Giáo án Địa lí 4 - Tuần 20 - Bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ

Giáo án Địa lí 4 - Tuần 20 - Bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức

- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:

+ Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái.

+ Nuôi trồng và chế biến thủy sản.

+ Chế biến lương thực.

 * HSNK: Biết những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước: đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động.

 

docx 5 trang xuanhoa 12/08/2022 4080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 4 - Tuần 20 - Bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ (CT HIỆN HÀNH)
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
+ Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái.
+ Nuôi trồng và chế biến thủy sản.
+ Chế biến lương thực.
 * HSNK: Biết những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước: đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động.
2. Kĩ năng
- Quan sát hình ảnh, kể tên theo thứ tự các công việc trong thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu ở đồng bằng Nam Bộ
3. Phẩm chất
- HS học tập nghiêm túc, tự giác.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ
* BVMT: Vai trò, ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người (đem lại phù sa nhưng cũng mang lại lũ lụt đe dọa sản xuất và đời sống). Qua đó thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo đê điều - những công trình nhân tạo phục vụ đời sống 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh ảnh về các HĐSX của người dân đồng bằng NB
- HS: SGK, bút.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thuyết trình
- KT: đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: (2p)
+ Nhà ở của người dân ở đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm gì?
+ Trang phục và lễ hội của họ có gì đặc sắc?
- GV nhận xét chung, giới thiệu bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Nhà thường làm dọc theo kênh rạch và khá đơn sơ. Tuy nhiên ngày này nhà ở của họ đã có nhiều thay đổi kiên cố và khang trang hơn.
+ Trang phục truyền thống là áo bà ba và khăn rằn. Lễ hội nổi tiếng là: Hội Bà Chúa Xứ, hội xuân núi Bà, lễ cúng Trăng,...
2. Bài mới: (30p)
* Mục tiêu: Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm-Lớp
 a.Giới thiệu bài: 
Những thuận lợi nào để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: “Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ”. Ghi tên bài.
b. Tìm hiểu bài: 
*Hoạt động 1:Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước: 
- GV cho HS quan sát BĐ nông nghiệp, kể tên các cây trồng ở ĐB Nam Bộ và cho biết loại cây nào được trồng nhiều hơn ở đây?
+ ĐB Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước?
+ Lúa gạo, trái cây ở ĐB Nam Bộ được tiêu thụ ở những đâu?
- GV nhận xét, kết luận.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình và kể theo thứ tự các công việc trong thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu ở đồng bằng Nam Bộ?
- GV lưu ý: Ngày nay, việc gặt lúa và tuốt lúa đã thu gọn thành 1 bước và dùng máy với máy gặt đập liên hoàn. Bước phơi thóc cũng dùng máy sấy nếu trời không có nắng để đảm bảo chất lượng gạo.
+ Kể tên các loại trái cây ở ĐB Nam Bộ. 
- GV nhận xét và mô tả thêm về các vườn cây ăn trái của ĐB Nam Bộ: ĐB Nam Bộ là nơi xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước. Nhờ ĐB này, nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu nhiều gạo bậc nhất thế giới.
HĐ 2. Nơi nuôi và đánh bắt thuỷ sản nhất cả nước
- GV giải thích từ thủy sản, hải sản.
- GV cho HS các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh thảo luận theo gợi ý : 
+ Điều kiện nào làm cho ĐB Nam Bộ sản xuất được nhiều thủy sản?
+ Kể tên một số loại thủy sản được nuôi nhiều ở đây.
+ Thủy sản của ĐB được tiêu thụ ở đâu?
- GV nhận xét và mô tả thêm về việc nuôi cá, tôm ở ĐB này.
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
- GD BVMT: Sông ngòi mang lại phù sa cho các đồng bằng NB nhưng cũng mang đến lũ lụt. Vì vậy việc đắp đê và bảo vệ đê ở một số vùng của đồng bằng là rất cần thiết
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
- Lắng nghe
Cá nhân - Lớp
- HS quan sát BĐ.
- HS dựa vào kênh chữ trong SGK, cho biết : 
+ Nhờ có đất đai màu mỡ ,khí hậu nắng nóng quanh năm, người dân cần cù lao động nên ĐB Nam Bộ đã trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước.
 + Cung cấp cho nhiều nơi trong nước và xuất khẩu.
+ Gặt lúa – Tuốt lúa – Phơi thóc – Xay xát và đóng bao – Xếp gạo lên tàu để xuất khẩu
- Lắng nghe
 + Xoài, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, thanh long 
Nhóm 2 – Lớp
 + Nhờ có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
 + Cá, tôm 
 + Tiêu thụ trong nước và trên thế giới.
- Vẽ sơ đồ về các điều kiện để đồng bằng NB trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước.
Vựa lúa vựa trái cây lớn nhất cả nước
Đất đai màu mỡ
Khí hậu nắng nóng
Ngưòi dân cần cù lao động
- Trưng bày tranh ảnh về về các hoạt động sản xuất ở đồng bằng NB
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_4_tuan_20_bai_hoat_dong_san_xuat_cua_nguoi_da.docx