Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022

Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022

1 Tập đọc: (tiết 1)

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I.Mục tiêu:

Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).

Hiểu ND bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.

Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. (trả lời được các CH trong SGK)

HSTTT trả lời được các câu hỏi trong SGK, đọc diễn cảm toàn bài

II.Đồ dùng dạy học:

Tranh minh họa SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.

III.Các hoạt động dạy học:

A.Mở đầu (1 )

GV giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn Tập đọc lớp 4 kỳ 1.

GV yêu cầu HS mở mục lục SGK, đọc tên các chủ điểm trong sách.

GV: Từ xa xưa ông cha ta đã có câu "Thương người như thể thương thân", đó là truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam. Các bài học môn Tiếng Việt tuần 1, 2, 3 sẽ giúp các em hiểu thêm và tự hào về truyền thống cao đẹp này.

 

doc 28 trang xuanhoa 12/08/2022 2580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
 Soạn ngày 4/9/2021
 Dạy thứ hai ngày 6/9/2021
Tiết 1 Tập đọc: (tiết 1)
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I.Mục tiêu:
Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).
Hiểu ND bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.
Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. (trả lời được các CH trong SGK)
HSTTT trả lời được các câu hỏi trong SGK, đọc diễn cảm toàn bài
II.Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy học:
A.Mở đầu (1 )
GV giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn Tập đọc lớp 4 kỳ 1.
GV yêu cầu HS mở mục lục SGK, đọc tên các chủ điểm trong sách.
GV: Từ xa xưa ông cha ta đã có câu "Thương người như thể thương thân", đó là truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam. Các bài học môn Tiếng Việt tuần 1, 2, 3 sẽ giúp các em hiểu thêm và tự hào về truyền thống cao đẹp này.
B.Dạy bài mới: (37)
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
HS: Quan sát tranh SGK/ 3-Nêu nội dung bức tranh - Nêu tên chủ điểm.
GV giới thiệu tập truyện Dế Mèn phưu lưu kí (ghi chép về những cuộc phưu lưu của Dế Mèn) Để kích thích hs tìm đọc truyện của nhà văn Tô Hoài, các bạn nhỏ ở mọi nơi đều rất thích. Bài tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là một trích đoạn từ truyện Dế Mèn phưu lưu kí.
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: (25)
 a.Luyện đọc:
1em đọc toàn bài.
HS mở SGK trang 4-5, tiếp nối nhau đọc từng đoạn (4 đoạn) - 2 đến 3 lượt.
1-2 em đọc toàn bài.
Tìm hiểu nghĩa của các từ khó được giới thiệu ở phần chú giải, giải nghĩa thêm: ngắn chùn chùn: Ngắn đến mức quá đáng; Thui thủi: Cô đơn một mình lặng lẽ.
GV đọc bài: Giọng đọc chẫm rãi, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật.
b.Tìm hiểu bài:
? Truyện có những nhân vật chính nào? (Dế Mèn, chị Nhà Trò, bọn Nhện)
? Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là ai? (là chị Nhà Trò).
1 em đọc đoạn 1 - Lớp đọc thầm:
? Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh nào? (Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu ngồi khóc tỉ tê bên tảng đá cuội).
? Đoạn 1 ý nói gì? (Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò).
1 em đọc đoạn 2 - Lớp đọc thầm.
? Những chi tiết nào cho biết chị Nhà Trò rất yếu ớt? (Nhà Trò có thân hình bé nhỏ, gầy yếu, người bị những phấn như mới lột, cánh mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn, lại quá yếu và chưa quen mở vì ốm yếu, chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng.
? Đoạn 2 cho ta thấy gì? (Hình dáng yếu ớt của chị Nhà Trò).
? Sự yếu ớt của chị Nhà Trò thông qua con mắt của nhân vật nào? (Dế Mèn).
1 em đọc đoạn 3 - Lớp đọc thầm.
? Đoạn này là lời của ai? (Lời của chị Nhà Trò).
? Nhà Trò bị bọn Nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào? (Trước đây mẹ của Nhà Trò vay lương ăn của bọn Nhện. Sau chưa trả hết thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu, kiếm không đủ ăn, không trả được nợ, bọn Nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận. Lần này chúng chăng tơ chặn đường đe bắt chị ăn thịt).
?Đoạn 3 nói lên điều gì? (Tình cảnh đáng thương của chị Nhà Trò khi bị bọn Nhện ức hiếp).
1 em đọc đoạn 4 - Lớp đọc thầm.
? Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? (Lời nói: em đừng sợ, hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe mà ăn hiếp kẻ yếu. Cử chỉ: Xòe hai càng ra dắt Nhà Trò đi).
? Đoạn cuối bài ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì? (Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn).
?Qua câu chuyện tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
ND: Tác giả Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.
? Trong truyện có nhiều hình ảnh nhân hóa, em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
HS trả lời - GV nhận xét uốn nắn.
c.Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
HS: 4 em tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài.
GV hướng dẫn các em có giọng đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện.
VD: 	Đoạn 2: Đọc chậm thể hiện sự yếu đuối của Nhà Trò.
	Đoạn 3: Đọc với giọng kể lể đáng thương.
	Đoạn 4: Đọc với giọng mạnh mẽ, dất khoát thể hiện sự bất bình.
GV: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3.
GV đọc mẫu - HS đọc theo cặp.
1 – 2HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi uốn nắn.
3.Củng cố dặn dò (2)
? Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
GV nhận xét tiết học.Dặn chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: THỂ DỤC (Thầy Lưu)
Tiết 3 Tập đọc: (Tiết 2)
MẸ ỐM
I.Mục tiêu:
Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
Hiểu ND bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm. (trả lời được các CH 1, 2, 3; thuộc ít nhất 1 khổ thơ trong bài)
II.Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài, bảng phụ viết sẵn khổ thơ 4, 5.
III.Hoạt động dạy học: 
A.Kiểm tra bài cũ: (3)
2 HS lên bảng đọc đoạn 2 bài "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu".
? Chi tiết nào chứng tỏ chị Nhà Trò rất yếu ớt? Gv: Nhận xét 
B.Dạy bài mới: (35)
1.Giới thiệu bài:
GV giới thiệu bài thông qua tranh và ghi bảng.
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: (35)
a.Luyện đọc.
7 hs nối tiếp nhau đọc toàn bài trước lớp (mỗi em 1 khổ thơ).
GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.
2 HS đọc lại các câu sau, lưu ý cách ngắt nhịp:
Lá trầu / khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều / gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn / khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn / vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Nắng trong trái chín / ngọt ngào bay hương.
HS tìm hiểu nghĩa của các từ được giới thiệu ở phần chú giải.
HS tiếp nối nhau đọc lần 2.
GV đọc bài với giọng nhẹ nhàng tình cảm: Khổ 1, 2 đọc với giọng trầm buồn; khổ 3 giọng lo lắng; Khổ 4, 5 giọng vui; khổ 6, 7 giọng đọc thiết tha.
b.Tìm hiểu bài.
? Bài thơ cho chúng ta biết chuyện gì? (Mẹ bạn nhỏ bị ốm.)
? Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì?
"Lá trầu / khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều / gấp lại trên đầu bấy nay”
"Cánh màn kép lỏng cả ngày
Ruộng vườn / vắng mẹ cuốc cày sớm trưa"
Những câu trên ý muốn nói mẹ bạn nhỏ bị ốm. Lá trầu mẹ không ăn, truyện Kiều mẹ không đọc, ruộng vườn vắng mẹ, mẹ nằm trên giường và rất mệt.
? Em hãy hình dung khi mẹ không bị ốm, lá trầu, truyện Kiều, ruộng vường sẽ như thế nào?
Hs trả lời - Gv nhận xét bổ sung.
? Cụm từ "lặn trong đời mẹ" có ý nghĩ như thế nào? (Có nghĩa: Những vất vả nơi ruộng đồng qua ngày tháng đã để lại trong mẹ và bây giờ đã làm mẹ ốm.)
1 HS đọc to khổ thơ 3 - Lớp đọc thầm.
? Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua các câu thơ nào? ("Mẹ ơi cô bác xóm làng đến thăm / Người cho trứng, người cho cam / Và anh y sỹ đã mang thuốc vào".)
? Những việc làm đó cho em biết điều gì? (Tình làng nghĩa xóm thật sâu nặng, đậm đà, đầy nhân ái.)
Tình cảm của hàng xóm láng giềng thật sâu nặng. Vậy tình cảm của mẹ thì sao?
Gọi 1 hs đọc đoạn còn lại. - Lớp đọc thầm.
? Câu thơ nào trong bài bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ? (Bạn nhỏ xót thương mẹ: "Nắng mưa từ những ngày xưa / Lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan". "Cả đời đi gió đi sương / Hôm nay mẹ lại lầ giường tập đi". "Vì con mẹ khổ đủ điều / Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn"; Bạn nhỏ không quản ngại làm tất cả mọi điều để mẹ vui: "Mẹ vui con có quản gì / Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca"; Bạn nhỏ mong mẹ chóng khỏe: "Con mong mẹ khỏe dần dần / Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say"; Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn của đời mình: "Mẹ là đất nước tháng ngày của con". 
Hs trả lời - Gv nhận xét:
? Bài thơ muốn nói với các em điều gì? (Tìn cảm sâu nặng: Tình làng xóm, tình máu mủ).
GV tóm tắt và ghi nội dung lên bảng:
ND : Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.
c.Học thuộc lòng bài thơ.
HS tiếp nối nhau đọc toàn bài (mỗi em 1 khổ thơ).
GV hướng dẫn hs tìm ra cách ngắt giọng và đọc diễn cảm.
HS đọc diễn cảm theo cặp. GV nhận xét uốn nắn.
Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm và thuộc lòng khổ thơ 4, 5. GV nhận xét 
3.Củng cố dặn dò: (2)? Bài thơ viết theo khổ thơ nào? (Lục bát).
? Trong bài thơ em thích nhất khổ thơ nào nhất? Vì sao?Hs trả lời - Gv nhận xét, bổ sung.
Tiết 4: Tập làm văn: (Tiết 1)
THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN?
I.Mục tiêu:
Hiểu những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện (ND Ghi nhớ).
Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến 1, 2 nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa (mục III).
II.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi sẵn các sự việc chính trong truyện "Sự tích hồ Ba Bể", VBT.
III.Các hoạt động dạy học:
A.Mở đầu: (1)
GV giới thiệu về phân môn TLV.
B.Dạy bài mới: (37)
1.Giới thiệu bài: (1)
? Tuần này các em đã kể lại câu chuyện nào? (Sự tích hồ Ba Bể).
Thế nào là văn kể chuyện? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
2.Phần nhận xét: (20)
Bài tập 1: 1 hs đọc nội dung bài tập.
GV gợi ý để 1 - 2 hs kể lại tóm tắt câu chuyện "Sự tích hồ Ba Bể".
? Câu chuyện có những nhân vật nào? (Bà cụ ăn xin. Mẹ con bà nông dân. Bà con dự lễ hội.)
HS trả lời - Gv nhận xét, ghi bảng.
? Các sự việc xảy ra trong truyện và kết quả của các sự việc ấy?
GV gợi ý cho hs nêu từng sự việc.
GV nhận xét sau đó đính bảng phụ viết sẵn các sự việc ấy.
Sự việc 1: Bà cụ đến lễ hội xin ăn à Không ai cho.
Sự việc 2: Bà cụ gặp mẹ con bà nông dânà 2 mẹ con cho bà ngủ và ăn trong nhà.
Sự việc 3: Đêm khuya à bà già hiện hình thành một con giao long lớn.
Sự việc 4: Sáng sớm bà lão ra đi à cho 2 mẹ con 1 nắm tro rồi 2 mảnh vỏ trấu.
Sự việc 5: Trong đêm lễ hội à dòng nước phun lên tất cả đều chìm nghỉm.
Sự việc 6: Nước lụt dâng lên à mẹ con bà nông dân chèo thuyền cứu người.
? Câu chuyện có ý nghĩa gì?
HS trả lời - Gv nhận xét ghi bảng.
Ý nghĩa: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể. Truyện còn ca ngợi con người có lòng nhân ái, sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Những người có lòng nhân ái sẽ được thưởng xứng đáng.
Bài tập 2: HS đọc nội dung của bài.
Cả lớp đọc thầm - Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
GV gợi ý và ghi ý trả lời đúng lên bảng.
? Bài văn có những nhân vật nào? (Không có nhân vật.)
? Bài văn có những sự kiện nào xảy ra đối với nhân vật? (Không có sự kiện nào xảy ra.)
? Bài văn giới thiệu những gì về hồ Ba Bể? (Giới thiệu vị trí, độ cao, chiều dài, địa hình, cảnh đẹp của hồ Ba Bể.)
? Bài "Hồ Ba Bể" với bài "Sự tích hồ Ba Bể" Bài nào là văn kể chuyện? Vì sao? )Bài "Sự tích hồ Ba Bể" là văn kể chuyện vì có nhân vật, cốt chuyện, có ý nghĩa câu chuyện. Bài "Hồ Ba Bể" không phải là văn kể chuyện mà là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể.)
Bài tập 3: HS nêu yêu cầu.
? Theo em thế nào là kể chuyện? HS trả lời - Gv nhận xét ghi bảng.
Kể chuyện là kể lại một sự việc có nhân vật, cốt truyện, có các sự kiện liên quan đến nhân vật. Câu chuyện đó phải có ý nghĩa.
3.Ghi nhớ:
3 - 4HS đọc phần ghi nhớ SGK.
4.Luyện tập: (16)
Bài 1: Hs nêu yêu cầu bài.
GV gợi ý - HS làm bài vào VBT.
Gọi 2 - 3 hs đọc bài làm của mình. Gv có thể hỏi để tìm hiểu rõ nội dung.
GV nhận xét
Bài 2: Hs nêu yêu cầu bài.
HS làm bài vào vở: Đáp án: em, người phụ nữ, em bé.
Nêu ý nghĩa câu chuyện: Quan tâm giúp đỡ nhau là một nếp sống đẹp.
5.Củng cố dặn dò: (2)
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Khoa học: (Tiết 1)
CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
I.Mục tiêu:
Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống. 
Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy vào khí ô-xi, thức ăn, nước uống; thải ra khí các-bô-níc, phân và nước tiểu.
Thể hiện sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường bằng sơ đồ đơn giản.
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa trang 1, 5 SGK, VBT.
- Bộ phiếu giành cho trò chơi "Cuộc hành trình đến hành tinh khác" (theo nhóm).
III. Các hoạt động dạy học:
A.Mở đầu: GV giới thiệu về phân môn Khoa học.
B.Bạy bài mới : (40)
1.Giới thiệu bài : GV giới thiệu chương trình học - bài học - ghi bảng.
2.Động não : (10)
GV Yêu cầu hs liệt kê những gì cần có cho cuộc sống của mình.
? Kể những thứ mà em cần hàng ngày để duy trì sự sống của mình.
HS kể - GV ghi bảng: 
	+ Không khí, thức ăn, quần áo, nhà ở, xe cộ, 
	+ Con người cần đi học, chữa bệnh khi ốm, xem phim, ca nhạc.
	+ Con người cần tình cảm bạn bè, hàng xóm, 
GV tóm tắt ý của hs - bổ sung - rút ra kết luận.
* Những điều kiện để con người sống và phát triển là:
	- Điều kiện về vật chất.
	- Điều kiện về tinh thần, văn hóa, xã hội.
3.Những yếu tố cần cho sự sống mà chỉ có con người cần: (15)
HS quan sát tranh minh họa (trang 4 - 5 SGK) - Trả lời câu hỏi.
? Con người cần những gì cho cuộc sống hàng ngày của mình? (Cần ăn uống, xem tivi, học tập, được chăm sóc khi ốm, có bạn bè, quần áo, xe máy, ô tô, tình cảm gia đình, vui chơi giaỉi trí,...)
GV gọi HS nêu yêu cầu BT1 - HS làm bài vào VBT.
1 - 2 hs nêu kết quả bài tập.
GV và HS nhận xét, bổ sung thêm.
? Giống như động vật và thực vật, con người cần gì để duy trì sự sống? (Không khí, nước, ánh sáng, thức ăn.)
? Hơn hẳn thực vật và động vật con người còn cần thêm gì để sống? (Trường học, bệnh viện, tình cảm gia đình, bạn bè, các phương tiện giao thông, phương tiện vui chơi giải trí, )
Kết luận: Ngoài các yếu tố mà cả thực vật và động vật đều cần như: nước, không khí, ánh sáng, thức ăn con người còn cần các điều kiện về tinh thần, văn hóa, xã hội, phương tiện giao thông, bệnh viện, trường học, 
4.Trò chơi "Cuộc hành trình đến hành tinh khác": (20)
GV giới thiệu trò chơi - Phổ biến cách chơi.
Gv chia lớp thành các nhóm nhỏ - Phát cho mỗi nhóm 1 bộ trò chơi gồm 20 tấm phiếu bao gồm những thứ cần có để duy trì cuộc sống và những thứ mà các em muốn có. Mỗi tấm vẽ mỗi thứ.
Đại diện một nhóm nêu yêu cầu: Khi đi du lịch đến hành tinh khác mình nên mang theo những thứ gì? (Nhặt thứ mình cần xếp lại với nhau).
Các nhóm tiến hành chơi trong vòng 5 phút.
Đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét tuyên dương.
5.Củng cố dặn dò : (3)
HS nhắc lại những điều kiện mà con người, động vật, thực vật rất cần cho sự sống. ? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giữ gìn điều kiện đó?
GV nhận xét tiết học. Dặn hs về học bài và chuẩn bị bài sau.
 Soạn ngày 4/9/2021
 Dạy thứ ba ngày 7/9/2021
Tiết 1: Luyện từ và câu: (Tiết 1)
CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I.Mục tiêu:
Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh) - ND Ghi nhớ.
Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu (mục III_.
HSTTT giải được câu đố ở BT2 (mục III).
II.Đồ dùng dạy học:
Gv: Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiêng có ví dụ:
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
bầu
b
âu
huyền
Bộ chữ cái ghép tiếng.
III.Các hoạt động dạy học:
A.Mở đầu:
GV giới thiệu về phân môn Luyện từ và câu.
B.Dạy bài mới: (40)
1.Giới thiệu bài:
Gv: Những tiết luyện từ và câu sẽ giúp các em mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ nói, viết thành câu đúng và hay. Bài hôm nay giúp các em hiểu về cấu trúc tạo tiếng.
2.Nhận xét: (15)
Hs đọc và lần lượt thực hiện yêu cầu trong SGK.
? Câu tục ngữ có bao nhiêu tiếng? (14 tiếng) gv ghi bảng câu thơ.
Hs đếm thành tiếng từng dòng - Nêu lại kết quả làm việc.
Hs đánh vần thầm và ghi lại cách đánh vần tiếng "bầu": bờ - âu - bâu - huyền - bầu.
1 HS lên bảng ghi lại cách đánh vần - Lớp đánh vần thành tiếng.
Gv dùng phấn màu ghi vào sơ đồ (như đã chuẩn bị).
? Tiếng "bầu" gồm có bao nhiêu bộ phận? Đó là những bộ phận nào? (Có 3 bộ phận: âm đầu, vần và thanh.)
Tương gv hướng dẫn hs phân tích các tiếng còn lại của câu thơ rút ra nhận xét.
? Tiếng do bộ phận nào tạo thành? Cho ví dụ? (Tiếng do bộ phận: âm đầu, vần, dấu thanh tạo thành. VD: tiếng "thường". Tiếng do bộ phận: vần, dấu thanh tạo thành. VD: ơi, anh...)
? Trong tiếng bộ phận nào không thể thiếu? Bộ phận nào có thể thiếu? (Bộ phận vần và dấu thanh không thể thiếu. Bộ phận âm đầu có thể thiếu.)
Lưu ý:Thanh ngang không được đánh dấu khi viết.
3.Ghi nhớ:
HS đọc phần ghi nhớ SGK - gv ghi bảng.
1 hs lên bảng chỉ vào sơ đồ và nói lại phần ghi nhớ.
4.Luyện tập: (23)
Bài 1: Hs nêu yêu cầu: Phân tích các bộ phận cấu tạo từng tiếng trong câu tục ngữ dưới đây vào bảng.
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
HS làm bài vào vở (mỗi bàn phân tích 3 tiếng).
Gọi hs lên chữa bài - Nhận xét bài làm của bạn.
Bài 2: Hs đọc yêu cầu bài: Suy nghĩ và giải câu đố.
HS trả lời và giải thích - gv nhận xét về đáp án đúng.
- Đó là chữ "sao" Vì để nguyên là ông sao trên trời bớt âm đầu "s" thành tiếng "ao" là chỗ cá bơi hàng ngày.
5.Củng cố dặn dò: (3)
GV nhận xét tiết học, dặn hs về học thuộc phần ghi nhớ, làm lại bài 1 và chuẩn 
Tiết 2: Toán: (Tiết 1)
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100.000.
I.Mục tiêu:
- Đọc, viết được các số đến 100 000.- Biết phân tích cấu tạo số.
II.Đồ dùng dạy học:
Bộ đồ dùng thực hành toán.SGK, VBT,bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học:
A.Mở đầu: GV giới thiệu quyển sách toán 4 và nội dung chương trình toán 4.
B.Dạy bài mới: (40)
1.Giới thiệu bài: (1)
2.Ôn cách đọc số, viết số và các hàng: (20)
GV viết số: 83251 - yêu cầu hs đọc số. Nêu rõ chữ số của từng hàng.
Tương tự hs đọc và phân tích cấu tạo số: 83001, 80201, 80001.
Gv yêu cầu hs nêu quan hệ giữa 2 hàng liền kề.
	1 chục = 10 đơn vị, 1 trăm = 10 chục, 
HS nêu:-Các số tròn chục.Các số tròn trăm. Các số tròn nghìn. Các số tròn chục nghìn.
3.Luyện tập: (18)
Bài 1: HS mở VBT, nêu yêu cầu bài.
GV cho hs nhận xét, tìm ra quy luật viết các số trong các dãy số:
VD: Cho biết số cần viết tiếp theo 7000; 8000 là số nào (9000) và sau đó nữa là số nào (10 000), 
HS 3 em lên bảng làm - Lớp làm bài vào vở:
a) 7000; 8000; 9000; 10 000; 11 000; 12 000; 13 000.
b) 0; 10 000; 20 000; 30 000; 40 000; 50 000; 60 000.
c) 33 700; 33 800; 33 900; 34 000; 34 100; 34 200; 34 300.
GV cùng HS nhận xét sửa sai.
Bài 2: HS nêu yêu cầu: Viết theo mẫu.
GV chia nhóm, phát phiếu cho các nhóm và hướng dẫn mẫu.
HS thảo luận nhóm Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
GV nhận xét, đưa ra đáp án đúng:
Viết số
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
Đọc số
25 734
2
5
7
3
4
Hai mươi lăm nghìn bảy trăm ba mươi tư
63 241
6
3
2
4
1
Sáu mươi ba nghìn hai trăm bốn mươi mốt
47 032
4
7
0
3
2
Bốn mươi bảy nghìn không trăm ba mươi hai
80 407
8
0
4
0
7
Tám mươi nghìn bốn trăm linh bảy
20 002
2
0
0
0
2
Hai mươi nghìn không trăm linh hai
Bài 3: HS nêu yêu cầu.? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
HS làm cá nhân, nêu kết quả.GV nhận xét 
4.Củng cố dặn dò: (2)GV nhận xét tiết học, dặn hs về làm BT và chuẩn bị bài mới.
Tiết 3: Kể chuyện: (Tiết 1)
SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
I.Mục tiêu:
Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể (do GV kể).
Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái.
II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa trong truyện SGK.
III.Các hoạt động dạy học:
A.Mở đầu: (1)
GV giới thiệu về phân môn Kể chuyện.
B.Dạy bài mới: (37)
1.Giới thiệu bài: (1)
Gv: Giới thiệu bài - ghi bảng.
2.Gv kể chuyện: (10)
Kể lần 1: Giọng kể thong thả, rõ ràng, nhanh hơn ở đoạn kể về tai họa trong đêm hội, chậm rãi ở đoạn kết.
Kể lần 2: Kể theo tranh minh họa.
HS quan sát tranh, đọc phần lời dưới mỗi tranh.
GV giúp hs hiểu nghĩa các từ: cầu phúc, giao long, bà góa, làm việc thiện, bâng quơ.
? Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào? (Không biết bà từ đâu đến, trông bà gớm ghiếc, người gầy còm, lở loét xông lên mùi hôi thối, bà luôn miệng kêu đói.)
? Mọi người đối xử với bà ra sao? (Xua đuổi bà).
? Ai đã cho bà cụ ăn và nghỉ? (Mẹ con bà góa).
? Chuyện gì đã xảy ra trong đêm? (Chỗ bà cụ ăn xin sáng rực lên. Đó không phải bà cụ mà là một con giao long lớn).
? Khi chia tay bà cụ dặn mẹ con bà góa điều gì? (Sắp có lụt và đưa cho mẹ con bà góa 1 gói tro và 2 mảnh vỏ trấu).
? Trong đêm lễ hội chuyện gì đã xảy ra? (Lụt lỗi xảy ra, nước phun lên, tất cả mọi vật đều chìm nghỉm).
? Mẹ con bà góa đã làm gì? (Dùng thuyền từ 2 miểng vỏ trấu đi khắp nơi cứu người bị nạn).
? Hồ Ba Bể được hình thành như thế nào? (Chỗ đất sụt là hồ Ba Bể, nhà 2 mẹ con trở thành hòn đảo giữa hồ).
3.Hướng dẫn hs kể chuyện: (26))
HS đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập.
GV nhắc hs kể đúng cốt chuyện.
Kể chuyện theo nhóm.
HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm 4 em (mỗi em kể theo 1 tranh) sau đó 1 hs kể toàn câu chuyện.
Thi kể chuyện trước lớp.
2 hs thi kể toàn bộ câu chuyện.
Gv nhận xét, tuyên dương bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
? Ngoài mục đích giải thích sự hình thành của hồ Ba Bể, câu chuyện còn muốn nói với chúng ta điều gì?
HS trả lời - Gv nhận xét chốt ý nghĩa câu chuyện.
4.Củng cố dặn dò: (2)
? Câu chuyện cho em biết điều gì?
GV nhận xét tiết học. Dặn hs về kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
Tiết 4 Tập làm văn: (Tiết 2)
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
I.Mục tiêu:
Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (ND Ghi nhớ).
Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Ba anh em (BT1, mục III).
Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật (BT2, mục III).
II.Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa câu chuyện trang 14 sgk, .
III.Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: (5)
? Bài văn kể chuyện khác với bài văn thông thường ở điểm nào?
Gọi hs trả lời. Gv nhận xét 
B.Dạy bài mới: (33)
1.Giới thiệu bài: (1)
Gv: Giới thiệu bài - ghi bảng.
2.Nhận xét: (20)
Bài 1: Hs đọc yêu cầu.
? Các em vừa học những câu chuyện nào? ("Dế Mèn bênh vực kẻ yếu", "Sự tích hồ Ba Bể")
? Tìm nhân vật là người trong 2 câu chuyện trên. (Hai mẹ con bà nông dân, bà cụ ăn xin, Những người dự lễ hội.)
? Tìm nhân vật là vật ? (Dế Mèn, Nhà Trò, bọn Nhện, Giao Long.)
? Nhân vật trong truyện có thể là ai? (Là người, con vật, ...)
Bài 2: Nhận xét tính cách của nhân vật.
HS thảo luận theo cặp - Nêu nhận xét.
- Dế Mèn có tính cách: Thương người, ghét áp bức bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa để bênh vực kẻ yếu. Căn cứ đẻ nêu nhận xét đó là: lời nói và hành động của Dế Mèn che chở giúp đỡ chị Nhà Trò.
- Mẹ con bà nông dân: Giàu lòng nhân hậu. Căn cứ vào việc làm: Cho bà lão ăn xin ăn, ngủ trong nhà, hỏi bà cụ cách giúp người bị nạn, chèo thuyền cứu giúp nhân dân.
? Nhờ đâu mà em biết tính cách của nhân vật? (Nhờ hành động, lời nói của nhân vật.)
3.Ghi nhớ: 3 - 4 HS đọc ghi nhớ SGK.
4.Luyện tập: (12)
Bài 1: Hs đọc nội dung.
? Câu chuyện Ba anh em có những nhân vật nào? Ni-ki-ta, Gô-sa, Chi-ôm-ca, bà ngoại.
? Nhìn vào tranh minh họa em thấy ba anh em có gì khác nhau? (Ba anh em tuy giống nhau nhưng hành động sau bữa ăn lại rất khác nhau.)
HS đọc thầm truyện và trả lời câu hỏi.
? Bà nhận xét về tính cách của từng cháu như thế nào? Căn cứ vào đâu mà bà nhận xét như vây?
+ Ni - ki - ta ham chơi không nghĩ đến người khác, ăn xong là chạy tót đi chơi.
+ Gô - sa hơi láu vì lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất.
+ Chi - ôm - ca thì biết giúp đỡ bà và nghĩ đến chim bồ câu nữa.
? Theo em, nhờ đâu mà bà có nhận xét như vậy? (Nhờ quan sát hành động của ba anh em.)
? Em có đồng ý với nhận xét của bà vvề tính cách của từng cháu không? Vì sao? (Đồng ý. Vì qua việc làm của 3 anh em đã bộc lộ tính cách của mình.)
Bài 2: Hs nêu yêu cầu.
HS thảo luận theo cặp về tình huống để trả lời câu hỏi.
? Nếu là người biết quan tâm đến người khác thì bạn nhỏ sẽ làm gì? (Chạy lại, nâng em bé dậy, phủi bụi cho em bé, xin lỗi em, dỗ cho em bé nín khóc.)
? Nếu là người không biết quan tâm đến người khác thì bạn nhỏ sẽ làm gì? (Bỏ chạy, tiếp tục nô đùa, chẳng cần để ý đến em bé, ...)
GV cùng HS nhận xét.
HS thi kể câu chuyện trước lớp - Lớp quan sát nhận xét.
5.Củng cố dặn dò: (2)GV nhận xét tiết học, tuyên dương những hs học tốt. Dặn hs về học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: TIẾNG ANH (Cô Thể)
 Soạn ngày 4/9/2021
 Dạy thứ tư ngày 8/9/2021
Tiết 1: TIẾNG ANH (Cô Thể)
Tiết 2 Toán: (Tiết 2)
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (Tiếp theo).
I.Mục tiêu:
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số; nhân (chia) số có đến 5 chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100 000.
II.Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: (5)
GV kiểm tra VBT của hs về nhà làm - Nhận xét.
HS đọc số và nêu cấu tạo số: 52792, 87086. GV nhận xét.
B.Dạy bài mới: (35)
1.Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài - ghi bảng.
2.Hướng dẫn ôn tập. (30)
Bài 1: Hs nêu yêu cầu của bài.
Cho lớp làm vào VBT sau đó gọi 4 HS lên chữa bài:
GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 2: Hs nêu yêu cầu của bài. GV ghi bảng.
HS làm bài vào vở BT, 4 hs lên bảng làm bài.
GV nhận xét sửa sai:
34365 + 28072 79423 – 5286 5327 x 3 3328 : 4 
Bài 3: HS nêu yêu cầu, GV ghi bảng.
HS làm vào VBT và chữa bài: Gv nhận xét 
Bài 4: HS nêu yêu cầu của bài, GV ghi bảng.
HS làm vào VBT và chữa bài.
Số lớn nhất trong các số 85732; 85723; 78523; 38572 là:
 A. 85732 B. 85723 C. 78523 D. 38572 GV nhận xét, 
3.Củng cố dặn dò : (2) GV nhận xét tiết học. Dặn hs về làm các bài tập ở SGK.
Tiết 3 Toán: (Tiết 3)
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (Tiếp theo)
I.Mục tiêu:
- Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số; nhân (chia) số có đến 5 chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Tính được giá trị của biểu thức.
II. Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: (5) GV KT VBT về nhà của HS, nhận xét.
B.Dạy bài mới: (35)
1.Giới thiệu bài: (1)
GV giới thiệu bài - Ghi bảng.
2. Hướng dẫn ôn tập:( 33)
Bài 1: Gọi hs nêu yêu cầu của bài, GV ghi bảng.
HS làm bài vào vở sau đó lên chữa bài.
GV nhận xét sửa sai:
 65321 82100 2623 1585 5
 + - x 08 317
 26385 3001 4 35
 91706 79099 10492 0
Bài 2: HS nêu yêu cầu, GV gắn bảng.
1000
HS tự làm vào VBT sau đó lên nối kết quả đúng.
60000
800 - 300 + 7000
7500
5000 - 2000 x 2
90000 - 90000 : 3
4000
(4000 -2000) x 2 
GV nhận xét, sửa sai.
Bài 3: Hs nêu yêu cầu, GV ghi bảng.
HS nêu cách làm, làm vào VBT, 2 HS lên bảng chữa bài:
a) x + 527 = 1892 b) x - 631 = 361 
 x = 1892 – 527 x = 361 + 631
 x = 1365; x = 992. 
GV nhận xét, 
3. Củng cố dặn dò : (1)
GV nhận xét tiết học. Dặn hs về nhà làm BT trong SGK.
Tiết 4 : Chính tả: (Tiết 1)
NGHE - VIẾT : DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I.Mục tiêu:
Nghe - viết và trình bày đúng bài CT; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
Làm đúng bài tập CT phương ngữ: BT(2)a hoặc b (a/b).
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn bài tập 2a.
III.Các hoạt động dạy học:
A.Mở đầu:
GV nhắc lại một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ học chính tả, việc chuẩn bị đồ dùng cho giờ học (vở, bút, bảng, )
B.Dạy bài mới: (40)
1.Giới thiệu bài: (1)
GV: Lên lớp 4 các em tiếp tục luyện tập để viết đúng chính tả, những loại bài tập lớp 4 có yêu cầu cao hơn ở lớp 3. Trong tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe đọc và viết đúng chính tả 1 đoạn của bài "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu". Sau đó sẽ làm bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu l/n hoặc vần an/ang các em dễ đọc sai, viết sai.
2.Hướng dẫn Nghe - viết: (30)
GV đọc mẫu đoạn viết (từ Một hôm vẫn khóc) trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
1HS đọc lại - Lớp theo dõi.
? Đoạn trích cho em biết về điều gì? (Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò và hình dáng yế ớt và đáng thương của Nhà Trò).
HS đọc thầm đoạn viết, chú ý tên riêng cần viết hoa, những từ ngữ mà mình thường viết sai: cỏ xước, xanh dài, tỉ tê, chùn chùn, chỗ chấm điểm vàng, 
HS đọc, viết các từ vừa tìm được vào vở nháp.
GV: Hướng dẫn hs phân tích 1 số từ khó.
GV nhắc hs ghi tên bài vào giữa trang vở. Sau khi chấm xuống dòng chữ đầu tiên phải lùi vào 1 ô li. Chú ý ngồi viết đúng tư thế.
HS Nghe - viết.
GV đọc lại toàn bài 1 lần - HS tự soát lỗi.
GV chấm một số bài và nhận xét.
3/ Hướng dẫn hs làm bài tập: (7)
BT2a: HS đọc yêu cầu: Điền vào chỗ trống l hay n.
HS làm vào vở - 1 em lên bảng làm.
HS nhận xét chữa bài - Gv chốt lại lời giải đúng:
Lời giải: lẫn - nở nang - béo lẵn - chắc nịch - lông mày - lòa xòa - làm cho.
BT3: HS nêu yêu cầu.
HS tự giải câu đố và viết vào vở nháp.
Gọi 2 hs đọc câu đố - lời giải. Gv nhận xét sửa sai.
a. cái la bà.	b. Hoa ban.
4.Củng cố dặn dò: (3)
Gv nhận xét tiết học. Dặn hs về nhà làm BT 2b. Viết lại lỗi viết sai trong bài
Tiết 5: Luyện từ và câu: (Tiết 2)
LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I.Mục tiêu:
Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học (âm đầu, vần, thanh) theo bảng mẫu ở BT1.
Nhận biết được các tiếng xó vần giống nhau ở BT2, BT3.
HS khá, giỏi nhận biết được các cặp tiếng có vần giống nhau trong thơ (BT4); giải được câu đố ở BT5.
II.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng, Bộ xếp chữ học vần Tiếng Việt, 
III.Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: (5)
Gọi HS lên bảng trả lời CH:?Tiếng gồm mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào? GV nhận xét, 
B.Dạy bài mới: (33)
1.Giới thiệu bài: (1)
GV giới thiệu bài và ghi bảng.
2.Hướng dẫn làm bài tập: (32)
Bài 1: Phân tích cấu tạo của tiếng trong câu tục ngữ:
“Khôn ngoan đối đáp người ngoài
 Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”.
HS đọc nội dung bài tập - Làm việc theo cặp (làm vào VBT).
GV theo dõi - Hướng dẫn thêm cho hs yếu.
Gọi 2 HS ở 2 nhóm lên bảng làm bài (mỗi em phân tích 1 câu).
Lớp nhận xét - Gv nhận xét .
Bài 2: HS tìm và nêu những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ trên.
Đáp án: Ngoài - hoài (vần oai).
Bài 3: Hs nêu yêu cầu.
HS nêu miệng tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ: loắt choắt - thoăn thoắt, xinh xinh, nghênh nghênh.
HS nêu miệng các cặp có vần giống nhau hoàn toàn: xinh xinh, nghênh nghênh.
HS nêu miệng các cặp vần giống nhau không hoàn toàn: choắt - thoắt.
Bài 4: HS nêu yêu cầu.
? Qua 2 bài tập trên, em hiểu thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau? (Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có vần giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.)
GV nhận xét ghi ý chính.
Bài 5: Hs đọc yêu cầu: Giải câu đố.
GV gợi ý: Đây là câu đố tìm chữ ghi tiếng. Bớt đầu có nghĩa là bỏ âm đầu, bỏ đuôi có nghĩa là bỏ âm cuối.
Hs tự làm vào vở, gv chữa bài.
Dòng 1: Chữ "bút" bớt âm đầu thành "út".
	Dòng 2: Đầu đuôi bỏ hết chữ "bút" thành chữ "ú" (béo tròn).
	Dòng 3: Để nguyên thì đó là chữ "bút".
3.Củng cố dặn dò: (2)
? Tiếng có cấu tạo như thế nào? Cho ví dụ và phân tích ví dụ?
GVnhận xét tiết học. 
 Soạn ngày 4/9/2021
 Dạy thứ năm ngày 9/9/2021
Tiết 1: MĨ THUẬT (Cô Lan Anh)
Tiết 2: ÂM NHẠC (Thầy Dũng)
Tiết 3: Toán: (Tiết 4)
BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ
I.Mục tiêu:
- Bước đầu nhận biết được biểu thức chứa một chữ.
- Biết tính giá trị của biểu 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_1_nam_hoc_2021_2022.doc