Kế hoạch bài học Lớp 4 - Tuần 3

Kế hoạch bài học Lớp 4 - Tuần 3

Tiết 1:Tập đọc

Bài :THƯ THĂM BẠN

 Mục tiêu:

 1. Đọc thành tiếng

 - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: mãi mãi, tấm gương, xả thân, khắc phục, quyên góp, .

 - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng giữa các cụm từ gợi tả, gợi cảm.

- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.

2. Đọc - hiểu

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: xả thân, quyên góp, khắc phục.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Tình cảm bạn bè: thương bạn, muốn chia sẻ cùng bạn khi bạn gặp chuyện buồn, khó khăn trong cuộc sống.

 3. Nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư.

 

doc 18 trang xuanhoa 12/08/2022 3110
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học Lớp 4 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHỐI 4
TUẦN 3
Từ ngày 04 /10 /2021 đến 08/ 10/2021
Thứ
Tiết
Môn
Tên Bài Dạy
Ghi chú
Hai
1
Tập đọc
Thư thăm bạn
2
Toán
Triệu và lớp triệu (tt)
3
LTVC
Mở rộng vốn từ ; Nhân hậu – Đoàn kết
Không làm bài tập 4
ĐC
BA
1
Toán
Luyện tập
2
Chính tả
Nghe – viết : Cháu nghe câu chuyện của bà
Tư
1
Tập đọc
Người ăn xin
2
Toán
Luyện tập (tt)
3
LTVC
Dấu hai chấm
Năm
1
Toán
Dãy số tự nhiên
2
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
3
TLV
Kể lại hành động của nhân vật
Sáu
1
Toán
Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
2
TLV
Tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện
TUẦN 3
Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2021
Tiết 1:Tập đọc
Bài :THƯ THĂM BẠN 
 Mục tiêu:
 1. Đọc thành tiếng
 - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: mãi mãi, tấm gương, xả thân, khắc phục, quyên góp, .
 - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng giữa các cụm từ gợi tả, gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
2. Đọc - hiểu
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: xả thân, quyên góp, khắc phục.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Tình cảm bạn bè: thương bạn, muốn chia sẻ cùng bạn khi bạn gặp chuyện buồn, khó khăn trong cuộc sống.
 3. Nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư.
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
*Yêu cầu và hướng dẫn thực hiện 
Bước 1:Đọc toàn bài trong SGK 3 đến 4 lần.
Bước 2: Đọc phần chú thích và giải nghĩa SGK/ trang 26.
Bước 3: Trả lời câu hỏi sau:
Bài được chia làm mấy đoạn ? (em dùng bút chì vạch dấu chia đoạn trong SGK)
Bước 4: Trả lời câu hỏi trong SGK/ trang 26.
Câu 1:Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không ?( em đọc thầm đoạn 1 tìm ý trả lời)
Câu 2:Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?( em đọc thầm đoạn 1 tìm ý trả lời)
 Câu 3:Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng ?( em đọc thầm đoạn còn lại tìm ý trả lời)
 Câu 4: Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết an ủi bạn Hồng ?(em đọc thầm đoạn còn lại tìm ý trả lời)
Câu 5: Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư.( em đọc thầm dòng mở đầu và dòng kết thúc bức thư tìm ý trả lời)
Câu 6 :Bức thư cho em biết điểu gì về tình cảm của bạn Lương với bạn Hồng ?
Câu 7: Em đã bao giờ làm việc gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn chưa?
Bước 5 :Hiểu ý nghĩa của bài :Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.
Bước 6 : Luyện đọc diễn cảm.Chú ý đọc với giọng trầm buồn,chân thàn.
 Bước 7 : Học thuộc lòng ý nghĩa của bài.
ééééééééé----–&—----ééééééééé
Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2021
Tiết 2: Toán 
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (TIẾP THEO)
 Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
 - Củng cố về các hàng, lớp đã học.
 - Củng cố bài toán về sử dụng bảng thống kê số liệu.
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
Chú ý: Ta tách số thành từng lớp, từ lớp đơn vị đến lớp nghìn rồi đến lớp triệu, mỗi lớp có ba hàng. Sau đó dựa vào cách đọc số có tới ba chữ số thuộc từng lớp để đọc và đọc từ trái sang phải.
Bài 1: Viết và đọc số theo bảng:
Lớp triệu
Lớp nghìn
Lớp đơn vị
Hàng trăm triệu
Hàng chục triệu
Hàng triệu
Hàng trăm nghìn
Hàng chục nghìn
Hàng nghìn
Hàng trăm
Hàng chục
Hàng đơn vị
3
2
0
0
0
0
0
0
3
2
5
1
6
0
0
0
3
2
5
1
6
4
9
7
8
3
4
2
9
1
7
1
2
3
0
8
2
5
0
7
0
5
5
0
0
2
0
9
0
3
7
Hướng dẫn cách đọc: Ta tách số thành từng lớp, từ lớp đơn vị đến lớp nghìn rồi đến lớp triệu, mỗi lớp có ba hàng. Sau đó dựa vào cách đọc số có tới ba chữ số thuộc từng lớp để đọc và đọc từ trái sang phải.
Ví dụ: 32 000 000: Ba mươi hai triệu.
Bài 2: Đọc các số sau:
7 312 836 ; 57 602 511 ; 351 600 307 ; 900 370 200 ; 400 070 192.
Ví dụ: 7 312 836 đọc là: Bảy triệu ba trăm mười hai nghìn tám trăm ba mươi sáu
57602511 đọc là: 
351 600 307 đọc là: ..
900 370 200 đọc là: .
400 070 192 đọc là: ..
Bài 3 :Viết các số sau: (Hướng dẫn :Để viết số tự nhiên ta viết từ trái sang phải, hay từ hàng cao đến hàng thấp).
a) Mười triệu hai trăm năm mươi nghìn hai trăm mười bốn: .
b) Hai trăm năm mươi ba triệu năm trăm sáu mươi tư nghìn tám trăm tám mươi tám: .
c) Bốn trăm triệu không trăm ba mươi sáu nghìn một trăm linh năm: ..
d) Bảy trăm triệu không nghìn hai trăm ba mươi mốt. .
Bài 4: Bảng sau cho biết một vài số liệu về giáo dục phổ thông năm 2003 – 2004:
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Số trường
14 316
9873
2140
Số học sinh
8 350 191
6 612 099
2 616 207
Số giáo viên
362 627
280 943
98 714
Dựa vào bảng trên hãy trả lời các câu hỏi sau:
Trong năm học 2003 – 2004:
a) Số trường trung học cơ sở là bao nhiêu:.....................
b) Số học sinh tiểu học là bao nhiêu: .....................
c) Số giáo viên trung học phổ thông là bao nhiêu: .....................
ééééééééé----–&—----ééééééééé
Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2021
Tiết 3: Luyện từ và câu
Bài :MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU-ĐOÀN KẾT
Mục tiêu:
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ theo chủ điểm “ Thương người như thể thương thân”. Nắm được cách dùng các từ ngữ đó.
- HS hiểu nghĩa một số từ và đơn vị cấu tạo Hán – việt. Nắm được cách dùng từ ngữ đó.
*Đ/c: (Bỏ BT 4)
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
*Yêu cầu và hướng dẫn thực hiện 
1/ Tìm các từ ngữ:
a/Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.
Ví dụ:lòng thương người
b/ Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương.
Ví dụ:độc ác
 .
c/Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại.
Ví dụ:cưu mang 
 .
d/ Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ.
Ví dụ:ức hiếp
 .
2/cho các từ sau: nhân dân,nhân hậu,nhân ái,công nhân,nhân loại,nhân đức, nhân từ, nhân tài. Hãy cho biết:
a/Trong những từ nào, tiếng nhân có nghĩa là “người” ?
 .
b/ Trong những từ nào,tiếng nhân có nghĩa là “ lòng thương người” ?
 .
3/ Đặt câu với một từ ở bài tập 2.
Ví dụ: Bà ngoại em rất nhân hậu.
 ééééééééé----–&—----ééééééééé
Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2021
Tiết 1: Toán
Bài: LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về đọc, viết các số đến lớp triệu.
- Củng cố kỹ năng nhận biết giá trị của từng chữ số theo hàng và lớp.
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
Bài 1: Viết theo mẫu: Các em quan sát mẫu và viết vào ô trống
Đọc số
Viết số
Lớp triệu
Lớp nghìn
Lớp đơn vị
Hàng trăm triệu
Hàng chục triệu
Hàng triệu
Hàng trăm nghìn
Hàng chục nghìn
Hàng nghìn
Hàng trăm
Hàng chục
Hàng đơn vị
Ba trăm mười lăm triệu bảy trăm nghìn tám trăm linh sáu
315 700 806
3
1
5
7
0
0
8
0
6
Tám trăm năm mươi triệu ba trăm linh bốn nghìn chín trăm
403 210 715
Bài 2: Đọc các số sau:
32 640 507 đọc là 
8 500 658 đọc là: .
830 402 960 đọc là: .......
85 000 120 đọc là: ..
Bài 3 Viết các số sau:
a) Sáu trăm mười ba triệu: 
b) Một trăm ba mươi mốt triệu bốn trăm linh năm nghìn. : 
c) Năm trăm mười hai triệu ba trăm hai mươi sáu nghìn một trăm linh ba. : ..
d) Tám mươi sáu triệu không trăm linh bốn nghìn bảy trăm linh hai: 
e) Tám trăm triệu không trăm linh bốn nghìn bảy trăm hai mươi. : 
Bài 4: Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số sau:
Mẫu:
a) Chữ số 5 trong số 715 638 thuộc hàng nghìn nên có giá trị là 5000.
b) Chữ số 5 trong số 571 638 thuộc hàng .....................
c) Chữ số 5 trong số 836 571 thuộc hàng : ................... 
Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2021
Tiết 2: Chính tả: ( Nghe – viết)
Bài : CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
Mục tiêu.
- Nghe viết đúng, đẹp bài thơ lục bát “Cháu nghe câu chuyện của bà”.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ch hoặc dấu hỏi/ dấu ngã
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
*CÁCH TRÌNH BÀY VỞ
 Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2021 
( Lùi 2 ô viết) Chính tả : ( Nghe – viết)
 ( Lùi 3 ôviết) Bài : Cháu nghe câu chuyện của bà
Chú ý : Đây là bài thơ viết theo thể thơ lục bát dòng 6 chữ và dòng 8 chữ
Dòng 6 chữ em lùi cách lề vở 3 ô li
Dòng 8 xuống hàng em lùi cách lề vở 2 ô li.
Hết 1 khổ thơ bỏ cách 1 hàng viết khổ thơ tiếp theo.
Cuối bài viết tên tác giả phía phải vở
Viết hoa tất cả các chữ đầu dòng thơ
Em trình bày rõ ràng cẩn thận, sạch đẹp , viết hoa tên riêng, theo quy tắc chính tả đã học.
* CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Em chuẩn bị sách giáo khoa và vở chính tả.
Bước 1: Em đọc đoạn viết chính tả 3 lần 
Bước 2: Em tìm trong bài những từ khó viết và từ cần phải viết hoa vào vở nháp.
Bước 3: Em viết bài vào vở Chính tả.
Bước 4: Em làm bài trong vở bài tập Tiếng Việt
 Bài 2 lựa chọn, các em làm ý b)
Gợi ý cách làm:
 (2).b) Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã:
Bình minh hay hoàng hôn ?
Trong phòng triên lam tranh, hai người xem nói chuyện với nhau. Một người bao :
- Ông thư đoán xem bức tranh này ve canh bình minh hay canh hoàng hôn.
- Tất nhiên là tranh ve canh hoàng hôn.
- Vì sao ông lại khăng định chính xác như vậy ?
- Là bơi vì tôi biết hoạ si ve tranh này. Nhà ông ta ơ cạnh nhà tôi. Ông ta chăng bao giờ thức dậy trước lúc bình minh.
ééééééééé----–&—----ééééééééé
Thứ tư ngày 6 tháng 10 năm 2021
Tiết 1: Tập đọc
Bài: NGƯỜI ĂN XIN
 Mục tiêu;
 1.Đọc thành tiếng.
 -Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hướng của phương ngữ.
 -PN: giàn giụa, bẩn thỉu, rên rỉ, lẩy bẩy 
 -Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
 -Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
 2.Đọc-hiểu.
 -Hiểu các từ ngữ khó trong bài: lom khom, đỏ đọc, giàn giụa, thảm hại, sưng húp, rên rỉ, lẩy bẩy, tài sản, khăn đặc 
 -Hiểu nội dung bài: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
*Yêu cầu và hướng dẫn thực hiện 
Bước 1:Đọc toàn bài trong SGK 4 đến 5 lần.
Bước 2: Đọc phần chú thích và giải nghĩa SGK/ trang 31.
Bước 3: Trả lời câu hỏi sau:
Bài văn được chia làm mấy đoạn ? (em dùng bút chì vạch dấu chia đoạn trong SGK)
Bước 4: Trả lời câu hỏi trong SGK/ trang 31.
Câu 1:Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào ?( em đọc thầm đoạn 1 tìm ý trả lời)
Câu 2:Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?( em đọc thầm đoạn 2 tìm ý trả lời)
 ....
Câu 3:Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói “ Như vậy là cháu đã cho lão rồi “ Em hiếu cậu bé đã cho ông lão cái gì ?( em đọc thầm đoạn còn lại tìm ý trả lời)
Câu 4: Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin?(em đọc thầm đoạn còn lại tìm ý trả lời)
Câu 5: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
Bước 5 :Hiểu ý nghĩa của bài :Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.
Bước 6 : Luyện đọc diễn cảm.Chú ý đọc với giọng nhẹ nhàng, thương cảm. Đọc phân biệt lời của nhân vật.Lời cậu bé xót thương,lời ông lão xúc động.
 Bước 7 : Học thuộc lòng ý nghĩa của bài.
 ****************************************
Thứ tư ngày 6 tháng 10 năm 2021
Tiết 2: Toán
Bài: LUYỆN TẬP (trang 17 SGK)
Mục tiêu:
 Giúp HS: 
 - Củng cố kỹ năng đọc, viết số, thứ tự các số đến lớp triệu.
 - Làm quen với các số đến lớp tỉ.
 - Cách nhận biết gia trị của từng chữ số theo hàng và lớp.
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
Bài 1: Đọc số và nêu giá trị của chữ số 3 và chữ số 5 trong mỗi số sau:
Mẫu: a) 35 627 449: Ba mươi lăm triệu sáu trăm hai mươi bảy nghìn bốn trăm bốn mươi chín.
Trong đó chữ số 3 có giá trị là 3 chục triệu và chữ số 5 có giá trị là 5 triệu
b) 123 456 789: .
c) 82 175 263: 
d) 850 003 200: .
Bài 2. Viết số, biết số đó gồm:
a) 5 triệu, 7 trăm nghìn, 6 chục nghìn, 3 trăm, 4 chục và 2 đơn vị; 
b) 5 triệu, 7 trăm nghìn, 6 nghìn, 3 trăm, 4 chục và 2 đơn vị; 
c) 5 chục triệu, 7 chục nghìn, 6 nghìn, 3 trăm, 4 chục và 2 đơn vị; .
d) 5 chục triệu, 7 triệu, 6 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 4 nghìn và 2 đơn vị .
Bài 3. Số liệu điều tra dân số của một số nước vào tháng 12 năm 1999 được viết ở trên bảng bên:
a) Trong các nước đó:
- Nước nào có dân số nhiều nhất?
- Nước nào có dân số ít nhất?
b) Hãy viết tên các nước có số dân theo thứ tự ít lên đến nhiều.
Tên nước
Số dân
Việt Nam
77 263 000
Lào
5 300 000
Cam- pu- chia
10 900 000
Liên Bang Nga
147 200 000
Hoa Kỳ
273 300 000
Ấn Độ
989 200 000
 Lào, ...................................................................................
Bài 4: Cho biết: Một nghìn triệu được gọi là 1 tỉ.
Viết vào chỗ chấm (theo mẫu)
Viết
Đọc
1 000 000 000
“ Một nghìn triệu” hay “ 1 tỉ”
5 000 000 000
“ năm nghìn triệu” hay “ .”
315 000 000 000
“ ba trăm mười lăm nghìn triệu” hay “ ”
“ . .triệu” hay “ba tỉ”
Bài 5 
Trong lược đồ trang 18 SGK Toán 4 có ghi số dân của một số tỉnh, thành phố năm 2003, đọc số dân của các tỉnh, thành phố đó:
Ví dụ: Hà Giang có sáu trăm bốn mươi tám nghìn một trăm dân
Hà Nội có .
Quảng Bình có .
Gia Lai có ..
Ninh Thuận có .
TP Hồ Chí Minh có 
Cà Mau có , .
*******************************************
Thứ tư ngày 6 tháng 10 năm 2021
Tiết 3: Luyện từ và câu
Bài :DẤU HAI CHẤM
Mục tiêu:
 Hiểu được nội dung của dấu hai chấm trong câu : báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó .
Qua đó HS biết cách dùng dấu hai chấm để viết văn .
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
*Hướng dẫn thực hiện: 
I/Nhận xét
Trong các câu văn, câu thơ sau đây, dấu hai chấm có tác dụng gi?
( em đọc thầm câu văn, câu thơ phần a,b,c SGK/trang 22, cho biết tác dụng của dấu hai chấm)
Dấu hai chấm có mấy tác dụng và được dùng phối hợp với dấu câu gi ?
II/Ghi nhớ:
1.Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
2.Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.
III/ Luyện tập
1/Trong các câu sau,mỗi dấu hai chấm có tác dụng gì ?( em đọc thầm các câu văn ở phần a,b SGK/trang 23 và cho biết dấu hai chấm có tác dụng gì ?)
a/ Dấu hai chấm có tác dụng gì ? được dùng kết hợp với dấu câu gì?
b/ Dấu hai chấm có tác dụng gì?
2.Viết một đoạn văn theo truyện Nàng tiên ốc,trong đó có ít nhất hai lần dùng dấu hai chấm.
- Lần một, dấu hai chấm dùng để giải thích.
- Lần hai, dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật.
(Học thuộc lòng ghi nhớ trong SGK/23 , làm bài tập trong vở bài tập Tiếng việt)
**********************************
Thứ năm ngày 7 tháng 10 năm 2021
Tiết 1: Toán 
Bài: DÃY SỐ TỰ NHIÊN
Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết được số tự nhiên và dãy số tự nhiên.
- Nêu được một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
* Ghi nhớ:
1. a) Các số : 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9 ; 10 ; ...; 100; ... ; 1000; ... là các số tự nhiên.
Các số tự nhiên sắp xếp theo thứ tự bé đến lớn tạo thành dãy số tự nhiên:
 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9 ; 10 ;...
b) Có thể biểu diễn dãy số tự nhiên trên tia số:
Số 0 ứng với điểm gốc của tia số. Mỗi số tự nhiên ứng với một điểm trên tia số.
2. Trong dãy số tự nhiên:
- Thêm 1 vào bất cứ số nào cũng được số tự nhiên liền sau đó. Vì vậy, không có số tự nhiên lớn nhất và dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi.
Chẳng hạn, số 1 000 000 thêm 1 được số tự nhiên liền sau là 1 000 001, số 1 000 001 thêm 1 được một số tự nhiên liền sau là 1 000 002, ...
- Bớt 1 ở bất kì số nào (khác số 0) cũng được số tự nhiên liền trước số đó.
Chẳng hạn, bớt 1 ở số 1 được số tự nhiên liền trước số 0. Không có số tự nhiên nào liền trước số 0 nên số 0 là số tự nhiên bé nhất.
Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị.
* Bài tập:
Bài 1. Viết số tự nhiên liền sau của mỗi số sau vào ô trống:
Hướng dẫn : Để tìm số tự nhiên liền sau của một số ta lấy số đó cộng thêm 1 đơn vị. 
6
29
99
1000
100
 Bài2. Viết số tự nhiên liền trước của mỗi số sau vào ô trống:
Hướng dẫn: Để tìm số tự nhiên liền trước của một số ta lấy số đó trừ đi 1 đơn vị. 
12
100
1000
1002
99999
 Bài 3. Viết số thích hợp vào chỗ chầm để có ba số tự nhiên liên tiếp:
a) 4; 5;........ c) 896; . ...898: e) 99; 100;.................;
b) ..; 87; 88 d) 9; 10;...........; g) 9998; 9999;...............;
Bài 4. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 909; 910; 911;...........;............; .. ....; ..;............
b) 0; 2; 4; 6; ...;..............; ...;.........; ....; ...; ....
c) 1;3; 5; 7; ...; .....; ..;............; ..; ....
Tiết 2: Kể chuyện
Bài: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
Mục tiêu: Giúp HS: 
- Hiểu câu chuyện thơ Nàng tiên Ốc, kể lại đủ ý bằng lời của mình
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
- Giáo dục HS biết con người phải thương yêu nhau. Ai sống nhân hậu, thương yêu mọi người sẽ có cuộc sống hạnh phúc.
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
 Em đọc kĩ bài thơ :Nàng tiên Ốc, dựa vào từng khổ thơ viết thành câu chuyện bằng lời của em.
Gợi ý: 
Xưa có một bà già sống ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Lạ thay từ ngày đó trở đi, mỗi lần bà đi làm về ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
. Bà lão nhìn người con gái xinh đẹp cất tiếng nói:
- Con gái ơi Hãy ở lại với ta!
Từ đó nàng tiên ......................................................................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................
ééééééééé----–&—----ééééééééé
ééééééééé----–&—----ééééééééé
Thứ năm ngày 7 tháng 10 năm 2021
Tiết 3: Tập làm văn
Bài: KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT
 Mục tiêu:
 - Giúp HS biết hành động của nhân vật thể hiện tích cách của nhân vật.
- Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để xây dựng nhân vật trong một bài văn cụ thể.
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
I - Nhận xét
Em dựa vào nội dung truyện Bài văn bị điểm không (Tiếng Việt 4, tập một, trang 20 - 21), điền câu trả lời vào bảng sau:
Hành động của cậu bé
Thứ tự của HĐ
Hành động ấy nói lên điều gì về cậu bé?
a) Giờ trả bài, làm thinh khi cô hỏi, mãi sau mới trả lời: “Con không có ba.”
b) Giờ làm bài, không tả, không viết, nộp giấy trắng cho cô.
M: Cậu bé rất thực thà.
c) Lúc ra về, khóc khi bạn hỏi: “Sao không tả ba của đứa khác?”
II. Ghi nhớ:Em học thuộc trong SGK (Tiếng Việt 4, tập một, trang 21)
II- Luyện tập.
Chim Sẻ và Chim Chích là đôi bạn thân, nhưng tính tình khác nhau. Chích xởi lởi, hay giúp bạn. Còn Sẻ thì đôi khi bụng dạ hẹp hòi. Dưới đây là một số hành động của hai nhân vật ấy trong câu chuyện Bài học quý. Em hãy điền tên nhân vật (Chích hoặc Sẻ) vào chỗ trống trong mỗi câu và ghi số thứ tự vào □ trước mỗi câu để thành một câu chuyện:
□ Một hôm,.......... được bà gửi cho một hộp hạt kê.
□ Thế là hàng ngày .............. nằm trong tổ ăn hạt kê một mình.
□ .............. đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy.
□ Khi ăn hết .............. bèn quẳng chiếc hộp đi.
□ .............. không muốn chia cho Chích cùng ăn.
□ .............. bèn gói cẩn thận những hạt kê còn sót lọi vào một chiếc lá, rồi đi tìm người bạn thân của mình.
□ Gió đưa những hạt kê còn sót trong hộp bay xa.
□ .............. vui vẻ đưa cho ............... một nửa.
□ .............. ngượng nghịu nhận quà của ..................... và tự nhủ: “đã cho mình một bài học quý về tình bạn.”
ééééééééé----–&—----ééééééééé
Thứ sáu ngày 08 tháng 10 năm 2021
Tiết 1: Toán
Bài:VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
Mục tiêu:
- Giúp HS hệ thống một số hiểu viết ban đầu về:
- Đặc điểm của hệ thập phân.
- Sử dụg mười kí hiệu để viết số trong hệ thập phân.
- Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của số đó trong một số cụ thể.
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
* Ghi nhớ: Trong cách viết số tự nhiên:
1. Ở mỗi hàng có thể viết được một chữ số. Cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó.
Chẳng hạn: 10 đơn vị = 1 chục
 10 chục = 1 trăm
 10 trăm = 1 nghìn ...
2. Với mười chữ số: 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9 có thể viết được mọi số tự nhiên.
Chẳng hạn:
- Số " Chín trăm chín mươi chín" viết là: 999.
- Số "hai nghìn không trăm linh năm" viết là: 2005.
- Số " sáu trăm tám mươi lăm triệu bốn trăm linh hai nghìn bảy trăm chín mươi ba" viết là: 685 402 793.
Nhận xét: Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
Chẳng hạn, số 999 có ba chữ số 9, kể từ phải sang trái mỗi chữ số 9 lần lượt nhận giá trị là 9 ; 90 ; 900.
Viết số tự nhiên với các đặc điểm trên được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
* Bài tập:
Bài 1. Viết theo mẫu ...( Em làm trực tiếp trong SGK bằngbút chì)
Bài 2. Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu): 387 ; 873 ; 4738 ; 10 837.
Mẫu: 387 = 300 + 80 + 7.
 873 = ..
 4738 = ..
10 837 = ....................
 Bài 3 Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi số ở bảng (theo mẫu):
Hướng dẫn: Xác định hàng của chữ số 5, từ đó nêu được giá trị của chữ số 5 trong mỗi số đã cho.
Số
45
57
561
5824
5 842 760
Giá trị của chữ số 5
5
 ééééééééé----–&—----ééééééééé
Tiết 2: Tập làm văn
Bài: TẢ NGOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
 Mục tiêu:
- HS hiểu trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tích cách nhân vật.
- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tích cách nhân vật và ý nghĩa truyện khi đọc truyện, tìm hiểu truyện. Bước đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện.
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HỌC SINH TỰ HỌC
I - Nhận xét
 Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:
Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khoẻ cũng chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc.
Câu 1. Ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò
- Sức vóc :....................................................................................................................
- Cánh :.......................................................................................................................
- “Trang phục” :.................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 2. Ngoại hình của chi Nhà Trò cho ta biết:
a) Thân phận của chị như thế nào?
......................................................................................................................................
b) Tính cách của chị như thế nào?
....................................................................................................................................
II – Ghi nhớ: Học thuộc phần ghi nhớ SGK trang 24
III - Luyện tập
Đọc đoạn văn miêu tả ngoại hình của một chú bé liên lạc cho bộ đội trong kháng chiến (Tiếng Việt 4, tập một, trang 24) và trả lời các câu hỏi:
 Tôi nhìn em. Một em bé gầy, tóc húi ngắn, hai túi của chiếc áo cánh nâu trễ xuống đến tận đùi như đã từng phải đựng nhiều thứ quá nặng. Quần của em ngắn chỉ tới gần đầu gối để lộ đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy. Tôi đặc biệt chú ý đến đôi mắt của em, đôi mắt sáng và xếch lên khiến người ta có ngay cảm giác là một em bé vừa thông minh vừa gan dạ.
Theo Vũ Cao
a) Tác giả đã chú ý miêu tả những chi tiết nào về ngoại hình của chú bé?
- Dáng người ................................................................................................................ ;
- Tóc ............................................................................................................................
- Hai túi áo ...................................................................................................................
- Quần ........................................................................................................................
- Đôi mắt .................................................................................................................
b) Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé ? (Chọn những từ ngữ thích hợp để trả lời: nhanh nhẹn, nghịch ngợm, hiếu động, yếu ớt thông minh, lanh lợi, nhà nghèo, gan dạ, vất vả chăm chỉ.)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_lop_4_tuan_3.doc