Bài dự thi Tìm hiểu về việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đối với khối xã thị trấn
BỘ CÂU HỎI SỐ 01
Cuộc thi viết tìm hiểu về việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đối với khối xã, thị trấn
Câu hỏi 1 (5 điểm): Việc thực hiện dân chủ ở cấp xã được quy định tại những văn bản quy phạm pháp luật nào?
Trả lời:
Những quy định về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn được quy định tại Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh số 34) và Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17/4/2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành các điều 11, điều 14, điều 16, điều 22 và điều 26 của Pháp lệnh số 34.
BÀI DỰ THI TÌM HIỂU VỀ VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ ĐỐI VỚI KHỐI XÃ THỊ TRẤN BỘ CÂU HỎI SỐ 01 Cuộc thi viết tìm hiểu về việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đối với khối xã, thị trấn Câu hỏi 1 (5 điểm): Việc thực hiện dân chủ ở cấp xã được quy định tại những văn bản quy phạm pháp luật nào? Trả lời: Những quy định về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn được quy định tại Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh số 34) và Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17/4/2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành các điều 11, điều 14, điều 16, điều 22 và điều 26 của Pháp lệnh số 34. Câu hỏi 2 (5 điểm): Phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn? Trả lời: Tại Điều 1 Pháp lệnh số 34 quy định phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn như sau: Pháp lệnh này quy định những nội dung phải công khai để nhân dân biết; những nội dung nhân dân bàn và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung nhân dân giám sát; trách nhiệm của chính quyền, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), của cán bộ thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc (sau đây gọi chung là thôn), tổ dân phố, khu phố, khối phố (sau đây gọi chung là tổ dân phố), của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và của nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cấp xã. Câu hỏi 3 (5 điểm): Những hành vi nào bị nghiêm cấm theo quy định của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn? Trả lời: Tại Điều 4 Pháp lệnh số 34 quy định những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn là: 1. Không thực hiện hoặc làm trái các quy định về thực hiện dân chủ ở cấp xã. 2. Trù dập người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cấp xã. 3. Bao che, cản trở hoặc thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cấp xã. 4. Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cấp xã để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Câu hỏi 4 (5 điểm): Những nội dung phải công khai cho nhân dân biết ở cấp xã? Trả lời: Tại Điều 5 Pháp lệnh số 34 quy định 11 nội dung công khai cho nhân dân biết: 1. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cấp xã. 2. Dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã. 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân. 4. Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với cấp xã; các khoản huy động nhân dân đóng góp. 5. Chủ trương, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo; phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, trợ cấp xã hội, xây dựng nhà tình thương, cấp thẻ bảo hiểm y tế. 6. Đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp tới cấp xã. 7. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức cấp xã, của cán bộ thôn, tổ dân phố; kết quả lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã. 8. Nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của cấp xã mà chính quyền cấp xã đưa ra lấy ý kiến nhân dân theo quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh này. 9. Đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền cấp xã trực tiếp thu. 10. Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân do chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện. 11. Những nội dung khác theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết. Câu hỏi 5 (5 điểm): Những nội dung công khai để nhân dân biết được thực hiện bằng các hình thức nào? Trả lời: Theo Điều 6 Pháp lệnh số 34, 11 nội dung công khai cho nhân dân biết tại Điều 5 của Pháp lệnh này có các hình thức công khai sau: - Niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã; - Công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã; - Công khai thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân. - Chính quyền cấp xã có thể áp dụng đồng thời nhiều hình thức công khai quy định tại khoản 1 Điều này; thực hiện việc cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 32 của Luật phòng, chống tham nhũng. Câu hỏi 6 (5 điểm): Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tổ chức thực hiện các nội dung công khai? Trả lời: Tại Điều 9 Pháp lệnh số 34 quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tổ chức thực hiện các nội dung công khai như sau: 1. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập, thông qua kế hoạch thực hiện những nội dung công khai, trong đó nêu rõ cách thức triển khai thực hiện, thời gian thực hiện và trách nhiệm tổ chức thực hiện. 2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch, phương án đã được thông qua. 3. Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quá trình và kết quả thực hiện các nội dung công khai tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân. Câu hỏi 7 (5 điểm): Những nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp? Trả lời: Tại Điều 10 của pháp lệnh số 34 quy định những nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp như sau: Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp về chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật. Câu hỏi 8 (5 điểm): Hình thức nhân dân bàn và quyết định trực tiếp Trả lời: Tại Điều 11 của Pháp lệnh 34 quy định các hình thức nhân dân bàn và quyết định trực tiếp: - Tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố; - Phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình. - Trường hợp tổ chức họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình thì việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín; hình thức biểu quyết do hội nghị quyết định; nếu số người tán thành chưa đạt quá 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố hoặc trong toàn cấp xã thì tổ chức lại cuộc họp. - Trường hợp không tổ chức lại được cuộc họp thì phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình. Câu hỏi 9 (5 điểm): Những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định ở cấp xã? Trả lời: Tại Điều 13 Pháp lệnh số 34 quy định những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định ở cấp xã như sau: 1. Hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố. 2. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. 3. Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng. Câu hỏi 10 (5 điểm): Những hình thức nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định ở cấp xã? Trả lời: Tại Điều 14 Pháp lệnh số 34 quy định những hình thức nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định ở cấp xã? 1. Nhân dân bàn và biểu quyết những nội dung quy định tại Điều 13 của Pháp lệnh này bằng một trong các hình thức sau đây: - Tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố; - Phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình. 2. Trường hợp tổ chức họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình thì việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín; hình thức biểu quyết do hội nghị quyết định; nếu số người tán thành chưa đạt quá 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố thì tổ chức lại cuộc họp. 3. Trường hợp không tổ chức lại được cuộc họp thì phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình, trừ việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Câu hỏi 11 (5 điểm): Những nội dung để nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định? Trả lời: Tại Điều 19 Pháp lệnh số 34 quy định những nội dung để nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định như sau: 1. Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã; phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới và phương án phát triển ngành nghề của cấp xã. 2. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh; việc quản lý, sử dụng quỹ đất của cấp xã. 3. Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn cấp xã; chủ trương, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, tái định cư; phương án quy hoạch khu dân cư. 4. Dự thảo đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp đến cấp xã. 5. Những nội dung khác cần phải lấy ý kiến nhân dân theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết. Câu hỏi 12 (5 điểm): Những hình thức để nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định? Trả lời: Tại Điều 20 Pháp lệnh số 34 quy định những hình thức để nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định như sau: 1. Họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố. 2. Phát phiếu lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình. 3. Thông qua hòm thư góp ý. Câu hỏi 13 (5 điểm): Nhân dân giám sát những nội dung nào? Trả lời: Theo Điều 23 Pháp lệnh số 34 quy định những nội dung nhân dân giám sát như sau: Những nội dung công khai để nhân dân biết (Điều 5), những nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp (Điều 10), những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết (Điều 13), những nội dung nhân dân tham gia ý kiến (Điều 19). Câu hỏi 14 (5 điểm): Hình thức để thực hiện việc giám sát của nhân dân? Trả lời: Tại Điều 24 Pháp lệnh số 34 quy định hình thức để thực hiện việc giám sát của nhân dân như sau: 1. Nhân dân thực hiện việc giám sát thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng. Trình tự, thủ tục hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện theo quy định của pháp luật. 2. Nhân dân trực tiếp thực hiện việc giám sát thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc kiến nghị thông qua Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp xã, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng. Trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật. Câu hỏi 15 (5 điểm): Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện giám sát của nhân dân? Trả lời: Tại Điều 25 Pháp lệnh 34 quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện giám sát của nhân dân như sau: 1. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu cần thiết cho Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng; 2. Xem xét, giải quyết và trả lời kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp xã hoặc báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình; 3. Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hoặc người có hành vi trả thù, trù dập công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của pháp luật. Câu hỏi 16 (20 điểm): Đồng chí hãy viết (khoảng từ 1.000 đến 5.000 từ) về một mô hình, điển hình trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở địa phương đồng chí. Bài làm Phong trào thi đua “Dân vận khéo” được tăng cường đã góp phần gắn kết, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả phong trào thi đua yêu nước ở các cơ quan, đơn vị, địa phương. Qua đó, tập hợp, vận động được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị các cấp vững mạnh; góp phần củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, tăng cường khối đoàn kết toàn dân. Đồng thời, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phong cách dân vận của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức theo phương châm sâu sát cơ sở, gần dân, trọng dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với Nhân dân. Các mô hình “khéo” vận động chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao Chất lượng cuộc sống ở địa phương tôi như sau : Điển hình là tấm gương bà Nguyễn Thị Lý Tổ trưởng dân phố số 3 , bà đã chỉ đạo và vận động các hội viên phụ nữ , Chăm sóc công trình cây xanh quanh khu phố . Nhổ cỏ , tưới cây , chăm sóc . Ngoài ra vào thứu 7 hàng tuần bà Lý còn vận động các chị em và tình nguyên viên nơi khu phố , lao động công cộng , quét sạch đường làng ngõ xóm . Hơn nữa hàng năm bà Lý và các lãnh đạo địa phương đều có kế hoạch cụ thể để vận động dân nhân tham gia các hoạt động phong trào của địa phương . Như Văn hóa , văn nghệ, thể dục thể thao mỗi loại hình hoạt động đều có đội : Như đội Cầu lông , dội bóng chuyền hơi , đội múa các cụ bà , đội đii bộ đẻ tham gia các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm . Thông qua các hoạt động , nhân dân cacd cụ các chị em phụ nữ đều rất vui và đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ .. Tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa, vai trò, tác dụng của phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với nội dung tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận, thường xuyên quán triệt bài báo “Dân vận” của Bác. Chú trọng việc nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo”, gắn với các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo; thực hiện tốt việc xây dựng chương trình, kế hoạch kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng xây dựng ở các lĩnh vực mới và khó trong công tác tuyên truyền vận động; tổ chức bình xét, lựa chọn, suy tôn mô hình, điển hình đảm bảo chất lượng, tổ chức sơ, tổng kết biểu dương, khen thưởng kịp thời, tăng cường tuyên truyền, nêu gương và nhân rộng những mô hình tiêu biểu trong từng địa phương, Qua những việc làm trên tôi thấy , điển hình trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở địa phương tôi thưc hiện rất tốt . Thị Trấn , ngày 10/6/2021 Người dự thi ..
Tài liệu đính kèm:
- bai_du_thi_tim_hieu_ve_viec_xay_dung_va_thuc_hien_quy_che_da.doc