Bài giảng Tin học Lớp 3 - Chủ đề 1: Người bạn mới của em là? - Bài 1+2
EM CẦN NHỚ
Máy tính để bàn có các bộ phận chính: thân máy, màn hình, bàn phím và chuột.
Ngoài máy tính để bàn, còn có một số loại máy tính thường gặp như: máy tính xách tay, máy tính bảng,
Máy tính có thể giúp em nhiều công việc như: học tập, giải trí, liên lạc với mọi người,
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tin học Lớp 3 - Chủ đề 1: Người bạn mới của em là? - Bài 1+2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG CÁC EM HỌC SINH THAM DỰ TIẾT TIN HỌC LỚP 3 Chào bạn! Mình là máy tính, là người bạn mới của bạn. Mình sẽ giúp bạn học tập, tìm hiểu thế giới, liên lạc với bạn bè, cùng chơi các trò chơi thú vị và bổ ích. NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM LÀ? Mục tiêu: Gọi đúng tên các bộ phận của máy tính; Biết chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính; Nhận biết được một số loại máy tính thường gặp; Biết máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người. Chào bạn! Mình là máy tính, là người bạn mới của bạn. Mình sẽ giúp bạn học tập, tìm hiểu thế giới, liên lạc với bạn bè, cùng chơi các trò chơi thú vị và bổ ích. 1. Các bộ phận chính của máy tính A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 2 1 3 4 Thân máy Màn hình Bàn phím Chuột * Máy tính để bàn có mấy bộ phận chính? * Bốn bộ phận chính của máy tính để bàn là: Chào bạn! Mình là máy tính, là người bạn mới của bạn. Mình sẽ giúp bạn học tập, tìm hiểu thế giới, liên lạc với bạn bè, cùng chơi các trò chơi thú vị và bổ ích. 2 1 3 4 Thân máy tính: Là hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có bộ xử lí được ví như bộ não, điều khiển mọi hoạt động của máy tính. Màn hình: Là nơi hiển thị kết quả làm việc của máy tính. Bàn phím: Gồm nhiều phím. Khi gõ các phím, ta gửi tín hiệu vào máy tính. Chuột máy tính: Giúp em điều khiển máy tính thuận tiện hơn. 2 1 3 4 Có mấy loại máy tính? Kể tên các loại máy tính thường gặp? 2. Một số loại máy tính thường gặp Máy tính xách tay Có thể gấp gọn Bàn phím gắn liền với thân máy Để điều khiển máy tính ta di chuyển ngón tay trên vùng cảm ứng chuột Máy tính bảng Có màn hình gắn liền với thân máy - Không có bàn phím và chuột tách rời Thay cho việc dùng chuột em chỉ cần chạm nhẹ ngón tay trực tiếp trên màn hình cảm ứng Khi cần dùng bàn phím, người dùng có thể điều chỉnh để bàn phím hiển thị trên màn hình 2. Một số loại máy tính thường gặp 2. Đánh dấu x vào trước câu đúng - Máy tính xách tay không có thân máy. có thân máy, thân máy được gắn phía dưới bàn phím. Máy tính bảng: không có bàn phím. x x có bàn phím, khi cần dùng bàn phím người dùng điều chỉnh bàn phím hiện lên trên màn hình. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Thân máy tính Màn hình máy tính Bàn phím máy tính Chuột máy tính Có nhiều phím. Khi gõ các phím ta gửi tín hiệu vào máy. Dùng để điều khiển máy tính thuận tiện và dễ dàng. Là hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có bộ xử lý của máy tính. Là nơi hiển thị kết quả làm việc của máy tính. 3. Nối ô ở cột trái với ô ở cột phải để được câu đúng: 4. Máy tính có thể giúp em làm những công việc nào sau đây (nối hình máy tính vào các hình tương ứng). EM CẦN NHỚ Máy tính để bàn có các bộ phận chính: thân máy, màn hình, bàn phím và chuột. Ngoài máy tính để bàn, còn có một số loại máy tính thường gặp như: máy tính xách tay, máy tính bảng, Máy tính có thể giúp em nhiều công việc như: học tập, giải trí, liên lạc với mọi người, BÀI 2: BẮT ĐẦU LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH SGK TRANG 11 Mục tiêu: Biết cách ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính; Thực hiện được thao tác khởi động máy tính; Nhận biết được một máy tính đã khởi động xong; Biết cách tắt máy tính khi không sử dụng. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN (SGK trang 11) Tư thế ngồi khi làm việc với máy tính Khi ngồi làm việc với máy tính cần phải giữ: Tư thế ngồi: lưng thẳng, vai thả lỏng. Mắt: hướng ngang tầm màn hình máy tính, khoảng cách từ mắt đến màn hình từ 50cm đến 80cm. Tay: ngang tầm bàn phím, chuột đặt bên tay phải. Tư thế ngồi đúng sẽ giúp em giữ gìn sức khỏe và học tập hiệu quả hơn. 50 - 80 cm Đánh dấu X vào trong hình có tư thế ngồi đúng khi làm việc với máy tính. X X 1 2 3 4 CHÚ Ý: Nên đặt máy tính ở vị trí thích hợp để ánh sáng không chiếu thẳng vào màn hình, hoặc chiếu thẳng vào mắt. Nên đứng dậy và đi lại sau khi đã sử dụng máy tính trong khoảng thời gian 30 phút. 2. Khởi động máy tính Công tắc trên thân máy là nút lớn nhất trên thân máy thường có kí hiệu a. Để làm việc với máy tính, em cần khởi động máy tính bằng hai thao tác dưới đây: Bật công tắc trên thân máy. Bật công tắc trên màn hình. Công tắc trên màn hình 2. Khởi động máy tính Máy tính xách tay chỉ có một công tắc chung cho thân máy và màn hình, để khởi động máy tính xách tay, em chỉ cần bật công tắc chung ấy. Vị trí công tắc chung có thể khác nhau tùy loại máy. Công tắc chung trên laptop b. Quan sát sự thay đổi sau khi máy tính khởi động xong Các biểu tượng Màn hình nền 3. Tắt máy tính Bước 1: Nhấn phím rồi quan sát trên màn hình, em sẽ thấy xuất hiện như hình bên Bước 2: Nhấn phím , quan sát sự thay đổi của nút em sẽ thấy nút Shut down sáng lên Bước 3: Nhấn phím để tắt máy tính Bước 4: Tắt công tắc màn hình 3. Tắt máy tính Khi không dùng máy tính nữa, em cần tắt máy tính theo các bước sau: Bước 1: Nhấn vào nút Window, màn hình sẽ xuất hiện bảng chọn Bước 2: Nhấn vào biểu tượng công tắc Bước 3: Chọn Shutdown để tắt máy B. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN (SGK trang 13) 1. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào . So sánh kết quả với bạn a) Khi ngồi học với máy tính Mắt hướng ngang tầm màn hình Ngồi tùy ý Mắt hướng không quá 35cm Lưng thẳng, vai thả lỏng b) Ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính, giúp em Học tập hiệu quả Không bị cận thị Không bị vẹo cột sống Không bị đau tai S Đ Đ S Đ Đ Đ S 2. Trao đổi với bạn và điền vào chỗ chấm ( ) cho đúng. Để bắt đầu sử dụng máy tính, em khởi động máy tính bằng hai thao tác sau: Bật công tắc .. Bật tiếp công tắc .. trên thân máy trên màn hình EM CẦN GHI NHỚ Ngồi đúng tư thế trước máy tính giúp em học tập hiệu quả và giữ gìn sức khỏe. Có hai thao tác khởi động máy tính: bật công tắc trên thân máy, bật công tắc trên màn hình. Sau khi khởi động, trên màn hình máy tính sẽ có màn hình nền và các biểu tượng. Nhớ tắt máy tính khi không sử dụng. Tạm biệt các em! Hẹn gặp lại ở tuần sau
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_tin_hoc_lop_3_chu_de_1_nguoi_ban_moi_cua_em_la_bai.pptx