Đề thi Giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 (Có đáp án)
Câu 1: Côc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?
a. Tác dụng của nước.
b. Hình dáng của nước.
c. Mùi vị của nước.
d. Màu sắc của nước
Câu 2: Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau?
a. Nước có hình chiếc cốc
b. Nước có hình cáibát
c. Nước có hình như vật chứa nó.
d. Nước có hình cái chai
Câu 3: Lời giải thích của bác Tử Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước?
a. Nước không có hình dáng cố định.
b. Nước có hình dáng giống với vật chứa đựng nó.
c.Nước tôn tại ở thê răn và thê lỏng và khí
d. Nước tồn tại ở thể thể lỏng và thể khí.
Câu 4: Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt?
a. Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình.
b. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác.
c. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận.
d. Cả ba ý trên.
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 theo TT 22 A. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và Nói - Kiến thức tiếng Việt (10 điểm) Đọc thành tiếng 1 trong 2 đoạn sau và trả lời câu hỏi (3 điểm) Đoạn thứ nhất: Trời đang nắng như đổ lửa, không khí xung quanh ngột ngạt, nhễ nhại. Trong khoảnh khắc, trời nhạt dần. Đi chưa hết một con phố, trời nổi giông quay cuồng. Và mưa đến. Bất ngờ. Có rất nhiều người không kịp tìm nơi trú ẩn. Không gian nhòa trong màn trắng của mưa hạ. Rồi, sấm nổ đùng đoàng. Chớp như xé toạc bầu trời đen kịt. Tiếng mưa rơi lộp bộp trên mái tôn, loong boong trong chiếc thùng hứng nước, đồm độp trên phiến nứa, gõ chan chát vào tàu lá chuối. (CƠN MƯA MÙA HẠ - Theo Câu lạc bộ tản văn Hà Nội) Câu hỏi: Đoạn văn trên nói về điều gì? Đoạn thứ hai: Thời tiết mùa đông rất lạnh giá. Nhưng khi có ánh nắng Mặt Trời vào ban ngày thì thời tiết ấm lên rất nhiều. Vậy là ban ngày nóng, ban đêm lạnh, hơn nữa sự chênh lệch giữa lạnh và nóng là rất lớn. Do đó thực vật rất dễ bị xâm hại. Nếu thực vật được quét vôi trắng, màu trắng sẽ phản xạ lại ánh sáng Mặt Trời và các tia bức xạ, tránh hiện tượng nhiệt độ trong thân cây tăng quá cao, giảm độ chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm. Vì vậy cây sẽ không bị tổn thương. (TAI SAO PHẢI QUÉT VÔI CHO THÂN CÂY VÀO MÙA ĐÔNG? Theo Mười vạn câu hỏi vì sao) Câu hỏi: Người ta thường quét vôi trắng vào thân các cây để làm gì? 2. Kiểm tra đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới HìNH DÁNG CỦA NƯỚC Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ. - Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu: - Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy: - Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà. Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua: - Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chăng dùng tôi để đựng nước uống. Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng: - Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng. Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù: - Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ. Lê Ngọc Huyền Em trả lời mỗi câu hỏi, làm mỗi bài tập theo một trong hai cách sau: - Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em chọn. - Viết ý kiến của em vào chỗ trống. Câu 1: Côc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì? a. Tác dụng của nước. b. Hình dáng của nước. c. Mùi vị của nước. d. Màu sắc của nước Câu 2: Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau? Nước có hình chiếc cốc b. Nước có hình cáibát c. Nước có hình như vật chứa nó. d. Nước có hình cái chai Câu 3: Lời giải thích của bác Tử Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước? Nước không có hình dáng cố định. b. Nước có hình dáng giống với vật chứa đựng nó. c.Nước tôn tại ở thê răn và thê lỏng và khí d. Nước tồn tại ở thể thể lỏng và thể khí. Câu 4: Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt? a. Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình. b. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác. c. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận. d. Cả ba ý trên. Câu 5: a) Nối các hình ảnh dưới đây với thể tồn tại của nước. Thế khí b. Thể rắn c. Thể lỏng b) Cho một ví dụ về thể rắn của nước:... Câu 6: Trong giờ học, cô giáo yêu câu cả lớp thảo luận theo nhóm đôi về một vấn đề. Em và người bạn ngồi cùng bàn có ý kiến khác nhau. Khi đó em sẽ làm gì và có thái độ như thế nào? Viết 1-2 câu để trả lời. Câu 7: Từ nào không điền được vào chỗ trống trong câu sau: Đũa Kêu chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc.....................à? a. nhỏ xinh b. xinh xinh c. xinh tươi d. xinh xắn Câu 8: Dòng nào nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu sau: Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi để đựng nước uống. Cô chủ b. Cô chủ nhỏ c. Cô chủ nhỏ lúc nào d. Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi Câu 9: Chuyển câu khiến của bác Tử Gỗ thành hai câu cầu khiến mới bằng cách sử dụng từ cầu khiến khác. a)............................................................................................................................ b)............................................................................................................................ Câu 10: Viết câu văn tả một giọt sương trong đó có sử dụng từ ngữ gợi tả và biện pháp so sánh. B. Bài kiểm tra viết (10 điểm) Chính tả (2 điểm) Nghe viết đoạn văn sau: Mua giầy Một người định mua cho mình một đôi giày. Trước khi đi, anh ta đo vẽ kích thước chân mình lên một tờ giấy. Đến tiệm chọn giày, anh ta phát hiện mình để quên tờ giấy ở nhà nên nói với chủ tiệm: - Tôi để quên cái mẫu đo ở nhà, để tôi chạy về lấy mẫu. Xong anh ta vội vàng chạy về nhà lấy tờ giấy. Khi quay lại thì cửa hàng đã đóng cửa và anh ta không mua được giày. Có người hỏi anh: - Tại sao lúc đó anh không lấy ngay chân của anh mang thử giày? - Tôi thà tin sự đo mẫu hơn là tin ở đôi chân của mình! – anh ta trả lời. Theo Truyện ngụ ngôn hay Tập làm văn Chọn một trong hai đề bài sau: 1) Hãy tả một loài hoa em yêu thích. 2) Đặt mình vào vai một loài hoa em yêu thích, viêt bài văn giới thiệu vê vẻ đẹp của PHẦN II. ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN VÀ CHẤM ĐIỂM A. Bài kểm tra Đọc, Nghe và nói, Kiến thức tiếng Việt (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng một đoạn văn: 3 điểm - Đọc rõ ràng, có độ lớn vừa đủ nghe, tốc độ đọc đạt 80-90 tiếng/ phút, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm: đạt hai trong ba yêu cầu:0,5 điểm; đạt 0 đến một yêu cầu:0 điểm - Đọc đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, ở chỗ tách các cụm từ: Có từ 0-3 lỗi: 1 điểm, có 4-5 lỗi:0,5 điểm, có trên 5 lỗi:0 điểm - Nghe hiểu và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm: trả lời đúng trọng tâm câu hỏi nhưng chưa thành câu hoặc lặp từ: 0,5 điểm; trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi:0 điểm - Ví dụ câu trả lời được 1 điểm: + Câu hỏi ở đoạn 1: Đoạn văn nói về sự xuât hiện bât ngờ cửa cơn mưa mùa hạ. + Câu hỏi ở đoạn 2: Người ta thường quét vôi trắng vào thân các cây để bảo vệ cây khỏi bị tổn thương do sự chênh lệch nhiệt độ giữ ban ngày và ban đêm vào mùa đông. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: 7 điểm Câu 1: Chọn câu trả lời b:0,5 điểm: chọn câu trả lời khác b: 0 điểm Câu 2: Chọn câu trả lời c: 0,5 điểm: chọn câu trả lời khác c: 0 điểm Câu 3: Chọn câu trả lờia:0,5 điểm: chọn câu trả lời khác a:0 điểm Câu 4: Chọn câu trả lời d:0,5 điểm: chọn câu trả lời khác d:0 điểm Câu 5: a) Nối a –3; b = 1; c - 2: 0.5 điểm: các cách nối khác:0 điểm b) Lấy Ví dụ đúng (kem hoặc nước đá hoặc băng): 0,5 điểm Câu 6: Trả lời đúng 2 ý về việc làm và thái độ: 1 điểm, trả lời được 1 ý:0,5 điểm, không trả lời đúng:0 điểm. Ví dụ câu được 1 điểm. Em sẽ lắng nghe và suy nghĩ về ý kiến của bạn và của mình để tìm ra ý kiến đúng. Em sẽ bình tĩnh tán đồng ý kiến của bạn hoặc bình tĩnh thuyết phục bạn nghe theo ý kiến của mình. Câu 7. Chọn câu trả lời c: 0,5 điểm : chọn câu trả lời khác c:0 điểm Câu 8 & Chọn câu trả lời b:0,5 điểm : chọn câu trả lời khác b:0 điểm Câu 9. Viết được hai câu cầu khiến đúng yêu cầu: 1 điểm, viết được một câu câu khiên đúng yêu cầu: 0,5 điểm, không viêt được câu cầu khiến đúng yêu cầu:0 điểm. Ví dụ câu cầu khiến viết đúng yêu cầu: Các cháu thôi cãi nhau đi! Đề nghị các cháu không cãi nhau nữa! Câu 10: Viết được câu văn tả giọt sương sử dụng từ gợi tả và biện pháp so sánh: 1 điểm; viết câu văn tả giọt sương sử dụng từ gợi tả hoặc biện pháp so sánh. 0,5 điểm, câu văn không nói về giọt sương hoặc nói về giọt sương không sử dụng từ gợi tả và biện pháp so sánh. Ví dụ câu đạt 1 điểm: Giọt sương như một hạt ngọc long lanh. A. Bài kiểm tra viết 1. Chính tả - Nghe viết đoạn văn: 2 điểm - Tốc độ 85 - 90 chữ / 15 phút; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ nhỏ; trình bày đúng quy định, bài viết sạch: 1 điểm, đạt hai trong ba yêu cầu trên. 0,5 điểm, đạt từ không đến một yêu cầu trên:0 điểm. - Viết đúng chính tả, có từ 0-3 lỗi: 1điểm, có 4-5 lỗi: 0,5 điểm, có trên 5 lỗi:0 điểm Tập làm văn - Viết bài văn: 8 điểm Xin chào tất cả các bạn, tôi là Hoa Hồng Nhung. Tôi được mọi người trao tặng danh hiệu nữ hoàng của các loài hoa bởi mang trong mình một vẻ đẹp và một hương thơm khác biệt. Đứng vững trên chiêc cuống dài màu xanh đậm, khăng khiu, tôi vươn cao khỏi vòm lá xanh biếc để khoe màu đỏ thắm của mình nôi bật trên màu xanh của lá. Thân tôi có nhiều gai nhọn. Những chiêc gai đó bảo vệ tôi khỏi sự tân công của các loài sâu bọ. Lá tôi cũng đặc biệt lăm. Nó xòe những viên răng cưa của mình ra như muốn góp phần bảo vệ tôi. Các bạn để ý nhé, mặt dưới của lá còn có những lớp phân màu trắng, rất dễ dính vào tay mỗi khi cầm vào đây. Mình tôi được một đài hoa xanh biếc luôn xòe ra nâng đỡ nụ hoa. Trên cái đài hoa ây, những cánh hồng tôi đỏ thắm, xinh xắn, mềm mại xếp chồng lên nhau thành nhiều lớp. Mỗi sáng sớm, tôi chưa muốn nở hết vì vẫn còn ngái ngủ và e ấp với những chị Sương đêm. Cánh hoa của tôi lúc ấy ôm khít lấy nhau như cùng che chở cho nhị vàng khỏi bị sương gió. Mặt trời càng lên cao, những cánh hoa của tôi càng xòe rộng, cho đến khi cả đóa hoa như một chiếc đĩa nhỏ được tạc bằng ngọc. Khi ấy, tôi bắt đầu tỏa ra không gian một mùi hương dịu nhẹ, thoang thoảng. Mùi hương của tôi không nồng nàn như hoa sữa, không ngọt ngào như hoa li nhưng nó luôn cuốn hút những chị bướm, cô ong bởi sự nhẹ nhàng, tỉnh khiết. Người ta thường nói với màu đỏ thắm đầy nhiệt huyết, Hồng Nhung tôi tượng trưng cho tình yêu của con người. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc và tự hào vì đã làm đẹp cho đời và được mọi người dùng để trao cho nhau những tình cảm yêu thương. Các bạn ơi, các bạn nhớ chăm sóc và bảo vệ những loài hoa bé nhỏ nhưng đầy ý nghĩa như chúng tôi các bạn nhé. Vẻ đẹp và hương thơm của chúng tôi sẽ làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp.
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_co_dap_an.doc