20 đề thi môn Tiếng Việt Lớp 4

20 đề thi môn Tiếng Việt Lớp 4

1. Thầy giáo mang tíu khoai tây đến lớp để làm gì?

a. Để cho cả lớp liên hoan.

b. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha.

c. Để cho cả lớp học môn sinh học.

2. Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái?

a. Đi đâu cũng mang theo túi khoai tây kè kè phiền toái.

b. Các củ khoai tây thối rữa, rỉ nước.

c. Cả hai ý trên.

3. Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của

người khác?

a. Vì oán giận hay thù ghét người khác không mang lại điều gì tốt đẹp mà

chỉ gây thêm phiền toái cho chúng ta.

b. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ

là món quà quý giá để ta troa tặng mọi người, mà đó còn là một món

quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.

c. Cả hai ý trên.

4. Cách giáo dục của thầy giáo có điều gì thú vị?

a. Thầy tự mang khoai tây đến lớp mà không bắt bạn nào phải mua.

b. Thầy không bắt ai phải tha thứ nhưng bằng hình ảnh những củ khoai tây

thối rữa, thầy đã giúp cả lớp hiểu ra giá trị của sự tha thứ, lòng vị tha và

sự cảm thông với lỗi lầm của người khác.

c. Thầy không cho làm bài vào vở mà viết lên khoai tây.

5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

a. Con người sống phải biết tha thứ cho nhau.

b. Con người sống phải biết thương yêu nhau.

c. Con người sống phải biết chia sẻ cho nhau.

 

docx 40 trang cuckoo782 3514
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "20 đề thi môn Tiếng Việt Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 1
I. Đọc thầm và làm bài tập:
Câu chuyện về túi khoai tây
Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một
bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm
thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người
mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của
chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không
chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.
Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất
cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào
chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè
cũng phải mang theo.
Chỉ sau mộ thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và
phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình
trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối
cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết chỗ khoai tây ấy đi và cảm
thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.
Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng
oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở!
Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó
chụi ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người
khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một
món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình .”
Lại Thế Luyện
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1. Thầy giáo mang tíu khoai tây đến lớp để làm gì?
a. Để cho cả lớp liên hoan.
b. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha.
c. Để cho cả lớp học môn sinh học.
2. Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái?
a. Đi đâu cũng mang theo túi khoai tây kè kè phiền toái.
b. Các củ khoai tây thối rữa, rỉ nước.
c. Cả hai ý trên.
3. Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của
người khác?
a. Vì oán giận hay thù ghét người khác không mang lại điều gì tốt đẹp mà
chỉ gây thêm phiền toái cho chúng ta.
b. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ
là món quà quý giá để ta troa tặng mọi người, mà đó còn là một món
quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.
c. Cả hai ý trên.
4. Cách giáo dục của thầy giáo có điều gì thú vị?
a. Thầy tự mang khoai tây đến lớp mà không bắt bạn nào phải mua.
b. Thầy không bắt ai phải tha thứ nhưng bằng hình ảnh những củ khoai tây
thối rữa, thầy đã giúp cả lớp hiểu ra giá trị của sự tha thứ, lòng vị tha và
sự cảm thông với lỗi lầm của người khác.
c. Thầy không cho làm bài vào vở mà viết lên khoai tây.
5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
a. Con người sống phải biết tha thứ cho nhau.
b. Con người sống phải biết thương yêu nhau.
c. Con người sống phải biết chia sẻ cho nhau.
II. Luyện từ và câu:
1. Từ nào sau đây có đủ cả ba bộ phận của tiếng?
a. ta b. oán c. ơn
2. Trong ba bộ phận của tiếng, bộ phận nào có thể không có?
a. Vần b. Thanh c. Âm đầu
3. Bộ phận âm đầu của tiếng “quà” là gì?
a. q b. qu c. Cả hai ý trên
4. Bộ phận vần của tiếng “oán” là gì?
a. oa b. an c. oan
5. Tiếng “ưa” có những bộ phận nào ?
a. Âm đầu “ưa”, vần “a” , thanh ngang.
b. Âm đầu “ưa”, vần ưa”, không có thanh.
c. Không có âm đầu, vần“ ưa”, thanh ngang.
III. Cảm thụ văn học:
Trong câu chuyện trên, người thầy giáo có nói: “Lòng vị tha, sự cảm thông
với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao
tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng
bản thân mình. ”
Theo em, vì sao thầy giáo lại cho rằng tha thứ lại chính là món quà tốt đẹp
dành tặng cho chính bản thân chúng ta? Em hiểu lời nói của thầy giáo có ý
nghĩa gì?
IV. Tập làm văn:
Em hãy kể lại Câu chuyện về túi khoai tây bằng lời kể của thầy giáo
2
I. Đọc thầm và làm bài tập:
SỰ SẺ CHIA BÌNH DỊ
“ Đôi khi một cử chỉ nhỏ của bạn cũng có thể làm thay đổi
Hoặc tạo nên sự khác biệt cho cuộc sống của người khác.”
Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là một
người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu
đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ.
Thấy thế, tôi liền nhường chỗ của tôi cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên.
Nhưng đến lượt tôi thì bưu điện đóng cửa. Khi đó tôi cảm thấy thực sự rất
bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay
sang tôi nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp
khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán
tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.”
Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường
chỗ của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá
rét. Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn có cảm giác
khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng
xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.
Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi
người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với
người khác vì tôi nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có
thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khácc biệt và ý nghĩa cho cuộc
sống của một người khác.
Ngọc Khánh
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1.Vì sao nhân vật “tôi” trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ
con người phụ nữ đứng sau?
a. Vì thấy mình chưa vội lắm.
b. Vì người phụ nữ trình bày lí do của mình và xin được nhường chỗ.
c. Vì thấy hoàn cảnh của mẹ con người phụ nữ thật đáng thương.
2. Sau khi nhường chỗ, vì sao nhân vật “tôi” lại cảm thấy bực mình và hối
hận?
a. Vì thấy mẹ con họ không cảm ơn mình.
b. Vì thấy mãi không đến lượt mình.
c. Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ là họ đóng cửa.
3. Việc gì xảy ra khiến nhân vật “tôi ” lại rời khỏi bưu điện với “ niềm vui
trong lòng”?
a. Vì biết rằng việc làm của mình đã giúp cho một gia đình tránh được một
đêm đông giá rét.
b. Vì đã mua được tem thư.
c. Vì đã không phải quay lại bưu điện vào ngày hôm sau.
4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
a. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác.
b. Muốn được người khác quan tâm, cần phải biết quan tâm giúp đỡ người
khác.
c. Giúp đỡ người khác sẽ được trả ơn.
II. Luyện từ và câu:
1.Dấu hai chấm trong đoạn văn sau có tác dụng gì ?
Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì
nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay
tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn
sưởi ấm của gia đình tôi.”
a. Báo hiệu bộ phận đứng sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của nhân vật.
b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau dấu hai chấm là lời giải thích cho bộ
phận đứng trước nó.
c. Cả hai ý trên.
2. Các cụm từ có trong ngoặc đơn có thể điền vào chỗ trống nào trong đoạn
văn sau:
Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được đến mọi người có giá trị
như thế nào. Tôi bắt đầu và .. vì tôi nhận ra đôi khi chỉ
một của mình cũng có thể làm , làm 
hoặc tạo nên sự khácc biệt và của một người khác.
(sự quan tâm của mình; biết quên mình đi; biết chia sẻ với người khác; cử
chỉ nhỏ; bình dị; ấm lòng; thay đổi; ý nghĩa cho cuộc sống)
3. Nội dung câu chuyện trên phù hợp với câu tục ngữ nào dưới đây?
a. Ở hiền gặp lành.
b. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
c. Thương người như thể thương thân.
III. Cảm thụ văn học:
Trong câu chuyện trên, nhân vật “tôi” nói rằng mình đã biết “quên mình
đi”, em hiểu điều đó có ý nghĩa gì?
IV. Tập làm văn
Em hãy kể lại câu chuyện trên bằng lời của người phụ nữ có con nhỏ
ĐỀ 3
I. Đọc thầm và làm bài tập:
 Tấm lòng thầm lặng
 Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại
một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh
đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy
một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe,
đến chỗ cậu bé và hỏi:
 - Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không?
 - Chắc chắn là muốn ạ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế? – Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ.
 Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu
bé có đôi chân tật nguyền ấy.
- Chào chị! – Bố tôi lên tiếng trước. - Chị có phải là mẹ cháu Giêm –mi
không ? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm –mi đi phẫu thuật
để đôi chân cháu trở lại bình thường.
- Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. –
Mẹ Giêm –mi nghi ngờ nói.
Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi
chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng , hai người đồng ý cho
Giêm –mi phẫu thuật.
Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm –mi đã khỏe mạnh và
lành lặn trở lại. Giêm –mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân
thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu.
Về sau, cậu bé Giêm –mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất
thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm –mi vẫn
không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó Nhiều năm trôi qua, tôi
luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi : “Cho đi mà không cần phải nhận lại
sẽ là niềm vui lâu dài ”.
Bích Thủy
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1. Cậu bé trong câu chuyện gặp điều không may gì?
a. Bị tật ở chân.
b. Bị ốm nặng.
c. Bị khiếm thị.
2. Ông chủ đã làm gì cho cậu bé?
a. Cho cậu một số tiền lớn để cậu có vốn làm ăn buôn bán.
b. Đến nhà chữa bệnh cho cậu.
c. Nói với người lái xe riêng đến nhà thuyết phục cha mẹ cậu và đưa cậu bé đi
chữa bệnh.
3. Tại sao ông chủ lại bảo người lái xe riêng của mình làm việc đó?
a. Vì ông không có thời gian.
b. Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình.
c. Vì ông ngại xuất hiện.
4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
a. Hãy giúp đỡ người khác một cách thầm lặng mà không cần đòi hỏi phải được
cảm ơn.
b. Hãy giúp đỡ người khác nếu mình giàu có.
c. Hãy giúp đỡ các trẻ em nghèo, bệnh tật.
II. Luyện từ và câu:
1. Ghi lại các từ đơn, từ phức trong đoạn văn sau:
Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại
một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh
đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng.
2. Tìm lời kể trực tiếp và gián tiếp trong đoạn văn sau:
- Chào chị! – Bố tôi lên tiếng trước.- Chị có phải là mẹ cháu Giêm –mi
không ? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm –mi đi phẫu thuật
để đôi chân cháu trở lại bình thường.
- Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. –
Mẹ Giêm –mi nghi ngờ nói.
3. Chuyển lời kể gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời kể trực tiếp:
Bố tôi lái xe đưa Giêm –mi về nhà. Trên đường đi, Giêm –mi kể cho bố tôi
nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người
có hoàn cảnh không may mắn như cậu.
4. Chuyển lời kể trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời kể gián tiếp:
Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước
ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi:
- Cháu có gặp khó khăn nhiều với đôi chân như thế không?
- Cháu chỉ chạy chậm chút xíu so với các bạn thôi. – Cậu bé đáp.- Nhưng
cháu cũng quen rồi.
- Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không?
- Chắc chắn là muốn ạ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế? – Cậu bé ngạc
nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ.
III. Tập làm văn:
1. Em hãy kể lại câu chuyện trên bằng lời của cậu bé Giêm- mi.
2. Em hãy thay lời của cậu bé Giêm –mi viết một bức thư ngỏ cảm ơn
người đã giúp đỡ mình.
ĐỀ 4
I. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP:
HAI CHIẾC HUY CHƯƠNG
Tại đại hội Ô-lim –píc dành cho người khuyết tật, một học sinh tên Giôn,
14 tuổi, mắc hội chứng Đao( *) nên mắt nhìn không rõ. Giôn đăng kí chạy môn
400 mét.
Vào ngày thi, sau khi đăng kí để nhận đường chạy và số hiệu, thì cặp kính
của Giôn biến mất, nhưng cậu ta nói rất quyết tâm:
- Em sẽ gắng hết sức để giàng huy chương vàng.
Khi có tín hiệu xuất phát, Giôn đã khởi đầu rất tốt. Đột nhiên một vận động
viên khác chạy lấn vào đường đua của Giôn khiến em không nhìn thấy đường
chạy và ngã vào khu vực đá dăm bên cạnh đường đua.
Thế nhưng Giôn đã gượng đứng dậy, nheo mắt nhìn đường đua và tiếp tục
chạy dù chân trái khập khiễng vì đau. Cậu tiếp tục chạy qua khúc cua một cách
bền bỉ. Khi gần bắt kịp vận động viên cuối cùng, Giôn lại bị trượt chân và ngã.
Cậu nằm khá lâu. Nhưng Giôn lại gượng đứng dậy. Lúc này, sức chạy của Giôn
đã giảm đi rất nhiều, chân tay cậu bắt đầu run lẩy bẩy, người lả đi vì kiệt sức. Khi
chỉ còn cách đích khoảng 10 mét, cậu lại bị ngã một lần nữa.
Bỗng nhiên, mẹ của Giôn đến đứng gần vạch đích:
- Giôn! Mẹ ở đây, con có nghe thấy tiếng mẹ không?
Mặc cho khủyu tay, đầu gối đang bị trầy xước và rớm máu, Giôn vẫn khập
khễnh tiến về phía vạch đích, hướng theo tiếng gọi của người mẹ.
- Phía này, con yêu ơi! – Mẹ cậu gọi.
Gương mặt của cậu trông rạng rỡ và vui sướng hẳn lên khi băng qua vạch
đích và ngã vào vòng tay âu yếm của mẹ.
Giôn đã không chiến thắng trên đường đua nhưng niềm tin chiến thắng đã
cháy bỏng, tỏa sáng trong cậu. Giôn thật xứng đáng nhận cùng một lúc hai huy
chương về bản lĩnh và niềm tin; một huy chương khác cho sự quyết tâm tuyệt
vời – không bao giờ bỏ cuộc .
Thanh Tâm
( *) Hội chứng Đao (Down): hội chứng làm ảnh hưởng đến trí tuệ, vận động,
ngôn ngữ, của con người.
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Cậu bé Giôn trong câu chuyện tham gia thi đấu môn thể thao nào?
a. Chạy việt dã. b. Chạy 400 mét. C. Chạy 1000 mét.
2. Cậu đã gặp phải rủi ro gì khi chuẩn bị thi đấu?
a. Cậu bị mất kính. b. Cậu bị kém mắt. c. Cậu bị đến muộn.
3. Cậu bé bị ngã mấy lần trong khi chạy đua?
a. Một lần b. Hai lần. c. Ba lần.
4. Cậu đã làm thế nào để có thể về đúng đích?
a. Nhìn vào hai vạch sơn trắng của đường chạy đua để chạy cho đúmg.
b. Nghe theo sự chỉ dẫn của huấn luyện viên.
c. Nghe theo tiếng mẹ gọi ở vạch đích.
5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
a. Cần cẩn thận, chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi thi đấu.
b. Cần quyết tâm thi đấu đến cùng.
c. Cần có bản lĩnh , niềm tin và quyết tâm thực hiện mọi việc mình đã đề ra.
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
1. Nhóm từ nào sau đây toàn là từ ghép:
a. vận động viên, đường chạy, sẵn sàng, cuộc thi, tín hiệu, xuất phát.
b. vị trí, vòng cua, vận động viên, đường, đua, đường chạy, sợ hãi.
c. loạng choạng, khu vực, đá dăm, đường đua, cuộc thi, xuất phát.
2. Nhóm nào sau đây toàn từ láy?
a. đường đua, tiếp tục, khập khiễng, bền bỉ, cuối cùng, lo lắng.
b. lẩy bẩy, khập khiễng, rạng rỡ, âu yếm, đám đông, khó khăn, đau đớn.
c. khập khiễng, rạng rỡ, bền bỉ, lo lắng, khó khăn , đau đớn.
3. Xếp các từ láy có trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp:
Các vận động viên đã vào đường chạy để sẵn sàng cho cuộc thi. Khi có tín
hiệu xuất phát, Giôn đã khởi đầu rất tốt. Đột nhiên một vận động viên khác chạy
lấn vào đường đua của Giôn khiến em không nhìn thấy đường chạy và ngã vào
khu vực đá dăm bên cạnh đường đua.
Thế nhưng Giôn đã gượng đứng dậy, nheo mắt nhìn đường đua và tiếp tục
chạy dù chân trái khập khiễng vì đau. Cậu tiếp tục chạy qua khúc cua một cách
bền bỉ. Khi gần bắt kịp vận động viên cuối cùng, Giôn lại bị trượt chân và ngã.
Cậu nằm khá lâu.
a. Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu.
b. Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần.
III. TẬP LÀM VĂN:
1. Em hãy ghi lại những sự việc chính trong câu chuyện Hai chiếc huy chương.
Chuỗi sự việc chính được gọi là gì?
2. Em hãy kể lại đoạn truyện từ lúc Giôn bước vào cuộc thi đến khi kết thúc bằng
lời của cậu bé Giôn
ĐỀ 5
I. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP:
THƯ GỬI CÁC THIÊN THẦN
Thưa các Thiên thần!
Đêm nay, ở nơi đây, con đã thấy các Thiên thần ở trên cao kia, nơi sáng
nhất trên bầu trời. Con đã thấy các Thiên thần đùa vui nơi thiên đàng xanh thẳm
không mảy may lo buồn vướng bận nơi trần thế.
Nhưng thưa các Thiên thần, cũng ngay đêm nay thôi, nơi trần gian này, các
Thiên thần có nhìn thấy không, những số phận, những mảnh đời còn nặng trĩu
đau buồn. Con xin các Thiên thần hãy một lần xuống đây và đến bên những con
người bất hạnh ấy, những bạn bè cùng trang lứa với con và những em bé thơ ngây
của con.
Con xin Thiên thần Hòa Bình hãy ru yên giấc ngủ chiến tranh, để bao bạn
bè, em nhỏ, nơi cách xa con được sống yên bình như con, được học hành vui chơi
không phải ngày ngày lo sợ tiếng bom, tiếng đạn.
Con xin Thiên thần Tình Thương hãy gõ chiếc đũa thần của Người vào trái
tim người lớn để họ hiểu trẻ thơ và thêm lòng yêu thương con trẻ, để không còn
những người bạn như con phải lao động vất vả cực nhọc hay cầm súng ra chiến
trận, hay bị hắt hủi, ghẻ lạnh trong những gia đình không hạnh phúc.
Con xin Thiên thần Tình Yêu hãy hàn gắn tình yêu của các ông bố, bà mẹ
để những em bé của con được sống dưới mái ấm gia đình hạnh phúc, không còn
cảnh lang thang nay đây mai đó , đêm đêm màn trời chiếu đất , đói rét và biết bao
hiểm nguy rình rập.
Và cuối cùng con xin Thiên thần Ước Mơ hãy tặng cho mỗi em bé trên trái
đất này một ngôi sao xanh trong chiếc giỏ đựng vô vàn những ngôi sao của
Người, để những ước mơ nhỏ bé, giản dị và hồn nhiên của mọi trẻ thơ đều thành
hiện thực.
Cảm ơn những làn gió tốt bụng đã mang giúp lá thư này đến cho các Thiên
thần.
Ngô Thị Hoài Thu
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
1.Trong thư, bạn Hoài Thu đã xin Thiên thần Hòa Bình điều gì?
a. Hàn gắn tình yêu của những ông bố bà mẹ.
b. Hiểu trẻ thơ và thêm lòng yêu con trẻ.
c. Ru yên giấc ngủ chiến tranh.
2. Xin Thiên thần Tình Thương điều gì?
a. Những em bé được sống dưới mái ấm hạnh phúc.
b. Trẻ em không còn phải lao động vất vả, cực nhọc; không cầm súng ra chiến
trận hay bị hắt hủi, ghẻ lạnhtrong những gia đình không hạnh phúc.
c. Tặng cho mỗi em bé một ngôi sao xanh.
3. Còn ở Thiên thần Ước Mơ , bạn ấy cầu xin điều gì?
a. Những ước mơ nhỏ bé, giản dị và hồn nhiên của mọi trẻ thơ đều thành hiện
thực.
b. Những em nhỏ được sống yên bình, được học hành vui chơi không phải ngày
ngày lo sợ tiếng bom, tiếng đạn.
c. Gõ chiếc đũa thần vào trái tim người lớn.
4. Đến Thiên thần Tình Yêu, điều cầu xin đó ra sao?
a. Xuống trần gian và đến bên những con người bất hạnh.
b. Những em bé của con được sống dưới mái ấm gia đình hạnh phúc, không còn
cảnh lang thang nay đây mai đó , đêm đêm màn trời chiếu đất , đói rét và biết bao
hiểm nguy rình rập.
c. Mang lá thư này đến cho các Thiên thần.
5. Tất cả những điều bạn Hoài Thu cầu xin các Thiên thần đều nhằm mục đích gì?
a. Làm cho trẻ nhỏ trở nên giàu có.
b. Làm cho trẻ em trở nên thông minh, học giỏi.
c. Làm cho trẻ em được sống hạnh phúc.
II. LUYỆN TỪ VẦ CÂU:
1. Gạch dưới các từ chỉ sự vật trong đoạn văn sau rồi xếp các từ đó vào nhóm
thích hợp.
Con xin Thiên thần Ước Mơ hãy tặng cho mỗi em bé trên trái đất này một
ngôi sao xanh trong chiếc giỏ đựng vô vàn những ngôi sao của Người, để những
ước mơ nhỏ bé, giản dị và hồn nhiên của mọi trẻ thơ đều thành hiện thực.
- Từ chỉ người:
- Từ chỉ vật:
- Từ chỉ khái niệm:
- Từ chỉ đơn vị:
2. Tìm danh từ chỉ khái niệm trong số các danh từ in đâm dưới đây:
Nhưng thưa các Thiên thần, cũng ngay đêm nay thôi, nơi trần gian này,
các Thiên thần có nhìn thấy không , những số phận, những mảnh đời còn nặng
trĩu đau buồn.
III. TẬP LÀM VĂN:
1. Em hãy mượn lời một trong các thiên thần viết thư trả lời bạn Hoài Thu.
2. Ngoài bốn Thiên thần mà bạn Hoài Thu đã gửi thư, em hãy viết một đoạn thư
gửi cho các thiên thần khác để nói lên những mong ước của riêng em.
ĐỀ 6
I. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP:
CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC
Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô –kla- hô-ma, tôi cùng một
người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến
quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu ? Bán cho tôi bốn vé”.
Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi.
Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu
tuổi?”
- Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. – Bạn tôi trả lời. – Như vậy tôi phải
trả cho ông 9 đô la tất cả.
Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình
được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết
được sự khác biệt đó chứ!”
Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ
không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính
trọng của mình chỉ với 3 đô la”.
Theo Pa- tri-xa Phơ - ríp
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1. Câu lạc bộ giải trí miễn phí cho trẻ em ở độ tuổi nào?
a. Bảy tuổi trở xuống.
b. Sáu tuổi trở xuống.
c. Bốn tuổi trở xuống.
2. Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai?
a. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi.
b. Cho mình, cho cậu bé bảy tuổi và cậu bé bốn tuổi.
c. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bốn tuổi.
3. Người bạn của tác giả lẽ ra tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào?
a. Nói dối rằng cả hai đứa còn rất nhỏ.
b. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có sáu tuổi.
c. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có năm tuổi.
4. Tại sao người bạn của tac sgiả lại không “tiết kiệm 3 đô la” theo cách đó?
a. Vì ông ta rất giàu, 3 đô la không đáng để ông ta phải nói dối.
b. Vì ông ta sợ bị phát hiện ra thì xấu hổ.
c. Vì ông ta là người trung thực và muốn được sự kính trọng của con mình.
5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
a. Cần phải sống trung thực , ngay từ những điều nhỏ nhất.
b. Cần phải sống sao cho con mình kính trọng.
c. Không nên bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la.
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Em hãy tìm danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn sau:
Nhiều người vẫn nghĩ loài cây bao báp kì diệu chỉ có ở châu Phi. Nhưng
thực ra tại châu lục đen chỉ có duy nhất một loài bao báp. Còn trên đảo Ma-đaga-xca ở Ấn Độ Dương có tới tận bảy loài. Một loài trong số đó còn được trồng
thành đồn điền, vì từ hạt của nó có thể chế được loại bơ rất ngon và bổ dưỡng.
III. TẬP LÀM VĂN:
1. Có những câu chuyện về lòng trung thực mà nhân vật chính là những người
sống quanh em. Hãy kể cho các bạn nghe về một câu chuyện như thế và nêu cảm
nghĩ của em.
2. Em hãy kể lại câu chuyện trên bằng lời nói của người cha với lời mở đầu như
sau:
“Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la” .
ĐỀ 7
I. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP:
 MỘT ƯỚC MƠ
 Hồi nhỏ, tôi rất thích đi học và tất cả những gì thuộc về nó: lớp học, bảng
đen, sách vở, những người bạn, tiếng giảng bài của thầy cô, Và luôn ao ước sẽ
có một ngày, tôi tự hào giương cao tấm bằng tốt nghiệp trong niềm vui sướng và
ánh mắt mừng vui của mọi người.
Nhưng tôi là con một gia đình nghèo, đông anh em. Tôi phải quyết định
nghỉ học và xin làm việc trong một tiệm bánh. Từ đó ước mơ của tôi cũng lụi tàn
dần.
Lớn lên, như bao người phụ nữ khác, tôi lấy chồng, sinh con. Tôi quyết
tâm không để các con mình thất học, phải sống khổ sở như tôi. Và hai vợ chồng
tôi đã làm việc cật lực để nuôi dạy các con thành tài.
Duy chỉ có cô con gái út Lin –đa là có vấn đề. Lin-đa từ nhỏ đã ốm yếu,
khó nuôi, nên ít có trường nào nhận dạy con bé lâu dài. Không đành lòng nhìn
con đi theo vết xe đổ của mình, tôi bắt đầu hỏi thăm và tìm hiểu. Cuối cùng, tôi
cũng kiếm được trường, đăng kí không chỉ cho Lin-đa mà còn cho cả tôi cùng
học nữa. Tôi muốn ở bên cạnh con, giúp đỡ nó và sâu xa hơn là tiếp tục thực hiện
giấc mơ của mình.
Thật là thú vị khi lại được đến trường. Nhưng cũng không dễ dàng chút
nào khi ở tuổi 58, tôi phải vừa làm công việc nhà, vừa đánh vật với những con số.
Hai mẹ con tôi luôn động viên, an ủi và giúp đỡ nhau trong học tập. Cứ thế cho
đến ngày chúng tôi tốt nghiệp.
Thật không ngờ, đến cuối đời, tôi mới được sống cho mình, cho hạnh phúc
và ước mơ của mình. Có lẽ hơi trễ một chút nhưng tôi nhận ra một điều: đừng
bao giờ chôn vùi những ước mơ! Hãy vững tin rằng, một ngày mai ta sẽ biến
chúng thành hiện thực. Không cần nhờ vào những điều kì diệu ở đâu xa, mà tất cả
những gì ta đạt được hôm nay là do sự phấn đấu không ngừng, và quyết tâm
không từ bỏ niềm mơ ước trong lòng mỗi chúng ta. Quả thật, sẽ không bao giờ là
quá muộn để bạn bắt đầu một giấc mơ!
Đặng Thị Hòa
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1. Tác giả của câu chuyện đã có ước mơ gì?
a. Được mẹ hối thúc gọi dậy, chuẩn bị bữa ăn điểm tâm và giục đến trường.
b. Được mọi người khen ngợi vì đã học giỏi.
c. Được đi học.
2. Vì sao tác giả lại không được đến trường như bao bạn khác?
a. Vì học kém.
b. Vì nhà nghèo quá.
c. Vì chiến tranh.
3. Vì sao tác giả lại đi học cùng con gái mình?
a. Vì tác giả muốn ở bên cạnh con, giúp đỡ con trong quá trình học tập.
b. Vì tác giả muốn tiếp tục thực hiện ước mơ được đi học của mình.
c. Vì cả hai lí do trên.
4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
a. Đừng bao giờ chôn vùi những ước mơ. Nếu quyết tâm và nỗ lực phấn đấu thì ta
sẽ đạt được điều ta mơ ước.
b. Thật hạnh phúc khi ta thực hiện được những ước mơ.
c. Hãy mơ mộng một chút cho cuộc đời thêm tươi đẹp.
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Đoạn văn sau có những danh từ riêng viết chưa đúng. Em hãy phát hiện và
chữa cho đúng:
Trường tiểu học xã cổ loa (đông anh , hà nội) đã có hơn 15 năm xây dựng
và phát triển. Liên tục trong nhiều năm qua liên đội nhà trường đều nhận danh
hiệu liên đội vững mạnh, xuất sắc và vinh dự được trung ương đoàn tặng bằng
khen.
III. TẬP LÀM VĂN:
1. Em cũng đã từng ước mơ nhiều điều. Có những ước mơ không thành nhưng
cũng có những ước mơ trở thành hiện thực. Em hãy kể một câu chuyện về ước
mơ của mình.
(Gợi ý mở đầu câu chuyện) :
 Đừng bao giờ chôn vùi những ước mơ! Hãy vững tin rằng, một ngày mai ta sẽ
biến chúng thành hiện thực. Không cần nhờ vào những điều kì diệu ở đâu xa, mà
tất cả những gì ta đạt được hôm nay là do sự phấn đấu không ngừng , và quyết
tâm không từ bỏ niềm mơ ước trong lòng mỗi chúng ta.
2. Con người ta sống mà không thể không có ước mơ. Em cũng đã từng mơ ước
thật nhiều điều. Theo dòng thời gian, những ước mơ đó lớn dần theo năm tháng
và giúp em trưởng thành hơn. Có ước mơ trở thành hiện thực nhưng cũng có
những ước mơ chỉ là kỉ niệm.
Em hãy kể lại những ước mơ đó theo trình tự thời gian
ĐỀ 8
I. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP:
NÓI LỜI CỔ VŨ
Một cậu bé người Ba Lan muốn học đàn dương cầm, thế nhưng cha cậu lại
bảo mấy ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá, không thể nào chơi đàn hay
được. Ông khuyên cậu hãy thử học chơi kèn, thế rồi sau đó một nhạc công
chuyên nghiệp lại nói rằng cậu không có được đôi môi thích hợp.
Một ngày kia, cậu được gặp gỡ nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Rubin-xtên. Con người nổi tiếng này đã trao cho cậu một lời khích lệ mà trước đây
cậu chưa từng được nghe : “ Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Ta
nghĩ là chú có thể chơi được nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày.”
Ôi chao, đó mới thực sự là nguồn cổ vũ lớn lao mà cậu cần đến. Ru-binxtên vĩ đại đã bảo là cậu có thể chơi đàn được! Cậu sẽ phải bỏ rất nhiều thời gian
để luyện tập nếu muốn chơi đàn, nhưng mà cậu có thể chơi được! Thậm chí có
thể chơi giỏi! An – tôn Ru-bin-xtên đã nói như vậy mà!
Cậu bé về miệt mài tập luyện, cậu bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày, và sau nhiều
năm, công lao khó nhọc của cậu đã được tặng thưởng: Gian Pa-đơ –riêu-xki trở
thành một trong những nghệ sĩ dương cầm lừng danh nhất thời bấy giờ. Một lời
động viên đơn giản đã mang đến nội lực làm bừng lên ngọn lửa đam mê trong
lòng một cậu bé, ngọn lửa ấy vẫn cháy sáng mãi trong nhiều năm trời.
Hãy nhớ rằng những lới động viên mà bạn đang trao gởi hôm nay đôi khi
làm thay đổi được mãi mãi một cuộc đời của người đã đón nhận nó.
Theo Thu Hà
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :
1. Cậu bé người Ba Lan trong câu chuyện đã học chơi những loại nhạc cụ nào?
a. Dương cầm, kèn.
b. Kèn, vi-ô-lông.
c. Vi-ô-lông, dương cầm.
2. Vì sao cha cậu khuyên cậu không nên học đàn dương cầm?
a. Vì cậu không có đôi môi thích hợp.
b. Vì các ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá.
c. Vì cậu không có năng khiếu.
3. Nguyên nhân nào dẫn đến sau này cậu trở thành một nghệ sĩ dương cầm lừng
danh?
a. Vì lời động viên lớn lao của nghệ sĩ pi-a-nô An-tôn Ru-bin-xtên đã khiến cậu
tự tin và luyện tập miệt mài.
b. Vì cậu có năng khiếu đặc biệt.
c. Vì cậu có thầy giáo giỏi.
4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
a. Hãy biết khen mọi người, những lời khen ấy làm cho người khac phấn khởi và
tự tin trong cuộc sống.
b. Hãy biết nói những lời động viên mọi người vì có thể những lời động viên đó
sẽ làm thay đổi cuộc đời của một con người.
c. Hãy miệt mài học tập thì sẽ đạt được thành công.
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
1. Tìm lời nói trực tiếp trong đoạn văn sau:
Một ngày kia, cậu được gặp gỡ nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Rubin-xtên. Con người nổi tiếng này đã trao cho cậu một lời khích lệ mà trước đây
cậu chưa từng được nghe : “ Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Ta
nghĩ là chú có thể chơi được nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày.”
2. Em có thể đặt dấu ngoặc kép vào chỗ nào trong đoạn văn sau:
Có người đã để ý thấy rằng – cuộc sống và tài khoản ngân hàng có những
điểm tương đồng nhau – những điều cuộc sống trao ban cho họ cũng nhiều như
những điều họ đã dầu tư vào cuộc sống. Tài khoản của tôi tuy chẳng nhiều nhặn
gì nhưng tôi vẫn có thể rút ra từ cuộc sống của mình vô vàn những niềm vui và sự
mãn nguyện nếu như tôi chịu khó chú ý đến những điều tôi đem lại cho đời.
III. TẬP LÀM VĂN:
1. Em hãy kể lại câu chuyện Nói lời cổ vũ bằng lời kể của :
- Cậu bé ( tức nghệ sĩ Gian Pa-đơ – riêu- xki).
- Cha của cậu bé.
2. Em đã bao giờ biết nói lời đọng viên người khác hoặc bản thân em đã từng
nhận được lời động viên của ai đó trong lúc mình gặp khó khăn chưa ?
Hãy kể lại câu 

Tài liệu đính kèm:

  • docx20_de_thi_mon_tieng_viet_lop_4.docx