Kế hoạch bài dạy Tập đọc 4 - Tuần 5 - Bài: Những hạt thóc giống

Kế hoạch bài dạy Tập đọc 4 - Tuần 5 - Bài: Những hạt thóc giống

I. Mục tiêu: Sau tiết học, HS có khả năng

1. Kiến thức

- Đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như¬: gieo trồng, chăm sóc, nô nức, lo lắng, sững sờ, luộc kỹ, dõng dạc.

- Hiểu các từ ngữ trong bài: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh.

- Hiểu đ¬ược nội dung: ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thực.

2. Kĩ năng

- Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân

- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng.

- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người người kể chuyện. Đọc diễn cảm toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng các câu văn dài, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm.

3. Thái độ

- Yêu thích truyện dân gian

- Có ý thức trung thực trong học tập.

 

docx 3 trang xuanhoa 10/08/2022 3420
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tập đọc 4 - Tuần 5 - Bài: Những hạt thóc giống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY – LỚP 4
Tập đọc
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. Mục tiêu: Sau tiết học, HS có khả năng
1. Kiến thức
- Đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: gieo trồng, chăm sóc, nô nức, lo lắng, sững sờ, luộc kỹ, dõng dạc.
- Hiểu các từ ngữ trong bài: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh.
- Hiểu được nội dung: ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thực.
2. Kĩ năng
- Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng. 
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người người kể chuyện. Đọc diễn cảm toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng các câu văn dài, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm.
3. Thái độ
- Yêu thích truyện dân gian
- Có ý thức trung thực trong học tập.
II. Chuẩn bị
Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc bài : Tre việt Nam + trả lời câu hỏi:
+ Tìm những hình ảnh cây tre tượng trưng cho sự ngay thẳng của con người Việt Nam
+ Thông qua hình ảnh cây tre, tác giả ca ngợi những đức tính gì của con người Việt Nam?
- GV nhận xét, đánh giá
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Những hạt thóc giống
a) Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc bài
- GV chia đoạn: bài chia làm 4 đoạn
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.
b) Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 + trả lời câu hỏi: 
+ Nhà Vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
+ Nhà Vua làm cách nào để tìm được người trung thực?
+ Đoạn 1 cho ta thấy điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Theo lệnh Vua chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao?
+ Đến kỳ nộp thóc cho Vua, chuyện gì đã xảy ra?
+ Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
- GV gọi 1 HS đọc đoạn 3
+ Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe Chôm nói sự thật?
- Giải nghĩa “Sững sờ”: Ngây ra vì ngạc nhiên
- Yêu cầu HS đọc đoạn cuối bài và trả lời câu hỏi?
+ Nghe Chôm nói như vậy, Vua đã nói thế nào?
+ Vua khen cậu bé Chôm những gì?
+ Cậu bé Chôm được hưởng những gì do tính thật thà, dũng cảm của mình?
+ Theo em vì sao người trung thực lại đáng quý?
+ Đoạn 2, 3, 4 nói lên điều gì?
+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
- GV ghi nội dung lên bảng
c) Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp cả bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn thơ trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- GV nhận xét chung.
3. Củng cố
- Chúng ta học được đức tính gì từ cậu bé Chôm?
- Nhận xét giờ học
- 2 HS thực hiện yêu cầu
- Nhận xét.
- HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS đánh dấu từng đoạn
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
+ Nhà Vua muốn chọn người trung thực để truyền ngôi
+ Vua phát cho mỗi người một thúng thóc đã luộc kỹ về gieo trồng và hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất thì được truyền ngôi
- Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi
- HS đọc và trả lời câu hỏi
+ Chôm đã gieo trồng, dốc công chăm sóc nhưng hạt không nảy mầm.
+ Mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho Vua. Chôm không có thóc, em lo lắng đến trước Vua thành thật quỳ tâu: Tâu bệ hạ con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
+ Chôm dũng cảm dám nói sự thật, không sợ bị trừng phạt.
- HS đọc và trả lời câu hỏi
+ Mọi người sững sờ, ngạc nhiên, sợ hãi thay cho Chôm, sợ Chôm sẽ bị trừng phạt.
- 1 HS đọc – cả lớp thảo luận + trả lời câu hỏi.
+ Vua đã nói cho mọi người thóc giống đã luộc kỹ thì làm sao mọc được. Mọi người có thóc nộp thì không phải thóc do Vua ban.
+ Vua khen Chôm trung thực, dũng cảm.
+ Cậu được Vua nhường ngôi báu và trở thành ông Vua hiền minh.
+Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của riêng mình mà nói dối làm hỏng việc chung.
- Cậu bé Chôm là người trung thực dám nói lên sự thật.
- Câu chuyện ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm nói lên sự thật và cậu được hưởng hạnh phúc.
- HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
- 4 HS đọc nối tiếp toàn bài, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3, 4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- Lắng nghe.
- 2HS nêu.
- Lắng nghe và thực hiện.
IV. Định hướng học tập tiếp theo:
Dặn HS về đọc bài, kể lại câu chuyện và chuẩn bị bài sau: Gà trống và Cáo.

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tap_doc_4_tuan_5_bai_nhung_hat_thoc_giong.docx