Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn)

Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS hệ thống hóa về kiến thức ban đầu về thứ tự các số tự nhiên.

2. Kỹ năng:

- Biết đọc và viết các số đến 6 chữ số.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS yêu thích môn học

II. Chuẩn bị:

III. Hoạt động dạy học:

1. Khởi động: Tổ chức nhảy theo nhạc

 Giới thiệu bài và nêu mục tiêu của tiết học.

2. Hoạt động cơ bản:

- HS so sánh các số: 99578 100 000 và 693 251 693 500

- Nêu cách so sánh các số tự nhiên

- Xếp thứ tự các số tự nhiên

Chốt:Trong hai số số nào có chữ số ít hơn thì số đó bé hơn. Khi so sánh 2 số có cùng chữ số bắt đầu so sánh cặp số đầu tiên từ bên trái nếu số nào lớn hơn thì số đó lớn hơn, nếu bằng nhau thì so sánh hàng tiếp theo.

*Đánh giá:

- Tiêu chí:

+ HS biết đọc viết các số trong phạm vi 100 000.

+ HS biết Trong hai số số nào có chữ số ít hơn thì số đó bé hơn. Khi so sánh 2 số có cùng chữ số bắt đầu so sánh cặp số đầu tiên từ bên trái nếu số nào lớn hơn thì số đó lớn hơn, nếu bằng nhau thì so sánh hàng tiếp theo.

+Học sinh trình bày bài đẹp, khoa học, làm bài.

+ Học sinh làm bài tự giác, nhanh, trình bày đẹp.

- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp gợi mở, viết.

- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, thực hành, trình bày miệng

3. Hoạt động thực hành:

 Cá nhân làm vào vở từ bài 1 đến bài 4 trao đổi kết quả nhóm 4, chia sẻ trước lớp

Chốt:

Bài 1, 2: Biết cách so sánh các số và xếp thứ tự các số tự nhiên.

Bài 3,4: Biết đặc điểm và thứ tự các số

IV. Hoạt động ứng dụng:

- Thi đua chia sẻ những hiểu biết được ôn lại thông qua các bài tập thực hành.

 

docx 18 trang cuckoo782 3610
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
 Thứ hai, ngày 28 tháng 9 năm 2020 
TIẾT 2: TẬP ĐỌC
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- HS đọc rõ ràng trôi chảy, đọc đúng các từ khó dễ lẫn.Hiểu nghĩa các từ mới trong bài.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng thời xưa.
2.Kĩ năng
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật .
- HS trả lời được các câu hỏi trong SGK ( 1,2,3,4). HSKG đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện. 
3.Thái độ: 
- Tôn trọng, ghi nhớ, biết ơn các vị quan chính trực, thanh liêm, có tấm lòng vì dân vì nước như Tô Hiến Thành
* Rèn đọc cho những HS đọc sai, ngắt nghỉ chưa đúng.
II. Chuẩn bị: Sử dụng màn hình: chiếu tranh, câu cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Khởi động:Lớp hát một bài.
2.Giới thiệu bài- ghi đề bài - HS nhắc đề bài
3.Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV đọc bài, các em theo dõi, đọc thầm, Gv nêu giọng đọc.
- HS luyện đọc câu - Luyện đọc từ khó: Chính trực, di chiếu, thái tử, tham tri chính trị, tiến cử...
- Luyện đọc đoạn kết hợp đọc chú thích và giải nghĩa từ SGK (Tìm và luyện đọc các câu dài; câu khó đọc có trong bài) ( Lưu ý em: Lợi, Phong, An)
- Thi đọc trước lớp 
- 1 em đọc cả bài.
* Đánh giá: 
+ Tiêu chí : 
- Đọc trôi chảy lưu loát, nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Đọc đúng các từ : Chính trực, di chiếu, thái tử, tham tri chính trị, tiến cử...
- Hiểu nghĩa các từ mới trong bài: Chính trực, di chiếu, thái tử, tham tri chính trị, tiến cử...
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật .
- Rèn kĩ năng phát triển ngôn ngữ, tự học.
- Năng lực: tự học, hợp tác.
+ Phương pháp: vấn đáp. 
+ Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
Hoạt động 2.Tìm hiểu bài: GV y/c HS đọc bài theo đoạn, thảo luận nhóm đôi và TLCH.
Nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng thời xưa.
4. Hoạt động thực hành:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- Luyện đọc phân vai .
- Thi đọc trước lớp
IV. Hoạt động ứng dụng:
- Sưu tầm câu chuyện về Tô Hiến Thành
TIẾT 3: TOÁN
SO SÁNH VÀ SẮP XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS hệ thống hóa về kiến thức ban đầu về thứ tự các số tự nhiên.
2. Kỹ năng:
- Biết đọc và viết các số đến 6 chữ số.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Tổ chức nhảy theo nhạc
 Giới thiệu bài và nêu mục tiêu của tiết học.
2. Hoạt động cơ bản:
- HS so sánh các số: 99578 100 000 và 693 251 693 500
- Nêu cách so sánh các số tự nhiên
- Xếp thứ tự các số tự nhiên
Chốt:Trong hai số số nào có chữ số ít hơn thì số đó bé hơn. Khi so sánh 2 số có cùng chữ số bắt đầu so sánh cặp số đầu tiên từ bên trái nếu số nào lớn hơn thì số đó lớn hơn, nếu bằng nhau thì so sánh hàng tiếp theo.
*Đánh giá: 
- Tiêu chí: 
+ HS biết đọc viết các số trong phạm vi 100 000.
+ HS biết Trong hai số số nào có chữ số ít hơn thì số đó bé hơn. Khi so sánh 2 số có cùng chữ số bắt đầu so sánh cặp số đầu tiên từ bên trái nếu số nào lớn hơn thì số đó lớn hơn, nếu bằng nhau thì so sánh hàng tiếp theo.
+Học sinh trình bày bài đẹp, khoa học, làm bài.
+ Học sinh làm bài tự giác, nhanh, trình bày đẹp.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp gợi mở, viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, thực hành, trình bày miệng
3. Hoạt động thực hành:
 Cá nhân làm vào vở từ bài 1 đến bài 4 trao đổi kết quả nhóm 4, chia sẻ trước lớp
Chốt:
Bài 1, 2: Biết cách so sánh các số và xếp thứ tự các số tự nhiên.
Bài 3,4: Biết đặc điểm và thứ tự các số
IV. Hoạt động ứng dụng: 
- Thi đua chia sẻ những hiểu biết được ôn lại thông qua các bài tập thực hành.
TIẾT 4 : ĐẠO ĐỨC
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (TIẾP THEO)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và khắc phục. - Biết quan tâm chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
2. Kỹ năng: Kĩ năng lập kế hoạch tự vượt khó trong học tập.
3. Thái độ: Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
* Rèn HS chậm tự tin hơn trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sưu tầm tranh ảnh về tấm gương vượt khó 
III. Hoạt động dạy học :
1. Khởi động: Trình bày tranh ảnh của nhĩm mình
2. Giới thiệu bài: Giới thiệu tiết học.
3. Hoạt động cơ bản: 
Hoạt đội 1: Gương vượt khó trong học tập
-Kể 1 câu chuyện, hay một gương vượt khó mà em biết
-Khi gặp khó khăn trong học tập các bạn đó đã làm gì?
-Thế nào là vượt khó trong học tập?
-Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì?
Hoạt đội 2: Xử lí tình huống:
-Kể chuyện -Nêu yêu cầu làm việc theo nhóm
4. Hoạt động thực hành: 
- Trình by trước lớp
* Đánh giá:
-Tiêu chí: 
+Giúp HS Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và khắc phục
+ Biết quan tâm chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
+ Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
- PP: Quan sát, vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời
IV . Hoạt động ứng dụng:
- Nêu những gương vượt khó trong học tập. Vận dụng bài học để vượt khó trong quá trình học tập hằng ngày.
Thứ ba, ngày 29 tháng 9 năm 2020
TIẾT 1: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu. 
1. Kiến thức : Ôn viết số, so sánh các số tự nhiên
-Bước đầu làm quen dạng x < 5; 2 < x < 5. với x là số tự nhiên.
2. Kỹ năng: Cũng cố kỹ năng viết số, đọc số tự nhiên thành thạo.
3. Thái độ: Yu thích mơn học, cĩ ý thức vận dụng vo cuộc sống
II. Đồ dùng dạy học:
BTNC: Tìm số tự nhiên x biết: 7 < x <10
III. Hoạt động dạy học. 
1.Khởi động: Tổ chức HS hát bài hát.
2. Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu tiết luyện tập
3. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Nhắc lại cách so sánh các số tự nhiên
Hoạt động 2: Cách xếp thứ tự các số tự nhiên
Hoạt động 3: Vận dụng để làm bài tập
4. Hoạt động thực hành: Tổ chức cho HS làm bài tập.
- Cá nhân làm bài 1 đến bài 3 - Chia sẻ trong nhóm - Chia sẻ trước lớp.
- GV cùng học sinh tham gia nhận xét đánh giá bài làm của các bạn, thông nhất kết quả. ( Lưu ý: Lợi, Phong, Trâm)
Chốt: 
Bài 1, 2: Củng cố kỹ năng viết số tự nhiên.
Bài 3: Luyện so sánh các số tự nhiên.
*Đánh giá
- Tiêu chí:
+ Biết đọc số, viết các số có sáu chữ số.
+ Nắm lại các cách so sánh và cách sắp xếp các số tự nhiên.
+ Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề. 
- Phương pháp: Quan sát quá trình, QS sản phẩm,vấn đáp gợi mở, viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. Ghi chép ngắn.
IV. Hoạt động ứng dụng:
- GV nêu bài tập nâng cao, dặn HS về làm bài trao đổi vào tiết ôn luyện.
- Thi đua chia sẻ những hiểu biết được ôn lại thông qua các bài tập thực hành.
TIẾT 2: CHÍNH TẢ ( Nghe viết)
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Tiếp tục rèn luyện năng lực nhớ-Viết lại đúng chính tả một đoạn của bài thơ Truyện cổ nước mình.
2. Kỹ năng: 
- Tiếp tục nâng cao kỹ năng viết đúng các từ có âm đầu r/d/gi hoặc có vần ân/âng.
3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ, giữ vở hằng ngày.
* Quan sát uốn nắn cho HS viết chưa đúng, chưa đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị bảng phân tích r/d/gi.
III. Các hoạt động dạy học
1.Khởi động: Tổ chức trò chơi
2.Giới thiệu bài- ghi đề bài - HS nhắc đề bài
3.Hoạt động cơ bản
+Hoạt động 1:
-Tìm hiểu nội dung bài viết:Theo SGK
-HD viết: Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó dễ lẫn khi viết: truyện, nhân hậu, truyệt vời, sâu xa, cách xa 
- Theo dõi nhận xét.
+Hoạt động 2: Viết chính tả:
- GV đọc học sinh viết vào vở. Chú ý nhắc nhở học sinh cách trình bày bài, cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
- GV đọc bài cho HS dò lỗi.
* Đánh giá:
 - Tiêu chí: 
+Nghe - viết đúng chính tả. truyện cổ, nghiêng soi, nhân hậu, truyệt vời, sâu xa, cách xa 
+ Viết đảm bảo tốc độ, chữ viết mềm mại, đẹp, khuyến khích hs viết nét thanh, nét đậm.
+ Thái độ học tập tích cực, chủ động.
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, hỏi đáp, trình bày miệng
Hoạt động 3: *Làm bài tập chính tả
Bài 2, 3: - Học sinh làm bài cá nhân vào vở.
	 - Chia sẻ trong nhóm
 - Chia sẻ trước lớp. 
IV. Hoạt động ứng dụng
 -Về nhà những em viết chưa đẹp cần luyện viết nhiều
TIẾT 3 :LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ GHÉP, TỪ LÁY
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- HS biết được cách cấu tao từ phức của Tiếng Việt
- Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau
- Phối hợp những tiếng có âm hay vần lặp lại nhau
2. Kỹ năng: Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ láy với từ ghép
- Tìm được các từ ghép với từ láy đơn giản, tập đặt câu hỏi với các từ đó
3. Thái độ: Yêu thích môn học, sử dụng từ ghép từ láy để đặt câu.
II. Đồ dùng dạy học: Sử dụng tư liệu trên màn hình chiếu
III.Hoạt động dạy học:
1. Khởi động:
- CTHĐTQ điều hành lớp chơi 1 trò chơi .
2. Giới thiệu bài- ghi đề bài - HS nhắc đề bài
3. Hoạt động cơ bản:
* Tổ chức cho học sinh làm bài tập phần ví dụ
- Cá nhân làm các ví dụ - Chia sẻ nhóm đôi - Chia sẻ trước lớp.
- GV cùng học sinh tham gia nhận xét đánh giá bài làm của các bạn, thống nhất kết quả.
Chốt: 
- Từ ghép ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau.
- Từ láy: Phối hợp những tiếng có âm hay vần lặp lại nhau
* Ghi nhớ:- Hs đọc ghi nhớ trong sgk
*Đánh giá:
- Tiêu chí:
+ Học sinh nắm được từ ghép: Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau.
 Từ láy: Phối hợp những tiếng có âm hay vần lặp lại nhau
+ HS có ý thức làm bài.
- Phương pháp: Vấn đáp. 
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời
4. Hoạt động thực hành:
* Tổ chức cho học sinh làm bài tập
- GV cùng học sinh tham gia nhận xét đánh giá bài làm của các bạn, thông nhất kết quả.
IV. Hoạt động ứng dụng:
-Viết đoạn văn có sử dụng từ láy, từ ghép để tả dáng đi của một em bé.
- Trao đổi hiểu biết với nhau về từ gép, từ láy.
TIẾT 4: KHOA HỌC
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU THỨC ĂN ?
I.Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuêyn thay đổi món ăn.
- Nói tên các thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế.
2. Kỹ năng: Biết thế nào là một bữa ăn cân đối, các nhóm thức ăn trong tháp dinh dưỡng.
3. Thái độ: Có ý thức ăn nhiều loại thức ăn trong các bữa ăn hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy học.
- Sưu tầm các loại đồ chơi bằng nhựa.
III. Hoạt động dạy học.
1. Khởi động: Kể tên các loại thức ăn
2. Giới thiệu bài:
3 . Hoạt động cơ bản:
+Hoạt động 1:Vì sao cần ăn nhiều loại thức ăn và thay đổi món.
-Hằng ngày em thường ăn những loại thức ăn nào?
+Hoạt động 2:Tổ chức hoạt động nhóm.
-Nếu ngày nào cũng ăn một thức ăn thì có ảnh hưởng gì đến hoạt động sống?
-Để có sức khoẻ tốt chúng ta nên ăn như thế nào?
-Vì sao cần phải phối hợp ăn nhiều thức ăn và thay đổi món?
+Hoạt động 3:Tìm hiểu về tháp dinh dưỡng cân đối.
 -Yêu cầu quan sát tranh và tháp dinh dưỡng cân đối vào các loại thức ăn có trong một bữa.
4. Hoạt động thực hành: 
* Trò chơi: Đi chợ.
* Đánh giá:
-Tiếu chí: 
+Hs giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
+Nói tên các thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế.
+ Nhắc nhở mọi người thực hiện.
+ Giáo dục học sinh có ý thức chăm sóc sức khỏe.
- PP: Quan sát, vấn đáp.
 - KT: Nhận xét bằng lời.
IV. Hoạt động ứng dụng
- Em cần ăn uống đủ chất
BUỔI CHIỀU 
TIẾT 1: LỊCH SỬ
NƯỚC ÂU LẠC
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc. Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc.Thời kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi, nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại.
2. Kỹ năng: - Nhớ được mốc lịch sử đã học với sự thất bại của Triệu Đà.
3. Thái độ: - Giáo dục HS yêu môn học, hiểu biết về Lịch sử của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Chiếu Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
III. Hoạt động dạy học: 
1. Khởi động: Hát tập thể.
2. Giới thiệu bài: Giới thiệu tiết học.
3. Hoat động thực hành: 
+Hoạt động 1: Bốc thăm trả lời câu hỏi: Nước Văn Lang .
 ? Nước Văn Lang ra đời trong thời gian nào? Ở khu vực nào ?
 ? Em hãy mơ tả một số về cuộc sống của người Lạc Việt ?
 ? Em biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay ?
+Hoạt động 2: Rút ra kết luận
- Đọc ghi nhớ ở SGK.
4. Hoạt động thực hành: 
- Hoạt động cá nhân
- Hoạt động cả lớp : - GV treo lược đồ lên bảng 
*Đánh giá:
-Tiêu chí: 
+Hs nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc. Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc.Thời kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi, nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại.
+ Giáo dục học sinh có ý thức tu dưỡng và rèn luyện thành người có ích.
+ HS có năng lực bày tỏ tình cảm, thái độ, hành vi của mình.
- PP: Quan sát, nhận xét
 -KT: Tôn vinh, chia sẻ.
IV. Hoạt động ứng dụng:
- Thi đua chia sẽ những hiểu biết của mình về bài học.
Thứ 4 ngày 30 tháng 9 năm 2020
TIẾT 1: TOÁN
YẾN - TẠ - TẤN
Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tấn,
- Nắm được mối quan hệ yến ,tấn, tạ với kg.
2. Kỹ năng: 
- Thực hành chuyển đổi các đơn vị đo giữa tạ, tấn và ki-lô-gam
 -Thực hiện phép tính với các số đo tạ, tấn. Làm bài tập 1, 2, 3.
3. Thái độ: - Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng vào cuộc sống.
II. Đồ dùng: Sử dụng màn hình 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động
- CTHĐTQ điều hành lớp chơi 1 trò chơi .
2. Giới thiệu bài- ghi đề bài - HS nhắc đề bài
3. Hoạt động cơ bản:
- Tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu về yến, tấn, tạ trong phần ví dụ
- Trình bày, nhận xét.
* Chốt:
- 10 kg = 1 yến
- 10 yến = 1 tạ
- 1000 kg = 1 tạ
*Đánh giá
- Tiêu chí:
+ Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tấn,
+ Nắm được mối quan hệ yến ,tấn, tạ với kg.
 - 10 kg = 1 yến
 - 10 yến = 1 tạ
 - 1000 kg = 1 tạ
+ Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề. 
- Phương pháp: Quan sát quá trình, QS sản phẩm,vấn đáp gợi mở, viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. Ghi chép ngắn.
4. Hoạt động thực hành:
- Hướng dẫn hs làm bài 1 đến bài 3- Cá nhân làm vào vở, trao đổi kết quả nhóm 4, chia sẻ trước lớp. 
Chốt:
 Bài 1: Biết quy ước khối lượng các con vật.
 Bài 2: Biết chuyển đổi các đơn vị đo giữa tạ, tấn và ki-lô-gam.
 Bài 3: Thực hiện phép tính với các số đo tạ, tấn. 
IV. Hoạt động ứng dụng: 
- Các nhóm thi đua chia sẻ hiểu biết của mình qua bài học.
TIẾT 2: TẬP ĐỌC
 TRE VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Biết đọc lưu loát toàn bài giọng đọc diễn cảm, phù hợp với nội dung cảm xúc và nhịp điệu của các câu thơ đoạn thơ.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu ngay thẳng chính trực.
2. Kỹ năng: - Đọc trôi chảy bài thơ, ngắt nghỉ đúng câu, đoạn, học thuộc bài thơ.
3. Thái độ: - Thể hiện tình yêu thương, ngay thẳng, chính trực trước những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam.
II. Chuẩn bị:Sử dụng tranh trong SGK
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: 
- Tổ chức trò chơi: Ai hay hơn
- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
2. Luyện đọc: 
- Giáo viên đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc.
- Học sinh đọc phần chú giải: cá nhân 1 lần
- HS đọc thầm 
- Nhóm trưởng điều hành luyện đọc trong nhóm.
- Giáo viên kiểm tra đọc trước lớp: (Đoạn thơ). Lưu ý: Kiều Thy, Huy Hoàng
- GV gọi 1 HS đọc toàn bài trước lớp.
*Đánh giá
- Tiêu chí : 
+ Đọc trôi chảy lưu loát, nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Đọc đúng các từ : tre, xanh từ bao giờ, mong manh, lũy, thành, bão bùng.....
+ Hiểu nghĩa các từ mới trong bài
+ Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật .
+ Rèn kĩ năng phát triển ngôn ngữ, tự học.-
- Phương pháp: vấn đáp. 
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
3. Tìm hiểu bài: 
- Cá nhân đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK
- Nhóm trưởng tổ chức chia sẻ trong nhóm
- Giáo viên điều hành chia sẻ trước lớp
- Chốt nội dung bài: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu ngay thẳng chính trực.- Liên hệ giáo dục: Biết giữ gìn kho tàng truyện cổ nước nhà.
IV. Hoạt động ứng dụng:
* Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Luyện đọc cá nhân
- Chủ tịch hội đồng tự quản điều hành thi đọc trước lớp.
- GV tổ chức cho học sinh tham gia đánh giá bình chọn bạn đọc hay nhất. 
TIẾT 3: TẬP LÀM VĂN
CỐT TRUYỆN
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: - HS biết thế nào là một cốt truyện ba phần cơ bản của 1 cốt truyện: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
2. Kỹ năng: - Bước đầu biết xác định cốt truyện của 1 truyện đã nghe, biết sắp xếp lại các sự việc chính của 1 truyện thành 1 cốt truyện.
3. Thái độ: - Kể lại được câu chuyện sinh động, hấp dẫn dựa vào cốt truyện. 
II-Đồ dùng dạy – học.
1. Khởi động
- CTHĐTQ điều hành lớp chơi 1 trò chơi .
2. Giới thiệu bài- ghi đề bài - HS nhắc đề bài
3. Hoạt động cơ bản:
- HS đọc 3 yêu cầu trong phần nhận xét và trả lời – Chia sẻ trong nhóm – Chia sẻ trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét, thống nhất kết quả.
Chốt: Đọc nội dung ghi nhớ.
*Đánh giá:
-Tiêu chí:
+ HS biết thế nào là một cốt truyện ba phần cơ bản của 1 cốt truyện: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Kể những hành động tiêu biểu của nhân vật.
+ Hành động xảy ra trước thì kể trước, sau thì kể sau
-Phương pháp: quan sát quá trình: ghi chép ngắn; 
-Kỹ thuật: vấn đáp: Nhận xét bằng lời.
4. Hoạt động thực hành:
* Tổ chức cho học sinh làm bài tập
- GV cùng học sinh tham gia nhận xét đánh giá bài làm của các bạn, thông nhất kết quả.
IV. Hoạt động ứng dụng: - Tập xây dựng cốt truyện.
Thứ 5 ngày 1 tháng 10 năm 2020
TIẾT 1: TOÁN
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Nhận biết được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, héc-tô-gam; quan hê giữa đề-ca-gam, héc-tô-gam và gam.
2. Kỹ năng: Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.
 -Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng. 
3. Thái độ: Yêu thích môn học và vận dụng vào thực tế. 
II. Đồ dùng: 
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động:
- Tổ chức cho lớp chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”.
2. Giới thiệu bài- ghi đề bài - HS nhắc đề bài
3. Hoạt động cơ bản:
- Hs tìm hiểu ví dụ trong sgk theo hướng dẫn
- HDHS: -Bước đầu nhận biết về độ lớn độ lớn của đề -ca-gam,héc-to-gam
- Quan hê giữa đề –ca-gam, héc-tô-gam và gam.
- Đọc bảng đơn vị đo khối lượng theo nhóm
* Đánh giá:
- Tiêu chí:Hoc sinh biết:
+ Nhận biết được tên gọi ,kí hiệu ,độ lớn của đề-ca-gam,héc-tô-gam; quan hê giữa đề-ca-gam, héc-tô-gam và gam.
+ Quan hê giữa đề-ca-gam, héc-tô-gam và gam.
+ Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề. 
- Phương pháp: Quan sát quá trình, QS sản phẩm,vấn đáp gợi mở, viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. Ghi chép ngắn.
4. Hoạt động thực hành: Tổ chức cho HS làm bài tập.
- Cá nhân làm bài tập; Chia sẽ trong nhóm, chia sẽ trước lớp.
- Nhận xét đánh giá bài làm của của các bạn, thống nhất kết quả.
Chốt: Bài 1: Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng
 Bài 2: Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng. 
IV. Hoạt động ứng dụng:
- Cùng bạn học thuộc bảng đơn vị đo khối lượng
TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Luyện tập về từ ghép, từ láy
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Củng cố khái niệm từ ghép và từ láy, biết tạo thành từ ghép đơn giản.
2. Kỹ năng: Bước đầu nhận biết được 3 nhóm từ láy.
-Nhận biết được từ ghép và láy trong câu trong bài, bước đầu phân biệt từ ghép có nghĩa phân loại và tổng hợp.
3. Thái độ: Yêu thích môn học, sử dụng từ ghép từ láy để đặt câu.
II.Chuẩn bị: Vở BT tiếng việt
III.Các hoạt động:
1.Khởi động: Tổ chức trò chơi
2.Giới thiệu bài- ghi đề bài - HS nhắc đề bài
3.Hoạt động cơ bản
* Tìm hiểu ví dụ: 
- HS đọc các yêu cầu trong mục nhận xét và trả lời – Chia sẻ trong nhóm – Chia sẻ trước lớp.
- GV cùng học sinh tham gia nhận xét đánh giá bài làm của các bạn, thống nhất kết quả.
*Ghi nhớ:
- HS đọc ghi nhớ trong nhóm
- GV yêu cầu 1 HS đọc to trước lớp.
* Đánh giá:
- Tiêu chí:
+Học sinh phân biệt được :Từ ghép: Ghép tổng hợp và ghép phân loại
 Từ láy: Có 3 nhóm: Láy âm; láy vần và láy hoàn toàn
+ Làm được các bài tập
- Phương pháp: Vấn đáp. 
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời
4. Hoạt động thực hành:
- Cá nhân làm bài vào vở BTTV – chia sẻ nhóm đôi – Chia sẻ trước lớp. 
IV. Hoạt động ứng dụng:
- Thi đua chia sẻ những hiểu biết được ôn lại thông qua các bài tập thực hành.
BUỔI CHIỀU
TIẾT 2 : KHOA HỌC
TẠI SAO CẦN PHẢI ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giải thích lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
 -Nêu được ích lợi của việc ăn cá.
2. Kỹ năng: Nêu được ích lợi các món ăn có nhiều chất đạm.
3. Thái độ: Có ý thức ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
II. Đồ dùng dạy học.
- Sưu tầm các món ăn thật.
III. Hoạt động dạy học.
1. Khởi động: - HĐTQ tổ chức trị chơi “Nêu những món ăn mà em biết”
2. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
3. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1:Trò chơi thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm.
- Chia lớp thành 2 đội. - Nhận xét - tuyên dương.
Hoạt động 2: Tìm hiểu lí do cần ăn phối hợp đạm thực vật với đạm động vật. 
- Làm việc theo nhóm trả lời các câu hỏi theo yêu cầu – Trình bày – nhân xét.
Hoạt động 3: Tìm hiểu những mĩn ăn vừa cung cấp đạm thực vật và đạm động vật
- Làm việc theo nhóm trả lời các câu hỏi theo yêu cầu – Trình bày – nhân xét.
-Nêu chỉ các món ăn nào vừa chứa chất đạm động vật, đạm thực vật?
-Tạo sao chúng ta nên ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
+Trong nhóm đạm thực vật tại sao chúng ta nên ăn cá?
Chốt: Ăn phối hợp cả động vật và thực vật sẽ dúp cơ thể có thêm nhiều chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau 
* Đánh giá:
-Tiếu chí: 
+Hs biết Giải thích lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
+ Nêu được ích lợi của việc ăn cá.
+ Ăn phối hợp cả động vật và thực vật sẽ dúp cơ thể có thêm nhiều chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau 
+ Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
+ Giáo dục học sinh có ý thức chăm sóc sức khỏe.
- PP: Quan sát, vấn đáp.
 - KT: Nhận xét bằng lời.
IV. Hoạt động ứng dụng: 
- Thi đua chia sẻ những hiểu biết được ôn lại thông qua các hoạt động. 
TIẾT 3: ĐỊA LÍ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Trình bày đựơc những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
2. Kỹ năng: 
- Dựa vào tranh, ảnh để tìm ra kiến thức.
- Dựa vào hình vẽ nêu được quy trình sản xuất phân lân
3.Thái độ: 
- Xác lập được mối quan hệ địalí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con ngừơi
II. Chuẩn bị:
-Phiếu minh họa SGK.
-Phiếu thảo luận nhóm.
III. Các hoạt động:
1.Khởi động: Hát tập thể 
GV giới thiệu và nêu mục tiêu bài học.
2. Hoạt động cơ bản:
3. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Trồng trọt trên đất dốc
- Làm việc cá nhân , nhóm theo yêu cầu trong sgk.
- Trình bày, nhận xét.
Hoạt động 2: Nghề thủ công truyền thống
-Yêu cầu HS dựa vào kênh chữ ở mục 1 hãy cho biết người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng những cây gì ở đâu? 
- Trình bày, nhận xét.
Hoạt động 3: Khai thác khoáng sản.
- Đọc và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu
- Trình bày, nhận xét.
4. Hoạt động thực hành:
*Nghề thủ công truyền thống: Thảo luận nhóm
-Kể tên một số sản phẩm nổi tiếng của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn?
-Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì?
* Khai thác khoáng sản.
-Ở vùng núi Hoàng Liên Sơn, hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất?
-Tại sao chúng ta phải bảo vệ giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lí?
-Ngoài khai thác khoáng sản, người dân miền núi còn khai thác gì?
-Người dân họ làm những nghề gì?
-Nghề chính?
Thảo luận nhóm
-Nêu yêu cầu HĐ nhóm.-Theo dõi và giúp đỡ.-Nhận xét KL:
*Đánh giá:
- Tiêu chí:
 + HS biếtNgười dân thường trồng lúa, ngô, chè, làm nương rẩy...
 Ngành nghề thủ công như dệt, may, thêu, đan lát, rèn, đúc...
Qúa trình sản xuất ra phân lân bao gồm: quặng apatit được khai thác từ mỏ, sau đó được loại bỏ tạp chất và đưa vào nhà nháy để sản xuất phân lân.
- Phương pháp: Quan sát, phương pháp vấn đáp,
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập, chia sẽ kinh nghiệm
 IV. Hoạt động ứng dụng:
- Em hãy nêu những hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn?
- Tìm điểm giống và khác nhau của hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn với địa phương em.
Thứ 6 ngày 2 tháng 10 năm 2020
TIẾT 1: TOÁN
GIÂY, THẾ KỈ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Biết đơn vị giây, thế kỷ.
2. Kỹ năng:
 - Nắm được mối quan hệ giữa giây phút, giữa năm và thế kỷ
 - Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ mấy. 
3. Thái độ : Yêu thích môn toán và vận dụng vào cuộc sống.
II.Chuẩn bị: 
-Bài tập nâng cao: 500 năm = thế kỷ ; 4 ngày = .giờ
III. Hoạt động dạy học:
1.Khởi động: Tổ chức trò chơi
2.Giới thiệu bài- ghi đề bài - HS nhắc đề bài
3.Hoạt động cơ bản
- HS đọc nội dung trong sgk, Nhận biết về độ lớn độ lớn của thế kỉ
- Quan hê giữa các đơn vị đo thời gian
- Nhận xét đánh giá bài làm của của các bạn, thống nhất kết quả.
- GV cùng Hs nhận xét và thống nhất kết quả.
*Đánh giá:
- Tiêu chí:
+ HS - Biết đơn vị giây, thế kỷ.
- Nắm được mối quan hệ giữa giây phút, giữa năm và thế kỷ
 - Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ mấy. 
+ Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề. 
* Phương pháp: Quan sát quá trình, QS sản phẩm,vấn đáp gợi mở, viết.
* Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. Ghi chép ngắn.
4. Hoạt động thực hành:
 Cá nhân làm vào vở từ bài 1 đến bài 2 trao đổi kết quả nhóm 4, chia sẻ trước lớp. 
Chốt:
Bài 1: Nắm được mối quan hệ giữa giây phút, giữa năm và thế kỷ
Bài 2: Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ.
IV. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ nội dung bài vừa học. Về nhà tập đổi đơn vị đo thời gian.
TIẾT 2: KỂ CHUYỆN
MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Dựa vào lời kể của GV, tranh HS trả lời được các câu hỏi về nội dung truyện, kể lại được câu chuyện, phối hợp lời kể về nét mặt, điệu bộ
2. Kỹ năng: 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi nhà thơ chân chính có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền
3. Thái độ: 
- Yêu thích môn kể chuyện. 
II. Chuẩn bị:
 -Tranh minh họa trong sgk
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: 
- Tổ chức trò chơi nhảy theo điệu nhạc.
2. Giới thiệu bài- ghi đề bài - HS nhắc đề bài
3. Hoạt động thực hành:
* Tìm hiểu đề bài:
- GV kể câu chuyện một nhà thơ chân chính
* Kể trong nhóm:
- HS kể câu chuyện theo tranh trong nhóm - HS trong nhóm nhận xét bạn– Cá nhân trao đổi ý nghĩa câu chuyện - hiểu ý nghĩa của câu chuyện.
- GV đi hướng dẫn giúp đỡ các nhóm. 
* Kể trước lớp
- Chủ tịch hội đồng tự quản điều hành thi kể trước lớp.
- GV tổ chức cho học sinh tham gia đánh giá bình chọn bạn kể hay nhất. ( Hình thức giơ tay: mỗi em được giơ tay 1 lần).
*Đánh giá:
-Tiêu chí:
+Hs biết dựa vào tranh kể lại câu chuyên theo đoạn với giọng kể phù hợp theo từng đoạn
+ Hs hiểu nội dung câu chuyện :ca ngợi nhà thơ chân chính có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền
 - Phương pháp: quan sát quá trình: ghi chép ngắn; 
- Kỹ thuật: vấn đáp: Nhận xét bằng lời.
Chốt: Con người cần yêu thương, giúp đỡ lẩn nhau. 
IV.Hoạt động ứng dụng:
- Kể lại câu chuyện hôm nay cho gia đình, người thân nghe.
TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu thế nào là cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện : 
mỡ đầu, diễn biến, kết thúc.
2. Kỹ năng: Bước đầu sắp xếp các sự việc chính cho trước thành cốt truyện “Cây khế” và luyện tập kể lại truyện đó.
3. Thái độ: - Kể lại được câu chuyện sinh động, hấp dẫn dựa vào cốt truyện. 
II. Chuẩn bị:
III.Các hoạt động:
1.Khởi động: Tổ chức trò chơi
2.Giới thiệu bài- ghi đề bài - HS nhắc đề bài
3.Hoạt động cơ bản
* Tìm hiểu ví dụ:
- HS đọc các yêu cầu trong phần nhận xét và trả lời – Chia sẻ trong nhóm – Chia sẻ trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét và thống nhất kết quả
*Ghi nhớ
- HS đọc ghi nhớ trước lớp
- GV chốt lại
*Đánh giá:
-Tiêu chí:
+Hs hiểu thế nào là cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện : 
mỡ đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Bước đầu sắp xếp các sự việc chính cho trước thành cốt truyện “Cây khế” và luyện tập kể lại truyện đó.
+ Hành động xảy ra trước thì kể trước, sau thì kể sau
-Phương pháp: quan sát quá trình: ghi chép ngắn; 
-Kỹ thuật: vấn đáp: Nhận xét bằng lời.
4. Hoạt động thực hành: (làm bài tập)
-Thực hành xây dựng cốt truyện.
- HS làm bài.- HS thực hành kể.
- HS thi kể - HS viết vào vở cốt truyện mình đã kể
- HS nói lại cách xây dựng cốt truyện
IV. Hoạt động ứng dụng:
- Về nhà kể lại câu chuyện em vừa làm cho bố mẹ nghe
- Tập xây dựng cốt truyện. 
BUỔI CHIỀU
TIẾT 1: ÔN LUYỆN TOÁN
TUẦN 4 
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Biết cách so sánh, xếp thứ tự các số tự nhiên
2. Kỹ năng: - Thực hiện đúng các phép chuyển đổi với các đơn vị đo khối lượng
 - Thực hiện đúng các phép chuyển đổi với các đơn vị đo thời gian
3. Thái độ: - H/s có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập.
II.Chuẩn bị : 
Vở ôn luyện.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Khởi động:
- Tổ chức cho lớp chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”.
2. Giới thiệu bài- ghi đề bài - HS nhắc đề bài
3. Hoạt động cơ bản:
*Tổ chức Hs làm các bài tập:
- Cá nhân làm bài 5,6 đến bài 8 –chia sẻ trong nhóm- chia sẻ trước lớp 
- Gv cùng hs tham gia nhận xét đánh giá bài làm của các bạn, thống nhất kết quả. 
Bài 5: - Làm việc theo nhóm đôi – Chia sẻ nhóm – Chia sẻ lớp.
Bài 6: - Làm bài cá nhân.
Bài 8: HS làm bài theo nhóm đôi – Chia sẻ nhóm – chia sẻ lớp.
* Đánh giá:
- Tiêu chí:Hoc sinh biết:
+ Biết cách so sánh, xếp thứ tự các số tự nhiên
+ Thực hiện đúng các phép chuyển đổi với các đơn vị đo khối lượng
+ Thực hiện đúng các phép chuyển đổi với các đơn vị đo thời gian
+ Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề. 
- Phương pháp: Quan sát quá trình, QS sản phẩm,vấn đáp gợi mở, viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. Ghi chép ngắn.
IV. Hoạt động ứng dụng: - Cùng bạn ôn lại cách đọc các đơn vị đo khối lượng.
TIẾT 3: A. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ:
SỐNG ĐẸP
Chủ đề 1: Phát huy thế mạnh của em ở khu dân cư (HĐ4)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Hiểu khu dân cư là nơi em cùng cư trú, sinh hoạt, vui chơi với mọi người 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_4_tuan_4_nam_hoc_2020_2021_ban_chuan.docx