Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt 4 - Phân môn: Tập đọc - Bài: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt 4 - Phân môn: Tập đọc - Bài: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh có kiến thức về việc ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp giữa các dấu câu và giữa các cụm từ

- Học sinh có kiến thức về bài đọc, học sinh đọc đúng, đọc to rõ ràng.

- Học sinh hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc

- Học sinh nắm được các từ ngữ khó trong bài: dằn vặt.

- Học sinh nắm được nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: HS có tinh thần tự giác hoàn thành các nhiệm vụ được giao

+ Giao tiếp và hợp tác: HS gaio tiếp, trao đổi với bạn trả lời câu hỏi của GV

 

docx 9 trang xuanhoa 06/08/2022 2870
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt 4 - Phân môn: Tập đọc - Bài: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ .. ngày .. tháng .. năm 20...
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Tiếng việt
Phân môn: Tập đọc 
Bài: Nỗi dằn vặt của An–đrây-ca 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh có kiến thức về việc ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp giữa các dấu câu và giữa các cụm từ
- Học sinh có kiến thức về bài đọc, học sinh đọc đúng, đọc to rõ ràng.
- Học sinh hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc
- Học sinh nắm được các từ ngữ khó trong bài: dằn vặt.
- Học sinh nắm được nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: HS có tinh thần tự giác hoàn thành các nhiệm vụ được giao 
+ Giao tiếp và hợp tác: HS gaio tiếp, trao đổi với bạn trả lời câu hỏi của GV
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS dựa vào bài đọc và trả lời được các câu hỏi.
- Năng lực chuyên môn:
+ Học sinh đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm
+ Học sinh đọc được các tiếng, từ ngữ khó: An-đrây-ca, hoảng hốt, nấc lên, cứu nổi, nức nở, mãi sau, 
+ Học sinh đọc được diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
3. Phẩm chất:
- Học sinh học tập lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân
- Ham học hỏi, có tinh thần nhiệt tình tham gia các hoạt động được giao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: giáo án điện tử, tranh ảnh minh họa, SGK 
2. Học Sinh: vở ghi, SGK, sách bài tập 
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp vẫn đáp
- Phương pháp giải quyết vấn đề
- Phương pháp nhóm
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KIỂM TRA BÀI CŨ, GIỚI THIỆU BÀI MỚI: (3p)
- Mục tiêu:
+ Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ
+ Tạo hứng thú cho HS
- GV hỏi: bài tập đọc hôm trước lớp chúng ta được học bài gì các con nhỉ?
- GV yêu cầu 1 học sinh đọc thuộc lòng “từ đầu đến tỏ bày tình thân” và trả lời 2 câu hỏi:
(?) Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống đất?
(?) Theo em, tác giả viết bài thơ này nhằm mục đích gì?
- GV mời HS nhận xét
- GV nhận xét: Như vậy qua phần kiểm tra bài cũ, cô thấy lớp chúng ta đã rất ghi nhớ kiến thức cũ rồi, tiếp theo đây cô và các con cùng đến với bài tập đọc tiếp theo 
- GV giới thiệu: 
+ GV chiếu tranh bài tập đọc và hỏi:
(?) Các con hãy quan sát trong tranh vẽ cảnh gì?
- GV nói: Các con ạ, trong cuộc sống này không có ai là hoàn hảo cả và sẽ có những lúc mà chúng ta mắc phải những sai lầm. Có những sai lầm chúng ta có thể sửa chữa và cũng có những sai lầm khiến chúng ta ôm dằn vặt, ân hận trong suốt cả cuộc đời này. Và ngày hôm nay cô và các con cùng nhau đi tìm hiểu bài tập đọc “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca”.
- HS trả lời: bài “Gà Trống và Cáo”
- HS đọc thuộc long bài và trả lời câu hỏi:
+ Thấy Gà Trống đang vắt vẻo trên cành một món mồi tuyệt hảo đối với Cáo – Cáo bèn đon đả mời Gà Trống xuống tung ra một thông tin "muôn loài mạnh yếu từ nay được kết thân với nhau" để lừa Gà Trống xuống đất mà dễ bề vồ lấy ăn thịt.
+ Tác giả viết bài thơ này nhằm mục đích khuyên mọi người đừng vội tin những lời ngọt ngào của những kẻ tinh ranh, xảo quyệt.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
+ HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
+ Trong tranh vẽ 1 bạn nhỏ đang ngồi buồn, khóc dưới gốc cây và bạn nghĩ về trận bóng .
- HS lắng nghe
B. BÀI MỚI:
1. Luyện đọc: (12p)
- Mục tiêu:
+ HS đọc phát âm đúng, hiểu dược nghĩa của từ khó
+ HS tìm được cách đọc đoạn đúng, hay
- GV mời HS đọc tốt đọc toàn bài và yêu cầu HS còn lại chú ý vào SGK đọc thầm bài
- GV mời thêm 1 HS đọc bài
- GV mời HS nhận xét phần đọc bài của 2 bạn vừa đọc.
- GV hỏi: Sau khi nghe các bạn đọc và đã chuẩn bị bài ở nhà, các con hãy cho cô biết bài tập đọc ngày hôm nay của chúng ta được chia thành mấy đoạn?
- GV mời 1 vài ý kiến khác
- GV hỏi: 
(?) Hãy cho cô biết đoạn 1 từ đâu đến đâu?
(?) Đoạn 2 từ đâu đến đâu?
- Mời HS nhận xét
- GV nhận xét: Cô cũng đồng ý với cách chia đoạn của 2 bạn lớp chúng ta. 
- GV nói: Cả lớp còn bạn nào chưa chia đoạn được thì viết đánh dấu đoạn 1 và đoạn 2 lại vào SGK nhé!
- GV nói: cả lớp chúng ta sau đây sẽ thực hiện đọc nối tiếp bài đọc theo nhóm đôi (nhóm bàn)
- GV mời 2 nhóm đọc nối tiếp bài đọc.
- Mời HS nhận xét 
- GV nhận xét, khen ngợi phần đọc
- GV yêu cầu: Vừa rồi, các con đã được đọc bài. Bây giờ các con hãy giúp cô tìm ra những từ ngữ khó đọc và dễ đọc sai?
- Mời HS nhận xét, bổ sung ý kiến
- GV nhận xét: À, bạn đã tìm đúng rồi đấy các con ạ, đây là những từ ngữ khó đọc và có thể dễ đọc nhầm đối với những bạn còn hay nhầm n với l nên chú ý nhé, các con hãy gạch chân những từ ngữ khó đọc này vào SGK để chú ý tránh đọc nhầm các con nhé.
- GV chiếu từ khó đọc và mời 1 vài HS đọc lại từ khó: An-đrây-ca, nấc lên, nức nở, dằn vặt 
- GV nói: Trong bài có 1 số câu dài các con hãy tìm giúp cô những câu dài trong bài?
- Mời HS nhận xét bổ sung
(?) Vậy câu “Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn, em vội chạy 1 mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà” đây là 1 câu dài, giờ các con hãy tìm giúp cô cách ngắt câu?
- Mời HS khác nêu ý kiến
- GV nhận xét cách ngắt câu, chốt: cô cũng đồng ý với cách ngắt câu này của các con “Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn,/ em vội chạy 1 mạch đến cửa hàng/ mua thuốc rồi mang về nhà//”
- Mời HS đọc lại các câu
 văn dài
- GV đọc mẫu
- GV mời HS đọc lại toàn bài theo đúng giọng đọc
- HS đọc bài, cả lớp chú ý lắng nghe và theo dõi SGK đọc bài.
- HS đọc bài
- HS nhận xét phần đọc bài của bạn
- HS trả lời: Theo con, bài tập đọc ngày hôm nay của chúng ta sẽ chia được thành 2 đoạn.
- HS trả lời: con cũng đồng ý với ý của bạn là chia bài đọc thành 2 đoạn.
- HS trả lời: theo con
+ Đoạn 1: từ đầu đến mang về nhà
+ Đoạn 2: từ bước vào phòng đến ít năm nữa
- HS nhận xét: con đồng ý với cách chia đoạn của bạn
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và thực hiện
- Cả lớp thực hiện đọc nối tiếp theo nhóm đôi
- 2 nhóm HS đọc nối tiêp bài đọc.
- HS nhận xét 2 nhóm đọc bài
- HS lắng nghe
- HS tìm từ khó: An-đrây-ca, nấc lên, nức nở, dằn văt 
- HS trả lời
- HS lắng nghe và thực hiện
- HS đọc 
- HS trả lời: Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn, em vội chạy 1 mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà 
- HS nhận xét, bổ sung
- HS trả lời: Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn,/ em vội chạy 1 mạch đến cửa hàng/ mua thuốc rồi mang về nhà//
- HS trả lời 
- HS lắng nghe
- HS đọc bài
- HS cả lớp chú ý lắng nghe 
- HS đọc bài
2. Tìm hiểu bài: (12p)
- GV nói: Vừa rồi, các con đã được nghe các bạn trong lớp đọc bài và rút ra những ưu điểm cũng như tồn tại . Trước khi vào phần tìm hiểu bài, cả lớp cùng đọc thầm lại toàn bài và cho cô biết:
(?) Nội dung của đoạn 1 là gì?
(?) Nội dung đoạn 2 là gì?
- Mời HS nhận xét bổ sung ý kiến của của bạn
- GV nhận xét, chốt: Như vậy qua phần đọc và nêu nội dung chính của mỗi đoạn cô thấy các con đã nắm được tương đối nội dung của mỗi đoạn. Vậy để tìm hiểu được kĩ hơn thì cô và các còn cùng nhau đi tìm hiểu từng đoạn nhé.
- Mời HS đọc lại đoạn 1 của bài
- GV hỏi: Sau khi đã nghe và đọc đoạn 1 của bài, các con hãy cho cô biết: An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
- Mời HS nhận xét, bổ sung ý kiến
- GV nhận xét chốt ý kiến: Trên đường đi mua thuốc cho ông, An-đrây-ca được các bạn đang chơi đá bóng rủ vào cuộc. Mê chơi An-đrây-ca quên mất lời mẹ dặn. Mãi sau em mới nhớ ra chạy nhanh đến cửa hàng mua thuốc mang về.
- GV hỏi: Trong đoạn này có từ khó cần giải nghĩa, các con hãy nêu giúp cô nghĩa của các từ đó:
+ Nhập cuộc?
+ Chạy một mạch?
- GV nói: Như vậy, ở đoạn 1 đã cho chúng ta thấy được An-đrây-ca là 1 cậu bé mải chơi mà quên mất lời mẹ dặn. Và chuyện gì đã xảy ra tiếp theo khi cậu vì mải chơi đã quên lời mẹ dặn. Ngay bây giờ cô và các con cùng chuyển tiếp sang tìm hiểu đoạn tiếp theo của bài đọc.
- Mời HS đọc đoạn 2
- Vừa rồi các con đã nghe bạn đọc đoạn 2, vậy hãy cho cô biết:
(?)Chuyện gì đã xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà?
- Mời HS nhận xét bổ sung
- GV nx, chốt: bạn đã trả lời chính xác các con ạ, khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà, cậu bé đã hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên, ông đã qua đời.
- GV hỏi: Vậy những chi tiết nào đã cho chúng ta thấy An-đrây-ca luôn tự dằn vặt mình?
- Mời HS nhận xét bổ sung
- (?) Dằn vặt?
- GV nhận xét, chốt: cô cũng đồng ý với câu trả lời của các con. Đó là An-đrây-ca luôn tự dằn vặt mình. Khi biết ông đã qua đời, An-đrây-ca òa khóc. Bạn cho rằng vì mình mải chơi, mua thuốc về chậm mà ông chết. An-đrây-ca cũng đã kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Dù mẹ an ủi, bảo An-đrây-ca không có lỗi nhưng An-đrây-ca lại không nghĩ như vậy. Bạn đã nức nở cả đêm dưới gốc cây táo do ông trồng. Mãi khi đã lớn, bạn vẫn tự dằn vặt mình.
- GV yc HS thảo luận nhóm đôi (2p) và cho biết:
(?) Qua câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là cậu bé như thế nào?
- Mời các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến
- GV nx, chốt: Đúng rồi đấy các con ạ, cậu bé An-đrây-ca là người có tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm đối với người thân của mình. Bạn ấy rất trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm bản thân. Nói tóm lại, đó là những phẩm chất rất đáng quý.
- GV nói: Vừa rồi, qua phần tìm hiểu bài, cô thấy lớp chúng ta đa rất hiểu bài, vậy bạn nào có thể nêu giúp cô nội dung chính của bài tập đọc ngày hôm nay muốn nói cho chúng ta điều gì?
- Mời HS nhận xét bổ sung
- GV nhận xét, chốt: Đúng rồi đấy các con ạ. Nội dung chính của bài đọc ngày hôm nay chính là “thể hiện phẩm chất đáng quý, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.”
- Yêu cầu HS viết nội dung vào vở
- HS đọc và suy nghĩ trả lời câu hỏi
+ Đoạn 1: Cho chúng ta thấy an-đrây-ca mải chơi quên lời mẹ dặn
+ Đoạn 2: Nỗi dằn vặt, ân hận của An-đrây-ca
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
- HS đọc bài
- HS trả lời: Trên đường đi mua thuốc cho ông, An-đrây-ca được các bạn đang chơi đá bóng rủ vào cuộc. Mê chơi An-đrây-ca quên mất lời mẹ dặn.
- HS nhận xét và bổ sung câu trả lời
- HS lắng nghe
- HS trả lời:
+ Nhập cuộc: tham gia vào 1 cuộc chơi hoác công việc nào đó
+ Chạy một mạch: chạy một mạch là chạy nhanh và không dừng lại.
- HS lắng nghe
- HS đọc bài
- HS trả lời:
+ Khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà, cậu bé đã hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên, ông đã qua đời.
- HS nhận xét bổ sung
- HS lắng nghe
- HS trả lời: An-đrây-ca tự dằn vặt mình. Khi biết ông đã qua đời, An-đrây-ca òa khóc. Bạn cho rằng vì mình mải chơi, mua thuốc về chậm mà ông chết. An-đrây-ca cũng đã kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Dù mẹ an ủi, bảo An-đrây-ca không có lỗi nhưng An-đrây-ca lại không nghĩ như vậy. Bạn đã nức nở cả đêm dưới gốc cây táo do ông trồng. Mãi khi đã lớn, bạn vẫn tự dằn vặt mình.
- HS nhận xét
- HS trả lời: + Dằn vặt: làm cho đau đớn, buồn khổ một cách dai dẳng. Nghĩa trong bài: Tự trách mình.
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm và trả lời
+ Theo em, An-đrây-ca là người có tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm đối với người thân của mình. Bạn ấy rất trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm bản thân. 
- HS đại diện các nhóm nêu ý kiến
- HS lắng nghe
- HS trả lời: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
- HS nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
- HS viết bài
3. Đọc diễn cảm: (10p)
- Mục tiêu: 
+ Học sinh đọc được diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
- GV hỏi: để thể hiện và truyền đạt được nội dung bài, vậy theo các con, bài đọc ngày hôm nay chúng ta nên đọc với giọng đọc như thế nào? Các con hãy thảo luận nhóm đôi (nhóm bàn) và cho cô biết câu trả lời
- Mời HS nhận xét
- GV chốt giọng đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài
* GV lưu ý với HS: Lưu ý HS đọc với giọng như đã nêu, nhấn giọng một số từ ngữ thể hiện cảm xúc nhân vật và thay đổi giọng nhân vật cho phù hợp cảm xúc
- GV chia lớp thành các nhóm 4 đọc bài theo phân vai
- GV mời 2 nhóm thi đọc:
- Mời HS đại diện các nhóm nhận xét
- GV nhận xét: Qua phần thể hiện của các nhóm cô thấy các con đọc rất tốt. Cô khen tất cả các con.
- HS thảo luận nhóm và trả lời: bài này chúng ta nên đọc với giọng diễn cảm, trầm buồn và xúc động.
- HS nhận xét
- HS đọc
- 2 nhóm thi đọc
- HS đai diện nhận xét
- HS lắng nghe
4 Củng cố, dặn dò: (3p)
- GV mời HS nêu lại nội dung chính bài học
- Liên hệ CS: Vậy trong cuộc sống, khi các con phạm sai lầm dù lớn hay nhỏ, các con có dám nhận lỗi không? Hãy kể về câu chuyện đó của các con?
- GV nhận xét tiết học
- GV yêu cầu HS cả lớp về luyện đọc lại toàn bài và chuẩn bị bài đọc tiếp theo
- HS nêu
- HS trả lời
- HS lắng nghe
Rút kinh nghiệm, bổ sung sau tiết dạy: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_tieng_viet_4_phan_mon_tap_doc_bai_noi_d.docx