Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 giải toán có lời văn
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tên sáng kiến
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 4 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
2. Sự cần thiết
Trong môn Toán ở Tiểu học, các bài toán có lời văn có vị trí rất quan trọng. Môt phần lớn thời gian học Toán của học sinh là để học giải các bài toán. Kết quả học toán của học sinh cũng được đánh giá trước hết qua khả năng giải toán.
II. NỘI DUNG
1. Sự cần thiết, mục đích thực hiện sáng kiến
Trong môn Toán ở Tieru học, các bài toán có lời văn có vị trí rất quan trọng. Môt phần lớn thời gian học Toán của học sinh là để học giải các bài toán. Kết quả học toán của học sinh cũng được đánh giá trước hết qua khả năng giải toán.
Việc giải toán có vị trí quan trọng như vậy là vì nó có những tác dụng to lớn và toàn diện như:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Khánh Hưng, ngày 25 tháng 10 năm 2016 BÁO CÁO SÁNG KIẾN - Tên sáng kiến: Một số phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 giải toán có lời văn - Họ và tên: Trương Hoàng An - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học 2 Khánh Hưng - Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 24/8/2016 đến ngày 20/10/2016 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tên sáng kiến MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 4 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Sự cần thiết Trong môn Toán ở Tiểu học, các bài toán có lời văn có vị trí rất quan trọng. Môt phần lớn thời gian học Toán của học sinh là để học giải các bài toán. Kết quả học toán của học sinh cũng được đánh giá trước hết qua khả năng giải toán. II. NỘI DUNG 1. Sự cần thiết, mục đích thực hiện sáng kiến Trong môn Toán ở Tieru học, các bài toán có lời văn có vị trí rất quan trọng. Môt phần lớn thời gian học Toán của học sinh là để học giải các bài toán. Kết quả học toán của học sinh cũng được đánh giá trước hết qua khả năng giải toán. Việc giải toán có vị trí quan trọng như vậy là vì nó có những tác dụng to lớn và toàn diện như: 1. Việc giải toán giúp học sinh củng cố, vân dụng và hiểu sâu sắc thêm tất cả kiến thức về số học, đo lường, các yếu tố đại số, hình học. Hơn nữa phần lớn các biểu tượng, khái niệm, quy tắc, tính chất toán học đều được hình thành qua con đường giải toán chứ không phải qua con đường lí luận. 2. Thông qua nội dung thực tế của các đề toán, học sinh sẽ tiếp nhận được những kiến thức phong phú về cuộc sống và có điều kiện vận dụng kiến thức toán học vào thực tế cuộc sống. 3. Việc giải các bài toán sẽ giúp phát triển trí thông minh, óc sáng tạo và thói quen làm việc một cách khoa học cho học sinh. 4. Việc giải các bài toán còn đòi hỏi học sinh phải biết tự mình xem xét vấn đề, tự tìm tòi cách giải quyết vấn đề, tự thực hiện các phép tính, tự kiểm tra kết quả Do đó giải toán là một cách rất tốt để rèn luyện đức tính kiên trì, tự lực vượt khó, cẩn thận, chu đáo, yêu thích sự chặt chẽ, chính xác. 2. Mô tả sáng kiến Qua khảo sát chất lượng tôi thu được bảng số liệu sau Tổng số % Số HS thực hiện được 4 26.6 Số HS thực hiện chưa được 11 73.4 Qua thực tế giảng dạy tôi đã rút ra một số kinh nghiêm trong việc hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn như sau: Muốn giải toán giỏi, học sinh cần nắm được các bước chung để hướng dẫn hoạt động giải toán. Đó là các bước: 1. Đọc thật kĩ đề toán, xác định đâu là những cái đã cho, đâu là cái phải tìm. Chúng ta phải tập cho học sinh thói quen tự tìm hiểu đề toán, hết sức tránh tình trạng học sinh vừa đọc đề đã bắt tay vào giải ngay. Càn lưu ý mấy điểm sau: a) Mỗi đề toán đều gồm 2 bộ phận: Bộ phận thứ nhất là cái đã cho, bộ phận thứ hai là cái phải tìm, học sinh cần xác định thật chính xác hai bộ phận đó b) Hướng sự tập trung suy nghĩ của học sinh vào những từ quan trọng của đề toán, phân biệt rõ những gì thuộc bản chất của đề toán, những gì không thuộc về bản chất để tập trung hướng sự chú ý vào những chỗ cần thiết. 2. Tóm tắt đề toán bằng sơ đồ, hình vẽ, ngôn ngữ, kí hiệu ngắn gọn. Thông qua đó thiết lập những mối liên hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Khi tóm tắt đề toán cần gạt bỏ đi những cái thứ yếu, lặt vặt trong đề toán và hướng sự tập trung suy nghĩ của học sinh vào những gí chính yếu của đề toán, tìm cách biểu thị chúng bằng sơ đồ. Trường hợp phức tạp không thể vẽ được sơ đồ thì phải dùng ngôn ngữ, ki hiệu ngắn gọn để ghi lại thật vắn tắt nhưng phải đảm bảo nôi dung. 3. Phân tích bài toán để tìm cách giải Ở đây cần suy nghĩ xem: muốn trả lời câu hỏi của đề toán thì cần phải biết những gì, cần phải làm những phép tính gì, trong những điều ấy cái gì đã biết, cái gì chưa biết, muốn tìm những cái chưa biết ấy lại phải biết những gì, phải làm phép tính gì?...Cứ như thế ta đi dần tới những diều đã cho trong đề toán. 4. Giải bài toán và thử lại các kết quả Dựa vào kết quả phân tích bài toán ở bước 3, xuất phát từ những điều đã cho trong đề toán, ta lần lượt thực hiện các phép tính để tìm ra đáp số. Cần chú ý thử lại sau khi làm xong các phép tính cũng như thử lại đáp số xem có phù hợp với đề toán không, soát lại các câu lời giải xem có phù hợp, đủ ý hay chưa. Khai thác bài toán (dành cho học sinh khá giỏi) Sau khi giải xong bài toán cần suy nghĩ xem: - Có thể giải bài toán này theo cách khác hay không? - Từ bài toán này có thể rút ra nhận xét, kinh nghiệm gì? Ta xét ví dụ sau đây: Hai vòi nước cùng bắt đầu chảy vào một bể, vòi thứ nhất mỗi phút chảy được 25 lít, vòi thứ hai mỗi phút chảy được 15 lít. Hỏi sau 1 giờ 15 phút cả hai vòi đó chảy vào bể được bao nhiêu lít nước? Phân tích theo các bước đã nêu: Bước 1: Bài toán cho biết: Hai vòi nước cùng chảy vào một bể, vòi thứ nhất mỗi phút chảy được 25 lít, vòi thứ hai mỗi phút chảy được 15 lít Bài toán hỏi: Sau 1 giờ 15 phút cả hai vòi đó chảy vào bể được bao nhiêu lít nước? Ở đây cần chú ý hai vòi nước cùng bắt đầu chảy vào một bể như vậy thời gian chảy của hai vòi là như nhau (1 giờ 15 phút) Bước 2: Tóm tắt đề toán Vòi I: mỗi phút chảy được 25 l Vòi II: mỗi phút chảy được 15 l Sau 1 giờ 15 phút, cả 2 vòi ? l Bước 3: Phân tích tìm cách giải - Để tính được cả hai vòi chảy được bao nhiêu lít cần phải tính gì? + Tính xem vòi thứ nhất chảy được bao nhiêu lít nước + Tính xem vòi thứ hai chảy được bao nhiêu lít nước - Sức chảy của 2 vòi ta đã biết chưa? + Đã biết rồi, vòi I 25 l/phút, vòi II 15 l/phút - Thời gian chảy của 2 vòi là 1 giờ 15 phút, muốn tính xem mỗi vòi chảy được bao nhiêu lít trong thời gian đó ta phải làm gì? + Đổi đơn vị 1 giờ 15 phút = 75 phút - Muốn tính mỗi vòi chảy được bao nhiêu lít nước trong 75 phút ta làm thế nào? + Lấy sức chảy của mỗi vòi nhân với thời gian chảy - Vậy muốn tính cả 2 vòi chảy được bao nhiêu lít nước ta làm thế nào? + Lấy kết quả lượng nước chảy của 2 vòi cộng lại vói nhau Bước 4: Dựa vào kết quả phân tích trên ta viết bài giải 1 giờ 15 phút = 75 phút Trong 75 phút vòi thứ nhất chảy được là: 25 x 75 = 1875 (lít) Trong 75 phút vòi thứ hai chảy được là: 15 x 75 = 1125 (lít) Trong 75 phút cả hai vòi chảy được là: 1875 + 1125 = 3000 (lít) Đáp số: 3000 lít Bước 5: Khai thác bài toán Có thể giải theo cách khác - Đổi đơn vị 1 giờ 15 phút = 75 phút - Tính xem trong 1 phút cả hai vòi cùng chảy được bao nhiêu lít nước? - Nhân kết quả đó với 75 Kinh nghiệm rút ra: Cách giải thứ hai ngắn gọn hơn III. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG Tính mới Đã được áp dụng thử tại đơn vị công tác mang lai hiệu quả cao Tính hiệu quả và khả thi Sau thời gian áp dụng phương pháp trên qua khảo sát tôi thu được kết quả như sau Tổng số % Số HS thực hiện được 14 93.4 Số HS thực hiện chưa được 1 6.6 Phạm vi áp dụng Áp dụng đối với học sinh lớp 4C năm học 2016-2017 IV. KẾT LUẬN Sáng kiến được thực hiện đã cải thiện đáng kể khả năng giải toán có lời văn của học sinh, từ đó nâng cao kết quả học tập của học sinh Người báo cáo Trương Hoàng An CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Khánh Hưng, ngày 25 tháng 10 năm 2016 BÁO CÁO TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN - Tên sáng kiến: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 4 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN - Họ và tên: Trương Hoàng An - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học 2 Khánh Hưng Sự cần thiết, mục đích thực hiện sáng kiến Giúp học sinh nâng cao khả năng giải toán có lời văn, nâng cao chất lượng học toán của học sinh. Mô tả sáng kiến Phương pháp giải toán có lời văn theo 5 bước Bước 1: Tìm hiểu đề toán Bước 2: Tóm tắt bài toán Bước 3: Phân tích bài toán tìm cách giải Bước 4: Giải bài toán và thử lại kết quả Bước 5: Khai thác bài toán Đánh giá về tính mới của sang kiến: Đã được áp dụng thử tại đơn vị công tác mang lai hiệu quả cao Đánh giá về tính hiệu quả khả thi của sang kiến: Học sinh đã biết áp dụng phương pháp này và chất lương học tập môn toán được cải thiện đáng kể 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Có khả năng áp dụng rộng rãi tại đơn vị 6. Kết luận, đề xuất Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để sáng kiến được áp dụng và giảng dạy có hiệu quả hơn Người báo cáo Trương Hoàng An
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_huong_dan_hoc_sinh.doc