Bài giảng Chính tả Lớp 4 - Tuần 17: Nghe viết "Mùa đông trên rẻo cao" - Năm học 2021-2022 (Bản hay nhất)

Bài giảng Chính tả Lớp 4 - Tuần 17: Nghe viết "Mùa đông trên rẻo cao" - Năm học 2021-2022 (Bản hay nhất)

Mùa đông đã về thực sự rồi. Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa rau cải hương vàng hoe, từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên những ngọn cơi già nua, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.

 Theo Ma Văn Kháng

 

ppt 16 trang Khắc Nam 24/06/2023 2130
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Chính tả Lớp 4 - Tuần 17: Nghe viết "Mùa đông trên rẻo cao" - Năm học 2021-2022 (Bản hay nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI LỚP HỌC TRỰC TUYẾN 
Môn: Chính tả 
Mùa đông trên rẻo cao 
Chính tả ( Nghe – viết) 
Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2021 
Mùa đông trên rẻo cao 
Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 20 21 
 Mùa đông đã về thực sự rồi. Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa rau cải hương vàng hoe, từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ... Trên những ngọn cơi già nua, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ. 
 Theo Ma Văn Kháng 
Chính tả ( Nghe – viết) 
- Mùa đông về cảnh vật trên rẻo cao như thế nào ? 
- Mây theo các sườn núi trườn xuống, mưa bụi, hoa cải nở vàng trên sườn đồi, nước suối cạn dần, những chiếc lá vàng cuối cùng đã lìa cành. 
Bài văn cho các em thấy được những nét đẹp của thiên nhiên vùng núi cao trên đất nước ta. Các em phải yêu quí và bảo vệ môi trường thiên nhiên đó. 
Mùa đông trên rẻo cao 
 Theo Ma Văn Kháng 
Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 20 21 
	Viết từ khó 
sườn núi, 
trườn xuống, 
chít bạc, 
dải sỏi cuội, 
nhẵn nhụi, 
khua lao xao 
Chính tả: ( Nghe – viết) 
Mùa đông trên rẻo cao 
Thứ ba ngày 28 tháng 12 năm 20 21 
	Mùa đông đã về thực sự rồi. Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa rau cải hương vàng hoe, từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ... Trên những ngọn cơi già nua, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ. 
 Theo Ma Văn Kháng 
Chính tả: ( Nghe – viết) 
Về viết bài vào vở ở nhà 
HƯỚNG DẪN VIẾT Ở NHÀ 
* Ghi tên bài vào giữa dòng. 
 *Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu dòng viết hoa và lùi vào 1 ô ly. 
 *Ngồi viết đúng tư thế. 
Lưu ý! 
2. a) Điền vào ô trống tiếng có âm đầu l hay n 
 Cồng chiêng là một nhạc cụ đúc bằng đồng, thường dùng trong hội dân gian Việt Nam. Cồng chiêng tiếng nhất là ở Hòa Bình và Tây Nguyên. 
loại 
lễ 
nổi 
 Cồng chiêng lớn kỉ lục Việt Nam có đường kính 2,5m , nặng 7000 kg do các nghệ nhân làng đúc đồng Phước Kiều, xã Điện Phương huyện Điện Bàn (Quảng Nam) đúc trong 90 ngày với nguyên liệu 1 tấn đồng và 1 tạ thiếc. 
Bài 3: Chọn từ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu văn dưới đây. 
	Chàng hiệp sĩ gỗ đang ôm (giấc/giất) mộng (làm/nàm) người, bỗng thấy (xuấc/xuất) hiện một bà già. Bà ta cầm cái quạt giấy che (lửa/nửa) mặt (lất láo/lấc láo/nấc náo) đảo mắt nhìn quanh, rồi (cấc/cất) tiếng khàn khàn hỏi: 
 Còn ai thức không đấy? 
 Có tôi đây! – Chàng hiệp sĩ (lên/nên) tiếng. 
	Thế là, bà già (nhấc/nhất) chàng ra khỏi cái đinh sắt, cầm chiếc quạt phẩy nhẹ ba cái. Tức thì, hai con mắt của chàng bắt đầu đảo qua đảo lại, môi chàng mấp máy, chân tay cựa quậy. Bà già đặt chàng xuống (đấc/đất). Chàng (lảo/nảo) đảo trên đôi chân run rẩy rồi rùng mình, thở một tiếng (thậc/thật) dài, biến thành một người bằng xương bằng thịt. Bà già (lắm/nắm) tay chàng hiệp sĩ dắt đi theo. 
Bài 3: Chọn từ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu văn dưới đây. 
	Chàng hiệp sĩ gỗ đang ôm (giấc/giất) mộng (làm/nàm) người, bỗng thấy (xuấc/xuất) hiện một bà già. Bà ta cầm cái quạt giấy che (lửa/nửa) mặt (lất láo/lấc láo/nấc náo) đảo mắt nhìn quanh, rồi (cấc/cất) tiếng khàn khàn hỏi: 
 Còn ai thức không đấy? 
 Có tôi đây! – Chàng hiệp sĩ (lên/nên) tiếng. 
	Thế là, bà già (nhấc/nhất) chàng ra khỏi cái đinh sắt, cầm chiếc quạt phẩy nhẹ ba cái. Tức thì, hai con mắt của chàng bắt đầu đảo qua đảo lại, môi chàng mấp máy, chân tay cựa quậy. Bà già đặt chàng xuống (đấc/đất). Chàng (lảo/nảo) đảo trên đôi chân run rẩy rồi rùng mình, thở một tiếng (thậc/thật) dài, biến thành một người bằng xương bằng thịt. Bà già (lắm/nắm) tay chàng hiệp sĩ dắt đi theo. 
giấc 
làm 
xuất 
nửa 
lấc láo 
cất 
lên 
nhấc 
đất 
lảo 
thật 
nắm 
DẶN DÒ 
- Về nhà chữa các lỗi viết sai và đọc lại các bài tập. 
- Chuẩn bị tiết sau: Bài ôn tập tiết 4. 
CHÚC CÁC EM 
CHĂM NGOAN HỌC GIỎI 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_chinh_ta_lop_4_tuan_17_nghe_viet_mua_dong_tren_reo.ppt