ôn lại bài cũ và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - HS nhận xét . GV nhận xét. - GV liên hệ giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: - Rèn đọc đúng các từ, tiếng khó, biết ngắt nghỉ đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ. - Hiểu một số từ ngữ trong bài. Hiểu được nội dung của bài. Cách tiến hành: * Luyện đọc - Gọi 7 HS nối tiếp nhau đọc từng câu tục ngữ (3 lượt HS đọc). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có). - Chú ý các câu tục ngữ: Ai ơi đã quyết thì hành Đã đau thì lận tròn vành mới thôi Người có chí thì nên Nhà có nền thì vững. - HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc toàn bài. - Gọi HS đọc phần chú giải. - GV đọc mẫu. *Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc thầm trao đổi và trả lời câu hỏi. - Gọi HS đọc câu hỏi 1. - Phát phiếu và bút dạ cho nhóm 4 HS. - Gọi 2 nhóm dán phiếu lên bảng và cử đại diện trình bày. - Gọi các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Kết luận lời giải đúng. - Gọi HS đọc câu hỏi 2. HS trao đổi và trả lời câu hỏi. - Gọi HS trả lời: + Theo em, HS phải rèn luyện ý chí gì? Lấy ví dụ về biểu hiện một HS không có ý chí. + Các câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì? Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành Mục tiêu: Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. HTL các câu tục ngữ. Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng và đọc thuộc lòng theo nhóm. GV đi giúp đỡ từng nhóm. - Gọi HS đọc thuộc lòng từng câu theo hình thức truyền điện hàng ngang hay hàng dọc. - Tổ chức cho HS thi đọc cả bài. - Nhận xét về giọng đọc. Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học làm bài tập củng cố kiến thức bài học. Cách tiến hành: + Nêu nội dung, ý nghĩa bài. + Em hiểu các câu tục ngữ trong bài muốn nói lên điều gì? Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng Mục tiêu: Liên hệ thực tế, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học. Cách tiến hành: + Theo em, HS phải rèn luyện ý chí gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc lòng 7 câu tục ngữ. ....................... ... TOÁN Tiết 53: NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép nhân với các số tận cùng là chữ số 0. 2. Kĩ năng: Vận dụng để giải các bài toán tính nhanh, tính nhẩm. 3. Thái độ: HS tính toán cẩn thận, nhanh nhẹn. II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ. HS: Bảng con. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. Cách tiến hành: - 1 HS điều khiển cả lớp hát. - GV gọi 2 HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép nhân. - 2 HS lên bảng làm: 72 x 4 x 25 ; 7 x 2 x 9 x 5 - GV chữa bài, nhận xét. - GV liên hệ giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: Biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0. Cách tiến hành: * Phép nhân 1324 x 20 - GV viết lên bảng phép tính 1324 x 20 + Số 20 có chữ số tận cùng là mấy? + 20 bằng 2 nhân mấy? - Vậy ta có thể viết: 1324 x 20 = 1324 x (2 x 10) - Hãy tính gái trị của 1324 x (2 x 10) + Vậy 1324 x 20 bằng bao nhiêu? + 2648 là tích của các số nào? + Nhận xét gì về số 2648 và 26480? + Số 20 có mấy chữ số 0 ở tận cùng? - Vậy khi thực hiện nhân 1324 x 20 chúng ta chỉ thực hiện 1324 x 2 rồi viết thêm một chữ số 0 vào bên phải tích 1324 x 2. + Hãy đặt tính và thưc hiện tính 1324 x 20. - GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép nhân của mình. - GV yêu cầu HS thực hiện tính: 123 x 30 ; 4578 x 40 ; 5463 x 50 - GV nhận xét. * Phép nhân 230 x 70. - GV viết lên bảng phép nhân 230 x 70. - GV yêu cầu: Hãy tách số 230 thành tích của một số nhân với 10. - GV yêu cầu HS tách tiếp số 70 thành tích của một số nhân với 10. - Vậy ta có 230 x 70 = (23 x 10) x (7 x 10) - GV: Hãy áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân để tính giá trị của biểu thức. (23 x 10) x (7 x 10). + 161 là tích của các số nào? + Nhận xét gì về số 161 vá 16100? + Số 230 có mấy chữ số 0 tận cùng? + Số 70 có mấy chữ số 0 tận cùng? + Vậy cả hai thừa số của phép nhân 230 x 70 có tất cả mấy chữ số 0 ở tận cùng? - Vậy khi thực hiện nhân 230 x 70 chúng ta chỉ việc thực hiện 23 x 7 rồi viết thêm hai chữ số 0 vào bên phải tích 23 x 7. + Hãy đặt tính và thực hiện tính 230 x 70. - GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép nhân của mình. Hoạt động 3 : Luyện tập, thực hành Mục tiêu: Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm và làm toán giải. Cách tiến hành: Bài 1: - GV yêu cầu HS tự làm bài trong nhóm đôi bạn, sau đó nêu cách tính và đọc bài cho bạn mình nghe. - 2 HS lên bảng làm. Bài 3: - HS thảo luận nhóm đôi bạn các câu hỏi sau. + Bài toán hỏi gì? + Muốn biết có tất cả bao nhiêu ki – lô - gam gạo và ngô, chúng ta phải tính được gì? - GV yêu cầu HS làm bài vào vở trong nhóm 4. 1 HS làm bài bảng phụ. 1 HS lên điều khiển đại diện các nhóm lần lượt báo cáo. - GV nhận xét. Bài 4: - HS đọc đề bài. HS phân tích đề bài trong nhóm đôi bạn. - GV yêu cầu HS tự làm bài. 1 HS chữa bài. - GV nhận xét. Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp Mục tiêu: Củng cố nội dung bài. Cách tiến hành: Cho HS nhắc lại cách nhân nhẩm. Thi đua: 45 x 20 452 x 400 205 x 50 - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập 2 và chuẩn bị bài sau. ....................... ... TẬP LÀM VĂN Tiết 21: LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đề bài trong SGK. 2. Kĩ năng: Bước đầu biết đóng vai trao đổi tự nhiên, cố gắng đạt mục đích đề ra. 3. Thái độ: Mạnh dạn, tự tin khi thực hiện nhiệm vụ học tập. II. Đồ dùng dạy học: GV- Bảng phụ ghi sẵn tên truyện hay nhân vật có nghị lực, ý chí vươn lên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_11_nam_hoc_2020_2021.docx