Kế hoạch bài dạy Tập đọc 4 - Tuần 4 - Bài: Tre Việt Nam
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Bài học góp phần hình thành những phẩm chất và năng lực sau:
- Hiểu ND: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình yêu thương, ngay thẳng, chính trực (trả lời được các câu hỏi 1,2 ; thuộc khoảng 8 dòng thơ)
- Đọc rành mạch, trôi chảy: bước đầu biết đọc một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.
* Phẩm chất
- Giáo dục tình yêu với những loài cây quen thuộc của làng quê VN, tình yêu con người, yêu quê hương, đất nước.
* Góp phần phát triển các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác,
- NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Slide bài giảng,
- Học sinh: SGK , vở.
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tập đọc 4 - Tuần 4 - Bài: Tre Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TẬP ĐỌC Môn: Tiếng Việt 4 BÀI : TRE VIỆT NAM (Tập 1, trang 41) YÊU CẦU CẦN ĐẠT Bài học góp phần hình thành những phẩm chất và năng lực sau: - Hiểu ND: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình yêu thương, ngay thẳng, chính trực (trả lời được các câu hỏi 1,2 ; thuộc khoảng 8 dòng thơ) - Đọc rành mạch, trôi chảy: bước đầu biết đọc một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm. * Phẩm chất - Giáo dục tình yêu với những loài cây quen thuộc của làng quê VN, tình yêu con người, yêu quê hương, đất nước. * Góp phần phát triển các năng lực - NL giao tiếp và hợp tác, - NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Slide bài giảng, - Học sinh: SGK , vở. NỘI DUNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. Khởi động * Mục tiêu: - Tạo niềm vui, hứng thú học tâp cho học sinh - Dẫn dắt vào bài mới * Phương pháp: Trò chơi * Hình thức tổ chức: Nhóm, lớp * Nội dung hoạt động: Trò chơi “Ô chữ ” - GV chia lớp thành 2 đội - GV phổ biến luật chơi: Có 7 câu đố tương ứng với 7 từ hang ngang. Lần lượt từng đội trả lời câu hỏi để điền vào từ hang ngang. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 1 sao. Có 1 từ hàng dọc, đội nào trả lời giơ tay giành quyền trả lời trước sẽ là đội chiến thắng. Hoặc sau trò chơi, đội nào được nhiều sao hơn là đội chiến thắng. C O N T R Â U R Á C H Đ E N X A N H Đ Ồ N G T H A N H C H Â N N H Ớ Hàng ngang số 1: Tên con vật nuôi cày ruộng ? (7 chữ) Hàng ngang số 2: Điền từ còn thiếu vào trong câu sau “ Lá lành đumg lá ” ( 4 chữ) Hàng ngang số 3: Trái nghĩa với trắng ? ( 3 chữ) Hàng ngang số 4: Tên một màu trong tín hiệu đèn giao thông ? ( 4 chữ) Hàng ngang số 5: Tất cả mọi người cùng phát ra một tiếng ? ( 9 chữ) Hàng ngang số 6: Điền từ còn thiếu vào câu sau: “ Anh em như thể tay ” ( 4 chữa) Hàng ngang số 7: Điền từ còn thiếu vào trong câu sau: “ Ăn quả kẻ trông cây” ( 3 chữ ) - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ô chữ - GV : Kể tên các vật dụng trong cuộc sống hằng ngày được làm từ tre ? - GV dẫn vào bài: Tre gắn liền với cuộc sống con người. Tre có mặt ở khắp mọi nơi. Tre được đùng làm các vật liệu đan lát, đồ mỹ nghệ. Không những thế cây còn tượng trưng cho con người Việt. Vậy để tìm hiểu thêm về cây tre chúng ta cùng nhau đến với bài Tập đọc hôm nay: “ Tre Việt Nam” - GV: Mời 1 dãy bàn đọc lại tên đề bài - Lớp chia thành 2 đội tham gia trò chơi - HS lắng nghe - Các nhóm tham gia trò chơi - HS trình bày theo ý hiểu - HS lắng nghe - HS đọc tên đề bài 2. Hoạt động 2: Khám phá - Mục tiêu: + Đọc đúng, to, rõ các từ khó, dễ phát âm sai:lũy thành, khuất mình ,... + Đọc đúng, rành mạch toàn bài thơ, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí theo ngữ điệu của bài thơ. + HS hiểu và trả lời các câu hỏi - Phương pháp: Đọc mẫu, quan sát, thực hành - Hình thức tổ chức: Nhóm, lớp, cá nhân *Đọc văn bản - GV: Bây giờ các em nghe cô đọc bài nhé - GV đọc mẫu: giọng đọc nhẹ nhàng, cảm hứng ngợi ca - GV giải nghĩa từ: lũy thành + Lũy thành: bờ cao, thường đắp bằng đất hoặc xây bằng gạch đá để bảo vệ khu vực bên trong ( lũy tre: hang tre trông rất dày và làm thành rào bảo vệ) - GV cho học sinh luyện đọc từ khó: gầy guộc, khuất mình, bão bùng - Luyện đọc câu dài, chú ý cách ngắt nghỉ hơi: Yêu nhiều nắng nỏ /trời xanh Tre xanh /không đứng khuất mình bóng râm Bão bùng/ thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre/ gần nhau thêm Thương nhau,/ tre không ở riêng Lũy thành từ đó /mà nên hỡi người Chẳng may thân gãy/ cành rơi Vẫn nguyên cái gốc/ truyền đời cho măng - Hướng dẫn HS chia đoạn: (4 khổ thơ) + Đoạn 1: Từ đầu .....bờ tre xanh. + Đoạn 2: Yêu nhiều....hỡi người. + Đoạn 3: Chẳng may....đến gì lạ đâu. + Đoạn 4: Mai sau....đến tre xanh - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo tổ từng đoạn - Luyện đọc theo nhóm: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. - GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh. - GV nhận xét, tuyên dương. - Cả lớp đọc thầm. - HS luyện đọc - HS luyện đọc từ khó. - HS luyện đọc câu dài - HS đọc nối tiếp các khổ thơ. - HS luyện đọc theo nhóm 4. - Cả lớp đọc đồng thanh . - HS lắng nghe. * Trả lời câu hỏi - GV: Bây giờ chúng mình hãy cùng nhau tìm hiểu bài nhé - GV gọi HS đọc lần lượt 2 câu hỏi trong sgk/tr.42. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi - Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đôi để trả lời các câu hỏi 1 - GV cho học sinh đọc câu 2 SGK, trang 42: Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non ? Vì sao ? - Gv gọi 1 số học sinh trình bày - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - GV nhận xét, tuyên dương HS. - Một số HS đọc. - HS lắng nghe. - Đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi: + Câu 1: Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam : a) Cần cù b) Đoàn kết c) Ngay thẳng: Trả lời: a) Cần cù: Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù. b)Đoàn kết: Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu, tre gần nhau thêm Thương nhau, tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc, tre nhường cho con. c) Ngay thẳng. Chẳng may thân gãy cành rơi Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường - HS đọc câu hỏi + Câu 2: Đáp án mở (HS có thể chọn, giới thiệu về một hình ản bất kì phải nêu được một số nội dung như hình ảnh đó là gì và gắn với đặc điểm nào ...) - HS lắng nghe III. Thực hành - Luyện tập * Mục tiêu: Giúp HS luyện tập, đọc lại bài , đọc và trả lời được các câu hỏi trong sách * Phương pháp: thực hành, vấn đáp * Hình thức tổ chức: Nhóm, lớp, cá nhân Hoạt động 3: Luyện đọc lại - GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng nhẹ nhàng - Gọi HS đọc toàn bài. - Gv hướng dẫn hs đọc thuộc lòng bằng cách xóa bớt từ. M1: Thân gầy guộc, la mong manh Mà sao tre ơi? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù bạc màu. Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít, Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ - Cho cả lớp đọc lại các câu thơ trên - Nhận xét, khen ngợi. - HS lắng nghe, đọc thầm. - 2-3 HS đọc. - Bằng cách ghi nhớ đặc điểm của tre gắn với con người Việt Nam , học sinh nhìn vào đó để điền vào từ bị che đi. - Cả lớp đọc lại các câu thơ trên 4. Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc - GV phát phiếu học tập cho HS. - GV hướng dẫn học sinh làm phiều bài tập sau đó thu lại. - Gọi HS đọc yêu cầu Bài 1 “Đoạn kết sau có ý nghĩa gì : ” Mai sau, Mai sau, Mai sau, Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh - GV gọi một số em trình bày. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV nêu tên một vài bạn làm bài tốt, tuyên dương. - GV nhận xét chung, tuyên dương HS. - HS lắng nghe - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS chia sẻ đáp án: Thể hiện vẻ đẹp, sự kế tiếp lien tục của các thế hệ : tre già măng mọc giống nhưn những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam sẽ được nối tiếp lien tục từ thế hệ này sang thế hệ khác .- HS nêu cảm nghĩ và những thắc mắc về bài học Củng cố dặn dò - Dặn dò học sinh về nhà học thuộc các câu thơ của bài mà em thích - Yêu cầu học sinh nêu cảm nghĩ về tiết học hoắc thắc mắc về bài học - Nhận xét, tuyên dương - HS nêu cảm nghĩ và những thắc mắc về bài học PHIẾU BÀI TẬP Bài tập đọc: Tre Việt Nam Tên: Lớp: Bài 1. Theo em đoạn kết sau có ý nghĩa gì ? Mai sau, Mai sau, Mai sau, Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh
Tài liệu đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_tap_doc_4_tuan_4_bai_tre_viet_nam.docx