Giáo án Địa lí 4 - Bài 17: Đồng bằng Nam Bộ

Giáo án Địa lí 4 - Bài 17: Đồng bằng Nam Bộ

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ: Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp nên. Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi,kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần cải tạo. Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ,sông Tiền sông Hậu trên bản đồ (lược đồ ) tự nhiên Việt Nam. Quan sát hình,tìm, chỉ vàkể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ: sông Tiền sông Hậu.

 

doc 34 trang xuanhoa 09/08/2022 3250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí 4 - Bài 17: Đồng bằng Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19 
Ngày dạy:7/1/2016 BÀI: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ: Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp nên. Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi,kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần cải tạo. Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ,sông Tiền sông Hậu trên bản đồ (lược đồ ) tự nhiên Việt Nam. Quan sát hình,tìm, chỉ vàkể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ: sông Tiền sông Hậu.
Mục tiêu:
- Mùa hè hạn hán, mưa bão, mùa đơng nhiệt độ xuống thấp ảnh hưởng đến mùa màng và sức khỏe của con người. 
- LG: lồng vào HĐ 3
GD học sinh: cĩ ý thức tiết kiệm, bảo vệ tài nguyên nước phịng tránh một số bệnh ở mùa nắng và mùa mưa.
	- Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người.
II.CHUẨN BỊ:
 	- Bản đồ thiên nhiên, hành chính Việt Nam.
 	- Bản đồ đất trồng Việt Nam.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG :
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
5 phút
30 phút
4 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Thủ đô Hà Nội.
Chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí của thủ đô Hà Nội
Tại sao nói Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học, kinh tế lớn của cả nước.
Hãy nêu tên các di tích lịch sử, viện bảo tàng, danh lam thắng cảnh của Hà Nội?
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
 Ở phía Nam nước ta có một đồng bằng rộng lớn. Đó là đồng bằng Nam Bộ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đồng bằng này xem nó có gì giống & khác với đồng bằng Bắc Bộ.
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV yêu cầu HS quan sát hình ở góc phải SGK & chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ.
GV chỉ sông Mê Công trên bản đồ thiên nhiên treo tường & nói đây là một sông lớn của thế giới, đồng bằng Nam Bộ do sông Mê Công & một số sông khác như: sông Đồng Nai, sông La Ngà bồi đắp nên.
Nêu đặc điểm về độ lớn, địa hình của đồng bằng Nam Bộ.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm 
Quan sát hình lược đồ đồng bằng Nam Bộ, hãy:
Tìm & nêu vị trí, giới hạn của đồng bằng Nam Bộ, vị trí của Đồng Tháp Mười, U Minh, Cà Mau? 
Cho biết đồng bằng có những loại đất nào? Ở đâu? Những loại đất nào chiếm diện tích nhiều hơn?
GV mô tả thêm về các vùng trũng ở Đồng Tháp Mười, U Minh, Cà Mau.
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
Quan sát hình lược đồ đồng bằng Nam Bộ, hãy:
Tìm & kể tên các sông lớn của đồng bằng Nam Bộ.
Nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ (nhiều hay ít sông)?
Vì sao ở nước ta sông lại có tên là Cửu Long? (GV có thể hỏi: Cửu Long là gì? Là sông có chín cửa)
GV chỉ lại vị trí sông Mê Công, sông Tiền, sông Hậu, Biển Hồ.
Ở Nam Bộ trong một năm có mấy mùa? Đặc điểm của mỗi mùa?
Giải thích vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê?
Sông ngòi ở Nam Bộ có tác dụng gì?
GV mô tả thêm về cảnh lũ lụt vào mùa mưa, tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô ở đồng bằng Nam Bộ.
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trả lời
GD học sinh: cĩ ý thức tiết kiệm, bảo vệ tài nguyên nước phịng tránh một số bệnh ở mùa nắng và mùa mưa.
Củng cố dặn dị:
Yêu cầu HS đọc bài học.
GV nhận xét tiết học.
HS trả lời
HS nhận xét
HS quan sát hình & chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ.
HS nêu.
Các nhóm trao đổi theo gợi ý của SGK
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
-HS khá giỏi trả lời
HS quan sát hình & trả lời câu hỏi.
HS dựa vào SDK để nêu đặc điểm về sông Mê Công, giải thích: do hai nhánh sông Tiền Giang & Hậu Giang đổ ra biển bằng chín cửa nên có tên là Cửu Long.
HS trả lời các câu hỏi
- HS so sánh.
Rút kinh nghiệm: 
Tuần 20 
Ngày dạy:14/1/2016 BÀI: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - Nhớ tên một số dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ:kinh,Khơ-me,Chăm,Hoa.
 - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nhà ở,trang phục của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:Người dân ở tây Nam Bộ thường làm nhà dọc theo các sông ngòi,kênh rạch,nhà cửa đơn sơ. Trang phục của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây là quần áo bà bavà chiếc khăn rằn.
 - Có ý thức tôn trọng thành quả lao động của người dân & truyền thống văn hoá của dân tộc.
 Khí hậu hai mùa ( mùa mưa lũ lụt, mùa khơ thiếu nước ngọt cĩ nhiều ảnh hưởng đến thiên nhiên đời sống của con người ở đồng bằng Nam Bộ.
LG: lồng vào HĐ 2
GD học sinh về ý thức bảo vệ bản thân, học bơi chĩng nĩng trước thảm họa thiên nhiên.
II.CHUẨN BỊ:
- - Bản đồ thiên nhiên, hành chính Việt Nam.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG :
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
5 phút
30phút
4 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Đồng bằng Nam Bộ.
Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do sông nào bồi đắp nên?
Nêu đặc điểm của đồng bằng Nam Bộ?
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
 Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh. Còn ở đồng bằng Nam Bộ thì người dân sống ở đây là những dân tộc nào? Nhà ở, làng xóm nơi đây có đặc điểm gì khác đồng bằng Bắc Bộ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV treo bản đồ các dân tộc Việt Nam
Người dân sống ở đồng bằng Nam Bộ thuộc những dân tộc nào?
Người dân thường làm nhà ở đâu?
GV giải thích thêm về “giống đất”: Dải đất hoặc dải cát cao từ 4-5 m song song với bờ biển, dài hàng chục km. Giồng còn dùng để chỉ các dải cát ven sông (giống như dải đê tự nhiên), hình thành do các lớp phù sa được bồi đắp cao dần sau mỗi kì nước lũ tràn rồi rút đi. Các giồng đất hai bên các sông lớn thường là nơi có làng xóm, dân cư đông đúc.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
GV yêu cầu HS quan sát hình 1
Nhà ở của người dân làm bằng vật liệu gì?
Nhà có gì khác với nhà ở của người dân đồng bằng Bắc Bộ?
Vì sao người dân thường làm nhà ven sông?
GV nói thêm về nhà ở của người dân ở đồng bằng Nam Bộ: Vì khí hậu nắng nóng quanh năm, ít có gió bão lớn nên người dân ở đây thường làm nhà ở rất đơn sơ. Nhà ở truyền thống của người dân Nam Bộ, cả vách nhà & mái nhà, thường làm bằng lá cây dừa nước (loại cây mọc ở các vùng trũng có nước hoặc ven các sông ngòi, kênh rạch, lá dừa nước rất dai & không thấm nước). Đây là vùng đất thấp, nhiều sông ngòi, kênh rạch nên người dân thường chọn các giồng đất cao để làm nhà tránh lũ. Mặt khác, trước đây đường giao thông trên bộ chưa phát triển, người dân đi lại chủ yếu bằng xuồng, ghe vì thế người dân thường làm nhà ven sông để thuận tiện cho việc đi lại.
GV cho HS xem tranh ảnh về những ngôi nhà mới xây: bằng gạch, xi măng, đổ mái hoặc lợp ngói để thấy sự thay đổi trong việc xây dựng nhà ở của người dân nơi đây.
Giải thích vì sao có sự thay đổi này?
- GD học sinh về ý thức bảo vệ bản thân, học bơi chĩng nĩng trước thảm họa thiên nhiên.
Hoạt động 3: Thi thuyết trình theo nhóm
GV yêu cầu HS thi thuyết trình dựa theo sự gợi ý sau:
Hãy nói về trang phục của các dân tộc?
Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì?
Trong lễ hội, người dân thường tổ chức những hoạt động gì? 
Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Nam Bộ?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
GV kể thêm một số lễ hội của người dân đồng bằng Nam Bộ.
GV nói thêm: ngày thường trang phục của các dân tộc ở đồng bằng Nam Bộ gần giống nhau. Trang phục truyền thống của các dân tộc thường chỉ mặc trong các ngày lễ hội.
Củng cố dăn dị
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
GV nhận xét tiết học.
HS trả lời
HS nhận xét
HS xem bản đồ & trả lời
Các nhóm thảo luận theo gợi ý
Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
HS xem tranh ảnh
Đường giao thông được xây dựng, các ngôi nhà kiểu mới xuất hiện ngày càng nhiều, có nước sạch, ti vi, điện 
HS trong nhóm lựa chọn tranh ảnh , kênh chữ trong SGK để thuyết trình về trang phục & lễ hội của người dân đồng bằng Nam Bộ.
Rút kinh nghiệm: 
Tuần: 21 BÀI: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Ngày dạy:21/1/2016 CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 -Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:Trồng nhiều lúa gạo,cây ăn trái.Nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.Chế biến lương thực
 - Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
 - Hạn chế rác thải, thu gom và xử lí rác thải.
 LG: lồng vào HĐ 1
Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả vừa tốt cho sức khỏe, vừa gĩp phần giảm phát thải khí nhà kính.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh sách giáo khoa.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG :
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
5 phút
30 phút
3 phút
1 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
Kể tên các dân tộc chủ yếu & các lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ?
Nhà ở, làng xóm, phương tiện đi lại của người dân Nam Bộ có đặc điểm gì? Vì sao?
Nhà ở & đời sống của người dân ở đồng bằng Nam Bộ đang có sự thay đổi như thế nào?
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
 Đồng bằng Nam Bộ là nơi được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều thuận lợi cho đời sống & sản xuất. Vậy người dân nơi đây đã khai thác những thuận lợi đó để sản xuất những gì?
 GV cho HS quan sát bản đồ nông nghiệp
 Kể tên các cây trồng ở đồng bằng Nam Bộ? Cho biết loại cây nào được trồng nhiều hơn ở đây?
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
Quan sát các biểu đồ trang 119, cho biết đồng bằng Nam Bộ chiếm bao nhiêu phần diện tích & sản lượng lúa gạo của cả nước? 
Vai trò của đồng bằng Nam Bộ trong việc sản xuất lúa gạo của nước ta?
Giải thích vì sao nơi đây trồng nhiều lúa gạo?
Kể tên các loại trái cây điển hình của Nam Bộ?
Hãy cho biết lúa, gạo, trái cây ở đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở những đâu?
GV mô tả thêm về các vườn cây ăn trái của đồng bằng Nam Bộ.
Kể tên các công việc trong quá trình sản xuất gạo xuất khẩu ở đồng bằng Nam Bộ?
GV kết luận: Đồng bằng Nam Bộ là nơi xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước. Nhờ đồng bằng này, nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu nhiều gạo bậc nhất thế giới.
- Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả vừa tốt cho sức khỏe, vừa gĩp phần giảm phát thải khí nhà kính.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm 
Dựa vào bảng số liệu trang 121, cho biết đồng bằng Nam Bộ chiếm bao nhiêu phần sản lượng thủy, hải sản của cả nước?
Nhận xét về vai trò của đồng bằng Nam Bộ trong việc sản xuất thủy, hải sản ở nước ta?
GV treo bản đồ ngư nghiệp
Nguyên nhân nào làm cho đồng bằng Nam Bộ sản xuất được nhiều thủy, hải sản?
Kể tên các loại thủy sản được nuôi nhiều ở đây?
Sản phẩm thủy, hải sản của đồng bằng được tiêu thụ ở đâu?
GV mô tả thêm về việc nuôi cá, tôm ở đồng bằng này?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
 GD học sinh cĩ ý thức bảo vệ mơi trường.
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
Nguyên nhân nào làm cho đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh?
Hàng năm đồng bằng Nam Bộ đã tạo ra bao nhiêu phần giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước? Điều đó nói lên đặc điểm gì của công nghiệp vùng này?
Kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ.
Củng cố 
GV yêu cầu HS nêu lại một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
HS trả lời
HS nhận xét
HS quan sát bản đồ nông nghiệp & trả lời
HS quan sát biểu đồ lúa, trái cây & trả lời
HS kể: gặt lúa, tuốt lúa, xay xát gạo, đóng gói gạo, xếp gạo lên tàu, chuyên chở gạo xuất khẩu.
HS quan sát bảng số liệu, trả lời câu hỏi
HS dựa vào SGK, tranh ảnh, bản đồ ngư nghiệp, vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi.
Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.
HS trả lời
Rút kinh nghiệm:
 .. . ..
 Tuần: 22 BÀI: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN 
Ngày: 28/1/2016 Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (TT)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam bộ: sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước.Những ngành công nghiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí,chế biến lương thực,chế biến thực phẩm,dệt may.
 - Hạn chế rác thải, thu gom và xử lí rác thải.
 LG: lồng vào HĐ 2
 GD học sinh cĩ ý thức bảo vệ mơi trường.
II.CHUẨN BỊ: 
 Tranh chợ nổi trên sông
III.CÁC HOẠT ĐỘNG :
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
35 phút
4 phút
Khởi động: 
Bài cũ:
Bài mới: 
Giới thiệu:
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp: Yêu cầu thảo luận tìm hiểu thu thập thông tin để điền vào bảng. Ngành công nghiệp Sản phẩm chính Thuận lợi. Nhận xét tổng hợp ý kiến của học sinh
Kết luận: nhờ có nguồn nguyên liệu và lao động,lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên đồng bằng Nam bộ đã trở thành vung có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta với một số ngành nghề chính như khai thác dầu khí,chế biến lương thực.thực phẩm 
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm : Hỏi các hoạt động sinh hoạt mua bán sinh hoạt của người dân thường diễn ra ở đâu?Giáo viên giới thiệu về chợ nổi.Chợ nổi là một nét đặc trưng ở đồng bằng Nam bộ,chợ nổi thường hợp ở những đoạn sông thuận tiện cho việc gặp gở của xuồng,ghe từ nhiều nơi đổ về 
Tóm lại: chợ nổi trên sông là một nét văn hóa độc đáo của đồng bằng Nam bộ cần được tôn trọng và giữ gìn.
GD học sinh cĩ ý thức bảo vệ mơi trường.
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
Giáo viên gợi ý để học sinh trả lời. Giáo viên đọc câu hỏi. Nhận xét khen ngợi những học sinh nhớ bài
Củng cố- Dặn dò: Hệ thống câu hỏi. Học sinh đọc bài.
GV nhận xét tiết học.
Học sinh tìm hiểu sau đó trình bày kết quả
Học sinh khác nhận xét bổ sung
Lắng nghe
HS quan sát hình
HS trả lời câu hỏi
Lắng nghe
Cả lớùp cùng tham gia trò chơi giải chữ
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 .
Tuần: 23 
Ngày dạy:18-2-2016
BÀI: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành Phố Hồ Chí Minh:Vị trí nằm ở đồng bằng Nam Bộ,ven sông Sài Gòn.Thành phố lớn nhất cả nước.Trung tâm kinh tế,văn hoá,khoa học lớn:các sản phẩm công nghiệp của thành phố đa dạng;hoạt động thương mại rất phát triển.
Chỉ được thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ(lược đồ).
Có ý thức tìm hiểu về thành phố Hồ Chí Minh & góp phần xây dựng thành phố ngày càng giàu đẹp, văn minh.
 LG:Lồng ghép vào hoạt đơng 2.
 GD học sinh xanh hĩa nơi ở, bảo vệ mơi trường.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ thành phố Hồ Chí Minh.
Tranh ảnh về thành phố Hồ Chí Minh.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG :
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
4 phút
30 phút
3 phút
2 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Nam Bộ.
Đồng bằng Nam Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vùng sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thủy & hải sản lớn nhất cả nước?
GV nhận xét.
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV treo bản đồ Việt Nam.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm 
Thành phố nằm bên sông nào? Cách biển bao xa?
Thành phố đã có bao nhiêu tuổi?
Trước đây thành phố còn có tên gọi là gì? Thành phố được vinh dự mang tên Bác từ năm nào?
Quan sát hình 1, cho biết thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp những địa phương nào?
Từ thành phố có thể đi tới các nơi khác bằng phương tiện giao thông nào? Thành phố có sân bay quốc tế & hải cảng nào?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày
Quan sát bảng số liệu so sánh với Hà Nội xem diện tích & dân số của thành phố Hồ Chí Minh gấp mấy lần Hà Nội?
- LG: GD học sinh xanh hĩa nơi ở, bảo vệ mơi trường.
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm đôi
Kể tên các ngành công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh.
Nêu những dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
Nêu những dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm văn hoá, khoa học lớn
Kể tên một số trường đại học, khu vui chơi giải trí lớn ở thành phố Hồ Chí Minh.
GV nhấn mạnh: Đây là thành phố công nghiệp lớn nhất, nơi có hoạt động mua bán tấp nập nhất, nơi thu hút được nhiều du khách nhất, là một trong những thành phố có nhiều trường đại học nhất.
GV treo bản đồ thành phố Hồ Chí Minh.
Củng cố 
GV yêu cầu Hs đọc bài học.
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Thành phố Cần Thơ.
HS trả lời
HS nhận xét
HS chỉ vị trí thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ Việt Nam.
Các nhóm thảo luận theo gợi ý.
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm trước lớp.
HS giỏi trả lời
HS khá giỏi quan sát bảng số liệu trong SGK để nhận xét về diện tích & dân số của thành phố Hồ Chí Minh.
HS thực hiện so sánh.
HS thảo luận nhóm đôi
Các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp
HS thi đua tìm vị trí một số trường đại học, chợ lớn, khu vui chơi giải trí của thành phố Hồ Chí Minh
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tuần: 24 
 Ngày dạy: 25-2-2016 
BÀI: THÀNH PHỐ CẦN THƠ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Cần Thơ:Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long,bên sông Hậu.Trung tâm kinh tế,văn hoá và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long.
Chỉ được thành phố Cần Thơ trên bản đồ(lược đồ).
Có ý thức tìm hiểu về thành phố Cần Thơ.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ Cần Thơ.
Tranh ảnh về Cần Thơ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG :
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
4 phút
30 phút
3 phút
1 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Thành phố Hồ Chí Minh
Chỉ trên bản đồ & mô tả vị trí, giới hạn của thành phố Hồ Chí Minh?
Nêu các đặc điểm về diện tích, dân số, kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh?
Kể tên các khu vui chơi, giải trí của thành phố Hồ Chí Minh?
GV nhận xét.
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Các em đã nghe nói đến Cần Thơ bao giờ chưa? Đây là thành phố ở trung tâm đồng bằng Nam Bộ, đã từng được gọi là Tây Đô. Cần Thơ có đặc điểm gì? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV treo lược đồ đồng bằng Nam Bộ.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm 
Thành phố Cần Thơ được thành lập từ năm nào?
GV 
Tìm những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là:
+ Trung tâm kinh tế (kể tên các ngành công nghiệp của Cần Thơ)
+ Trung tâm văn hoá, khoa học
+ Dịch vụ, du lịch
Giải thích vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của đồng bằng Nam Bộ?
GV mô tả thêm về sự trù phú của Cần Thơ & các hoạt động văn hoá của Cần Thơ.
GV phân tích thêm về ý nghĩa vị trí địa lí của Cần Thơ, điều kiện thuận lợi cho Cần Thơ phát triển kinh tế.
+ Vị trí ở trung tâm đồng bằng Nam Bộ, bên dòng sông Hậu. Đó là vị trí rất thuận lợi cho việc giao lưu với các tỉnh khác của đồng bằng Nam Bộ & với các tỉnh trong cả nước, các nước khác trên thế giới. Cảng Cần Thơ có vai trò lớn trong việc xuất, nhập khẩu hàng hoá cho đồng bằng Nam Bộ.
+ Vị trí trung tâm của vùng sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thủy, hải sản nhất cả nước, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, nhất là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, các ngành công nghiệp sản xuất máy móc, thuốc, phân bón phục vụ cho nông nghiệp.
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Củng cố 
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Ôn tập (ôn các bài từ bài 10 đến bài 18)
HS trả lời
HS nhận xét
Cần Thơ gạo trắng nước trong 
HS trả lời câu hỏi mục 1.
HS lên chỉ vị trí & nói về vị trí của Cần Thơ 
Các nhóm thảo luận theo gợi ý.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
-Hsgiỏi trả lời.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tuần: 25 
Ngày dạy: 3-3-2016 BÀI: ÔN TẬP
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
HS biết đuợc những đặc điểm chính về thiên nhiên, con người & hoạt
động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ & đồng bằng Nam Bộ.
HS chỉ hoặc điền đúng được vị trí đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ, lược đồ Việt Nam.
Biết so sánh sự giống & khác nhau giữa 2 đồng bằng Bắc Bộ & Nam Bộ.
Chỉ trên bản đồ vị trí của thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ & nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của các thành phố này.
Ham thích tìm hiểu về các vùng đất của dân tộc.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ thiên nhiên, hành chính Việt Nam.
Lược đồ khung Việt Nam treo tường & cá nhân.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG :
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
35 phút
3 phút
Khởi động: 
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV phát cho HS bản đồ
GV treo bản đồ Việt Nam & yêu cầu HS làm theo câu hỏi 1
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm 
GV yêu cầu các nhóm thảo luận & hoàn thành bảng so sánh về thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ & đồng bằng Nam Bộ 
GV yêu cầu các nhóm trao đổi phiếu để kiểm tra.
GV kẻ sẵn bảng thống kê lên bảng & giúp HS điền đúng các kiến thức vào bảng hệ thống.
Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
GV yêu cầu HS làm câu hỏi 5 
Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung.
HS điền các địa danh theo câu hỏi 1 vào bản đồ
HS trình bày trước lớp & điền các địa danh vào lược đồ khung treo tường.
Các nhóm thảo luận.
Các nhóm trao đổi bài để kiểm tra.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
HS làm bài
HS nêu.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tuần: 26 
Ngày dạy:10-3-2016
BÀI: DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình,khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
+Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá.
+Khí hậu:mùa hạ tại đây thường khô,nóng và bị hạn hán,cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt,có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và khu vực phía na;khu vực phía Bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh
+Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền trung trên bản đồ
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Ảnh thiên nhiên duyên hải miền Trung: bãi biển phẳng, bờ biển dốc, đá; cánh 
đồng trồng màu, đầm – phá, rừng phi lao trên đồi cát.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG :
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
16 phút
16 phút
4 phút
1 phút
Khởi động: 
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp & nhóm đôi.
Bước 1:
GV treo bản đồ Việt Nam
GV chỉ tuyến đường sắt, đường bộ từ thành phố Hồ Chí Minh qua suốt dọc duyên hải miền Trung để đến Hà Nội
GV xác định vị trí, giới hạn của vùng này: là phần giữa của lãnh thổ Việt Nam, phía Bắc giáp đồng bằng Bắc Bộ, phía nam giáp miền Đông Nam Bộ, phía Tây là đồi núi thuộc dãy Trường Sơn, phía Đông là biển Đông.
Bước 2:
GV yêu cầu nhóm 2 HS đọc câu hỏi, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK
Nhắc lại vị trí, giới hạn của duyên hải miền Trung.
Đặc điểm địa hình, sông ngòi của duyên hải miền Trung.
Đọc tên các đồng bằng.
GV nhận xét: Các đồng bằng nhỏ hẹp cách nhau bởi đồi núi lan ra biển. Đồng bằng duyên hải miền Trung gồm nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, song có tổng diện tích gần bằng diện tích đồng bằng Bắc Bộ.
Đọc tên, chỉ vị trí, nêu hướng chảy của một số con sông trên bản đồ tự nhiên (dành cho HS khá, giỏi)
Giải thích tại sao các con sông ở đây thường ngắn?
GV yêu cầu một số nhóm nhắc lại ngắn gọn đặc điểm địa hình & sông ngòi duyên hải miền Trung.
Bước 3:
GV cho cả lớp quan sát một số ảnh về đầm phá, cồn cát được trồng phi lao ở duyên hải miền Trung & giới thiệu về những dạng địa hình phổ biến xen đồng bằng ở đây, về hoạt động cải tạo tự nhiên của người dân trong vùng (trồng phi lao, lập hồ nuôi tôm).
GV giới thiệu kí hiệu núi lan ra biển để HS thấy rõ thêm lí do vì sao các đồng bằng miền Trung lại nhỏ, hẹp & miền Trung có dạng bờ biển bằng phẳng xen bờ biển dốc, có nhiều khối đá nổi ở ven bờ 
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm & cá nhân
Bước 1:
GV yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 1 & ảnh hình 3
Nêu được tên dãy núi Bạch Mã.
Mô tả đường đèo Hải Vân?
Bước 2:
GV giải thích vai trò bức tường chắn gió của dãy Bạch Mã: chắn gió mùa đông bắc thổi đến, làm giảm bớt cái lạnh cho phần phía nam của miền Trung (Nam Trung Bộ hay từ Đà Nẵng trở vào Nam)
GV nói thêm về đường giao thông qua đèo Hải Vân & về tuyến đường hầm qua đèo Hải Vân đã được xây dựng vừa rút ngắn đường, vừa hạn chế được tắc nghẽn giao thông do đất đá ở vách núi đổ xuống hoặc cả đoạn đường bị sụt lở vì mưa bão.
Bước 3:
Quan sát lược đồ hình 1, cho biết vị trí thành phố Huế & Đà Nẵng trong vùng duyên hải miền Trung?
Dựa vào bảng số liệu trang 133 hãy so sánh nhiệt độ của Huế & Đà Nẵng?
Bước 4:
GV nhắc lại sự khác biệt khí hậu giữa vùng phía bắc & phía nam nhất là trong tháng 1 (mùa đông của miền Bắc).
GV nêu gió Tây Nam vào mùa hè & gió Đông Nam vào mùa thu đông, liên hệ với sông ngắn vào mùa mưa nước lớn dồn về đồng bằng nên thường gây lũ lụt đột ngột. GV làm rõ những đặc điểm không thuận lợi do thiên nhiên gây ra cho người dân ở duyên hải miền Trung & hướng thái độ của HS là chia sẻ, cảm thông với những khó khăn người dân ở đây phải chịu đựng.
Củng cố 
GV yêu cầu HS :
Lên chỉ bản đồ duyên hải miền Trung, đọc tên các đồng bằng, tên sông, mô tả địa hình của duyên hải.
Nhận xét về sự khác biệt khí hậu giữa vùng phía Bắc & vùng phía Nam của duyên hải; về đặc điểm gió mùa hè & thu đông của miền này.
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Người dân & hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
HS quan sát
Các nhóm đọc câu hỏi, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK, trao đổi với nhau về vị trí, giới hạn & đặc điểm địa hình, sông ngòi của duyên hải miền Trung
Do núi gần biển, duyên hải hẹp nên sông ở đây thường ngắn.
HS nhắc lại ngắn gọn đặc điểm địa hình & sông ngòi duyên hải miền Trung.
HS quan sát lược đồ hình 1 & ảnh hình 3 & nêu
Dãy núi Bạch Mã.
Nằm trên sườn núi, đường uốn lượn, bên trái là sườn núi cao, bên phải là sườn núi dốc xuống biển.
HS cùng nhau nhận xét lược đồ, bảng số liệu & trả lời
Vị trí của Huế ở phía Bắc đèo Hải Vân, Đà Nẵng ở phía Nam.
Nhiệt độ của Huế & Đà Nẵng chênh lệch trong tháng 1, Huế lạnh hơn Đà Nẵng 1 độ C & tháng 7 thì giống nhau, đều nóng.
(Từ đó HS nhận thấy rõ hơn vai trò của bức tường chắn gió mùa đông của dãy Bạch Mã).
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tuần: 27 
Ngày dạy:17-3-2016
BÀI: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Biết người Kinh người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng Duyên Hải Miền Trung.
-Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: trồng trọt,chăm nuôi,đánh bắt,nuôi trồng chế biến thủy sản
-Tôn trọng & phát huy những giá trị truyền thống văn hoá của vùng duyên hải miền Trung cũng như hoạt động sản xuất ở nơi đây.
 - Học sinh biết các nguồn tài nguyên từ biển ( qua khu vực đồng bằng duyên hải miềm trung)
 - Những hoạt động sản xuất gắn với việc khai thác nguồn tài nguyên biển: làm muối đánh bắt, nuơi trồng và chế biến hải sản, đĩng tàu, phát triển du lịch.
 - Các hoạt đơng khai thác biển, hải đảo như trên cũng là một trong những

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_4_bai_17_dong_bang_nam_bo.doc