Kế hoạch bài dạy Khoa học 4 - Tuần 11, Tiết 21: Ba thể của nước - Trần Thị Huyền

Kế hoạch bài dạy Khoa học 4 - Tuần 11, Tiết 21: Ba thể của nước - Trần Thị Huyền

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Đưa ra những VD chứng tỏ nước trong tự nhiên tồn tại ở 3 thể: rắn, lỏng và khí.

- Nhận ra tính chất chung của nước và sự khác nhau khi nước tồn tại ở 3 thể.

- Nêu cách chuyển nước từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại.

2. Kĩ năng:

- Làm thí nghiệm về sự chuyển nước của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.

- Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước.

3. Thái độ: HS tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Phấn màu, hình trang 44, 45 SGK

- Học sinh: Chuẩn bị theo nhóm:

+ Chai, lọ thủy tinh hoặc nhựa trong để đựng nước

+ Nguồn nhiệt (nến, đèn cồn, ), ống nghiệm hoặc chậu TT chịu nhiệt, ấm đun nước,

+ Nước đá, khăn lau bằng vải hoặc bọt biển

 

doc 4 trang xuanhoa 08/08/2022 2460
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Khoa học 4 - Tuần 11, Tiết 21: Ba thể của nước - Trần Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT QUẬN THANH XUÂN	 	 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG ĐÌNH 	 	 Môn: KHOA HỌC
GV : Trần Thị Huyền 	 Tiết 21: Ba thể của nước
 Lớp : 4A
 Ngày tháng năm 20
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Đưa ra những VD chứng tỏ nước trong tự nhiên tồn tại ở 3 thể: rắn, lỏng và khí.
- Nhận ra tính chất chung của nước và sự khác nhau khi nước tồn tại ở 3 thể.
- Nêu cách chuyển nước từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại.
2. Kĩ năng:
- Làm thí nghiệm về sự chuyển nước của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
- Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước.
3. Thái độ: HS tích cực trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Phấn màu, hình trang 44, 45 SGK
- Học sinh: Chuẩn bị theo nhóm:
+ Chai, lọ thủy tinh hoặc nhựa trong để đựng nước
+ Nguồn nhiệt (nến, đèn cồn, ), ống nghiệm hoặc chậu TT chịu nhiệt, ấm đun nước, 
+ Nước đá, khăn lau bằng vải hoặc bọt biển
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Thời gian
Nội dung
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-2’
4-5’
1. Ổn định tổ chức
2. Khởi động 
- Nêu những tính chất của nước.
- GV nhận xét
- Hát tập thể
- HS trả lời
- HS nhận xét
1-2’
2.1.Giới thiệu bài
- Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
- Lắng nghe, ghi vở
6-7’
2.2.Hoạt động : Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại
Mục tiêu:
- Nêu VD về nước ở thể lỏng và thể khí
- Thực hành chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại
- Hỏi: Nêu ví dụ về nước ở thể lỏng.
- Đặt vấn đề:
+ Nước còn tồn tại ở những thể nào?
+ Khi lau khăn ướt lên bảng, một lúc sau bảng khô. Nước biến đi đâu?
- GV y/c các nhóm thí nghiệm:
+ Đun nước trên bếp cồn
+ Yc QS nước nóng đang bốc hơi úp đĩa lên cốc nước nóng (H3)
+ Nhận xét hiện tượng.
- HS xem H1, 2 (trang 44) SGK để trả lời
- Lắng nghe
- HS làm TN theo nhóm
- Thảo luận
- Xem hình và đọc SGK để thực hành
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả TN và rút ra KL về sự chuyển thể của 
8-9’
2.3.Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại
Mục tiêu: 
- Nêu cách chuyển nước từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại
- Nêu VD về nước ở thể rắn
- GV kết luận 
- Giáo viên yêu cầu HS làm như H4 và kênh chữ (trang 45) SGK (từ hôm trước).
- GV hỏi: nước ở thể lỏng trong khay đã biến thành thể gì?
+ Nhận xét nước ở thể này?
+ H/T lỏng thành rắn gọi là gì?
+ H/T rắn thành lỏng gọi là gì?
- Nêu ví dụ về nước tồn tại ở thể rắn.
- GV KL
nước: từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
- Lắng nghe
- HS quan sát khay nước đá để thảo luận 
- HS trả lời
- 2-3 HS nêu
- Lắng nghe
10-11’
2.4.Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước
* Mục tiêu: 
- Nói về ba thể của nước
- Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước
- Hỏi:
+ Nước tồn tại ở những thể nào?
+ Nêu tính chất chung và riêng ở mỗi thể?
- Gọi vài HS nêu về sơ đồ sự chuyển thể của nước và điều kiện nhiệt độ.
- HS thảo luận nhóm
- ĐD nhóm trình bày
- HS nhóm khác nhận xét
- HS trả lời và vẽ sơ đồ như SGK - 45
1-2’
1-2’
3. Củng cố
4. Dặn dò
- Cho HS đọc mục Bạn cần biết.
- Nhắc HS vận dụng những điều đã học.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau
- 2HS đọc
- Ghi nhớ
* ĐIỀU CHỈNH:
- Bổ sung năm học 
- Bổ sung năm học .
 PHÒNG GD & ĐT QUẬN THANH XUÂN	 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG ĐÌNH 	 	 Môn : KHOA HỌC
 Tiết 22: Mây được hình thành như thế nào? 
GV : Trần Thị Huyền Mưa từ đâu ra? 
 Lớp : 4A
 Ngày tháng năm 20
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trình bày mây được hình thành như thế nào.
- Phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
2. Kĩ năng:
- Giải thích được nước mưa từ đâu ra.
3. Thái độ:
- HS tích cực trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Phấn màu, bài giảng điện tử, que chỉ
- Học sinh: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Thời gian
Nội dung
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy và học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-2’
4-5’
1. Ổn định tổ chức
 2. Khởi động 
- Nước tồn tại ở những thể nào?
- Trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước.
- Hát tập thể
- HS TL
- HS nêu
1-2’
3. Bài mới
3.1.Giới thiệu bài
- Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
- Lắng nghe, ghi vở
9-10’
3.2. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên
Mục tiêu: 
- Trình bày mây được hình thành như thế nào
- Giải thích được nước mưa từ đâu ra
- GV YC làm việc theo cặp, từng cá nhân HS ngh/c câu chuyện: Cuộc phiêu lưu của giọt nước trang 46, 47 SGK
- Làm việc cá nhân
- Làm việc theo cặp: YC 2 HS tự trình bày với nhau kết quả làm việc
- Làm việc cả lớp. Hỏi:
+ Mây được hình thành như thế nào?
+ Nước mưa từ đâu ra?
- HS làm việc theo yêu cầu
- QS hình vẽ, đọc lời chú thích và trả lời câu hỏi SGK
- HS làm việc theo cặp
- Vài HS trả lời
14-15’
3.3.Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai “Tôi là giọt nước”
Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học về sự hình thành mây và mưa
- Định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên 
- Chia lớp thành 4 nhóm
- YC HS hội ý và phân vai: Giọt nước, Hơi nước, Mây trắng, Mây đen, Giọt mưa
- GV gợi ý cho HS có thể sử dụng kiến thức đã học bài trước và kiến thức đã học về thời tiết ở lớp 1 để cho lời thoại thêm sinh động.
- Cho HS làm việc theo nhóm
- Đánh giá
- GV cùng HS đánh giá xem nhóm nào sáng tạo
- Chia nhóm theo hướng dẫn
- HS làm việc nhóm 4, thực hiện yêu cầu
- Lần lượt các nhóm trình bày
- Nhận xét
2-3’
1-2’
4.Củng cố
5. Dặn dò
- Cho HS đọc mục Bạn cần biết.
- Nhắc HS về nhà xem lại bài
- Dặn dò chuẩn bị bài sau
- 2HS đọc
- Ghi nhớ
* ĐIỀU CHỈNH :
- Bổ sung năm học 
- Bổ sung năm học 

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_khoa_hoc_4_tuan_11_tiet_21_ba_the_cua_nuoc.doc